ĐƯA CON LƯU
LẠC CỦA BIỂN
Truyện Ngắn
TRẦN MINH NGUYỆT
Tôi cầm tờ báo trên tay mà tưởng như là đang
mơ, không ngờ bài thơ tôi và Phương viết về biển vào một buổi chiều hai thằng
dạo bộ cách đậy vài tháng đã được dăng trang trọng trên trang thơ của tờ báo
Văn nghệ Sóng Ngầm. Trong khi tôi còn dán mắt vào tờ báo, thì Phương mừng quá hét lên với tôi:
-Tâm nhớ
không? Bốn câu này , là của mình - bây giờ
đọc lại cũng thấy quá hay. Nó vừa nói vừa ngâm nga :
“ …Chiều dạo chơi trên biển,
Thuyền căng buồm khơi xa…
Nhìn Biển – mênh mang quá,
Trào dâng nỗi nhớ nhà !…”
Đám học trò không hiểu
chuyện gì, nhìn thấy thầy Phương vừa ngâm thơ, vừa vung tay làm điệu bộ như
nghệ sĩ trên sân khấu - chúng cũng bá
vai nhau cười nghiêng ngả…
Tôi và Phương trôi dạt về vùng biển này như một
duyên mệnh, hay là một sự tình cờ đặc biệt . Chỉ biết hai đứa tôi rất thân
nhau, mà làm sao không thân nhau được khi ngôi trường chúng tôi dạy có năm lớp,
năm giáo viên nhưng ba người là con em miền biển này, sau giờ dạy họ trở về với
gia đình. Còn tôi và Phương, hai thằng
dân tỉnh lẻ được phân bổ về đây, ngoài
giờ dạy ra, hai chúng tôi chỉ biết cùng nhau đi dạo dọc theo bờ biển, ngắm nhìn
những cánh buồm lênh đênh ngoài xa, hoặc gởi hồn theo những tia nắng ấm buổi
bình minh trên sóng nước dịu êm mênh
mông buổi sớm. Những năm đầu tiên,
hai thằng buồn quá, muốn bỏ dạy về nhà tìm chuyện gì kiếm sống cũng được, chứ
chôn mình ở nơi hẻo lánh này buồn và cô độc quá. Nhưng dần dà tình cảm với
biển, với những con người hiền lành chân chất đã níu giữ chân hai thằng chúng
tôi cho đến ngày nay. Đến bây giờ , chúng tôi không thể rời khỏi nơi này được
nữa, chỉ hai tháng về nghỉ hè thôi mà chúng tôi ốm rộc người đi. Chúng tôi không ngủ được vì nhớ tiếng sóng vỗ
rì rầm của biển. nhớ những buổi sớm mai đi bộ trên bãi cát mát lạnh, nhớ những
đêm ngồi hóng gió, làm thơ… Chưa hết hè mà chúng tôi không ai hẹn ai cùng nhau
đến trường sớm hơn dự định.
Thường là vào tháng này, trời quang mây tạnh, biển về đêm đẹp lạ. Vậy mà
mới hơn 8h30 bãi biển vắng lặng không một bóng người. Không biết từ đâu mà hơn
một tháng nay có tin đồn có một người con gái xỏa tóc, mặc một đồ màu trắng
ngồi trên một ghềnh đá nhô ra biển ngắm trăng. Không ai biết diện mạo của cô ấy
ra sao, nhưng nghe ông Tư Cào đi biển về khuya kể lại “ Đó là một cô gái mặt mày quái dị, bảy phần giống quỷ, chỉ có ba phần
giống người thôi, miệng cô ấy dính đầy máu”. Ông Tư còn nói thêm “ May mà tôi nhanh chân chạy thoát, nếu không
thì không biết hậu quả sẽ như thế nào? Tôi chạy mà nghe phía sau có tiếng cười
gằn …nghe lạnh xuơng sống!”. Và
kể từ lúc ấy, tin đồn lan xa - không ai
dám ra biển vào ban đêm nữa.
Tôi và Phương lúc đầu cũng ái ngại, ban đêm cũng đóng cửa trốn kĩ trong
phòng, nhưng không khí ngột ngạt và ảm đạm quá, chúng tôi không chịu nổi lâu
được. Tôi nói với Phương “ Chúng mình ra biển đi?, Cậu tin lời đồn đại của mọi
người sao? Chúng ta đã ở đây hơn sáu năm rồi, nếu có ma thật thì chắc chúng ta
đã gặp rồi phải không?”. Phương khẻ gật
đầu như để xác nhận. Im lặng một
lúc, Phương chợt nói lớn : “ Chúng ta ra biển một lúc đi
Tâm? Ở hoài trong phòng buồn và chán quá”. Vậy là tôi và Phương lại được thả
hồn mình hòa cùng tiếng sóng biển rì rầm, lắng nghe những cây phi lao hát bài
ca của gió. Hai đứa chúng tôi thả bộ trên bải biển, trăng trên trời vằng vặc dường như cũng song hành cùng chúng
tôi.
Đêm
nay trời oi bức lạ, bầu trời mây đen
kịt, Chắc sắp có trận mưa to. Bải biển vốn đã vắng người về đêm, nay lại vắng
hơn, chỉ có tiếng sóng vỗ bờ và tiếng gió rít trên hàng phi lao. Ngoài khơi
những ngọn đèn trên những chiếc thuyền lờ mờ ẩn hiện, vạn vật chìm trong màn
đêm lạnh lẽo. Tôi và Phương đi dạo từ sau bữa cơm tối đang vội vã về phòng để
tránh cơn mưa, nhưng không còn kịp nữa, cơn mưa đã bắt đầu lác đác. Mưa mùa này
là những trận mưa rào không dai dẳng, triền miên như mưa mùa đông. Không muốn
bị ướt, chúng tôi nép mình trong một cái chòi nhỏ mà ban ngày vốn là nơi du
khách tham quan ngồi uống cà phê hay chơi cờ. Bỗng Phương ôm chầm lấy tôi thì
thào : “ Tâm! Cậu nghe xem? Hình như mình
nghe tiếng ai khóc than cậu à? Hay là tiếng của cô gái ma?”. Tôi lắng nghe một
lúc và rùng mình, vì trong tiếng sóng biển và gió rít kia, tôi còn nghe thấy
tiếng khóc rền rĩ, trầm trầm, khiến người nghe cảm thấy buốt lòng. Chúng tôi
căng mắt nhìn vào nơi vang ra tiếng khóc
nhưng chỉ là một màn đêm mờ mịt, không thấy được một hình bóng nào.
Mưa bắt đầu tạnh dần, tiếng khóc nghe càng rõ
hơn, tiếng khóc như có một ma lực lôi chúng tôi ra khỏi nơi ẩn nấp đi về phía
trước. Trên một gành đá nhỏ chìa ra biển, bóng một cô gái ngồi bó gối và ôm mặt
nức nở dưới những hạt mưa mưa. Hình như cô vừa khóc vừa nói gì đó mà chúng tôi vì cách xa và bị át bởi tiếng
sóng, tiếng gió nên không nghe rõ, nhưng cả hai chúng tôi đều cảm nhận đó là
tiếng khóc than của một con người đang tuyệt vọng bi thương. Nghĩ như vậy, chúng tôi vững tâm đến gần cô
gái hơn, bước chân của chúng tôi đi rất khẻ vì vậy khi chúng tôi đến cạnh bên,
cô gái mới giật mình quay lại nhìn. Sau một lúc ngỡ ngàng cô gái nói giọng gay
gắt :
- Các người là ai? Đến đây làm gì?
Tôi chưa biết trả lời sao thì Phương đã lên tiếng - giọng thành
thật : “ Chúng tôi là thầy giáo, là dân của vùng biển này, chúng tôi tối nào
cũng đi dạo qua đây mà …”.
- Vậy thì các Người cứ làm
việc của các Người đi, đừng quanh quẩn nơi đây nữa.. ..
Gió biển
thổi mạnh, chúng tôi cảm thấy gai lạnh. Có lẽ cô gái đang ngồi nơi mỏm đá kia càng lạnh hơn? Bộ đồ cô mặc ướt sũng nước mưa, cô thu người
lại vòng tay ôm lấy ngực như để tìm chút hơi ấm. Phương thấy vậy vội tháo chiếc
áo khoát đang mặc quàng lên người cô và dường như không muốn cô gái phản đối
Phương vội nói : “ Khuya rồi chúng ta về
đi? Nhà chúng tôi ở xóm Tiêu gần đây, mời cô có dịp ngang qua thì ghé thăm. À
tôi tên Phương, anh bạn này tên Tâm, còn cô? ”. Cô gái vẫn ngồi lặng yên - không
nói gì, chỉ thoáng liếc nhìn chúng tôi. Phương im lặng một lúc – giọng vui vẻ : “ Tôi
không phải tò mò, nhưng hình như cô có gì đó buồn khổ lắm phải không? ”. Cô gái chậm chạp đứng lên, quay đi - nhưng chỉ
được vài bước cô dừng lại - - nói như chực khóc : “ Tôi không có người thân ở
đây, những người mà tôi biết đều độc ác,
bất lương - họ không phải là những con người….”. Phương vẫn giọng nhẹ
nhàng : “ Đừng nói vậy cô gái, Không phải tất cả mọi người đều xấu cả đâu, trên đời này còn nhiều người tốt mà,
cô ! ”. Tôi vội nói thêm trước khi cô gái kịp phản ứng : “ Cuộc đời cô có thể
gặp nhiều bất hạnh , nhưng cô đừng buồn khổ quá đáng, mà hãy quên chúng đi -
gắng guơng đứng lên và làm lại cuộc đời chứ… ”. Giọng cô gái như tiếng rền rĩ : “ Tôi còn có cuộc đời sao? Tôi không có
người thân, không ai muốn thừa nhận một con người xấu xa, bất hạnh như tôi cả mà?
”. Vừa nói xong - Cô lửng thửng bước lại
chỗ cũ - ngồi xuống mõm đá . Tiếng cô
như tiếng gió vọng lại từ xa : “ Hai anh có thể đủ can đảm - làm ơn nghe hết chuyện về cuộc đời của tôi không?
”. Phương nhìn tôi, cả hai chúng tôi gật đầu. Tôi nhìn Cô gái – giọng tuơi
tỉnh: “ Nếu cô xem chúng tôi là những người bạn, thì cô hãy kể đi – chúng tôi
rất mong muốn nghe!”. Cô gái nhìn lướt lên mặt chúng tôi như một ánh đèn pha chiếu thẳng và bắt đầu kể:
“Quê tôi là vùng quê nằm dọc theo bờ biển, dãi biển miền trung hoang
vắng và nghèo khó. Nhà tôi rất nghèo vì quá đông chị em. Ba tôi có tới 4 bà vợ,
nhưng bà nào cũng sinh ra toàn con gái, mà dân vùng biển chúng tôi nhà nào
không có cón trai là coi như bỏ không. Mẹ tôi là bà vợ thứ ba, khi bà sinh ra
tôi là con gái, ba tôi không quan tâm đến, bỏ mặc để đi theo bà thứ tư. Mẹ tôi buồn và căm giận ba tôi. Đến
năm tôi đươc 5 năm tuổi bà bỏ tôi ở lại
với ba tôi và mấy bà mẹ kế, ra đi tìm
niềm an ủi hạnh phúc cho riêng mình. Tôi trở thành một đứa con vô thừa nhận,
lem luốc bẩn thĩu. Chị em trong nhà
không ai thương tôi, cứ có cơ hội là họ nhiếc mắng sĩ vả, và có khi còn là
những trận đòn thâm tím mình mẩy. Trong nhà tôi giống như một con hầu, một đứa
ở vậy, tôi phải làm vừa lòng hết thảy mọi người nếu trái ý ai là cuộc sống của
tôi sẽ không yên, tôi luôn bị mọi người bỏ đói, và bị đánh đập. Ban ngày là
vậy, đến tối mấy anh chị, em tôi quây
quần bên mẹ chúng, vòi vĩnh thứ này, thứ kia, còn tôi chỉ biết chạy ra biển gởi
những nỗi buồn vào lòng biển sâu, cho mẹ biển mà thôi. Mẹ Biển luôn bao dung , hiểu những gì mà tôi phải gánh
chịu và người đã an ủi, vỗ về tôi hằng đêm như thế. Tôi nghĩ - chỉ có mẹ Biển mới là người mở vòng
tay lớn ôm ấp, xoa dịu được nỗi buồn đau của tôi mà thôi.
Tôi yêu
biển bằng thứ tình yêu cuồng dại không sao giải thích được. Mỗi buổi sáng sớm,
và chiều tà tôi thích ngồi một mình trên bải cát bao la, xây những lâu đài,
cung điện và nhìn thủy tiều lên cuốn mọi thứ ra xa. Mọi thứ trên cõi đời này –
rồi cũng sẽ bị lớp sóng thời gian cuốn trôi đi như thế cả! Cuộc sống của tôi cứ
như vậy trôi qua, không phẳng lặng, êm đềm nhưng cũng là cuộc sống của một con
người đang có mặt trên trái đất bao la
này. Vì vậy có nhiều khi tôi nghĩ đó là những năm tháng hạnh phúc nhất
đời của tôi. Năm tôi 16 tuổi, một buổi tối, tôi ẳm thằng em út, vô tình trượt
chân té, mẹ Tư đuổi tôi ra khỏi nhà cấm cửa không cho tôi về nữa. Mà quả thật
tôi cũng không dám về, cả nhà tôi chỉ có nó là con trai , ba tôi mà biết được
tôi làm nó té, không biết ông sẽ phạt tôi như thế nào nữa. Trời dần khuya , tôi
vừa đói vừa khát, nhưng vẫn kéo lê bước đi lang thang trên bải biển, lòng nơm
nớp lo sợ, hoảng loạn… ”
Phương cắt ngang câu chuyện của cô gái : “
Khuya mà không có ai tìm cô về sao? ”. Cô gái khẻ nhếch môi - cười buồn : “ Có
ai đâu anh? Họ mong tôi đi ra khỏi nhà cho khuất mắt hay chết đi cho họ
rảnh nợ mà ! ”.
Với
giọng mê man , như trong cơn mơ - cô gái tiếp tục câu chuyện:
“Tôi dồn lá
phi lao lại một chỗ và nằm xuống bên một gốc dương lớn ngả lưng xuống. Tôi
đã ngủ thiếp trong cái đói cồn cào và
nỗi lo vây hãm. Tôi đang lơ mơ thì chợt nghe có tiếng người vọng lại đằng xa.
Bất giác, tôi nhõm người dậy định chạy
trốn vào lùm cây gần đó nhưng không còn kịp nữa. Một người trong nhóm đã thấy tôi. Hắn la lên
: “ Có bò lạc chúng mày ạ, tao biết lần ra biển này là hên và may mắn mà…”. Tôi
định bỏ chạy thật mau, nhưng đôi chân dường như không chìu theo ý của tôi nữa, nó cứng đờ, khựng lại một chỗ.
Đám người như hổ đói kia quây quanh tôi, chúng rọi đèn vào mặt tôi và cười lên
hô hố. Một thằng trong bọn nói : “ Cô em xinh xắn lắm tụi bây ơi! Em gái đi đâu
vậy? Chờ bọn anh phải không? Vui vẻ cùng bọn anh tí em nhé? ”. Lúc đó tôi đã hình dung ra chuyện gì sẽ xảy
ra, tôi thét lên kêu cứu, nhưng một thằng trong bọn từ phía sau đã ôm choàng
lấy tôi, quấn ngay chiếc áo thun của nó bịt miệng tôi lại – thì thào : “ Ngoan nào em? Chìu bọn anh một tí, em kêu gào
không ích gì đâu? ”. Nói xong , hắn xoay
người ẵm xốc tôi lên. Chúng mang tôi vào một nơi khuất có tẳng đá bằng phẳng.
Cả bọn ba đứa thay nhau vừa đè tôi xuống, vừa cởi bỏ áo quần của tôi . Tôi cảm
thấy hơi lạnh của đá, của gió , của sóng biển ì ầm trong nỗi bất lực . Chúng thay nhau cưỡng hiếp tôi cho đến khi tôi ngất đi….
Khi tôi tỉnh dậy, trời đã hừng sáng – tôi bật ngồi dậy mặc vội lại áo
quần còn vất bên cạnh . Mưa lất phất, và
sóng biển gào thét dữ dội. Tôi đờ đẩn lê chân về nhà, vì không còn biết đi
đâu nữa. Mọi người trong nhà lo cơn bão số 10 sắp đến mà quên mất sự có mặt của
tôi. Tôi lẳng lặng chui vào buồng - nằm
dài lên giường và mê thiếp đi. Trong cơn mơ ngắn tôi thấy mẹ Biển hiện lên như một vị nữ
thần, nét mặt phẩn nộ, cuốn trôi cả đám
côn đồ man rợ kia quay cuồng dưới dòng
nước xiết…
Ba tháng
sau bụng tôi càng ngày càng lớn, vậy là tin con Thẩm con ông Tùng bị chữa hoang
lan ra mau chóng. Ba tôi giận quá đánh tôi những trận thừa sống, thiếu chết,
còn các anh chị em trong nhà cứ nhìn thấy tôi là họ đánh, họ chửi. Không biết
mấy bà mẹ và anh chị em nói gì mà ba vào một đêm đưa tôi một ít tiền bảo tôi đi khỏi nhà, đi đâu cũng
được, ông không muốn nhìn thấy mặt tôi nữa. Tôi khóc lóc, van xin nhưng vô
hiệu. Tôi đành ôm mấy bộ đồ và ra đi vào lúc nửa đêm. Tôi nhỏ dại, hồi giờ chưa
rời khỏi nhà lần nào biết đi đâu bây giờ, mà không đi khỏi vùng biển này thì ba
tôi giết chết. Tôi đành leo lên đại một chiếc xe, nó mang tôi đi đâu cũng được.
Thế là tôi bắt đầu lưu lạc ở thành phố Hải Phòng sầm uất. Tôi không có nhiều tiền, nên chỉ một vài ngày
sau là tôi đói không có gì để ăn. Tôi đi xin rửa chén bát cho người ta kiếm cái
ăn, tối về ngủ gầm cầu hay lều chợ như những người ăn mày khác.
“ Sao mà có người
cha nhẫn tâm quá vậy trời” Tôi buộc miệng la lên. Thẩm nhìn tôi cười nhạt, chưa
hết đâu anh. Cuộc sống khốn khổ như vậy mà vẫn chưa hết kiếp nạn của cuộc đời
tôi đâu.
“ Một
hôm có một bà ăn mặc sang trọng đến tìm tôi, bà ấy nói “ chị thấy em xinh đẹp
như thế này mà rửa chén, ở lều chợ thì phí lắm, em về bán quán cà phê cho chị
không sướng hơn sao?. Chứ ở đây điều kiện như thế này làm sao một người có bầu
như em chịu nổi. Tôi nhe bà ấy nói bùi tai, nên theo bà ấy về nhà, vì lúc đó
tôi nghĩ: “ tôi còn có gì đâu để giữ nữa, tất cả đã mất hết rồi”. Tôi được ăn
ngon mặc đẹp và không phải làm gì cả,
hơn một tuần sau bà ấy bảo “
tương lai tôi còn dài không thể sinh con không cha được và sinh ra thì
tôi lấy gì để nuôi nó”. Bà Lệ khuyên tôi
đi phá thai bỏ đứa bé đi. Lúc đó tôi có biết phá thai, bỏ đứa bé là sao đâu,
chỉ thấy bà tốt vối tôi, mà tôi không có gì đền đáp nên gật đầu chấp nhận là sẽ
làm theo lời bà.
Tôi ở nhà
bà Lệ được ba tháng, ngày phụ bà bán cà phê, tối dọn dẹp trong nhà. Một hôm bà
bảo có việc đi Lạng Sơn, bảo tôi đi cùng vì có việc cần đến tôi. Phương nghe
đến đây la lên “ Chết rồi! Cô gặp Tú bà rồi, cô bị bán sang Trung Quốc đúng không?”.
Thẩm gật nhẹ đầu xác nhận và kể tiếp: “ Bà ấy dẫn tôi đến một ngôi nhà bên sườn
núi và bảo tôi ở đó chờ bà trở lại. Khoảng hơn một tiếng đồng hồ sau có hai
người đàn ông đến họ nói bà Lệ đã bán tôi cho họ rồi. Tôi hoảng sợ kêu gào,
nhưng giữa vùng rừng núi tiếng kêu của tôi lạc lõng, chơi vơi. Tôi được hai
người đàn ông đưa đến bán lại cho một động mại dâm và tôi ở đó trong nửa năm.
Một ngày tôi phải tiếp từ 7- 10 khách, làm việc từ 6h sáng đến 1, 2 giờ đêm kể
cả ngày đau yếu bệnh tật. Sau đó họ còn bán tôi cho vài động mại dâm khác cho
đến khi tôi được một số người tốt giúp đỡ trốn thoát về Việt Nam .
Thẩm im
lặng một lúc và thở dài nói: “ Tôi về lại được Việt Nam , nhưng không dám, và cũng không
muốn về lại quê nhà, vì nơi đó gợi lại cho tôi biết bao nỗi buồn. Nhưng tôi rất
yêu biển, vì vậy tôi mới dạt đến vùng biển này. Ngày ngày tôi đi bán vé số, tối
đến ra đây kể những chuyện vui, buồn với mẹ Biển thân yêu của tôi. Chỉ có mẹ là
thương tôi, không ghét bỏ đứa con này thôi. Nói đến đây Thẩm lại ôm mặt khóc
rưng rức. Phương đặt tay lên vai Thẩm nói như một lời chia sẻ: “ Xét cho cùng
thì cô có lỗi gì đâu? Chỉ là hoàn cảnh khắc nghiệt xô đẩy cuộc đời cô vậy mà?”.
Tôi không ngờ có một người con gái khổ đến nhường này, giá mà tôi có thể làm gì
để chia sẻ cùng cô được, tôi lóng ngóng mãi mới nói được một câu “Nếu cô Thẩm
không chê có thể xem hai chúng tôi là bạn được không?”. Thẩm ngừng khóc ngẩng
đầu lên nói lắp bắp “ Hai anh nói thật chứ? Hai anh vẫn xem tôi là bạn sao?.
Tôi và Phương đột nhiên không hẹn nhau mà cùng nắm tay cô như để chia sẻ những
nỗi buồn và truyền cho cô một chút hơi ấm của tình người.
Phương đông trời đã chuyển sang hồng, vậy là bắt đầu một ngày mới, Chúng
tôi chia tay nhau. Thẩm hứa sẽ đến thăm chúng tôi vào một ngày gần đây. Cô quay
đi và khuất sau hàng phi lao. Chúng tôi có thêm một cô bạn, là con gái của mẹ
Biển, chúng tôi phải làm gì để cho người bạn của tôi quên đi quá khứ của mình,
quên đi tất cả những chuỗi ngày không đáng nhớ, trở về cuộc sống bình thường
của một người dân biển hiền hòa nhân hậu đây?. Tôi chợt nhớ đến bà Năm Bường
sống một mình, nhà ở cạnh tôi. Chồng và con bà ra biển bị bão và không về nữa,
bà sống cô độc có một mình. Trong đầu tối lóe lên một niềm hi vọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét