TÔI
ĐẾN VỚI PHẬT ( 15 & 16)
KHÓ NHẤT LÀ TU TẠI GIA?
Tạp Bút
MANG VIÊN LONG
Sống
giữa chốn “chín người, mười ý” - đủ tất cả các hạng người, nhất là hạng hung
ác, mà tránh được va chạm, lìa được “ngã” để không sân hận; không nghĩ “thiện,
ác - phải, quấy”; luôn luôn được an nhiên tự tại, thì không có gì khó hơn!
Đ
|
ặc
tính chung về giá trị nghệ thuật của ca dao là sự diễn đạt tình cảm hết sức hồn
nhiên, chân phác, dễ truyền cảm và đi thẳng vào tâm hồn, trí nhớ người đọc. Bên
cạnh các giá trị về nghệ thuật, kho tàng ca dao Việt Nam vẫn được bền vững với
thời gian, trải qua nhiều thế kỷ, phần lớn là nhờ ở giá trị tư tưởng, tình cảm,
kinh nghiệm sống, truyền thống đạo lý, phản ánh rõ nét nhịp sống của dân tộc;
tất cả đều được thể hiện qua những lời ca, gịong hò ấy…
Ca dao thường đi vào rất sớm trong tâm hồn
mỗi người, gắn liền với hình ảnh của người mẹ, của làng quê, của cuộc sống. Một
trong những câu ca dao đã khiến tôi quan tâm suy nghĩ rất nhiều, đó là :
Khó nhất là tu tại gia,
Khó nhì tu chợ, thứ ba tu chùa!”
Nhận xét về sự tu hành theo ý
nghĩa của câu dân ca trên có thật chân xác, đúng đắn chưa ?
Trước hết, tôi cho rằng hai câu nêu trên
chắc là do người tu tại gia nói ra. Chính vì là người “ở ngoài chùa”, đang dấn thân trong cuộc sống với bao khổ đau,
phiền não, oan trái; đang mong ước nhiếp tâm tu hành mà vẫn còn nhiều chướng
nghịch; mới cảm hết mọi nỗi khó khăn trên con đường tu học, nên đã thốt lên:
“Khó
nhất là tu tại gia”
Tu với người ngoài - thỉnh
thoảng mới gặp, lại chẳng có quan hệ thân thiết, ruột rà gì, thì có vẻ là dễ.
Còn tu với ông bà, cha mẹ, anh chị em (…) - nhất là vợ (hay chồng) và các con;
những người luôn sống gần gũi, có ràng buộc tình cảm thắm thiết, luôn chia sẻ
cùng ta mọi cảnh ngộ trong cuộc sống, thì quả thật là khó thật. Hơn thế, người
tu còn có bổn phận (hay trách nhiệm) trực tiếp với mọi biến động, mọi thành quả
của những thành viên trong gia đình nữa, thì sự thọ trì lời Phật dạy, giữ tâm
thanh tịnh, trước các phiền não, chướng duyên từ nhiều phía, thật sự đòi hỏi
người tu phải có công năng tu tập thâm hậu và tinh tấn; mới mong không vấp ngã,
thất vọng. Tục ngữ Việt Nam
cũng có câu “Thương nhau lắm, cắn
nhau đau”: thương yêu nhiều, ái thủ lắm, thì sân hận và si mê cũng theo đó
mà tăng cao.
“Khó nhì tu chợ…
Ngồi giữa phố chợ huyên náo,
nơi tranh mua cướp bán, nơi “tham sân” có nhiều dịp trổi dậy, lớn mạnh trong
mỗi con người, mà giữ tâm lìa khỏi tam độc, hành trì theo lời Phật dạy không
sai; luôn hàng phục và an giữ tâm mình thanh tịnh trong sáng, luôn luôn “từ,
bi, hỷ, xả” - quả không phải là chuyện dễ. Hơn thế nữa, sống giữa chốn “chín
người, mười ý - đủ tất cả các hạng người, nhất là hạng hung ác, ngang ngược, mà
tránh được va chạm, lìa được “ngã” để không sân hận; không nghĩ “thiện , ác -
phải , quấy”, luôn luôn được an nhiên tự tại, thì không có gì khó hơn!
…thứ ba tu chùa”
Tu chùa là người đã xuất gia,
đã từ biệt người thân yêu đi xuất gia, biết rõ tâm, biết được gốc, hiểu được
pháp “Vô vi” - thế gọi là Sa môn. Vị Sa môn thường giữ 250 giới, (Tỳ
Kheo Ni trên 300 giới) làm các điều thiện , ngăn các điều ác, để được “tâm
trong sạch như tuyết sương” (kinh Bốn Mươi Hai Chương). Phật đã thuyết kinh
“Bốn Mươi Hai Chương” để khai ngộ, chỉ dạy cho các Tỳ khưu. Chỉ thọ trì
đúng đắn chơn thật một tạng kinh ngắn này thôi, là một điều không phải ai cũng
có thể làm được. Dạy về đạo hạnh cho những người xuất gia, đức Phật lại tóm tắt
các pháp cốt yếu trong kinh “Di Giáo”. Khi đã đến dưới gốc cây Sa La sắp
vào cõi Niết bàn - dù là đã nửa đêm, đức Phật cũng luôn thương nghĩ đến các đệ
tử còn tại thế, ân cần thuyết dạy “kinh Di Giáo”, để một lần cuối khai
sáng con đường vào Đạo cho những người xuất gia. Chỉ dạy các đệ tử “nên bỏ
tính kiêu ngạo” - đức Phật đã nói : “Người bạch y thế tục còn không nên
có tính kiêu ngạo, nữa là người xuất gia, người cầu đạo giải thoát, người tự
giáng thân làm người hành khất”. Đức Phật đã nghiêm khắc dạy tiếp: “…Người
bạch y tại gia (…) có tính giận bẳn, thì còn có thể tha thứ được. Người xuất
gia là người phải bỏ ham muốn, mà còn có tính giận bẳn thì không thể tha thứ
được” (kinh Di Giáo). Người đã xuất gia (tu chùa) phải thực hành cho được
đại nguyện “tự giác, giác tha - tự độ, độ tha” thì mới thật gọi là viên
mãn công đức; xứng đáng với danh hiệu Sa môn, Trưởng tử của Phật, thay thế Phật
cứu độ chúng sanh…
Nói tóm tắt lại, việc tu hành ở “nhà, chợ, chùa” không có thể sắp theo
thứ tự như ý nghĩa câu ca dao đã giải bày. Cũng không thể cho rằng việc tu hành
ở chốn nào là quan trọng hơn chốn nào. Nơi chốn không phải là Đạo; mà Đạo chính
ở trong tâm mỗi người. Đức Phật đã dạy rõ: “Người hành đạo đừng như con trâu
kéo mía, thân tuy hành đạo mà tâm không hành đạo. Nếu tâm thực hành đạo thì
thân không hành đạo cũng không sao” (kinh Bốn Mươi Hai Chương). Bởi vậy,
cho dù ở nhà, ngoài chợ, trong chùa, hay nơi núi rừng cô tịch, mà tâm hành đạo
- tri hành trọn vẹn với lời Phật dạy trong mỗi niệm, nhất tâm hoan hỷ từ bi
theo hạnh chư Phật; thì đó mới chính là điều khó nhất.
Tôi xin tạmviết lại như thế này :
“Tu nhà, tu chợ, tu chùa…
Hỏi “ba tu” ấy, tu nào khó hơn ?
Tu chùa, tu chợ, tu nhà…
“Khó - không” là tự tâm ta tác thành!” *
( Báo
Giác Ngộ số 126 th 3/2006 )
TÂM “KIÊU MẠN”
TRONG SINH HOẠT
VHNT
Tạp
Bút
MANG VIÊN LONG
Điều
cần khẳng định trước tiên là sinh hoạt Văn học Nghệ thuật (VHNT) cũng là một
sinh hoạt trong nhiều sinh hoạt cần thiết của đời sống. Mỗi hoạt động có một mục
đích, vai trò riêng, để cùng góp phần bảo vệ, nâng cao đời sống ngày một hoàn
thiện hơn, hạnh phúc hơn - trong quá trình tiến bộ chung của nhân loại. Bởi
vậy, chúng ta không thể hời hợt, phiến diện, khi coi trọng vật chất hay tinh
thần. Sinh hoạt vật chất (thân) và sinh hoạt tinh thần (tâm) nên có sự gắn bó
hổ tương để cùng phục vụ cho con người đạt đến cứu cánh hạnh phúc lâu dài…
Những người hoạt động trong lãnh vực
VHNT (cũng như các lãnh vực khác: Y học, giáo dục, kinh tế, xã hội, thương mại,
kỹ thuật, đến lao động bình thường…) có
nên quá “coi trọng” sinh hoạt của ngành mình, để nảy sinh tâm “kiêu
mạn” lạc hậu, thấp kém, và phản tiến bộ không ?
Trong bài ghi nhận tản mạn này, chúng
tôi chỉ xin được nêu lên đôi điều về tâm “kiêu mạn” trong sinh hoạt VHNT
- chú ý đến sinh hoạt Văn học.
Theo Hán Việt tự điển (Đào Duy Anh -
Trường Thi XB - Sài Gòn 1958) thì từ “kiêu” có nghĩa là “ngạo mạn,
không chịu phục tùng”. Từ “kiêu ngạo” là khoe khoang, ngạo mạn. Từ “mạn”
là phóng túng, khoan chậm, kiêu ngạo. Từ điển VN Tân Tự Điển (Thanh Nghị - Khai
Trí XB - Sài Gòn 1960); từ “kiêu” được giải thích là “tự cho mình là
hơn cả mọi người”. Trong cả hai từ điển đáng tin cậy ấy, đa số các từ đứng
đầu bằng từ “kiêu” đều có ý nghĩa không tốt (kiêu binh, kiêu căng, kiêu
kỳ, kiêu phong (phong tục xấu, đồi bại)
- kiêu túng (phóng túng, dâm dật) - kiêu xa (kiêu kỳ, xa xỉ), … ). Vậy tính “kiêu
mạn” (ngạo mạn, tự cho mình là hơn cả mọi người, khinh thường người khác…)
xem ra chẳng thích hợp cho bất kỳ một sinh hoạt nào của đời sống - nhất là lãnh
vực văn học!
Ấy thế mà gần đây, chúng tôi được thư
của một người bạn văn ở tỉnh X. than phiền, tâm sự, về một “ông bạn nhà thơ”
- khép kín cánh cửa lầu và cửa lòng
(theo lời người bạn) vì không có ai xứng đáng để cho ông ta gặp cả (!). Quá
khứ, ông ta có hai ba tập thơ được bỏ tiền ra in. Hiện tại có thơ đăng rải rác
ở vài tờ báo. Tương lai thì không có gì sáng sủa để ngạo nghễ. Tuy vậy, ông vẫn
nhìn đời bằng “nửa con mắt”- và đối với bạn văn, vẫn luôn khinh bạc. Đã
không có cuộc sống gắn bó, thiết tha, kết thân với đời - thì thơ sẽ như thế
nào? Thơ viết ra cho ai? Để làm gì nhỉ?
Tại Tp. Y có một “ông nhà thơ”,
hễ “đụng ai” cũng “chửi” (chữ của người bạn kể chuyện) - ông
không hề “chịu” thơ ai, dĩ nhiên là ngoài thơ của mình! Ông ấy (tuy chỉ
ngoài tuổi 40) học cái “ngông” của Tản Đà, và cái “điên” của Bùi
Giáng. Ông ấy đâu có hiểu được rằng, cái “ngông” của Tản Đà thì rất tự
nhiên, dễ thương - có chất thơ của người sống giản dị, tự tại, hào phóng. Và
cái “điên” của Bùi Giáng thì đầy chất trí tuệ; có đủ nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín… Còn ông ấy thì sao? - Học đòi, sống lang bạt, rượu thịt, huênh hoang,
ngạo mạn; bất chấp là ai, ở đâu… Sự “bắt chước” (hay sao chép) cách sống
của người khác, ngụy tạo cho mình một hào quang ảo, chỉ đem lại kết quả thãm
hại cho thơ, cho chính mình mà thôi !
Trước khi có tham vọng muốn mình là “cái
gì” thì trước đó phải là một con Người (viết hoa) cái đã. Sống bình thường
nhưng việc làm phi thường - mới là mẫu Người đáng trân trọng. Có một nhà văn
nào đó đã tâm sự “muốn cho người khóc mình, thì mình phải khóc trước đã”.
Tác phẩm của nhà thơ - nhà văn, là để dâng hiến cho đời, kết thân với đời, cùng
sẻ chia niềm hạnh phúc, hay nỗi khổ đau - để cùng tìm đến cứu cánh hạnh phúc
vĩnh hằng; chứ không phải “đóng cửa lầu” làm thơ, hay vừa ngông cuồng
bạt mạng vừa làm thơ - để thách đố, hay làm hoen ố đời sống (!)
Trong giáo lý của Đạo Phật - Tâm kiêu
mạn là một cái tâm cầu uế, tiêu cực, cần phải được loại trừ, gột sạch, trước
khi bước vào cửa Đạo. Bởi vì, “những người phóng túng, ngạo mạn thì lậu tập
mãi tăng thêm” (kinh Pháp cú - 59). Và hãy “lấy tính chất phác, chính
trực làm gốc; giữ tâm luôn đoan chính” (Kinh Di Giáo). Trước giờ phút nhập
Niết Bàn - Đức Phật đã còn ân cần khuyến dạy :
“… Các con nên tự sờ lên đầu để bỏ tính làm dáng, nếu có tính kiêu
ngạo phải nên bỏ ngay đi (…) xiểm khúc chỉ có mục đích là lừa dối…”.
Xem vậy, tâm “kiêu mạn” trong
sinh hoạt VHNT là một cái tâm không thể có, không ai có thể chấp nhận; bởi
chính nó ngăn trở sự tiến bộ, không có tính văn hóa - mà còn phản lại cứu cánh
một một nền văn học luôn hướng đến “chân - thiện - mỹ”.
Tháng 12. 2006
MANG VIÊN LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét