TRAO DOI VOI
ANH THAI QUOC MUU
TRAO ĐỔI VỚI
ANH THÁI QUỐC MƯU
Chu vương miện
Trong Bản Dịch
{Thuật Hoài ] của chí sĩ Đặng Dung , câu thứ ba anh dịch như sau :
-
“Gặp
thời giặc cỏ lươn vênh váo “
Người viết sẽ
trở lại vấn đề này ngay bây giờ , trước nhất xin có đôi dòng về tác giả .
“ Thuật Hoài”
là bài thơ của Đặng Dung ,con Đặng Tất người huyện Thiên Lộc Nghệ An [ nay là
Huyện Can Lộc Hà Tĩnh ] sau khi vua Hậu Trần Giản Định Đế giết chết cha ông , ông
đón Trần Quí Khóach lập lên làm vua , đánh nhau với quân nhà Minh nhiều trận ,
sau bị quân địch bắt , ông tử tiết .
Nguyên văn :
Thế sự du du
nại não hà !
Vô cùng
thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ
điếu thành công dị
Vận khứ anh
hùng ẩm hận đa
Trí chủ hữu
hoài phù địa trục
Tẩy binh vô
lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị
phục đầu tiên bạch
Kỷ độ long
toàn đái nguyệt ma
DỊCH NÔM
Việc đời bối
rối tuổi già vay ?
Trời đất vô
cùng một cuộc say
Bần tiện gặp
thời lên cũng dễ
Anh hùng lỡ
bước ngẫm càng cay
Vai khiêng
trái đất mong phò chúa
Giáp gột
sông trời khó rạch mây
thù trả chưa
xong đầu đã bạc
gươm mài
bóng nguyệt biết bao rầy
Phan Kế Bính
dịch
Đại Nam Nhất
Thống Chí
[Đông Dương
tạp chí , lớp mới sớ 116]
*
Ở trang viết
này , chúng tôi không làm công việc của nhà phê bình , không khen là bản dịch
này hay bản dịch kia không hay , mà chúng tôi chỉ lựa câu thứ ba mà trong câu
thơ bẩy chữ này , chúng tôi tách tiêng chỉ chọn hai từ là “ Đồ Điếu ‘ để trao đổi
với dịch giả Thái Quốc Mưu. Bản dịch của cụ Phan Kế Bính không dám lạm bàn làm
gi ? vì đã qua trên cả trăm năm và ngay lúc bấy giờ chữ Quốc Ngữ còn phôi thai
coi như bản dịch tài liệu của lịch sử coi để tham khảo . bây giờ xin trở qua
câu thứ ba của dịch gỉa Thái Quốc Mưu :
Gặp thời “
giặc cỏ “ lươn vênh váo.
Hai từ Đồ Điếu
theo nghĩa thông thường ma ai cũng hiểu là :
Đồ là Đồ tể
người chuyên sống bằng nghề sát sanh , giết heo bò ……
Điếu là người
đi câu Cá.
Nguyên nghĩa
của bài thơ Thuật Hoài vơi Hai từ Đồ Điếu vốn là binh thường , qua ngòi bút
uyên thâm của cụ Phan kế Bính thì từ” Danh từ” chuyển thành “Tĩnh Từ “ .đương chủ
từ biến thành tĩnh từ . câu nay bây giờ mà viết như vậy là bất thành cú ,
Nếu tạm dịch
Như vầy thi coi như đúng văn phạm.
-“ đựơc thời
“ ăn mày “ lên cũng dễ.
chớ bần tiện , keo kiệt , rộng rãi ,cao thượng là tĩnh từ , dịch như vậy là không chuẩn .
chớ bần tiện , keo kiệt , rộng rãi ,cao thượng là tĩnh từ , dịch như vậy là không chuẩn .
Qua anh Thái
Quốc Mưu thì hai từ Đồ Điếu được chuyển dịch thành “ Giặc Cỏ”.
Xin diễn giải
lại “ Giặc Cỏ “ trong các bộ truyện Tàu thường gọi là Lạc Thảo hay Thủy Bạc .
Ngay cái
nghiã ban đầu Đồ là Đồ tể chỉ Trần Bình , có nghề đồ tể , sau thành thừa tướng
cho Hán Lưu Bang và Điếu là ám chỉ Hàn Tín , lúc chưa thành đạt thì ngồi câu độ
nhật ở con sông gần chợ Hoài Âm , sau trở thành nguyên soái Phá Sở . ngoài Hai
vị trên thì thiếu gi ngươi thuộc vào loại Đồ Điếu , như Khương Thượng Tử Nha
câu ở cầu sông Vị, nào Bách Lý Hề chăn trâu , Ninh Thích chăn ngựa , Tô Vũ Chăn
dê , về sau toàn là anh hùng hào kiệt cả ?
Còn chuyển dịch
sang thành từ “ giặc cỏ “ thi không có nghĩa gì cả ?
Sau năm 1975
, chúng tôi hùn hạp anh em mở một quá cà phê ỏ đường Lê Văn Duyệt gần ngã ba
Chi Hòa và rạp hát Thanh Vân .
Anh em cũ và
mới tụ lại , trong số này có một vị giáo sư nguyên dậy ở trường Trung Học Nguyễn
Du tọa lạc trong Cư Xá Sĩ Quan Chí Hòa , ban ngày thì anh đứng lớp , ban đêm
thì anh đi giao mối đùờng cho các tiệm cà phê
ăn hoa hồng [ anh em gọi anh là Giáo Đường ] tên thật của anh là Nguyễn
Văn Sang . tình cờ nhắc đến bài
Thơ” Thuật
Hoài” cuả Đặng Dung , anh tóm tắt như sau :
Theo anh Đồ
là Đồ tể , danh từ , Điếu là Động tự , có nghĩa “ được thời Đồ tể đi câu , công
danh phú quý tước hầu tước vương “ câu này theo thể nghi vấn .”
Không gặp thời
thì Ngư Phủ thứ thiệt có đi câu cũng chẳng có con cá nào ?
Mà gặp thời
thì anh chàng Đồ tể [ giết heo bò] đi câu cũng trúng như thường .
Đôi dòng
trao đổi cùng anh , chia xẻ lúc tuổi già .
Chu vương miện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét