THƠ CHU TRẦM NGUYÊN MINH
VÀ TÔI
Tạp Bút NGỌC BÚT
Thuở
ấy Hoài mới lớn. Yêu thích thơ văn và tập tành viết. Hãnh diện và vui thích khi
thi thoảng có bài được đăng ở các trang dành cho búp bê của vài nhật báo và ở tuần
báo Tuổi Ngọc của nhà văn Duyên Anh. Và đặc biệt ngưỡng mộ các anh chị lớn có
bài đăng ở các tạp chí như Văn, Bách Khoa… Đôi khi Hoài nghĩ ngợi mông lung và
ao ước, một ngày nào đó mình cũng viết được như các anh chị ấy.
Quận
lỵ miền đông đìu hiu những ngày tháng ấy với bom đạn chực chờ. Không phải sách báo nào cũng
có để đọc. Những lần được về Saigon, Hòai luôn luôn tìm mọi cách để được vào nhà
sách Khai Trí ở số 62 Lê Lợi đọc “cọp” một ít sách, rồi mua một ít sách trước
khi về lại quê. Và không bao giờ quên đi tới đi lui nhiều lần trên lề đường Công Lý quãng cắt ngang đại lộ
Lê Lợi có các quày sách báo dọc vỉa hè. Nghắm nghía. Săm soi. Giở tới giở lui
cuốn này cuốn nọ. Và tất nhiên lại mua. Hành trang về quê luôn nặng trĩu sách!
Hoài không có dịp và không đủ sức đọc hết. Nhưng trong trí nhớ bây giờ đã vơi
đi nhiều thứ, vẫn còn đọng lại cái tên Chu Trầm Nguyên Minh mà Hoài không nhớ
mình đã gặp ở đâu. Có thể trong nhà sách Khai Trí thuở ấy? Có thể trên vỉa hè
Công Lý thuở ấy? Hay có thể trên những tạp chí những trang văn học Hoài thường
đọc thuở ấy? Hoài thực tình không nhớ. Chỉ biết giờ đây Hoài bị ấn tượng mạnh
khi gặp lại CTNM với bài thơ Thơ Viết
Trên Cầu Thạch Hãn trên blog của nhà văn Mang Viên Long.
Hoài
chưa từng quen biết nhà thơ CTNM, vậy mà đọc thơ ông ấy lại thấy sao cảm xúc ấy
quá quen thuộc với mình! Cứ như là cảm xúc của Hoài chứ không phải chỉ là của
nhà thơ!
Về
đây thương đất thương trời
Thương
mây cuối dốc, thương đồi xa xa.
Thương
từng ngọn cỏ, cây hoa
Thương
vuông đất trắng đã pha máu hồng
Cảm
xúc của Hoài giống in như vậy, nhưng Hoài không đứng trên cầu Thạch Hãn mà là
trên cây cầu nhỏ không tên bắc qua sông Vàm Cỏ Đông nơi quê nhà của Hoài. Có lẽ
Thạch Hãn không phải cây-cầu-quê-nhà của CTNM, nhưng nhà thơ đã “thương đất thương trời” đến vậy. Thì
Hoài với cây cầu ở quê nhà, đã biết bao lần về đứng lặng nhìn giòng nước chảy
dưới chân cầu, sau bao biển dâu đau xót. Hoài đã “thấm” biết bao khi đọc CTNM! Hoài đã thương biết bao những dốc những đồi những
hoa những cỏ ngày xưa ấy. Và gặp lại mình khi đọc CTNM! Đất trắng suốt từ Quảng Trị cho đến mũi Cà Mau đã pha biết bao máu hồng cùa anh em bà con họ hàng bạn
bè Hoài những năm tháng ấy!
Quê
nhà của Hoài không có ba sông mà chỉ có một. Con sông Vàm Cỏ Đông mùa nắng nước
trong veo nhưng mùa mưa thì đục ngầu với rất nhiều dề lục bình trôi xuôi theo
dòng về hạ lưu. Như tất cả những con sông miền Nam . Tuổi thơ của Hoài một thời yên
bình tắm mát trong giòng sông ấy. Lớn lên một chút, ở tuổi bắt đầu biết mơ mộng,
Hoài đã cùng bạn bè chiều chiều đạp xe qua cầu rong chơi. Nhà Hoài bên này thị
trấn huyện lỵ. Bên kia sông là ruộng đồng cây có xanh tươi. Rồi sau đó là một
căn cứ quân sự dưới chân cầu. Rồi sau đó nữa là những quả pháo đêm đêm dội về
thị trấn huyện lỵ. Rồi sau đó nữa là người chú họ của Hoài, một người lính gác
cầu, đã rơi từ đỉnh một nhịp cầu xuống lòng sông trong một đêm giao tranh tháng
Năm năm Mậu Thân 1968. Xác của chú và nhiều người lính khác của cả hai bên sau
đó được tìm thấy. Chú của Hoài đã “may mắn” mồ yên mã đẹp, nhưng chắc gì kiếp của chú đã tan? Chắc gì kiếp của những người đã chết nơi chiếc cầu ấy
đã tan? Bởi khi chết họ còn trẻ và rất trẻ, những ước vọng bình thường nhất
của đời người chắc gì họ đã thực hiện được? Nên, xin phép nhà thơ CTNM, cho
Hoài được đọc là:
Mồ kia mà kiếp
chưa tan
Hồn soi bóng nước lang thang mây
trời
Những
buổi sáng cuối năm trời lạnh căm căm ngày
xưa nơi thị trấn nửa rừng núi nửa đồng bằng ấy, Hoài với áo dài trắng áo len hồng
ôm cặp đi học. Dẫu sao cũng còn sung sướng hơn rất nhiều cô bé khác cùng trang
lứa phải ngày ngày bươn chải kiếm sống thay vì được đến trường như Hoài. Quê của
Hoài sát biên giới, thuộc một tỉnh nghèo. Bốn mươi năm hơn, vẫn còn có rất nhiều
những em những mẹ nghèo. Vẫn còn đó những lem luốc và cơ cực, dù thị trấn huyện lỵ
đã được mở rộng hơn và có nhiều thứ hiện đại hơn. Mỗi lần về thăm, Hoài không
nói lời từ giã ai ngoài vài người thân còn ở lại quê nhà. Nhưng với Hoài, cây cỏ
lá hoa phố xá quê nhà muôn thuở vẫn ẩn chứa những linh hồn biết nhìn biết nói mỗi
khi Hoài ra đi. Hoài ra đi và rất thường ngoảnh lại, rất thường gởi lại nước mắt
như thuở mười lăm mười bảy tuổi, dù bây giờ tóc đã pha sương. Dường như không
khác nhà thơ CTNM là mấy!
Giã
từ còn mãi trông theo
Lệ
nhòa gởi lại, lưng đèo anh qua.
Tiếng súng đã im từ ba mươi chín năm
qua. Mà sao lòng Hoài vẫn còn vọng động! Có phải vì bài thơ viết trên cầu Thạch
Hãn của nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh chiều nay Hoài tình cờ đọc?
NGỌC BÚT
(Saigon 09/4/2013)
QUA CẦU THẠCH HÃN
Về đây, thương đất, thương trời
Thương mây cuối dốc, thương đồi xa xa
Thương từng ngọn cỏ, cây hoa
Thương vuông cát trắng đã pha máu hồng
Về đây, thương cả ba sông
Sông Chia, sông Hận, sông dòng Nghĩa Trang[1]
Không mồ, nên kiếp chưa tan
Hồn soi bóng nươc, lang thang mây trời
Thương mây cuối dốc, thương đồi xa xa
Thương từng ngọn cỏ, cây hoa
Thương vuông cát trắng đã pha máu hồng
Về đây, thương cả ba sông
Sông Chia, sông Hận, sông dòng Nghĩa Trang[1]
Không mồ, nên kiếp chưa tan
Hồn soi bóng nươc, lang thang mây trời
Đò xuôi, xin nhẹ, đò ơi[2]
Đấy sông còn đó bạn tôi đang nằm
Đấy sông còn đó bạn tôi đang nằm
Về đây, trời lạnh căm căm
Thương em, thương mẹ tháng năm quê nghèo
Giã từ còn mãi trông theo
Lệ nhòa gởi lại, lưng dèo anh qua./.
Thương em, thương mẹ tháng năm quê nghèo
Giã từ còn mãi trông theo
Lệ nhòa gởi lại, lưng dèo anh qua./.
Quảng Trị 12/10/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét