LỄ PHẬT ĐẢN
Ở MỘT CHÙA QUÊ
Mang Viên Long
Phía trước mặt cổng chính là con đường đất nhỏ, cánh
đồng rộng thẳng tắp, và xa xa là dãy núi lặng lẽ xanh rì. Tôi có duyên được về ở
chùa này, vì Thầy trụ trì trước đây có thời gian làm Giám học trường Trung học
Bồ Đề, còn tôi – có tham gia sinh họat văn nghệ cùng với nhà trường … Bởi vậy,
Thầy chỉ lớn hơn tôi có … một tuổi đời ! Tình cảm quan hệ thật chí tình, thân mật.
Tôi quý trọng Thầy vì sở học, đạo hạnh, và sau cùng là tấm lòng rộng mở, phóng
khoáng, của một bậc chân tu – tận tụy vì Phật pháp, Phật sự …
Trước
ngày lễ một tuần, sau giờ trì tụng kinh buổi sớm; trong buổi trà đạo thường
ngày, Thầy nói với tôi:
- Cơm
nước xong, tôi sẽ họp chúng…, phân công một số việc để chuẩn bị cho ngày Đại Lễ
Phật Đản. Lát nữa phải về Tuy Hòa để dự họp, có lẽ tối nay hay sáng mai mới về
lại …
- Còn
tôi ? Thầy sẽ phân công làm việc gì? – Tôi vui vẻ hỏi.
- Còn
ông ấy à? – Thầy cười, ông thích làm gì thì cứ làm…
Công
việc chuẩn bị đón mừng ngày Phật Đản sinh xoay quanh ba việc chính theo lời Thầy
hướng dẫn: Dựng một lễ đài trước sân chánh điện, một cổng chào ở cửa chính vào
chùa, và lễ vật cúng dường để sau đó sẽ thiết đãi đạo hữu, các em trong GĐPT…
Thầy
còn cho biết thêm, buổi lễ sẽ chính thức cử hành vào chiều 14 – lúc 16 giờ, để
bà con và các em học sinh trong GĐPT có thể đến tham dự đông đủ. Sáng sớm ngày
Rằm – 15.4 âl, Thầy sẽ phải có mặt ở chùa Bảo Tịnh …
Vài đạo
hữu tôi có dịp quen thân lúc về ở đây, đã có mặt rất sớm. Họ làm việc cật lực,
nhiệt tình – cùng với các chú được phân công; quyết hoàn tất hai “công trình” lễ đài và cổng chào, trong
thời gian sớm nhất; để nhóm trang hoàng có thể làm việc.
Mỗi
ngày, không ai nhắc nhở, số đạo hữu đến giúp việc càng đông, khiến một số phải
“tìm việc mà làm” thêm chứ không chịu
ngồi… xem; như quét dọn, tưới cây, hay phụ giúp việc bửa củi, nấu bánh … Không
khí yên vắng, lặng lẽ thường ngày, đã trở nên rộn ràng, có thêm lời nói tiếng
cười cho dầu là ở khu nhà bếp.
Trẻ
em trong các xóm lân cận, nhất là ở khu chợ - cũng “bắt hơi” rất nhạy, kéo đến ngồi từng nhóm bàn đủ thứ chuyện … hay
bu quanh các chú đang làm việc, chờ sai bảo… Từ ngày được về sống ở đây – sau Tết,
tôi mới cảm nhận hết được những tấm lòng chơn chất hồn nhiên của người Phật tử ở
miền quê nghèo khó này: Dù rất vất vả với miếng cơm, manh áo – họ vẫn luôn hướng
lòng về chùa, về Phật – nơi an trú an lành cho cuộc đời vô thường dẫy đầy phiền
não của họ …
Tôi “tự nhận” cắt chữ cho việc trang hoàng cổng
chào, và lễ đài; xong việc, tôi còn “tự ý”
làm một tờ bích báo, lấy tên “Tự Thắng”
để chào mừng ngày vui trọng đại của muôn loài: Ngày Phật Đản sanh!
Để có
bài viết đầy khổ giấy lớn, tôi lại … “tự
ý” trích bài của vài vị tôn đức để đăng vào nữa! Ưu tiên cho các bài quan
trọng phục vụ ngày đại lễ: Thư của HT. Pháp Chủ, “Ý nghĩa ngày Phật Đản” của H.T. Trưởng ban H.P.T.Ư, Thơ khai thị của
Trần Nhân Tông, lá thứ “Tòa soạn” của Thầy Trụ Trì… Tôi đã bay về thị xã kêu gọi
quý văn hũu yểm trợ bài cho tờ báo thêm phong phú. Chỉ trong hai hôm, tôi đã nhận
được đủ bài của của Trần Huiền Ân, KL, Nhã Nam …Phần tôi viết đến … ba bài mới
đủ trang báo! Như vậy, tờ báo đã gồm đủ các mục: Từ Nghị luận, tìm hiểu Phật
Pháp, quan điểm, đến thơ, văn, tùy bút, truyện cổ Phật Giáo – lại có tiểu phẩm
vui, không thiếu một mục cần thiết nào!
Tôi
đã gò lưng lên bàn, trình bày, vẽ, viết… đến mấy buổi – tờ báo mới hoàn chỉnh.
Người thợ mộc trong xóm chợ đã đóng cho chiếc khung xinh đẹp, cũng không chịu
nhận tiền “bồi dưỡng”. Ông nói: “Thầy (vì trước đây tôi có dạy học) làm việc
cho chùa, thì tôi cũng xin góp chút công cho chùa vậy! Tôi cũng là Phật tử của
chùa mà !”.
Buồi
sáng ngày 14, tất cả mọi sự chuẩn bị đều đã hoàn tất – trông quang cảnh chùa
tươi sáng hẳn lên; tất cả đều hoan hỷ ngắm nhìn kết quả tốt đẹp của việc mình
làm. Nơi nhà nghỉ mát lục giác phía bên trái chánh điện, mấy cô chú và đám học
sinh trong …bu quanh tờ báo “Tự Thắng”
; khiến tôi vừa vui, vừa có chút áy náy …
Thầy
Trụ trì vui vẻ nói:
- Đại
lễ Phật Đản năm nay ta có thêm tờ báo, trông cũng hấp dẫn…
Tôi
nhìn Thầy, cười:
- Cũng
chưa hấp dẫn bằng mấy thùng bánh tét của mấy bà, và mấy khay bánh bông lan kiểu
cách của chị em cô Bé …
Chú
Quy đứng bên cạnh, góp vào !
- Bánh
tét thì ăn no được, chứ bánh bông lan không dám ăn đâu, thưa Thầy !
- Sao
vậy ? Thầy ngạc nhiên.
- Vì
bánh mấy cô làm đẹp quá, ai dám ăn?
Buổi
xế chiều, lác đác dăm ba người xong việc sớm, áo quần chỉnh tế - vào ngồi niệm
kinh ở chánh điện. Từng tốp bốn năm người lần lượt vào chùa, đi dạo quanh sân,
lễ đài – tôn kính chiêm ngưỡng tượng đức Bổn Sư – đản sinh đi trên hoa sen được
trang trí các dây điện mầu rực rỡ, lạ mắt. Toán học sinh GĐPT đang tụ tập thành
vòng tròn, sinh hoạt ở góc sân cổng phụ. Tiếng ca hát, reo vui của các em, làm ấm
áp cảnh quê yên tĩnh về chiều …
Hơn
16g – thầy hướng dẫn chương trình mời bà con đạo hữu quy tụ trước lễ đài; bóng
chiều đã mát hẳn khoảng sân rộng- gió dạt
dào từng đợt, khiến ai ai cũng cảm thấy phấn khởi, tươi vui. Sau một ngày vất vả
ngoài đồng, bận rộn việc bán buôn ở chợ, trên nét mặt mọi người đều lộ rõ niềm
hân hoan, thành kính, khi kịp đến tham dự buổi lễ …
Thầy
Trụ Trì đọc thư của H.T. Giáo chủ, nói đến ý nghĩa vô cùng trọng đại của ngày Đức
Phật thị hiện đản sinh, lòng tri ân vô hạn đối với Đức Từ Phụ… Thầy có một bài
nói pháp ngắn về sự hiện hữu mầu nhiệm của Đức Phật, trong suốt hơn 2.500 năm
qua. Thầy khuyến tấn đệ tử, quý đạo hữu, hãy thể hiện lời dạy của Đức Phật bằng
việc làm thực tế hằng ngày - để được niềm pháp hỷ, an lạc, và giải thoát trong
hiện tại.
Buổi
lễ được tiếp tục với phần giúp vui của các em trong GĐPT: Những tiết mục văn
nghệ “Mừng Ngày Đức Phật Đản Sinh” được
các em thể hiện hồn nhiên, hấp dẫn. Khán giả là cha mẹ, chú bác, anh chị của
các em, nên sau mỗi phần trình diễn, tiếng vỗ tay tán thưởng thật nồng nhiệt. Hằng
ngày chỉ nhìn thấy chúng lam lũ, giờ được các anh chị cho mặc đồ đẹp, dán hoa,
đội mũ rộng, lại được “tô son đánh phấn”
thêm – nên trông đứa nào cũng dễ thương, cũng lớn hẳn lên ! Niềm vui cứ dâng
lên dạt dào …
Mặt
trăng đã lên chếch phía cổng chùa. Mặt trăng tròn, to; tỏa chiếu ánh vàng bát
ngát ngoài cánh đồng, trong sân chùa; lòng ai cũng cảm thấy tươi mát, hoan hỷ.
Theo
lời Thầy dẫn chương trình, bà con rủ nhau từng nhóm, đến ngồi kín các dãy bàn
có bày dọn thức ăn sẵn ở phía khu nhà nghỉ: “Kính mời quý đạo hữu, các cháu, cùng chia vui với nhà chùa chút quà tâm
… cúng dường ngày Đản Sinh của Đức Từ Phụ …”. Thức ăn chỉ có hai món: Bánh
tét nước tương và bánh bông lan; nhưng bữa ăn thật thân mật, đậm đà tình nghĩa
làm sao !
Thầy
đi đến từng bàn – vui vẻ : “ Bánh tét có hơi … khê, ….. mong bà con hỷ xả cho đầu
bếp vậy!”
Tất cả
đều cười …
Kính tặng T.T. Thiện Đạo
và quý cô chú, đạo hũu chùa PL .
Huệ Thành
MANG VIÊN LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét