BÀI SỐ 40 & 41 CVM
HẠNH PHÚC THAY
NHỮNG AI CÒN MẸ !
Tạp
bút
MANG VIÊN LONG
Viết tặng những ai còn Mẹ!
Sáng
chủ nhật nào cũng vậy, tôi và Thái quen đi bộ long rong trong một vài con phố
quanh nhà. Cả tuần ngồi trên xe, chạy theo công việc, tôi chẳng có chút thời
gian nào “nhìn rõ” sinh hoạt phố
phường quanh tôi cả. Sống vội. Cuốn hút. Chạy lui, chạy tới, như một con thoi!
Tôi luôn có cảm giác trống trải, hụt hẫng, đôi lúc rất mỏi mệt, khó ngủ - và “quên mất” mình tự hồi nào.
Tôi
cho phép mình “ăn diện” một chút vào sáng chủ nhật để đi tản bộ. Đi thong thả.
Từng bước. Nhẹ nhàng. Như kẻ không có việc gì để làm. Đôi mắt thì tha hồ rong
chơi, muốn nhìn ngang liếc dọc - có lúc nhìn lên bầu trời, trên hàng cây, hay
các tấm bảng hiệu, cột điện (v.v.) thì tùy thích. Còn cái đầu thì càng tự do
hơn - muốn nghĩ nhớ gì cũng mặc. (Thường thì những kỷ niệm êm đềm một thời
thương yêu với “bạn - nhỏ” hiện về như những khúc phim quay chậm).
Dừng
lại một sạp bán sách báo, tôi chọn mua tờ tạp chí “Vô Ưu” *
vì đọc thấy ở bìa dưới tấm ảnh, in hàng chữ lớn: “Hạnh Phúc Thay Những Ai Còn Mẹ”. Tôi không còn Mẹ nữa. Tôi muốn có
tờ báo, để hy vọng có thể “chung vui”
với những ai còn Mẹ. (chỉ là “chia vui”
thôi - không mong được có “Hạnh phúc”).
Bởi vì, tôi là kẻ bất hạnh khi còn là một cậu bé tám tuổi. Cha mẹ tôi đều đã
lần lượt mất đi khi còn son trẻ trong chiến tranh.
Câu
tán thán, ngợi ca một cách vô tư, bình dị là vậy (“Hạnh Phúc Thay Những Ai Còn Mẹ!”); nhưng sao tôi vẫn cứ cảm thấy có
một câu nói buồn thảm phía sau cứ lởn cởn trong đầu mình: “Bất Hạnh Thay Những Ai Mất Mẹ!”…
Tôi
không hề có chút đố kỵ với cái “Hạnh phúc”
của người có diễm phúc còn Mẹ - nhưng tôi ý thức rõ ràng rằng cái “Hạnh phúc” ấy to lớn quá, vĩ đại quá, mà
suốt đời tôi trong kiếp sống này, không bao giờ có thể với tới được! Tôi có thể
có nhà lầu, có thể có xe hơi - thậm chí, có thể có quyền cao chức trọng, nhưng
không thể có lại Mẹ lần thứ hai! (Và chỉ ước ao gặp lại Mẹ một chốc thôi, được
ôm hôn Mẹ một lần thôi, được nói cùng Mẹ một lời tri ân giản dị thôi - cũng
không thể nào có được nữa; ngoài trừ chỉ thoáng hiện trong những giấc mơ quạnh
quẽ!).
Bà
lão già gần 80 bán mẹt hàng lặt vặt bánh kẹo, xoài ổi, đồ chơi, mì tôm, thuốc
lá đầu hẻm dẫn vào nhà tôi (như trẻ con bày đồ chơi mua bán) - đã có lần sụt
sùi nói với tôi khi được hỏi tới con cháu của bà.
Bà chân tình:
-
Tui “ở nhờ” nhà của đứa con trai phía
cuối hẻm kia - chúng đi làm khóa cửa rồi, chiều tối mới về …
Tôi áy náy hỏi:
-
Cả ngày bà ăn uống ngủ nghỉ ở đâu?
-
Bán được thì ăn dĩa cơm hay tô cháo huyết vài ngàn, bán ế gặm ổ bánh mì, rồi
trời Phật nuôi cũng qua ngày, cậu à !
Ở
nhờ - sống tạm, trời Phật nuôi - sao con cháu không nuôi nổi một bà mẹ (bà Nội,
bà Ngoại) già tuổi gần 80, để suốt ngày ngồi xơ rơ chịu đựng với nắng mưa hè
phố? Tôi ngồi lại bên bà. Lắng nghe bà kể: “Sống
“tạm” với con gái thì nhà chồng không ưng. Về với con trai, thì phía vợ trề
môi, cằn nhằn!”. Bà thở dài.
Bà
lão bán hàng đầu hẻm (và những bà Mẹ lam lũ, truân chuyên khác) đã phải “sống nhờ / ở tạm” ngay trong căn nhà của
con cháu mình, (hay do chính mồ hôi nước mắt mình tạo dựng nên). Cô độc và lầm
lũi ngay bên cạnh con cháu mình như một cái bóng vậy sao?!
Tôi ôm chầm lấy bà lão - nước mắt cứ rưng rưng chảy: “Mẹ ơi ! Sao mẹ lại khổ đau đến vậy?”.
Nhờ
những buổi sáng chủ nhật thong dong thả bộ - tôi có dịp gần gũi với nhiều
người, hiểu thêm nhiều cảnh đời éo le đau khổ - cuộc sống quanh tôi bỗng trở
nên thân thiết, đáng yêu quý, đáng trân trọng làm sao!
Đi
bộ - tôi có dịp lan man nghĩ về “Chữ hiếu
/ Chữ nghĩa / Chữ tình” nhiều hơn. Sống ở đời mà không giữ trọn được ba chữ
quan yếu ấy thì (…) sẽ như thế nào nhỉ?
Trong các loài vật (như khỉ, chó, gà, mèo,vvv) đều rất thương yêu, đùm
bọc, che chở lẫn nhau, huống là con người? Cha mẹ còn sống sờ sờ trên đời với
mình mà chẳng hề thấy - chẳng hề biết, thì có còn xứng đáng là “con người” nữa chăng? Tôi vẫn thường tự mình thắc mắc băn khoăn như
thế mỗi khi gặp cảnh đau lòng. Chỉ có một câu hỏi đơn giản bình thường là “Ai đã chịu khổ đau sinh ta / nuôi ta lớn /
yêu thương vun đắp cho ta từng ngày - thế mà lắm kẻ không trả lời được!”.
Có lẽ họ nghĩ, họ như một thân cây mọc hoang ngoài rừng chăng? Có một hệ quả
tất yếu mà có lẽ họ chẳng bao giờ ngờ được:“Nếu
họ là một thân cây mọc hoang, thì tiếp theo - con cháu của họ, cũng sẽ là những
thân cây mọc hoang nốt!”. Câu chuyện từ thời xa xưa về “Chiếc chén gáo dừa” trong sách Giáo khoa
Thư (dành cho bậc tiểu học - trước năm 1950) có lẽ ít ai còn nhớ : “(…) Đứa con
lên bảy thấy cha mình lấy gáo dừa gọt sạch, bèn hỏi cha: “Cha ơi, cha đang làm cái gì thế?” - Người cha đáp: “cha đang làm cái chén ăn cơm cho ông Nội…Ông ăn cơm thường run tay rơi bể chén, con
ạ!”. Vài hôm sau, đi làm về - thấy con đang cạo sạch xơ ở gáo dừa - người
cha bèn hỏi: “Con đang làm gì thế?” -
“Con đang làm cái chén để dành cho ba lúc
về già ăn cơm ấy mà (!)”.
Trở
về nhà đọc xong tờ tạp chí “Vô Ưu” -
tôi quyết định tặng cho vợ chồng đứa con trai của bà già bán hàng đầu hẻm, như
một chút quà nhỏ nhân Mùa Vu Lan sắp đến …
MANG VIÊN LONG
NGHĨ VỀ
“HƯƠNG ĐỨC HẠNH”
Tạp bút
MANG VIÊN LONG
Nếu hỏi bất kỳ người phụ nữ
nào thuộc tầng lớp trung - thượng lưu về loại nước hoa nào đắc nhất trên thế
giới - thì cô ta sẽ nghĩ ngay đến loại nước hoa mang tên Jean Patou”s Joy, hoặc
biểu tượng nước hoa Chanel No 5. Tuy nhiên, vào ngày 8 tháng 12 năm 2007 tại
Saks New York, sách những kỷ lục thế giới Guinness đã chính thức công nhận nước
hoa Clive Christian No1 là cái tên đắt giá nhất trong thế giới mùi hương. Người
ta phải mất đến 2350 USD mới được sở hữu chai nước hoa chỉ có dung tích 30 ml.
Điều đáng nói ở đây - dù là loại nước hoa “siêu đẳng” nhất thế giới, thì mùi
hương của Clive Christian cũng không giữ lâu hơn 24 giờ, không thể bay ngược
chiều gió, và nhất là không thể khiến mọi người cảm phục chân tình.
Có một loại nước hoa không tốn kém
tiền bạc, không mất công tìm mua xa, nhưng mùi hương của nó có thể “bay ngược chiều gió đến tận muôn phương”, khiến người người đều yêu kính,
và mùi hương mầu nhiệm ấy có thể “xông
ngát tận chư thiên”. Đó là “Hương Đức
Hạnh”.
Trong Phẩm Hoa (Puphavaggo) Kinh Pháp
Cú - Đức Phật đã dạy rõ: ”Mùi hương của
các loài hoa: hoa Chiên Đàn, hoa Đa Già La, hay hoa Mạc Ly đều không thể bay
ngược gió, chỉ có mùi hương Đức Hạnh của người chân chính, tuy ngược gió vẫn
bay khắp muôn phương” (PC 54).
Có người sẽ hỏi: Vậy chúng ta sẽ phải làm những gì - mới có thể có được mùi hương kì
diệu ấy? Xin thưa: Rất đơn giản và gần gũi - ai có tâm nguyện thực hành trong
cuộc sống hằng ngày - sẽ “sở hữu” được loại nước hoa “Đức Hạnh” mà không tốn
kém gì cả!
Điều giản dị ấy là: “Không làm các điều ác. Siêng làm các điều
lành. Giữ Tâm ý trong sáng.” (Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tinh kỳ ý -
thị chư Phật giáo ) - làm được điều đơn giản ấy - thì hiện đời ta được an vui,
mà đời sau cũng được viên mãn ý nguyện. Không làm các điều ác - bao gồm tất cả
những việc làm (dù nhỏ) có thể làm tổn hại đến người khác (chúng sinh - nói
chung) như gây khổ đau - tạo phiền não cho người. Người ta thường nghĩ - không
làm các việc “ác” lớn như gây thương tích, giết hại, làm tổn thương đến đời
sống - danh dự, hạnh phúc của người chung quanh; nhưng “việc nhỏ” (như sống
phóng túng, buông lung, dùng lời khiếm nhã ác ý, vu oan v. v..), có lẽ, chẳng
hề gì? Người ta đâu có hay rằng “Chớ kinh
điều ác nhỏ cho rằng “chẳng đưa lại quả báo cho ta”. Phải biết giọt nước nhiễu
lâu ngày cũng đầy bình. Kẻ ngu phu sở dĩ đầy tội ác bởi chứa dồn từng khi ít mà
nên” ( Phẩm Ác – Papavaggo – 121).
Lại có người nghĩ - vì hoàn cảnh đời
sống của bản thân khó khăn, như nghèo khó, rất ít thời gian, v.v.. (chẳng hạn)
nên khó làm được “điều lành lớn” để có công đức, đức hạnh; nên không “siêng
làm”, nhưng họ đâu có biết rằng: “Chớ
khinh điều lành nhỏ cho rằng “chẳng đưa lại quả báo cho ta”. Phải biết giọt
nước nhiễu lâu ngày cũng làm đầy bình. Kẻ trí sở dĩ toàn thiện bời chứa dồn
từng khi ít mà nên”( PC122). Một lời nói khiêm nhu, hòa nhã, thiện lành, tùy
hỷ với mọi người cũng là một điều lành vô cùng cần thiết mà tất cả ai ai cũng
có thể làm tốt được. Đức Phật đã căn dặn rất kỹ: “Hãy gấp rút làm lành, chế chỉ tâm tội ác. Hễ biếng nhác làm lành giờ
nào thì tâm liền ưa chuyện ác giờ ấy!” (PC116)
Khuyến dạy về “Hương Đức Hạnh” cần thiết cho mỗi người - nhất là Phật tử - Đức Từ
Phụ đã từng nhắc lại trong nhiều kinh điển - ở đây - Ngài đã ba lần nói về mùi
hương kì diệu vô cùng thiết yếu ấy: “Hương
Chiên Đàn, hương Đa Già La, hương Bạt Tất Kỳ, hương Thanh Liên - trong tất cả
thứ hương ấy, chỉ thứ hương Đức Hạnh là hơn cả!” (PC 55). Lần nữa, Đức Thế
Tôn lại dạy: “ Hương Chiên Đàn, hương Đa
Già La đều là thứ hương vi diệu, nhưng không bằng thứ hương Đức Hạnh xông ngát
tân chư thiên” (PC56).
Bên cạnh hai điều thiết yếu trên - khi
người đã “siêng làm điều lành/ tránh điều ác” thì Tâm sẽ luôn trong
sáng, an tịnh trước mọi cám dỗ, mọi cấu uế của đời sống. Có Tâm an bình, thanh
tịnh - thì tất cả sẽ dần dần tốt đẹp. “Người Tâm đã thanh tịnh, không còn các hoặc
loạn; vượt trên thiện ác - là người giác ngộ chẳng sợ hãi” (Phẩm Tâm –
Gittavaggo – PC 39). (Ngược lại, người có tâm luôn giao động, tối tăm thì sẽ “như cá bị quẳng lên bờ, luôn sợ sệt vùng vẫy” để chờ chết!)
Hương Đức Hạnh - cũng có thể gọi là
“Hương Từ Bi”, bởi vì cũng xuất phát
từ ngọn nguồn Yêu Thương. Cảm Thông và Chia Sẻ!
Mùa Phật đản lại đến - niềm hân
hoan chung cho cả Trời người đang trở về; ngày tưởng nhớ tri ân Đấng Cha Lành
đã vì nỗi khổ đau của chúng sinh mà thị hiện - người con Phật cần phải “sở hữu”
cho được thứ “hương Đức Hạnh” để thành tâm cúng dường chư Phật - thiết nghĩ, đó
là phẩm vật cao quý nhất mà Đức Phật luôn luôn mong đợi ở mỗi chúng ta…
Mùa Phật đản 2013
MANG VIÊN LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét