ĐIỀU
MẦU NHIỆM CỦA TÌNH YÊU
Truyện
Ngắn
Mang Viên Long
Nghiễm tình cờ gặp nàng trên chuyến tàu từ Saigon
về Nha Trang khi nàng và cô em gái cùng vào chung một toa giường nằm số 16 với
anh. Vì vội, anh đã chấp nhận lấy vé của táu SQN 2, bởi nếu chờ SE2 thì phải
mất thêm ba ngày nữa! Nghiễm nghe nói
tàu SQN2 là loại tàu “ xe cải tiến “,
không có một chút ưu tiên nào trên đường ray, dừng nghỉ nhiều trạm, và phải nằm
chờ cho các loại tàu SE chạy qua.
Dù biết vậy, nhưng phải nằm lại Saigon thêm ba
ngày, cũng thật là nóng ruột. Chẳng thà nằm yên trên tàu còn hơn sáng chiều cứ
bị rủ rê níu kéo lai rai hoài nơi các quán nhậu của mấy người bạn học cũ trong lúc lòng dạ đang hầm hập nóng như lửa !
Công việc ở xưởng vẻ Nghiễm phải tạm gác lại hơn tuần lễ nay rồi, kéo dài thêm
ba ngày, thật không an lòng chút nào. Ngày khai trương cuộc triển lãm chung với
hai người bạn gần kề, mà Nghiễm phải có số tranh tương đối nhiều hơn hai bạn ở
phuong xa; ba phát thảo đã thành hình từ hai tháng trước, nhưng chưa được đưa
lên giá vẽ!
Bảy giờ ba mươi
tối tàu rời ga Hòa Hưng, Nghiễm lên giường
nằm tầng dưới – định ngủ một
giấc. Hai chị em nàng nằm hai giường đối
diện, anh hơi ngạc nhiên vì không hề nghe tiếng nói cười của hai chị em, dầu
khi mới vào chung toa, Nghiễm nhận ra nét tươi trẻ của cô chị phảng phất chút
gì như nghiêm nghị, hờ hững. Nghiễm nhắm mắt một lát, cố dỗ giấc ngủ vì sau gần
tuần lễ anh chưa được ngủ trọn một đêm nào sau những cuộc rượu tới bến chung vui
với bạn bè. Saigon - nơi của những quán café, quán trà nhộn nhịp – và, dĩ nhiên
là quán nhậu – triền miên đêm ngày, đã làm cho anh quay vòng…
Tàu chạy chưa
được bao lâu thì ngừng. Không còn nghe tiếng rầm rập lay lắt của con tàu để ru
ngủ, Nghiễm chợt mở mắt nhìn lên tấm kính cửa sổ, không nhận ra nơi ngừng là ga
nào. Phía giường bên, cô em gái cũng ngồi nhổm dậy - hỏi : “ Sao vậy anh? Có
chuyện gì vậy, anh? “.
-
Anh
cũng …như em thôi mà! – Nghiễm gắng cười thân tình, đi tàu loại “ xe cải tiến “
này em dừng nên thắc mắc…
-
Sao
có loại “ tàu xe cải tiến “ - lạ vậy nhỉ ?
-
Đâu
có gì lạ, em! – Nghiễm chợt cười lớn – là loại tàu chạy …như xe cải tiến, hay
như rùa vậy mà!
Nghiễm bổng thèm đốt
một điếu thuốc. Anh ngồi hẳn dậy – bước xuống giường, kéo mở cánh cửa toa -
bước ra ngoài hành lang. Cô em gái cũng bước ra khỏi phòng, đứng nhìn ra một
vùng sáng chập chờn ánh diện phía ngoài cửa kính. Hút xong điếu thuốc, Nghiễm
quay về phòng thì gặp cô em gái còn đứng ở hành lang, ngơ ngác nhìn ra ngoài
khung cửa. Anh dừng lại – vỗ tay lên vai cô bé : “ Em đi về đâu? “
-
Dạ,
Nha trang…
-
Anh
cũng xuống ga Nha trang đây!
-
Nhả
anh ở đường nào?
-
Góc
đường Lê Thánh Tôn – Nghiễm thân tình đáp – còn em ?
-
Em về
Trần Quí Cáp..
-
Chị
của em cùng đi phải không?
-
Dạ!
-
Hai
chị em vào Saigon thăm chơi hay có việc gì vậy
?
-
Đi
chữa bệnh cho chị…
-
Chị
em đang bị bệnh sao? – Nghiễm ngạc nhiên, anh thấy người vẫn khỏe mạnh cơ mà?
-
Anh à!
– cô bé ngập ngừng – chị em bị bệnh câm …
-
Từ
lúc nào vậy, em?
-
Giữa
năm lớp mười…
-
Tự
nhiên vậy sao?
Nghiễm thật sự cảm thấy tội nghiệp cô gái có
khuôn mặt tươi trẻ phúc hậu thánh thiện đang nằm lặng lẽ phía trong phòng. Mới
gặp lần đầu khi vào chung phòng, Nghiễm cũng đã nhận ra nét hờ hững, lạnh lùng
rất khác lạ. Vừa trang nghiêm, cũng vừa mời gọi. Trên nét mặt thản nhiên ấy,
ngời sáng một tâm hồn sâu lắng thật quyến rủ.
-
Sao
ba má em không đưa chị đi, em nhỏ vậy làm sao mà biết đường biết cách? Giọng Nghiễm ôn tồn – cởi mở như một người
thân.
-
Ba em mất năm chị em bị bênh câm – còn mẹ em
phải lo bán buôn ở chợ - tiếng cô bé nhỏ dần – Em vào nhà bà dì ở đường Sư Vạn hạnh, quận 10 nhờ dì lo giúp mà…
-
Vậy
bác sĩ đã chữa bệnh ra sao rồi?
-
Họ
chỉ khám, hội chẩn đề nghị giải phẩu, nhưng dì em không chịu!
-
Sao
dì không chịu, em?
-
Các
bác sĩ không bảo đảm sau phẩu thuật chị em sẽ nói dược, anh à…
-
Chữa
bệnh mà không bảo đảm, mò đoán – thì …
Tàu bắt đầu rục rịch
chuyễn bánh, cô bé cũng bắt đầu kể về người chị thân yêu của mình: “… Năm chị học
lớp 10 , buổi sáng - dù trời đang mù sương, se lạnh, và có mưa lất phất của cơn
bão từ đã được thông báo - nhưng ba em vẫn đi bộ tập thể dục về như mọi
hôm. Sau khi tắm xong, ba ra giếng trong
sân nhà giặt áo quần lót. thì bị ngã ngay ở giếng. Mẹ em trông thấy chạy sang nhà
bên nhờ người ẵm đưa ba vào nhà. Thấy ba em đang bắt đầu sùi bọt mép, mặt mày
tái xanh, mắt nhắm nghiền - ngưởi ta lật
đật đưa ngay ba lên xe honda chở đến
bệnh viện cấp cứu. Sau mấy ngày cho thở oxy, truyền dịch, và cuối cùng đặt máy hô
hấp – các bác sĩ phòng cấp cứu nội hội chẩn quyết định mổ não lấy máu bị ứ đọng
khi các mạch máu bị vỡ - hai ngày sau, ba em bị co giật từng hồi, rồi bất động…Buổi
trưa khi đi học về chị em định vào bệnh viện trực thay mẹ thì chiếc xe cấp
cứu của bệnh viện đã chở ba và mẹ về!
Mẹ em thất thểu đi
theo sau chiếc băng ca – khóc nức nở. Chị
em cũng chạy ùa ra đón ba vào nhà. Sau một ngày một đêm vật vã than khóc
thương ba – chị bổng không nói được tiếng nào nữa! Từ ngày ấy – mẹ đã đưa chị
Hoài Thương đi chữa bệnh nhiều nơi, nhiều thầy – nhưng vẫn chưa nói được tiếng
nào…”
Nghiễm quay lại,
thoáng nhìn vào phòng – người con gái có cái tên Hoài Thương thơ mộng đang nằm
im lìm, tấm chăn hoa đắp ngang ngực – có lẽ nàng đang tìm quên trong giấc ngủ ?
Anh chợt cầm lấy bàn tay của cô bé : “ Nhà em ở số mấy đường Trần Quí Cáp vậy?
“ – “ Dạ, số 16/4 ạ! “ – “ Sau này, anh sẽ tìm đến thăm em và chị Hoài Thương
nhé? “ – “ Dạ ! “
Rất may là ngày Valentine chỉ cách sau hôm gặp chị em Hoài Thương
chỉ mười hôm. Nghiễm ra phố sớm, ghé cừa hàng bán hoa đường Độc Lập. chọn mua
bó hoa Hồng thật tươi, thật đẹp. Anh cũng mua thêm hộp socolate, và không quên
đem theo tập thơ tình của người bạn ở Menphis vừa gởi tặng để làm quà cho Hoài
Thương.
Nghiễm dừng xe trước
hiên nhà – số 16/4 , ngập ngừng ở cửa. Cô em gái hôm nào chạy ra, mừng rỡ như
đón người thân di xa về : “ Em chào anh ! Mời anh vào chơi…”.
-
Có
chị Hoài Thương ở nhà không, em?
-
Dạ
có! Cô bé cười ngượng ngùng – chị đang tắm ạ…
-
Được
rồi! – Nghiễm thàn nhiên ngồi vào ghế - anh sẽ chờ…
Cô bé đứng tần ngần,
nhìn Nghiễm với ánh mắt vừa lạ lẫm vùa thích thú . Nghiễm đốt một điếu thuốc:
-
Có mẹ
ở nhà không em?
-
Mẹ ra
chợ lo dọn hàng từ hồi giờ 5 giò ba
mươi, anh ạ!
-
À,
hôm trước nói đủ thứ chuyện mà anh quên hỏi tên em rồi?
-
Em
tên Hoài Thanh…
-
Hoài
Thanh – Nghiễm lẩm nhẩm – em đang học lớp mấy?
-
Lớp
11…
Hoài Thương từ nhà sau đi ra – nhìn thấy
Nghiễm, nàng lùi lại một chút, vuốt lại tóc. Anh đã được nghe Hoài Thanh kể về
nàng, tuy không nói dược- nhưng Hoài Thương vẫn còn nghe được, rất chậm, đôi
khi không chính xác. Dì đã mua cho bộ khuyếch âm nhỏ, nhưng Hoài Thương không
bao giờ chịu đeo vào tai – Nhìn Hoài Thương, anh cười: “ Anh đến thăm em…”. Ánh
mắt nàng sáng lên, và nụ cười thay lời cám ơn thật nồng nàn.
Hoài Thương đến ngồi
vào chiếc bàn nhỏ dành riêng kê gần bộ ghế salon giữa phòng khách. Trông tươi
tắn, tnh khiết như một đóa Hồng trắng còn đẫm hơi sương. Nàng khẻ kéo nhẹ chiếc
hộc bàn, lấy ra tập vở học trò dày, một cây bút kim – lặng lẽ viết : “ Anh
Nghiễm đến chơi hay có chuyện gì? “
Nghiễm rời chỗ, đến ngồi vào chiếc ghế dựa
nhỏ bên cạnh chiếc bàn của Hoài Thương . Anh lấy bút ra, viết nắn nót : “ Hôm nay là ngày Valentine – anh đến thăm,
và tặng chút quà cho em đây! “
“ Cám ơn anh Nghiễm! Mà anh tặng cho em món quà gì? “
“ Một bó hoa hồng, hộp socolate và…một
tập thơ! “
“ Em cám ơn anh ! Nhưng em không nhận!
“
Đọc xong lời đáp của
Hoài Thương – thật sự Nghiễm đã sứng sốt giây lâu. Nếu không có ánh mắt thầm
nói: “ Em xúc động lắm” – và nụ cười : “ Em xin cám ơn tấm lòng cao quý của
anh! “ – thì Nghiễm đã buồn giận biết chừng nào. Anh nhìn thẳng vào đôi mắt
đang mở to, sáng và long lanh niềm xúc cảm của Hoài Thương – rồi mỉm cười, viết
vào trang giấy : “ Rồi sẽ có ngày em sẽ
rất hạnh phúc khi nhận quà của anh, Hoài
Thương ạ! “ – nàng viết ngay : “ Em
cũng hy vọng và tin tưởng như anh! “. Nghiễm cảm thấy vui hơn khi nghĩ đến
lúc đưa Hoài Thương đến dự buổi khai mạc triển lãm vào cuối tuần – sẽ chỉ cho
nàng xem bức tranh “ Hoài Thương ” vẽ trên lụa mà anh vừa hoàn tất
tuần trước : Một khuôn mặt mờ đi giữa đôi mắt biết nói và đôi môi tươi đỏ thì
thầm.
Như một thói quen
hay một “ quy định “ không thành văn, không giao ước - sáng chủ nhật nào sau
khi đến Văn café cùng bạn bè, Nghiễm chạy xe thẳng đến đầu đường Trần Quý Cáp.
Dường như Hoài Thương cũng đang chờ anh mỗi sáng chủ nhật trên chiếc bàn nhỏ
với mái tóc còn ươn ướt , bộ áo quần mới mầu xanh da trời mỏng manh ( hay mầu
vàng nhạt ) – khi anh vừa bước vào nhà.
-
Em
đang làm gì nhỉ? – Nghiễm hỏi, chờ đợi.
Lặng đi một phút –
Hoài Thương giở tập vở ra : “ Em đang đọc
lại những lời của anh tuần trước! “
Ngồi vào chiếc ghế
vẫn thường ngồi với nàng – Nghiễm lấy bút từ túi áo khoát – viết dần những gì
cần nói với nàng trong suốt một tuần lễ. Nghiễm chú ý thấy, bao giờ sau mỗi lần
đọc được lời tâm tình của anh – Hoài Thương cũng nở một nụ cười trong ngần. Đôi
mắt long lanh niềm xúc cảm tha thiết còn hơn vạn lời . Chỉ sau gần ba tháng,
tập vở dày trăm trang đã hết, phải thay tập vở mới. Chủ nhật tuần trước, nhìn
thấy tập vở mới – Nghiễm đã viết ngay trang đầu : “ Cho anh xin tập vở cũ, nhé?
“ – “ Em cần nó hơn anh! “…( Hoài
Thương có hai tập vở, một dành riêng cho Nghiễm và một chung cho mọi người
thân, bạn bè.)
Nghiễm chợt nhìn
xuống bàn chân Hoài Thương gác lên thanh ngang chiếc bàn : Đôi tất màu da và
một phần ống chân trắng muốt. Nghiễm hơi cúi xuống, đưa tay sờ lên bàn chân
nàng. Hoài Thương yên lặng. Anh ve vuốt khẻ khàng bàn chân và phần da thịt phía
trên – nhận ra chiếc tất đã rách lòi ngón chân cái nhỏ nhắn. Anh nắm chặt ngón
chân cái – giữ yên. Một thoáng, Hoài Thương rút bàn chân, đặt xuống giép.
Nghiễm ngước nhìn
đôi mắt nàng lóng lánh : “ Anh làm em ngượng quá! “.
Đôi môi nàng khẻ
rung động : “Anh thật tình thương em vậy sao? “
Hai đôi mắt nhìn
nhau – sững sờ, im vằng.
Nghiễm mỉm cười : “
Anh muốn hôn lên bàn chân có chiếc tất rách này lắm, Hoài Thương ạ! “
Ngày 24 tháng 9 không nhằm ngày chủ nhật nhưng là ngày sinh nhật của
Hoài Thương, Nghiễm quyết định ra phố sớm, để mua cho nàng một món quà –
và ghé lại thăm nàng trước giờ đến xưởng
vẽ.
Bước vào cửa hàng
bán đồ kỷ niệm dọc phố Độc Lập – Nghiễm chợt nhớ đến ngón chân cái ở chiếc tất
Hoài Thương bị rách. Anh cảm thấy rất
thương đôi bàn chân bé nhỏ - đã sớm bước vào cuộc truân chuyên giữa tuổi đời
đang xanh mộng. Rồi một mai đây những
bước chân lạc lõng thơ ngây ấy sẽ đi về đâu? Con chim có tìm ra chiếc tổ ấm áp
cho đời mình giữa giông bão chăng?
Nghiễm liếc ngó thoáng qua các món đồ
bằng ốc, xa cừ, tre đan, gỗ lũa, nhựa , nhôm…bày biện đẹp mắt trong tủ kính –
rồi bước ra. Cô nhân viên bán hàng quần áo modern liếc xéo anh với khuôn mặt
đông cứng. Nghiễm bước vào cửa hàng bán áo quần.
-
Bà có
bán tất không? – Nghiễm vừa lơ đãng nhìn vào các ngăn tủ, vừa hỏi.
-
Có
đây – người đàn bà son phấn diễm lệ cười nói rất điệu nghệ - mở tủ đưa cho
Nghiễm mấy đôi tất - loại sịn đấy, cậu à!
-
Không
– loại tất nữ ấy mà…
-
Cậu
mua tất nữ?
-
Đúng
rồi!
Bà đon đả kéo ra một
lô các loại tất nữ dài, ngắn – đủ màu, đủ loại chất liệu. Nghiễm chọn một đôi,
mở ra xem : “ Bà cho loại tất suông, không có ngón…”. Bà lại mở ngăn kéo tiếp
theo – “ Bây giờ phái đẹp vẫn ưa dùng tất có ngón đấy cậu ơi ! “ – trao cho anh
hộp tất không ngón, mầu vàng nhạt gần giống mầu da , bằng tơ nylong mịn, hiệu “
Sunlight” của Singapore .
Nghiễm rất vui vì đã chọn được mầu tất ưng ý – thích hợp với mầu của Hoài
Thương. Anh mua luôn một hộp 12 đôi.
Hoài Thương đang đứng ở cửa nhìn mông
ra phố, trông thấy Nghiễm – đôi mắt bổng sáng lên : “ Anh đến chơi ” – đôi môi
phân vân thì thấm : “ Sao hôm nay anh lại đến ? “. Nghiễm dựng xe lên thềm ,
cùng Hoài Thương vào nhà – cả hai đến ngồi vào chỗ của mình như mọi hôm. Trên
bàn của Hoài Thương, quyển truyện “ Hội
Hè Miên Man “ của Ernest Hemingway đang mở…
“ Anh đến thăm em mà có mang theo vật gì
vậy, anh? “
“ Hôm nay là ngày sinh nhật em, tròn hai mươi - anh mang chút qùa tặng em mà! “
Nghiễm đặt nhẹ
nhàng chiếc hộp có bao giấy hoa, và thắt dải đăng ten mầu xanh lên bàn, trước
mặt nàng. Hoài Thương lặng nhìn – đôi mắt ngỡ ngàng, còn dôi môi sửng sốt.
Nghiễm đăm đăm nhìn nàng, lòng bàng hoàng xao động. Trên gương mặt bình thản và
dịu dàng kia như đang biến đổi từng giây phút ngập ngừng xen lẫn niềm hạnh phúc
trào dâng cao độ.
“ Em cám ơn anh! Nhưng anh mở giúp em đi…”
“ Anh muốn em tự tay mở ra, em yêu! “
“ Em xin phép anh…”
Hoài Thương cầm
chiếc hộp nhỏ hình chữ nhật xinh xắn đưa lên tầm mắt: Nàng khẻ khàng mở sợi dây
đăng ten có đính chiếc nơ để lên bàn, lấy ngón tay có móng dài tháo từng đường
băng keo dán – chiếc hộp đã được trở lại dáng vẻ cũ : Đó là một chiếc hộp bằng
gỗ thông có vân mầu đà, được đánh bóng rất kỹ.
Nàng đặt chiếc hộp xuống – ngẩng lên nhìn
Nghiễm, ánh mắt rực lên niềm xúc động xao xuyến lạ kỳ. Hoài Thương đặt hai bàn
tay lên chiếc hộp giây lâu.
“ Em mở ra xem di - Hoài Thương! “
Nghiễm có cảm giác như nàng
đang gắng giữ hơi thở thật đều khi nhìn
thấy đôi môi tươi đỏ đang mím lại. Rồi mấp máy, rung lên nhè nhẹ - như muốn
thốt lên điều gì đang nghèn nghẹn ở cổ.
Không chờ đợi được
nữa, Nghiễm khẻ cầm lấy một bàn tay Hoài Thương – đưa lên môi hôn thật lâu. Anh
như muốn hít thật sâu làn hương da thịt nàng như đã bao lần làm vậy mối lúc
chia tay vào sáng chủ nhật.
Nàng rút tay lại –
mở chiếc hộp ra . Hoài Thương chợt reo lên : “ Anh ơi ! Em cám ơn anh…”. Nghiễm đứng bật dậy – ào đến ôm chặt lấy
nàng : “ Em yêu! Anh vô cùng hạnh phúc
được nghe em nói…”
Quê nhà
Tháng 8 năm 2011
MANG VIÊN LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét