CHIẾN
TRANH VIỆT-CHIÊM (1367-1396) .
Lê Hoàng.
Đất nưóc Việt
Nam từ đời Hồng Bàng về sau, phần nhiều bị người Trung Hoa đô hộ và tiến chiếm nhiều lần . Qua một
ngàn năm nô lệ Tàu . Về sau , cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng và nối tiếp …..
Dân tộc Việt Nam
đã anh dũng đánh lui bọn xâm lăng phương Bắc .
Sau này tổ tiên ta cũng đã từng Nam tiến . Cuộc
Nam
tiến gặp nhiều cam go và không dể dàng để mở mang bờ cỏi suốt bao nhiêu năm . Bắtt đầu từ đời nhà Trần
. Từ khi công chúa Huyền Trân được gả cho
vua Chiêm Thành( Chế Mân) để đổi lấy hai châu( Châu Ô và Châu Rí ) Kể từ đó cuộc
chiến xẩy ra giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành, liên miên kéo dài tới 30 năm
sau, mới tạm dừng một thời gian , đến sau này
Hồ Qúy Ly lại tiếp tục và đất nước
Chiêm Thành mãi sau này mới bị dân tộc
Việt Nam tiêu diệt . Hiện nay những di tích lịch sữ vẫn còn đó … Một bản nhạc
buồn do một nhạc sĩ Việt Nam viết lên nỗi
buồn muôn thuở- Không biết n/s Xuân Tiên có hơi hám bà con gì với Chiêm Thành
hay không ? Chứ nghe nhạc phẩm này mà Chế Linh ca nữa thì cảm thấy lòng buồn
man mác của kẻ vong quốc mất quê hương vĩnh viễn .
Để tìm hiểu
qua đất nước Chiêm Thành và thời gian Đại Việt - Thời nhà Trần mở ra nhũng cuộc chiến , hai bên đếu có vua tử
trận, các tướng lãnh đều hy sinh, hàng binh và những cuộc chiến bên nào cũng có
thắng, có bại . Chế Bồng Nga là ông vua
có mưu trí hơn cả. Tuy nhiên , ông vua này dùng quân sự thì khá hay, nhưng không lo về phát triển
kinh tế, cũng như xây dựng đất nước hùng cường và tìm cách giao hảo với nước Đại
Việt , để ổn định và sống hòa bình , tạo hạnh phúc cho nhân dân yên tâm phát
triễn. Khi có trong tay binh lực khá hùng mạnh , thì ông ta cứ đem quân xâm chiếm
Đại Việt gây ra nhiều sự nhiễu nhương và
bất ổn cho cả hai quốc gia . Vì thế, Chế Bồng Nga đã không tồn tại . Khi ông ta
chết, đất nước Chiêm Thành yếu dần đi và
kết cuộc là mất nước vĩnh viễn, không còn cơ hội để phục hưng. Hiện nay con cháu
Chiêm Thành còn tồn tại một ít ở Phan Rang và Phan Rí.. Ở đó họ chỉ giữ lại được
một phần tục lệ xưa của người Chăm và con cháu họ vẫn còn giữ được một phần nào
về lễ nghi ngày xưa của người Chiêm Thành .
1/ Chiến
tranh Việt Chiêm ( 1367-1396)
Vào thời
kỳ nước Đại Việt ( Nhà Trần) và Chiêm Thành phía Nam , đã nổ ra cuộc chiến tranh
ác liệt . Nguyên nhân lúc ban đầu là : Khi vua Chiêm là Chế Mân qua đời ( năm 1307) . Vào thời đó nàng Huyền
Trân Công chúa được vua nhà Trần giao hảo gả cho vua Chế Mân . Theo tục lệ Chiêm
Thành thì nàng công chúa phải chết
theo chồng ( vua Chế Mân) . Nhưng vua Trần
đã âm mưu sai tướng Trần Khắc Chung qua Chiêm , lấy cớ là thăm viếng, nhưng tìm
cách đưa công chúa Huyền Trân trở về cố
quốc.. Vì vậy, vua mới của Chiêm là Chế Chi không phục , có ý đòi lại 2 châu Ô
và Rí ( là hai châu để đổi lấy nàng công chúa Đại Việt )..
Năm 1311 .Trần
Anh Tông mang quân đi đánh Chiêm Thành . Vua Chế Chi biết mình thế yếu , bèn
theo đường biển ra hàng . Anh Tông phong cho Chế Chi làm vương . Nhưng lại an
trí tại Gia Lâm , lại cho em là Chế Đà A Bà Niêm làm tước hầu , trấn giữ nước
Chiêm. . Năm 1313 Chế Chi mất . Kể từ đó Đại Việt và Chiêm Thành bất hòa kết thù
oán nhiều hơn là chung sống hòa bình .
Sau khi Chế Đà
A Bà Niêm mất năm 1318 . Đại Việt lại can thiệp vào chính trường của Chiêm … đánh
đuổi vua Chiêm là Chế Năng và lập một vua khác thân Đại Việt là Chế A Nan làm vương
.
Năm 1342 . Chế
A Nan mất ,. Con là Chế Mộ và con Rễ tranh nhau ngôi vua . Người dân ủng hộ người
con rễ là Bố Đế . Năm 1352 , Chế Mộ bỏ chạy sang Đại Việt xin cầu cứu để về phục quốc. . Năm 1353.Trần Dụ Tông lại
can thiệp , cho quân đưa Chế Mộ về nước. Nhưng cuộc chiến này không thành .
Năm 1360 Trà
Hoa Bố Đế chết , em là Chế Bồng Nga lên thay .
Kể từ đó Chế Bồng Nga rèn luyện quân sĩ và tập luyện
thủy chiến, cũng như đóng nhiều thuyền bè
để mở ra những cuộc chiến với quân Đại Việt .
Chế Bồng Nga
đã có bốn ( 04) lần tiến chiếm Thăng Long
Thành. Nhưng lần nào cũng vào cướp phá, vơ vét của cải rồi quay về Chiêm.
Qua các đời vua Trần phải sửa sang lại kinh thành Thăng Long và nhiều lần tổ chức
quân đội, binh bị để rửa hận .
Vào năm 1376.
Chế Bồng Nga lại mang quân xâm chiếm …Trong trận chiến này vua Duệ Tông mang quân
sang đánh Chiêm Thành, Nhưng không nghe
lời can gián của Đại Tướng Đỗ Lễ, nên trong trận chiến Đồ Bàn này vua đã bị loạn tiển phục kích mà chết. Quân Đại
Việt phải rút chạy về Bắc… Một số tướng lảnh bị chết, bị bắt hoặc đầu hàng .
Chế Bồng Nga
Bắc tiến :
Tháng 5/1738
Chế B. Nga đưa hàng vương Trần Húc , đánh cướp Nghệ An. Chế B. Nga thắng nhiều
trận và tiến thẳng vào Thăng Long .
Năm 1380 –Vua Chiêm lại dụ dân Tân Bình và Thuận Hóa đi
cướp phá Nghệ An .
-Tháng 2/1382Quân Chiêm đánh Thanh Hóa bị tướng Việt là
Nguyễn Đa Phương tiến đánh bất ngờ. Quân
Chiêm trở tay không kịp , quân Trần dùng hỏa công, và tiển lửa bắn cháy các
thuyền chiến của quân Chiêm.. Quân Chiêm
phần nhiều bị tử trận, một số còn lại bỏ chạy về Nam .
Tháng 6/1383. Chế B. Nga lại đem quân đánh Trần .Quân
Trần không chống nổi . Chế B. Nga lại vào tận Thăng Long cướp phá rồi vội vàng
về Chiêm. Sau đó Chế B. Nga lại tiến đánh Đại Việt thêm một lần nữa .
Đại Việt tướng
Nguyễn Đa Phương là một tướng tài . Nhưng vua Trần lại nghe lời dèm pha của Lê
Qúy Ly , nên đã bức tử tướng Phương, đó là một sai lầm lớn của vua Trần vậy .
Đấu nằm 1390 .
Chế B. Nga mang hơn 100 chiến thuyền đến đối đầu với tướng Trần Khắc Chân ở Hải
Triều . Lúc đó có tướng chiêm là Ba Lậu Kê
vì bất hòa với vua Chiêm, nên lẻn hàng quân Đại Việt . Tướng này mách cho tướng Trần
Khắc Chân chiến thuyền của Chế Bồng Nga đang ở trên đó để chỉ huy . Trần Khắc
Chân bèn dùng toàn lực hỏa pháo và tên lửa bắn cháy thuyền của Chế Bồng Nga và Vua Chiêm Thành bị trúng tên mà thác.Trần
Nguyên Diệu là một tướng hàng binh muốn quay về với nhà Trần bèn cắt thủ cấp của
vua Chiêm là Chế Bồng Nga rồi mang qua hàng
quân Trần . Ông này bị hai tướng Việt giết chết
rồi lấy thủ cấp trình lên tướng
Trần Khắc Chân. Tướng Trần Khắc Chân vội cho mang thủ cấp về Thăng Long dâng cho Thái thượng Hoàng Trần Nghệ Tông. Kể
từ đó, quân Chiêm tan rã dần, thế yếu, lực kiệt. Sau này đến đời nhà Hồ. Tức là
Hồ Qúy Ly cũng còn đánh nhau với Chiêm
Thành nhiều trận nữa . Tuy nhiên nước Chiêm Thành vẫn cón tồn tại cho mãi đến những đời vua sau của Việt Nam mới
bình định và tiêu diệt nước Chiêm, mở rộng
bờ cỏi tận đến Cà Mâu , Hà Tiên … Đó là
chuyện về sau của những ông vua nước Việt
có công dựng nước, giữ nước cho mãi đến ngày hôm nay. .
Trong tương
lai, đất nước Việt Nam
còn đang bị bọn xâm lăng Bắc phương ( Trung Quốc) lăm le đánh
chiếm . Con cháu Việt Nam
bao giờ cũng anh dũng chống ngọai xâm. Đó là
ý chí và tâm tư bất khuất của dân tộc Việt từ bao đời nay . Những kẻ bán
nước cầu vinh thì cuối cùng số phận cũng
chẵng tốt đẹp cho họ. Cho dù có đưọc một thời gian ngắn ngủi nhờ nước lớn bảo vệ
cái ngôi cao, để rồi sau đó cũng phải bị toàn dân lật đổ.
Đất nước Việt
Nam
bao đời cũng có anh hùng dựng nước và giữ nước cả.
Lê Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét