Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc New Year 2016
Nguyễn Văn Đông: Nhớ một chiều Xuân
Nguyễn Văn Đông: Nhớ một chiều Xuân
Tiếng hát: Hồng Vân
HAPPY NEW YEAR 2016
Tình thân,
NNS
............................................................................................................
(1) Chuyện Thời sự & Xã hội(Lê Phú Khải – một người ngoài Đảng)
Nhiều người quan tâm đến tình hình đất nước đã hỏi tôi: “Theo ý anh, ai trong Bộ Chính trị hiện nay sẽ làm Tổng bí thư tại Đại hội 12 sắp tới là tốt nhất?”.
Tôi trả lời: “Trong gần bốn triệu đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, có nhiều người tài giỏi và có đức, yêu nước thực lòng. Nếu để ứng cử tự do và bầu phổ thông đầu phiếu trong toàn Đảng thì sẽ chọn được một Tổng bí thư xứng đáng, dân được nhờ. Nếu chỉ chọn trong Bộ Chính trị, hay Ban Chấp hành Trung ương thì… Bác Hồ sẽ là… người Thanh Hóa!”. Nhiều người đã rất ngạc nhiên. Nhiều người còn mắng tôi: “Thấy ông là nhà báo mới hỏi, sao lại…?”.
Tôi bèn kể cho họ nghe câu chuyện “Bác Hồ là người Thanh Hóa”. Chuyện như sau: Có bốn anh bộ đội đi chơi với nhau. Một anh quê ở Nghệ An, ba anh kia quê ở Thanh Hóa. Anh quê Nghệ An nói: “Bác Hồ là người quê choa”. Một anh quê Thanh Hóa nói: “Không phải, Bác Hồ là người quê tôi!”. Thế là cãi nhau. Cuối cùng phải bỏ phiếu. Kết quả: Bác Hồ là người Thanh Hóa, vì ba anh anh Thanh Hóa đều bỏ phiếu Bác là người quê mình. Rõ ràng dân chủ, công khai, minh bạch, thiểu số phục tùng đa số: Bác Hồ vẫn là người Thanh Hóa.
Phương Tây văn minh trải qua những vận động đi lên của lịch sử đã gọi cái đa số trong câu chuyện kể trên là đa số thiểu số (majorité minimal). Nguyên tắc tập trung dân chủ, thực chất là mất dân chủ ngay trong Đảng đã tạo ra cái đa số tối thiểu ấy. Nhiều lần đại hội mất dân chủ, đã dẫn đến nông nỗi này cho Đảng hôm nay… phải họp Trung ương liên tục, họp mãi vẫn chưa tìm được “lãnh tụ” xứng tầm.
Năm 2015, tính ra có đến 6993 cái đại hội trong cả nước. Này nhé, 63 tỉnh thành là 63 cái đại hội tỉnh đảng bộ. Mỗi tỉnh ước tính có 10 huyện thị, vị chi là có 630 cái đại hội huyện đảng bộ, mỗi huyện ước tính có 10 xã. Vậy ước tính cả nước có 6993 cái đại hội. Đó là chưa kể các đại hội của các ngành ở Trung ương. Đại hội nào cũng cờ dong trống mở, chăng đèn kết hoa xanh đỏ tím vàng như sân khấu cải lương chèo tuồng! Cả ăn uống liên hoan nữa. Tất cả đều lấy từ ngân sách nhà nước, từ thuế của dân để chi… Vậy mà vẫn không tìm ra được người tài đức để cứu Đảng cứu nước!
Cái nguyên tắc tập trung dân chủ thật là đáng sợ, thật là đại bi kịch cho đảng cầm quyền. (L. P. K.- Tác giả gửi BVN).
(ii) Ts Nguyễn Hưng Quốc: Sự khác biệt giữa độc tài và dân chủ
Cách đây mấy ngày, tình cờ tôi gặp lại một người quen, trước, sống ở Úc, sau, về Việt Nam làm việc từ cả hơn 20 chục năm nay. Thỉnh thoảng, vài ba năm một lần, anh về lại Úc để thăm gia đình. Tôi hỏi cảm tưởng của anh mỗi lần quay lại Úc. Ngẫm nghĩ một lát, anh cho biết: Mỗi lần về Úc, anh cảm thấy thoải mái hơn, tự tin hơn, và nhất là, được tôn trọng hơn, do đó, thấy mình… “người” hơn.
Điều anh nói, tôi cũng đã từng nghe nhiều người khác nói, những người vừa sống ở Úc vừa sống ở Việt Nam. Tất cả đều nói giống nhau: Ở Việt Nam, người ta cảm thấy cái phần “người” của họ bị đè bẹp, chỉ còn rất nhỏ, còm cõi, yếu ớt, thảm hại. Chủ yếu là vì lúc nào cũng sợ sệt người khác. Ở nhà thì sợ người khác cạy cửa ăn trộm, có khi, giết chết. Ra đường thì, một mặt, sợ tai nạn giao thông; mặt khác, sợ cảnh sát giao thông quấy nhiễu, tìm cớ để ăn hối lộ. Vào các công sở thì lúc nào cũng thấy bị uy hiếp. Sợ nhất là gặp công an. Làm ăn lương thiện, không có tội gì cả, nhưng cứ hễ thấy bóng công an là thấy bất an, hồi hộp, lo lắng. Nói chung, ở Việt Nam, lúc nào người ta cũng căng thẳng vì sợ hãi. Ở Úc thì khác. Gặp ai cũng được chào hỏi một cách thân mật. Rất hiếm thấy cảnh sát. Mà có thấy cũng không lo sợ vì biết chắc sẽ không ai làm khó dễ gì mình. Khi cần làm giấy tờ, bước vào cửa các cơ quan công quyền, người ta hoàn toàn tự tin là mình sẽ được phục vụ theo đúng quy định chứ không bị sách nhiễu như ở Việt Nam.
Tôi cho những kinh nghiệm như thế tiết lộ cho chúng ta sự khác biệt sâu sắc giữa một chế độ độc tài và một chế độ dân chủ.
Nói đến sự khác biệt giữa độc tài và dân chủ, lâu nay, người ta chủ yếu chỉ nhìn vấn đề từ góc độ chính trị; ở chính trị, người ta chủ yếu tập trung vào yếu tố cơ chế; và trong cơ chế ấy, người ta quan tâm nhiều nhất đến các quan hệ quyền lực. Thật ra, dưới chế độ nào, giới lãnh đạo cũng đều có rất nhiều quyền lực. Chỉ khác ở một số điểm: Một, quyền lực, dưới chế độ độc tài, có tính tuyệt đối, nằm hẳn trong tay của một người hoặc một nhóm người; dưới chế độ dân chủ, có tính chất tương đối và được phân tán, ít nhất trong ba lãnh vực khác nhau, thường được gọi là tam quyền phân lập (hành pháp, lập pháp và tư pháp). Hai, quyền lực, dưới chế độ độc tài, chủ yếu là do cưỡng đoạt hoặc lạm dụng; dưới chế độc dân chủ, chủ yếu là được dân chúng uỷ thác trong các cuộc bầu cử tự do, bình đẳng và minh bạch. Ba, quyền lực, dưới chế độ độc tài, nằm trên cả luật pháp, ở đó, luật pháp được sử dụng như một công cụ để đàn áp dân chúng (rule by law); dưới chế độ dân chủ, bị kiểm soát bởi luật pháp (rule of law). Và bốn, quyền lực, dưới chế độ độc tài, có thể kéo dài cho đến lúc bị sụp đổ; dưới chế độ dân chủ, có tính chất nhiệm kỳ.
Sự khác biệt giữa độc tài và dân chủ cũng có thể được nhìn từ một góc độ khác: nhân quyền. Nói một cách tóm tắt, độc tài chà đạp lên quyền làm người căn bản của con người trong khi dưới các chế độ dân chủ, các quyền ấy được tôn trọng. Trong các quyền ấy, có ba loại quyền quan trọng hơn hết: Thứ nhất là quyền được tự do suy nghĩ và tự do phát biểu dưới mọi hình thức. Thứ hai là quyền được chọn lựa giới lãnh đạo qua các cuộc bầu cử. Và thứ ba là quyền kiểm soát, phản biện, phê phán, thậm chí, phản đối các chính sách của chính phủ một cách công khai qua các phương tiện truyền thông cũng như các cuộc biểu tình bất bạo động.
Ở Việt Nam hiện nay, không có quyền nào trong ba thứ quyền nêu trên được tôn trọng đúng nghĩa. Người dân được quyền tự do suy nghĩ nhưng lại có rất ít quyền tự do phát biểu. Phát biểu ở chỗ riêng tư, với bạn bè hoặc người thân thì được, nhưng phát biểu công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng - vốn hầu hết đều nằm trong tay nhà nước - thì bị hạn chế và không ít trường hợp, bị trù dập. Hơn nữa, những cái được gọi là tự do tư tưởng đều chỉ có ý nghĩa tương đối. Đã đành là ở Việt Nam hiện nay, khác với trước đây, không có cảnh “đem bục công an đặt giữa trái tim người” như lời Lê Đạt thời Nhân Văn Giai Phẩm. Nhưng khi người dân không có quyền tìm kiếm và lưu giữ thông tin, khi người dân chỉ được tiêu thụ những thông tin do chính quyền sàng lọc và cung cấp, họ cũng không thực sự có quyền tự do tư tưởng.
Người dân cũng được đi bầu Quốc hội, nhưng thứ nhất, người ta chỉ được bầu những người đã được lựa chọn sẵn; và thứ hai, bản thân Quốc hội cũng chả có quyền lực gì đáng kể trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Những lá phiếu của dân chúng chỉ là những chi phiếu giả, không có tiền thế chấp, do đó, không có giá trị gì cả. Nó chỉ tạo ra ảo tưởng tự do nhưng lại không phải là tự do thật.
Riêng các quyền phản biện và chống đối thì bị bóp nghẹt hoàn toàn. Cho đến nay, chính phủ và Quốc hội hứa hẹn sẽ soạn luật về biểu tình nhưng cả hai đều cứ lần khân khất hẹn mãi. Những cuộc biểu tình, dù một cách chính đáng, ví dụ chống các hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc, đều bị cấm đoán; một số người tổ chức hoặc tham gia bị bắt bớ, có người bị cầm tù dưới nhiều tội danh khác nhau.
Việc tôn trọng các quyền làm người cũng là việc tôn trọng con người. Không ai thực sự là người nếu các quyền căn bản của họ không được tôn trọng. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi sống ở dưới các chế độ dân chủ, người ta không những được tự do mà còn thấy tự tại phơi phới, thấy mình đích thực là mình.
Cách đây mấy ngày, tình cờ tôi gặp lại một người quen, trước, sống ở Úc, sau, về Việt Nam làm việc từ cả hơn 20 chục năm nay. Thỉnh thoảng, vài ba năm một lần, anh về lại Úc để thăm gia đình. Tôi hỏi cảm tưởng của anh mỗi lần quay lại Úc. Ngẫm nghĩ một lát, anh cho biết: Mỗi lần về Úc, anh cảm thấy thoải mái hơn, tự tin hơn, và nhất là, được tôn trọng hơn, do đó, thấy mình… “người” hơn.
Điều anh nói, tôi cũng đã từng nghe nhiều người khác nói, những người vừa sống ở Úc vừa sống ở Việt Nam. Tất cả đều nói giống nhau: Ở Việt Nam, người ta cảm thấy cái phần “người” của họ bị đè bẹp, chỉ còn rất nhỏ, còm cõi, yếu ớt, thảm hại. Chủ yếu là vì lúc nào cũng sợ sệt người khác. Ở nhà thì sợ người khác cạy cửa ăn trộm, có khi, giết chết. Ra đường thì, một mặt, sợ tai nạn giao thông; mặt khác, sợ cảnh sát giao thông quấy nhiễu, tìm cớ để ăn hối lộ. Vào các công sở thì lúc nào cũng thấy bị uy hiếp. Sợ nhất là gặp công an. Làm ăn lương thiện, không có tội gì cả, nhưng cứ hễ thấy bóng công an là thấy bất an, hồi hộp, lo lắng. Nói chung, ở Việt Nam, lúc nào người ta cũng căng thẳng vì sợ hãi. Ở Úc thì khác. Gặp ai cũng được chào hỏi một cách thân mật. Rất hiếm thấy cảnh sát. Mà có thấy cũng không lo sợ vì biết chắc sẽ không ai làm khó dễ gì mình. Khi cần làm giấy tờ, bước vào cửa các cơ quan công quyền, người ta hoàn toàn tự tin là mình sẽ được phục vụ theo đúng quy định chứ không bị sách nhiễu như ở Việt Nam.
Tôi cho những kinh nghiệm như thế tiết lộ cho chúng ta sự khác biệt sâu sắc giữa một chế độ độc tài và một chế độ dân chủ.
Nói đến sự khác biệt giữa độc tài và dân chủ, lâu nay, người ta chủ yếu chỉ nhìn vấn đề từ góc độ chính trị; ở chính trị, người ta chủ yếu tập trung vào yếu tố cơ chế; và trong cơ chế ấy, người ta quan tâm nhiều nhất đến các quan hệ quyền lực. Thật ra, dưới chế độ nào, giới lãnh đạo cũng đều có rất nhiều quyền lực. Chỉ khác ở một số điểm: Một, quyền lực, dưới chế độ độc tài, có tính tuyệt đối, nằm hẳn trong tay của một người hoặc một nhóm người; dưới chế độ dân chủ, có tính chất tương đối và được phân tán, ít nhất trong ba lãnh vực khác nhau, thường được gọi là tam quyền phân lập (hành pháp, lập pháp và tư pháp). Hai, quyền lực, dưới chế độ độc tài, chủ yếu là do cưỡng đoạt hoặc lạm dụng; dưới chế độc dân chủ, chủ yếu là được dân chúng uỷ thác trong các cuộc bầu cử tự do, bình đẳng và minh bạch. Ba, quyền lực, dưới chế độ độc tài, nằm trên cả luật pháp, ở đó, luật pháp được sử dụng như một công cụ để đàn áp dân chúng (rule by law); dưới chế độ dân chủ, bị kiểm soát bởi luật pháp (rule of law). Và bốn, quyền lực, dưới chế độ độc tài, có thể kéo dài cho đến lúc bị sụp đổ; dưới chế độ dân chủ, có tính chất nhiệm kỳ.
Sự khác biệt giữa độc tài và dân chủ cũng có thể được nhìn từ một góc độ khác: nhân quyền. Nói một cách tóm tắt, độc tài chà đạp lên quyền làm người căn bản của con người trong khi dưới các chế độ dân chủ, các quyền ấy được tôn trọng. Trong các quyền ấy, có ba loại quyền quan trọng hơn hết: Thứ nhất là quyền được tự do suy nghĩ và tự do phát biểu dưới mọi hình thức. Thứ hai là quyền được chọn lựa giới lãnh đạo qua các cuộc bầu cử. Và thứ ba là quyền kiểm soát, phản biện, phê phán, thậm chí, phản đối các chính sách của chính phủ một cách công khai qua các phương tiện truyền thông cũng như các cuộc biểu tình bất bạo động.
Ở Việt Nam hiện nay, không có quyền nào trong ba thứ quyền nêu trên được tôn trọng đúng nghĩa. Người dân được quyền tự do suy nghĩ nhưng lại có rất ít quyền tự do phát biểu. Phát biểu ở chỗ riêng tư, với bạn bè hoặc người thân thì được, nhưng phát biểu công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng - vốn hầu hết đều nằm trong tay nhà nước - thì bị hạn chế và không ít trường hợp, bị trù dập. Hơn nữa, những cái được gọi là tự do tư tưởng đều chỉ có ý nghĩa tương đối. Đã đành là ở Việt Nam hiện nay, khác với trước đây, không có cảnh “đem bục công an đặt giữa trái tim người” như lời Lê Đạt thời Nhân Văn Giai Phẩm. Nhưng khi người dân không có quyền tìm kiếm và lưu giữ thông tin, khi người dân chỉ được tiêu thụ những thông tin do chính quyền sàng lọc và cung cấp, họ cũng không thực sự có quyền tự do tư tưởng.
Người dân cũng được đi bầu Quốc hội, nhưng thứ nhất, người ta chỉ được bầu những người đã được lựa chọn sẵn; và thứ hai, bản thân Quốc hội cũng chả có quyền lực gì đáng kể trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Những lá phiếu của dân chúng chỉ là những chi phiếu giả, không có tiền thế chấp, do đó, không có giá trị gì cả. Nó chỉ tạo ra ảo tưởng tự do nhưng lại không phải là tự do thật.
Riêng các quyền phản biện và chống đối thì bị bóp nghẹt hoàn toàn. Cho đến nay, chính phủ và Quốc hội hứa hẹn sẽ soạn luật về biểu tình nhưng cả hai đều cứ lần khân khất hẹn mãi. Những cuộc biểu tình, dù một cách chính đáng, ví dụ chống các hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc, đều bị cấm đoán; một số người tổ chức hoặc tham gia bị bắt bớ, có người bị cầm tù dưới nhiều tội danh khác nhau.
Việc tôn trọng các quyền làm người cũng là việc tôn trọng con người. Không ai thực sự là người nếu các quyền căn bản của họ không được tôn trọng. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi sống ở dưới các chế độ dân chủ, người ta không những được tự do mà còn thấy tự tại phơi phới, thấy mình đích thực là mình.
(iii) Phương Đoàn: Nước Nga "gồng mình" để tồn tại (1)
Ðang trên Quảng Trường Ðỏ ở Moscow, tôi chựng người lại khi bắt gặp một hình dáng người rất quen mà không thể nhớ liền được là ai? Người đàn ông thấp người, mặc bộ đồ đại lễ, đầu đội chiếc mũ kếp pi - tất cả cùng màu đen, đút tay vào túi quần với khuôn mặt trầm tư... Bắt gặp cái nhìn của du khách, ông liền nở nụ cười, giơ tay vẫy vẫy mời chào: “Chụp hình kỷ niệm đi. Chỉ 100 rub thôi, hay $2 đô la Mỹ cũng được!” Tôi vừa lắc đầu vừa phá lên cười vì nhận ra người “quen quen” ấy: Lenin. Hiển nhiên, chính xác hơn, là người đóng vai Lenin.
Trong thời gian lang thang xung quanh điện Kremlin, tôi còn gặp mấy “Lenin” nữa, cũng đang mời chào du khách chụp hình. Tự nhiên tôi liên tưởng đến câu đầu tiên trong “Tuyên Ngôn Ðảng Cộng Sản: “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu: Bóng ma Chủ Nghĩa Cộng Sản.” Chẳng những không chỉ Lenin thôi mà tại Quảng Trường Ðỏ - biểu tượng của nước Nga - du khách còn gặp được vô số nhân vật nổi tiếng, những vị vua chúa của Nga thời xưa, như Groznyi Ðại Ðế, Nữ Hoàng Ekaterina Ðệ Nhị, và cả lãnh tụ Soviet sắt máu sau này như Stalin... Người Nga ngày nay không chỉ bị ảnh hưởng của học thuyết Cộng Sản lỗi thời (dầu đã cố thoát khỏi nó), họ mang cả tâm lý của một quốc gia từng là đại cường, muốn phục hồi với mong mỏi khôi phục lại đế chế Nga hùng mạnh, cho dầu dưới một tên gọi khác. Các phương tiện truyền thông thế giới phần lớn đang mô tả nước Nga như một quốc gia hung hãn đang bị cô lập, cấm vận và kiệt quệ... Vậy thật sự nước Nga hiện tại ra sao?
Tôi trở lại thăm Nga sau 7 năm, ngạc nhiên bởi những đổi thay của nó. Nếu chỉ nhìn bề ngoài thôi thì có vẻ hầu như tất cả đã đẹp hơn, lịch sự hơn, tốt hơn rất nhiều. Những đại lộ giữa Moscow với cả gần chục lanes mỗi chiều, những cao ốc kính lấp lánh không khác gì tại các downtown của các đô thị của Mỹ, những dãy cửa hàng sang trọng tập trung tất cả các nhãn hiệu thời trang danh tiếng thế giới, những siêu thị thực phẩm đầy ắp thức ăn... Không còn cảnh dày đặc cảnh sát vũ trang mang áo giáp lăm lăm súng tiểu liên trên mỗi góc phố như trước kia. Cảnh sát giao thông cũng vắng bóng, các camera giám sát giao thông dày đặc, phiếu phạt được gửi về theo bưu điện kèm theo hình ảnh chứng minh. Không còn thấy cảnh các nhóm đầu trọc hung hãn quấy rầy du khách. Giới trẻ dùng tiếng Anh phổ thông hơn trong giao tiếp...
Nếu đến nước Nga vào khoảng thời gian Tháng Chín, du khách sẽ cảm thấy một nước Nga thật thơ mộng. Cuối Thu nhưng trời chưa quá lạnh vì đang “mùa Hè rớt,” nắng vẫn lấp lánh trên những nóc giáo đường dát vàng rực rỡ. Cái lạnh chỉ đủ để khoác lên người chiếc jacket mỏng làm dáng. Khắp nơi, mọi chốn hầu như chỉ một màu vàng, của cây cỏ, của thiên nhiên.
Lang thang trên các nẻo đường, góc phố Moscow hay Saint Petersburg, du khách ngỡ ngàng bởi kiến trúc cổ kính, những giáo đường lộng lẫy, những con sông uốn mình soi bóng những lâu đài trầm mặc... Không những bị mê hoặc bởi sắc đẹp của thiên nhiên và kiến trúc, du khách sẽ còn “mê” nước Nga hơn vì giá cả hiện nay đều... quá rẻ, khi quy tiền Nga ra tiền Ðô La. ($1 đổi được khoảng 66 rub). Vé tàu điện ngầm tại S. Petersburg là 30 rub (tức chỉ gần 50 xu Mỹ) cho 1 lần đi không giới hạn khoảng cách. Vé một ngày ở Moscow là 200 rub (khoảng $3), không giới hạn số lần sử dụng.
Thịt bò loại ngon khoảng $5/kg. Có cả crawfish (còn tươi, sống, loại to khoảng 10 con/kg giá $9. Loại nhỏ hơn khoảng $6/kg). Giá bia rượu khoảng bằng một nửa so với Mỹ, ngoại trừ một số đồ nhập khẩu. Giá dịch vụ ăn uống cũng vậy. Với khoảng $20-$30 trong túi, du khách có thể tự cho phép mình ghé hầu như mọi quán sang trọng ở trung tâm, ngồi nhâm nhi bia rượu với đồ nhắm mà không phải lo nghĩ nhìn vào giá ở... menu. Nếu chỉ quanh quẩn ở Moscow, St. Petersburg hay vài thành phố lớn nữa thì, đối với du khách, nước Nga quả là “tuyệt vời.”
Ðúng, nước Nga thật tuyệt vời, nhưng chỉ đối với du khách!
Tôi theo một người bạn đến thành phố Lipesk, cách Moscow khoảng 500 km về phía Nam. Ðây là thành phố công nghiệp có tiếng ở Nga với những building kiến trúc thô kệch mà ngay cả người Nga cũng phải thốt lên là “quái thai.”
Ngay trong thành phố vẫn có những con đường lầm bụi, chi chít ổ gà như trong thời chiến tranh khiến xe không thể tránh mà chỉ có thể cố điều khiển làm sao cho bánh xe rơi xuống hố một cách... nhẹ nhàng nhất. Mới sáng Thứ Hai đầu tuần mà trên bến xe bus ngay trung tâm thành phố đã có người say rượu nằm sóng soài ngay trên lề đường. Khác hẳn với vẻ mặt rạng rỡ, viên mãn của người Moscow hay St. Petersburg, con người Lipetsk trông khắc khổ, ủ dột, đậm nỗi suy tư... Tôi thắc mắc với người bạn (là người Nga) sao không thấy cô gái đẹp nào trên đường phố. Anh trả lời, vừa chua chát, vừa phóng đại: “Gái đẹp lên Moscow làm điếm hết rồi!”
Chúng tôi ghé vào một công sở, nơi chuyên cung cấp giấy phép cho các doanh nghiệp toàn Lipetsk và vùng lân cận. Vào toilet thì thấy chiếc “xí xổm” (tức loại ngồi chồm hổm, vốn rất thịnh hành ở Việt Nam thời xa xưa), không có giấy toilet, không có xà bông rửa tay, nhưng lại có... chén bột giặt! Tôi mang điều này ra kể cho người bạn Nga, anh ta lại một lần nữa nhún vai: “May mà còn có chỗ để đái.”
Mà cần gì phải đi xa đến 500 km, chỉ cần ra khỏi Moscow là đã thấy một bức tranh hoàn toàn khác với sự lộng lẫy, hào nhoáng của thủ đô nước Nga.
Một hôm, tôi đi chợ trời nằm tại thành phố nhỏ Khimki, cách Moscow khoảng 80 km. Ở đây đường phố đã hẹp hẳn, những ngôi nhà gỗ xiêu vẹo, hoang tàn... Khác với chợ trời Mỹ quy củ trên những sân vận động hay bãi đậu xe của các trường học, chợ trời ở Nga được họp trên một mảnh đất hoang đầy bụi, khấp khểnh sỏi đá... Phong cách nhếch nhác, hàng hóa nhếch nhác, người bán cũng nhếch nhác... Chợ trời Mỹ hầu như người bán là chuyên nghiệp, nguồn hàng thường là từ những người không còn nhu cầu sử dụng nữa, trong đó có cả đồ mới toanh. Còn ở Nga phần lớn người bán nghiệp dư, mang những thứ mình đang dùng ra bán, vì túng tiền.
Tôi thật sự đau lòng khi nhìn thấy một bà cụ người Nga đứng rao bán những chiếc túi ni lon đã cũ, đã sử dụng. Nhìn trang phục và nét mặt khắc khổ của bà, tôi hiểu những chiếc túi cũ này là nguồn thu nhập chính cho cuộc sống của bà và tôi đã rất ân hận về sau khi tự dằn vặt mình là sao không mua giùm bà vài cái.
Ði chợ trời chủ yếu là để quan sát chứ không có nhu cầu mua sắm nên tôi thường đứng lâu ở một nơi, đảo mắt nhìn xung quanh. Một phụ nữ đứng tuổi đứng rao chào bán loại keo dính kim loại, một hộp chỉ 15 rub mà mãi không có khách mua. Tôi nhẩm tính phải bán được hơn 4 chai mới được $1. Vậy một ngày bà có thể bán được bao nhiêu chai để đủ sống? Thấy tôi chăm chú nhìn, bà quay sang cười hỏi: “Này, dân tộc Việt Nam, tìm cái gì ở đây thế?” Cả hai bắt chuyện, bà kể, trước đấy bà dạy trung cấp kỹ thuật, có dạy cả học sinh từ Việt Nam sang du học nữa. Chồng bà cũng dạy sinh viên Việt Nam. Hỏi về cuộc sống hiện tại, bà ngán ngẩm lắc đầu nói đồng lương hưu chết đói, “kiếm sống từng bữa chứ tương lai vô định không biết sẽ đi đến đâu.” Khi nghe tôi kể về nơi tôi từng học trước đây trên lãnh thổ Liên Xô (cũ), bà phẩy tay: “Ðó không phải là thành phố của chúng tao. Ðó không phải là Nga.” Câu nói của bà toát lên đặc trưng cố hữu của dân Nga: Tự kiêu về nguồn gốc của mình và tự ti vì cứ nghĩ rằng người ta không coi trọng mình.
Một điểm đặc biệt của chợ trời Nga là bày bán rất nhiều những gì thuộc về “tàn tích, tàn dư” thời Xô Viết. Chân dung các lãnh tụ Cộng Sản như Lenin, Kark Marx... nằm la liệt giữa những đống xoong nồi lủng củng, giữa đám đất lầm bụi... khiến người xem thoáng có những suy tưởng so sánh chua xót, mỉa mai và hài hước về lý tưởng cao xa và thực tế trần trụi. Những lá cờ nhung màu đỏ thêu chỉ vàng ca ngợi về những thành quả của Chủ Nghĩa Xã Hội với những câu khẩu hiệu đanh thép, tự tin về sự bất diệt của Marx-Lenin... giờ nằm lăn lóc trên các tấm ni lông sơ sài đặt trên mặt đất. Một quá khứ đầy hoang tưởng.
Khi nghe lời thán phục về giá cả rẻ ở Nga, người bạn Nga bĩu môi: “Ðó chỉ là rẻ đối với dân du lịch có Ðô La Mỹ thôi chứ dân Nga khổ lắm. Bởi vì đồng lương nhận bằng rub hầu như vẫn vậy nhưng vật giá lại tăng theo sự lạm phát. Tuy vật giá tăng chưa bằng với mức độ mất giá của đồng rub, đối với dân chúng thì đó cũng là sự quá tải về ngân sách thu chi của gia đình. Ví dụ, trước khi bị Mỹ và Tây Phương cấm vận và giá dầu đang cao, 30 rub đổi được $1, còn giờ đây thì phải gần 66 rub mới được $1. Giá cả thiết yếu tăng ít nhất 30% nên mới có nghịch lý “du khách thì rẻ, người Nga thì đắt.” Sự mất giá của đồng rub quả là cơn ác mộng của người bản xứ.
Với một bề ngoài hào nhoáng, nước Nga đang vật lộn, trăn trở với thực tế khắc nghiệt, phũ phàng. Tổng thống Putin trong phát biểu trả lời phỏng vấn Thông Tấn Xã Nga, TASS, nói rằng việc đồng rub mất giá... có lợi cho ngân sách. Ông lý luận: “Trước đây chúng ta bán hàng, $1 thu về được 32 rub. Còn bây giờ cũng món hàng đó, $1 chúng ta thu được... 45 rub. Ngân sách được tăng lên chứ không phải là giảm đi!”. Có lẽ đây là phép trấn an dư luận và tự trấn an bản thân chứ hơn ai hết, ông Putin thừa biết Nga phải mất 10 năm phát triển kinh tế nữa mới vượt qua được khủng hoảng tài chính do cấm vận lúc này.
Phải khách quan mà nhận xét thì những biện pháp kích thích “lòng tự hào dân tộc” của chính phủ Nga hiện tại đã mang lại kết quả tích cực giúp dân Nga quên đi phần nào những khó khăn kinh tế. Khi đi chợ trời ở Nga khoảng cuối Tháng Chín, lúc mặc cả mua một món đồ cổ, tôi trả giá bằng USD và nói là người bán sẽ có lợi khi giữ ngoại tệ vì đồng rub Nga mất giá từng ngày. Người này hùng hồn trả lời: “Hãy chờ đấy, vài ngày nữa máy bay Nga sẽ ném bom Syria và đồng rub sẽ có giá trở lại!” Y như rằng, ngày 30 Tháng Chín, Nga tham chiến trên không tại Syria và đến giữa tháng 10 thì $1 đổi chỉ được còn khoảng 63 rub. Nhưng hiệu quả của sự “lên gân cơ bắp” bằng quân sự không giữ được lâu: Ðến Tháng Mười Hai, đồng rub tiếp tục đà mất giá. Một đô la đổi được đến 70 rub.
Trong bối cảnh bị phương Tây cấm vận, nước Nga đang gồng mình để tồn tại. Những biểu tượng búa liềm Xô Viết lại xuất hiện nhiều hơn trên những đường phố, tượng Kark Marx vẫn đứng sừng sững ngay sát Quảng Trường Ðỏ, một số tượng các lãnh tụ Xô Viết cũ được phục chế... Nước Nga đang lấy “hào quang” của quá khứ để trấn an hiện tại.
Giới chính trị Nga hiểu được tâm lý người Nga, và lợi dụng tâm lý ấy. Bản tính chung của người Nga là vừa giản dị đến dân dã (hay gọi là cục mịch cũng không sai), vừa rất đôn hậu. Tôi nhớ mãi một buổi chiều ngồi trầm tư trong công viên nơi thi hào Pushkin từng ngồi để viết nên những bài tơ tình bất hủ thì một người đàn bà Nga đẩy xe nôi dẫn cháu đi dạo ngang qua. Bà dừng lại âu yếm nhắc tôi - một người ngoại quốc hoàn toàn xa lạ: “Cẩn thận, trời lạnh lắm, ngồi như vậy có thể bị cảm đấy!” Thật sự là tôi cảm động, sống mũi cay xè.
Tôi bỗng nhớ lại thời điểm đứng ở Quảng Trường Ðỏ, vỗ vai nói với người đóng giả Lenin: “Nếu không có Lenin thật thì anh đã không phải làm Lenin giả để kiếm sống như vầy. Nước Nga xứng đáng nhiều lần hơn thế này.” (Source: NV)
Ðang trên Quảng Trường Ðỏ ở Moscow, tôi chựng người lại khi bắt gặp một hình dáng người rất quen mà không thể nhớ liền được là ai? Người đàn ông thấp người, mặc bộ đồ đại lễ, đầu đội chiếc mũ kếp pi - tất cả cùng màu đen, đút tay vào túi quần với khuôn mặt trầm tư... Bắt gặp cái nhìn của du khách, ông liền nở nụ cười, giơ tay vẫy vẫy mời chào: “Chụp hình kỷ niệm đi. Chỉ 100 rub thôi, hay $2 đô la Mỹ cũng được!” Tôi vừa lắc đầu vừa phá lên cười vì nhận ra người “quen quen” ấy: Lenin. Hiển nhiên, chính xác hơn, là người đóng vai Lenin.
Trong thời gian lang thang xung quanh điện Kremlin, tôi còn gặp mấy “Lenin” nữa, cũng đang mời chào du khách chụp hình. Tự nhiên tôi liên tưởng đến câu đầu tiên trong “Tuyên Ngôn Ðảng Cộng Sản: “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu: Bóng ma Chủ Nghĩa Cộng Sản.” Chẳng những không chỉ Lenin thôi mà tại Quảng Trường Ðỏ - biểu tượng của nước Nga - du khách còn gặp được vô số nhân vật nổi tiếng, những vị vua chúa của Nga thời xưa, như Groznyi Ðại Ðế, Nữ Hoàng Ekaterina Ðệ Nhị, và cả lãnh tụ Soviet sắt máu sau này như Stalin... Người Nga ngày nay không chỉ bị ảnh hưởng của học thuyết Cộng Sản lỗi thời (dầu đã cố thoát khỏi nó), họ mang cả tâm lý của một quốc gia từng là đại cường, muốn phục hồi với mong mỏi khôi phục lại đế chế Nga hùng mạnh, cho dầu dưới một tên gọi khác. Các phương tiện truyền thông thế giới phần lớn đang mô tả nước Nga như một quốc gia hung hãn đang bị cô lập, cấm vận và kiệt quệ... Vậy thật sự nước Nga hiện tại ra sao?
Tôi trở lại thăm Nga sau 7 năm, ngạc nhiên bởi những đổi thay của nó. Nếu chỉ nhìn bề ngoài thôi thì có vẻ hầu như tất cả đã đẹp hơn, lịch sự hơn, tốt hơn rất nhiều. Những đại lộ giữa Moscow với cả gần chục lanes mỗi chiều, những cao ốc kính lấp lánh không khác gì tại các downtown của các đô thị của Mỹ, những dãy cửa hàng sang trọng tập trung tất cả các nhãn hiệu thời trang danh tiếng thế giới, những siêu thị thực phẩm đầy ắp thức ăn... Không còn cảnh dày đặc cảnh sát vũ trang mang áo giáp lăm lăm súng tiểu liên trên mỗi góc phố như trước kia. Cảnh sát giao thông cũng vắng bóng, các camera giám sát giao thông dày đặc, phiếu phạt được gửi về theo bưu điện kèm theo hình ảnh chứng minh. Không còn thấy cảnh các nhóm đầu trọc hung hãn quấy rầy du khách. Giới trẻ dùng tiếng Anh phổ thông hơn trong giao tiếp...
Nếu đến nước Nga vào khoảng thời gian Tháng Chín, du khách sẽ cảm thấy một nước Nga thật thơ mộng. Cuối Thu nhưng trời chưa quá lạnh vì đang “mùa Hè rớt,” nắng vẫn lấp lánh trên những nóc giáo đường dát vàng rực rỡ. Cái lạnh chỉ đủ để khoác lên người chiếc jacket mỏng làm dáng. Khắp nơi, mọi chốn hầu như chỉ một màu vàng, của cây cỏ, của thiên nhiên.
Lang thang trên các nẻo đường, góc phố Moscow hay Saint Petersburg, du khách ngỡ ngàng bởi kiến trúc cổ kính, những giáo đường lộng lẫy, những con sông uốn mình soi bóng những lâu đài trầm mặc... Không những bị mê hoặc bởi sắc đẹp của thiên nhiên và kiến trúc, du khách sẽ còn “mê” nước Nga hơn vì giá cả hiện nay đều... quá rẻ, khi quy tiền Nga ra tiền Ðô La. ($1 đổi được khoảng 66 rub). Vé tàu điện ngầm tại S. Petersburg là 30 rub (tức chỉ gần 50 xu Mỹ) cho 1 lần đi không giới hạn khoảng cách. Vé một ngày ở Moscow là 200 rub (khoảng $3), không giới hạn số lần sử dụng.
Thịt bò loại ngon khoảng $5/kg. Có cả crawfish (còn tươi, sống, loại to khoảng 10 con/kg giá $9. Loại nhỏ hơn khoảng $6/kg). Giá bia rượu khoảng bằng một nửa so với Mỹ, ngoại trừ một số đồ nhập khẩu. Giá dịch vụ ăn uống cũng vậy. Với khoảng $20-$30 trong túi, du khách có thể tự cho phép mình ghé hầu như mọi quán sang trọng ở trung tâm, ngồi nhâm nhi bia rượu với đồ nhắm mà không phải lo nghĩ nhìn vào giá ở... menu. Nếu chỉ quanh quẩn ở Moscow, St. Petersburg hay vài thành phố lớn nữa thì, đối với du khách, nước Nga quả là “tuyệt vời.”
Ðúng, nước Nga thật tuyệt vời, nhưng chỉ đối với du khách!
Tôi theo một người bạn đến thành phố Lipesk, cách Moscow khoảng 500 km về phía Nam. Ðây là thành phố công nghiệp có tiếng ở Nga với những building kiến trúc thô kệch mà ngay cả người Nga cũng phải thốt lên là “quái thai.”
Ngay trong thành phố vẫn có những con đường lầm bụi, chi chít ổ gà như trong thời chiến tranh khiến xe không thể tránh mà chỉ có thể cố điều khiển làm sao cho bánh xe rơi xuống hố một cách... nhẹ nhàng nhất. Mới sáng Thứ Hai đầu tuần mà trên bến xe bus ngay trung tâm thành phố đã có người say rượu nằm sóng soài ngay trên lề đường. Khác hẳn với vẻ mặt rạng rỡ, viên mãn của người Moscow hay St. Petersburg, con người Lipetsk trông khắc khổ, ủ dột, đậm nỗi suy tư... Tôi thắc mắc với người bạn (là người Nga) sao không thấy cô gái đẹp nào trên đường phố. Anh trả lời, vừa chua chát, vừa phóng đại: “Gái đẹp lên Moscow làm điếm hết rồi!”
Chúng tôi ghé vào một công sở, nơi chuyên cung cấp giấy phép cho các doanh nghiệp toàn Lipetsk và vùng lân cận. Vào toilet thì thấy chiếc “xí xổm” (tức loại ngồi chồm hổm, vốn rất thịnh hành ở Việt Nam thời xa xưa), không có giấy toilet, không có xà bông rửa tay, nhưng lại có... chén bột giặt! Tôi mang điều này ra kể cho người bạn Nga, anh ta lại một lần nữa nhún vai: “May mà còn có chỗ để đái.”
Mà cần gì phải đi xa đến 500 km, chỉ cần ra khỏi Moscow là đã thấy một bức tranh hoàn toàn khác với sự lộng lẫy, hào nhoáng của thủ đô nước Nga.
Một hôm, tôi đi chợ trời nằm tại thành phố nhỏ Khimki, cách Moscow khoảng 80 km. Ở đây đường phố đã hẹp hẳn, những ngôi nhà gỗ xiêu vẹo, hoang tàn... Khác với chợ trời Mỹ quy củ trên những sân vận động hay bãi đậu xe của các trường học, chợ trời ở Nga được họp trên một mảnh đất hoang đầy bụi, khấp khểnh sỏi đá... Phong cách nhếch nhác, hàng hóa nhếch nhác, người bán cũng nhếch nhác... Chợ trời Mỹ hầu như người bán là chuyên nghiệp, nguồn hàng thường là từ những người không còn nhu cầu sử dụng nữa, trong đó có cả đồ mới toanh. Còn ở Nga phần lớn người bán nghiệp dư, mang những thứ mình đang dùng ra bán, vì túng tiền.
Tôi thật sự đau lòng khi nhìn thấy một bà cụ người Nga đứng rao bán những chiếc túi ni lon đã cũ, đã sử dụng. Nhìn trang phục và nét mặt khắc khổ của bà, tôi hiểu những chiếc túi cũ này là nguồn thu nhập chính cho cuộc sống của bà và tôi đã rất ân hận về sau khi tự dằn vặt mình là sao không mua giùm bà vài cái.
Ði chợ trời chủ yếu là để quan sát chứ không có nhu cầu mua sắm nên tôi thường đứng lâu ở một nơi, đảo mắt nhìn xung quanh. Một phụ nữ đứng tuổi đứng rao chào bán loại keo dính kim loại, một hộp chỉ 15 rub mà mãi không có khách mua. Tôi nhẩm tính phải bán được hơn 4 chai mới được $1. Vậy một ngày bà có thể bán được bao nhiêu chai để đủ sống? Thấy tôi chăm chú nhìn, bà quay sang cười hỏi: “Này, dân tộc Việt Nam, tìm cái gì ở đây thế?” Cả hai bắt chuyện, bà kể, trước đấy bà dạy trung cấp kỹ thuật, có dạy cả học sinh từ Việt Nam sang du học nữa. Chồng bà cũng dạy sinh viên Việt Nam. Hỏi về cuộc sống hiện tại, bà ngán ngẩm lắc đầu nói đồng lương hưu chết đói, “kiếm sống từng bữa chứ tương lai vô định không biết sẽ đi đến đâu.” Khi nghe tôi kể về nơi tôi từng học trước đây trên lãnh thổ Liên Xô (cũ), bà phẩy tay: “Ðó không phải là thành phố của chúng tao. Ðó không phải là Nga.” Câu nói của bà toát lên đặc trưng cố hữu của dân Nga: Tự kiêu về nguồn gốc của mình và tự ti vì cứ nghĩ rằng người ta không coi trọng mình.
Một điểm đặc biệt của chợ trời Nga là bày bán rất nhiều những gì thuộc về “tàn tích, tàn dư” thời Xô Viết. Chân dung các lãnh tụ Cộng Sản như Lenin, Kark Marx... nằm la liệt giữa những đống xoong nồi lủng củng, giữa đám đất lầm bụi... khiến người xem thoáng có những suy tưởng so sánh chua xót, mỉa mai và hài hước về lý tưởng cao xa và thực tế trần trụi. Những lá cờ nhung màu đỏ thêu chỉ vàng ca ngợi về những thành quả của Chủ Nghĩa Xã Hội với những câu khẩu hiệu đanh thép, tự tin về sự bất diệt của Marx-Lenin... giờ nằm lăn lóc trên các tấm ni lông sơ sài đặt trên mặt đất. Một quá khứ đầy hoang tưởng.
Khi nghe lời thán phục về giá cả rẻ ở Nga, người bạn Nga bĩu môi: “Ðó chỉ là rẻ đối với dân du lịch có Ðô La Mỹ thôi chứ dân Nga khổ lắm. Bởi vì đồng lương nhận bằng rub hầu như vẫn vậy nhưng vật giá lại tăng theo sự lạm phát. Tuy vật giá tăng chưa bằng với mức độ mất giá của đồng rub, đối với dân chúng thì đó cũng là sự quá tải về ngân sách thu chi của gia đình. Ví dụ, trước khi bị Mỹ và Tây Phương cấm vận và giá dầu đang cao, 30 rub đổi được $1, còn giờ đây thì phải gần 66 rub mới được $1. Giá cả thiết yếu tăng ít nhất 30% nên mới có nghịch lý “du khách thì rẻ, người Nga thì đắt.” Sự mất giá của đồng rub quả là cơn ác mộng của người bản xứ.
Với một bề ngoài hào nhoáng, nước Nga đang vật lộn, trăn trở với thực tế khắc nghiệt, phũ phàng. Tổng thống Putin trong phát biểu trả lời phỏng vấn Thông Tấn Xã Nga, TASS, nói rằng việc đồng rub mất giá... có lợi cho ngân sách. Ông lý luận: “Trước đây chúng ta bán hàng, $1 thu về được 32 rub. Còn bây giờ cũng món hàng đó, $1 chúng ta thu được... 45 rub. Ngân sách được tăng lên chứ không phải là giảm đi!”. Có lẽ đây là phép trấn an dư luận và tự trấn an bản thân chứ hơn ai hết, ông Putin thừa biết Nga phải mất 10 năm phát triển kinh tế nữa mới vượt qua được khủng hoảng tài chính do cấm vận lúc này.
Phải khách quan mà nhận xét thì những biện pháp kích thích “lòng tự hào dân tộc” của chính phủ Nga hiện tại đã mang lại kết quả tích cực giúp dân Nga quên đi phần nào những khó khăn kinh tế. Khi đi chợ trời ở Nga khoảng cuối Tháng Chín, lúc mặc cả mua một món đồ cổ, tôi trả giá bằng USD và nói là người bán sẽ có lợi khi giữ ngoại tệ vì đồng rub Nga mất giá từng ngày. Người này hùng hồn trả lời: “Hãy chờ đấy, vài ngày nữa máy bay Nga sẽ ném bom Syria và đồng rub sẽ có giá trở lại!” Y như rằng, ngày 30 Tháng Chín, Nga tham chiến trên không tại Syria và đến giữa tháng 10 thì $1 đổi chỉ được còn khoảng 63 rub. Nhưng hiệu quả của sự “lên gân cơ bắp” bằng quân sự không giữ được lâu: Ðến Tháng Mười Hai, đồng rub tiếp tục đà mất giá. Một đô la đổi được đến 70 rub.
Trong bối cảnh bị phương Tây cấm vận, nước Nga đang gồng mình để tồn tại. Những biểu tượng búa liềm Xô Viết lại xuất hiện nhiều hơn trên những đường phố, tượng Kark Marx vẫn đứng sừng sững ngay sát Quảng Trường Ðỏ, một số tượng các lãnh tụ Xô Viết cũ được phục chế... Nước Nga đang lấy “hào quang” của quá khứ để trấn an hiện tại.
Giới chính trị Nga hiểu được tâm lý người Nga, và lợi dụng tâm lý ấy. Bản tính chung của người Nga là vừa giản dị đến dân dã (hay gọi là cục mịch cũng không sai), vừa rất đôn hậu. Tôi nhớ mãi một buổi chiều ngồi trầm tư trong công viên nơi thi hào Pushkin từng ngồi để viết nên những bài tơ tình bất hủ thì một người đàn bà Nga đẩy xe nôi dẫn cháu đi dạo ngang qua. Bà dừng lại âu yếm nhắc tôi - một người ngoại quốc hoàn toàn xa lạ: “Cẩn thận, trời lạnh lắm, ngồi như vậy có thể bị cảm đấy!” Thật sự là tôi cảm động, sống mũi cay xè.
Tôi bỗng nhớ lại thời điểm đứng ở Quảng Trường Ðỏ, vỗ vai nói với người đóng giả Lenin: “Nếu không có Lenin thật thì anh đã không phải làm Lenin giả để kiếm sống như vầy. Nước Nga xứng đáng nhiều lần hơn thế này.” (Source: NV)
*** Phương Vũ (VNEpress): Phong cách ngôn từ gây sốc của Putin
Lời nói "Thổ Nhĩ Kỳ liếm một chỗ nào đó của Mỹ" của Tổng thống Putin là một trong những phát ngôn gây sốc của ông, khiến một số người tán thưởng trong khi số khác kinh ngạc. Đó là một "khoảnh khắc Putin" kinh điển. Trong hội trường lớn với hơn 1.000 phóng viên, ông Puitin tổ chức cuộc họp báo cuối năm vào ngày 17/12, phát sóng trực tiếp trên tất cả kênh truyền hình lớn và các trang web Nga.
Một phóng viên đặt câu hỏi về Thổ Nhĩ Kỳ, và tại sao nước này lại bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga hồi tháng 11.
Tổng thống Putin vẫn còn tức giận. Ông nói rằng: "Nếu bất cứ ai trong giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ quyết định liếm một chỗ nào đó của Mỹ, thì tôi không biết họ làm vậy có đúng đắn không. Tôi cũng không biết liệu người Mỹ có cần điều đó hay không". Một số phóng viên Nga đã cười và vỗ tay, nhà báo nước ngoài có vẻ sửng sốt trước câu nói của nhà lãnh đạo.
Theo CNN, ông Vladimir Putin thường có phát ngôn thẳn thắn, thậm chí gây sốc. Công chúng lần đầu tiên biết điều đó vào tháng 9/1999, khi ông giữ chức thủ tướng. Nga vào thời điểm đó hứng chịu một số vụ đánh bom khủng bố vào các tòa nhà chung cư. Thề sẽ trả thù, ông Putin tuyên bố: "Chúng tôi sẽ đuổi theo những kẻ khủng bố ở khắp mọi nơi". ông nói. " Xin lỗi tôi phải nói thẳng như thế này, điều đó có nghĩa là nếu chúng tôi bắt chúng trong nhà vệ sinh, chúng tôi sẽ xả chúng đi trong bồn cầu". Phát ngôn đanh thép này gây sốc với nhiều người Nga. Họ chưa bao giờ nghe thấy bất cứ điều gì như thế từ những nhà lãnh đạo trước đây. Nhưng nó đã thúc đẩy tinh thần họ; cho họ thấy rằng một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, cứng rắn, sẽ chiến đấu để bảo vệ họ.
Vài tháng sau đó, ông Putin trở thành tổng thống Nga. Phong cách ngôn ngữ của ông vẫn không thay đổi. Tại một cuộc họp thượng đỉnh năm 2002, ông Putin nói rằng phiến quân Chechnya muốn giết tất cả người không theo Hồi giáo và thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Nga. Một phóng viên Pháp hỏi Putin về việc binh sĩ Nga sử dụng vũ khí hạng nặng với thường dân trong cuộc chiến ở Chechnya. Ông Putin đáp rằng: "Nếu anh muốn trở thành một phần tử Hồi giáo cực đoan và muốn được cắt bao quy đầu, tôi mời anh đến Moscow". "Chúng tôi là một quốc gia đa tín ngưỡng và chúng tôi có các chuyên gia về việc đó. Tôi khuyên anh làm phẫu thuật để không có gì mọc trở lại", ông nói thêm. Tục nam giới cắt bao quy đầu được người Hồi giáo thực hành nhiều hơn bất kỳ nhóm tôn giáo nào khác. Phần lớn người Chechnya theo đạo Hồi. Người phiên dịch ấp úng giải thích lời nói của Putin. "Ờ…ờ…ờ đến Moscow", một dịch giả khác nhảy vào: "Nếu anh muốn cắt bao quy đầu, thì chào mừng anh, tất cả mọi người đều được dung nạp ở Moscow". Các phiên dịch viên đều không dịch câu sau.
Michele Berdy, một cây bút của Moscow Times, đã theo dõi phong cách ngôn từ của ông Putin trong nhiều năm qua. Bà cho rằng "đó là cách để thể hiện ông ấy gần gũi, giống như một người hàng xóm". "Tôi luôn nghĩ rằng đó là cách để thể hiện 'Này, chúng ta cũng giống nhau thôi, chúng ta đều ngồi chơi, nốc cạn bia, nói chuyện về cuộc sống", bà nói thêm.
Tổng thống Nga thỉnh thoảng cũng dùng những ngôn ngữ mang tính địa phương, đôi khi làm khó người dịch.
Năm 2000, trong cuộc ông trò chuyện với cựu thủ tướng Anh Tony Blair tại St Petersburg, ông nói về thái độ xúc phạm của người Chechnya với người Nga, và minh họa điều này bằng một khẩu hiệu trong một trại quân Chechnya. "Phía trên chúng ta là Allah, bên dưới là dê" là những gì người phiên dịch đã dịch câu nói của Putin. Tuy nhiên, một bài báo trên Moscow Times giải thích rằng, từ "dê" ở đây phải được hiểu là "tên khốn" hay thậm chí còn có ý mạnh hơn, nhưng người phiên dịch đã quá cẩn trọng. "Tôi nghĩ rằng người phiên dịch hiểu ý nhưng không biết diễn giải thế nào", Berdy nhận xét.
Nhiều phát ngôn gây sốc của Putin được đưa ra trong cơn tức giận, càng giúp ông củng cố hình ảnh mạnh mẽ. "Nó càng làm tăng thêm hình ảnh người đàn ông mạnh mẽ, được những người đàn ông khác hâm mộ. Nó bao gồm cả việc chỉ trích, chế giễu người khác", Berdy nói. "Giống như câu nói Thổ Nhĩ Kỳ liếm Mỹ. Ông ấy đã chế giễu hai nước này".
Cách sử dụng ngôn từ có phần thô của ông Putin không làm vừa lòng giới trí thức Nga. Họ đề cao tiếng Nga chuẩn, có tính văn chương. Nhưng ông Putin, khi không đưa ra những câu nói gây bất ngờ, thì thật sự nói tiếng Nga rất đúng chuẩn mực. "Đó là lý do tại sao tôi luôn cho rằng việc ông ấy đưa ra những câu nói như vậy là có chủ ý", Michele Berdy nói. Nhiều người Nga không hề coi trọng việc "lựa lời nói để không làm mất lòng nhau", một số người Nga còn nhạo báng người phương Tây là quá nhút nhát khi làm vậy.
Đối với hầu hết các chính trị gia Mỹ hay châu Âu, họ sẽ bị phản đối ngay nếu có những phát ngôn như ông Putin. Nhưng ở Nga, nó lại là một phần trong sức hấp dẫn chính trị của Putin. Sau cùng thì, chẳng ai có thể không hiểu cách giải thích ngắn gọn về luật pháp mà ông đưa ra năm 2003. "Tất cả mọi người phải hiểu rằng, các anh luôn phải tuân thủ pháp luật, chứ không phải đợi đến khi họ tóm lấy 'một nơi nào đó' của các anh".
Lời nói "Thổ Nhĩ Kỳ liếm một chỗ nào đó của Mỹ" của Tổng thống Putin là một trong những phát ngôn gây sốc của ông, khiến một số người tán thưởng trong khi số khác kinh ngạc. Đó là một "khoảnh khắc Putin" kinh điển. Trong hội trường lớn với hơn 1.000 phóng viên, ông Puitin tổ chức cuộc họp báo cuối năm vào ngày 17/12, phát sóng trực tiếp trên tất cả kênh truyền hình lớn và các trang web Nga.
Một phóng viên đặt câu hỏi về Thổ Nhĩ Kỳ, và tại sao nước này lại bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga hồi tháng 11.
Tổng thống Putin vẫn còn tức giận. Ông nói rằng: "Nếu bất cứ ai trong giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ quyết định liếm một chỗ nào đó của Mỹ, thì tôi không biết họ làm vậy có đúng đắn không. Tôi cũng không biết liệu người Mỹ có cần điều đó hay không". Một số phóng viên Nga đã cười và vỗ tay, nhà báo nước ngoài có vẻ sửng sốt trước câu nói của nhà lãnh đạo.
Theo CNN, ông Vladimir Putin thường có phát ngôn thẳn thắn, thậm chí gây sốc. Công chúng lần đầu tiên biết điều đó vào tháng 9/1999, khi ông giữ chức thủ tướng. Nga vào thời điểm đó hứng chịu một số vụ đánh bom khủng bố vào các tòa nhà chung cư. Thề sẽ trả thù, ông Putin tuyên bố: "Chúng tôi sẽ đuổi theo những kẻ khủng bố ở khắp mọi nơi". ông nói. " Xin lỗi tôi phải nói thẳng như thế này, điều đó có nghĩa là nếu chúng tôi bắt chúng trong nhà vệ sinh, chúng tôi sẽ xả chúng đi trong bồn cầu". Phát ngôn đanh thép này gây sốc với nhiều người Nga. Họ chưa bao giờ nghe thấy bất cứ điều gì như thế từ những nhà lãnh đạo trước đây. Nhưng nó đã thúc đẩy tinh thần họ; cho họ thấy rằng một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, cứng rắn, sẽ chiến đấu để bảo vệ họ.
Vài tháng sau đó, ông Putin trở thành tổng thống Nga. Phong cách ngôn ngữ của ông vẫn không thay đổi. Tại một cuộc họp thượng đỉnh năm 2002, ông Putin nói rằng phiến quân Chechnya muốn giết tất cả người không theo Hồi giáo và thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Nga. Một phóng viên Pháp hỏi Putin về việc binh sĩ Nga sử dụng vũ khí hạng nặng với thường dân trong cuộc chiến ở Chechnya. Ông Putin đáp rằng: "Nếu anh muốn trở thành một phần tử Hồi giáo cực đoan và muốn được cắt bao quy đầu, tôi mời anh đến Moscow". "Chúng tôi là một quốc gia đa tín ngưỡng và chúng tôi có các chuyên gia về việc đó. Tôi khuyên anh làm phẫu thuật để không có gì mọc trở lại", ông nói thêm. Tục nam giới cắt bao quy đầu được người Hồi giáo thực hành nhiều hơn bất kỳ nhóm tôn giáo nào khác. Phần lớn người Chechnya theo đạo Hồi. Người phiên dịch ấp úng giải thích lời nói của Putin. "Ờ…ờ…ờ đến Moscow", một dịch giả khác nhảy vào: "Nếu anh muốn cắt bao quy đầu, thì chào mừng anh, tất cả mọi người đều được dung nạp ở Moscow". Các phiên dịch viên đều không dịch câu sau.
Michele Berdy, một cây bút của Moscow Times, đã theo dõi phong cách ngôn từ của ông Putin trong nhiều năm qua. Bà cho rằng "đó là cách để thể hiện ông ấy gần gũi, giống như một người hàng xóm". "Tôi luôn nghĩ rằng đó là cách để thể hiện 'Này, chúng ta cũng giống nhau thôi, chúng ta đều ngồi chơi, nốc cạn bia, nói chuyện về cuộc sống", bà nói thêm.
Tổng thống Nga thỉnh thoảng cũng dùng những ngôn ngữ mang tính địa phương, đôi khi làm khó người dịch.
Năm 2000, trong cuộc ông trò chuyện với cựu thủ tướng Anh Tony Blair tại St Petersburg, ông nói về thái độ xúc phạm của người Chechnya với người Nga, và minh họa điều này bằng một khẩu hiệu trong một trại quân Chechnya. "Phía trên chúng ta là Allah, bên dưới là dê" là những gì người phiên dịch đã dịch câu nói của Putin. Tuy nhiên, một bài báo trên Moscow Times giải thích rằng, từ "dê" ở đây phải được hiểu là "tên khốn" hay thậm chí còn có ý mạnh hơn, nhưng người phiên dịch đã quá cẩn trọng. "Tôi nghĩ rằng người phiên dịch hiểu ý nhưng không biết diễn giải thế nào", Berdy nhận xét.
Nhiều phát ngôn gây sốc của Putin được đưa ra trong cơn tức giận, càng giúp ông củng cố hình ảnh mạnh mẽ. "Nó càng làm tăng thêm hình ảnh người đàn ông mạnh mẽ, được những người đàn ông khác hâm mộ. Nó bao gồm cả việc chỉ trích, chế giễu người khác", Berdy nói. "Giống như câu nói Thổ Nhĩ Kỳ liếm Mỹ. Ông ấy đã chế giễu hai nước này".
Cách sử dụng ngôn từ có phần thô của ông Putin không làm vừa lòng giới trí thức Nga. Họ đề cao tiếng Nga chuẩn, có tính văn chương. Nhưng ông Putin, khi không đưa ra những câu nói gây bất ngờ, thì thật sự nói tiếng Nga rất đúng chuẩn mực. "Đó là lý do tại sao tôi luôn cho rằng việc ông ấy đưa ra những câu nói như vậy là có chủ ý", Michele Berdy nói. Nhiều người Nga không hề coi trọng việc "lựa lời nói để không làm mất lòng nhau", một số người Nga còn nhạo báng người phương Tây là quá nhút nhát khi làm vậy.
Đối với hầu hết các chính trị gia Mỹ hay châu Âu, họ sẽ bị phản đối ngay nếu có những phát ngôn như ông Putin. Nhưng ở Nga, nó lại là một phần trong sức hấp dẫn chính trị của Putin. Sau cùng thì, chẳng ai có thể không hiểu cách giải thích ngắn gọn về luật pháp mà ông đưa ra năm 2003. "Tất cả mọi người phải hiểu rằng, các anh luôn phải tuân thủ pháp luật, chứ không phải đợi đến khi họ tóm lấy 'một nơi nào đó' của các anh".
(iv) Thanh Phương (RFI): Việt Nam càng ngán Trung quốc, càng thân Hoa Kỳ.
Trong loạt bài nói về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiêu dụ thêm bạn bè và khách hàng ở Châu Á, cũng như nhằm khẳng định vị thế ngày càng áp đảo ở châu lục này, nhật báo Mỹ The Washington Post ngày 28/12/2015 đã nói về quan hệ Việt-Trung. Theo tờ báo này, chính thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền trên Biển Đông đã khiến Việt Nam ngả nhiều hơn về phía cựu thù Hoa Kỳ.
Theo ghi nhận của The Washington Post, khi đến thăm Việt Nam vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đón tiếp rất trọng thể với nghi thức bắn 21 phát đại bác. Vinh dự hiếm thấy là nguyên thủ Trung Quốc được phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch. The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm”, cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng”.
Tờ báo nhắc lại rằng Trung Quốc tỏ ý muốn giúp các nước láng giềng Châu Á xây những công trình cơ sở hạ tầng mà những quốc gia này đang rất cần, dưới danh nghĩa khôi phục Con đường tơ lụa xưa kia. Việt Nam cũng cần tiền, nhưng lại sợ mưu đồ ẩn giấu đằng sau. The Washington Post trích lời ông Trần Trường Thủy, một chuyên gia ở Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng: “ Chúng tôi rất nghi ngờ, bởi vì chúng tôi không biết mục tiêu thật sự của họ là gì. Đằng sau dự án Con đường tơ lụa trên biển, Trung Quốc có thể đẩy mạnh tuyên truyền cho chủ quyền của họ”. Tờ báo cũng ghi nhận sự tương phản giữa chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình với chuyến công du Việt Nam của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000. Vào năm đó, hàng chục ngàn bạn trẻ đã đứng đợi tới khuya để đón vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ đến thăm kể từ sau chiến tranh Việt Nam, còn khi Chủ tịch Trung Quốc đến thăm vào tháng trước, chẳng có đám đông nào hân hoan chào đón.
Một ví dụ cho thấy Việt Nam khó có thể tin tưởng Trung Quốc, đó là dự án đường sắt đô thị do Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội đã bị trễ đến 3 năm so với dự kiến và tốn kém thêm 57% với với ngân sách dự trù. Chính Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã nói rằng, nhiều lần, ông muốn thay nhà thầu Trung Quốc, nhưng không thể làm được do các quy định của những khoản vay.
Ấy là chưa kể Trung Quốc thường chuyển giao những công nghệ lỗi thường cho Việt Nam, bất chấp các tiêu chuẩn về môi trường, đưa lao động của họ sang, thay vì tuyển mộ nhân công địa phương. Các công ty Trung Quốc cũng thường trúng thầu nhờ đưa giá thấp một cách vô lý, để rồi sau đó tính chi phí cao hơn.
Nhưng yếu tố khiến cho quan hệ Việt –Trung gần như gặp khủng hoảng, đó là vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 05/2014, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Bắc Kinh, với nhiều nhà máy Trung Quốc và Đài Loan bị đốt phá. Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, vào lúc đó đã có lời kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương họp khẩn cấp để thảo luận về việc thiết lập một liên minh với Hoa Kỳ. Nhưng đến tháng 07/2014, Bắc Kinh đã rút giàn khoan đi và cuộc họp khẩn cấp của Ban Chấp hành đã không diễn ra. Tuy nhiên, việc cải thiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được thúc đẩy thêm.
The Washington Post thống kê là trong 12 tháng qua, đã có đến 8 trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị thăm Washington, và khoảng 6 quan chức cấp chính phủ Mỹ đã đến Việt Nam. Tổng thống Obama lần đầu tiên cũng đã tiếp một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà trắng vào tháng 07/2015 và dự kiến đi thăm Việt Nam vào năm tới.
Vào tháng 10/2014, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam và đang giúp Hà Nội nâng cao khả năng của lực lượng tuần duyên để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng dấu hiệu rõ rệt của việc Hà Nội thắt chặt quan hệ với Washington, đó là việc Việt Nam gia nhập hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, do Mỹ khởi xướng. Hà Nội hy vọng là hiệp định TPP sẽ giúp họ bớt phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Theo The Washington Post, mặc dù trong đảng có một phe bảo thủ thân Bắc Kinh còn rất mạnh, việc có nhiều ủy viên Bộ Chính trị đi thăm Washington trước khi thay đổi ban lãnh đạo vào năm tới đã là điểm đáng quan tâm. Tờ báo trích lời ông Trần Trường Thủy: “ Đảng cũng phải chú ý đến công luận. Không ai muốn tỏ ra mềm yếu trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia hoặc không muốn tỏ ra quá nhân nhượng Trung Quốc”.
Nhưng theo tờ báo này, Việt Nam biết mình rất cần đến quan hệ tốt với Trung Quốc. Lịch sử và vị trí địa lý không cho phép Hà Nội biến Bắc Kinh thành kẻ thù. Việt Nam sẽ không bác bỏ những đầu tư của Trung Quốc, nhưng sẽ chọn lựa kỷ càng hơn và chắc chắn là sẽ không còn tin vào thiện tâm của Bắc Kinh.
Trong loạt bài nói về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiêu dụ thêm bạn bè và khách hàng ở Châu Á, cũng như nhằm khẳng định vị thế ngày càng áp đảo ở châu lục này, nhật báo Mỹ The Washington Post ngày 28/12/2015 đã nói về quan hệ Việt-Trung. Theo tờ báo này, chính thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền trên Biển Đông đã khiến Việt Nam ngả nhiều hơn về phía cựu thù Hoa Kỳ.
Theo ghi nhận của The Washington Post, khi đến thăm Việt Nam vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đón tiếp rất trọng thể với nghi thức bắn 21 phát đại bác. Vinh dự hiếm thấy là nguyên thủ Trung Quốc được phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch. The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm”, cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng”.
Tờ báo nhắc lại rằng Trung Quốc tỏ ý muốn giúp các nước láng giềng Châu Á xây những công trình cơ sở hạ tầng mà những quốc gia này đang rất cần, dưới danh nghĩa khôi phục Con đường tơ lụa xưa kia. Việt Nam cũng cần tiền, nhưng lại sợ mưu đồ ẩn giấu đằng sau. The Washington Post trích lời ông Trần Trường Thủy, một chuyên gia ở Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng: “ Chúng tôi rất nghi ngờ, bởi vì chúng tôi không biết mục tiêu thật sự của họ là gì. Đằng sau dự án Con đường tơ lụa trên biển, Trung Quốc có thể đẩy mạnh tuyên truyền cho chủ quyền của họ”. Tờ báo cũng ghi nhận sự tương phản giữa chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình với chuyến công du Việt Nam của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000. Vào năm đó, hàng chục ngàn bạn trẻ đã đứng đợi tới khuya để đón vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ đến thăm kể từ sau chiến tranh Việt Nam, còn khi Chủ tịch Trung Quốc đến thăm vào tháng trước, chẳng có đám đông nào hân hoan chào đón.
Một ví dụ cho thấy Việt Nam khó có thể tin tưởng Trung Quốc, đó là dự án đường sắt đô thị do Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội đã bị trễ đến 3 năm so với dự kiến và tốn kém thêm 57% với với ngân sách dự trù. Chính Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã nói rằng, nhiều lần, ông muốn thay nhà thầu Trung Quốc, nhưng không thể làm được do các quy định của những khoản vay.
Ấy là chưa kể Trung Quốc thường chuyển giao những công nghệ lỗi thường cho Việt Nam, bất chấp các tiêu chuẩn về môi trường, đưa lao động của họ sang, thay vì tuyển mộ nhân công địa phương. Các công ty Trung Quốc cũng thường trúng thầu nhờ đưa giá thấp một cách vô lý, để rồi sau đó tính chi phí cao hơn.
Nhưng yếu tố khiến cho quan hệ Việt –Trung gần như gặp khủng hoảng, đó là vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 05/2014, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Bắc Kinh, với nhiều nhà máy Trung Quốc và Đài Loan bị đốt phá. Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, vào lúc đó đã có lời kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương họp khẩn cấp để thảo luận về việc thiết lập một liên minh với Hoa Kỳ. Nhưng đến tháng 07/2014, Bắc Kinh đã rút giàn khoan đi và cuộc họp khẩn cấp của Ban Chấp hành đã không diễn ra. Tuy nhiên, việc cải thiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được thúc đẩy thêm.
The Washington Post thống kê là trong 12 tháng qua, đã có đến 8 trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị thăm Washington, và khoảng 6 quan chức cấp chính phủ Mỹ đã đến Việt Nam. Tổng thống Obama lần đầu tiên cũng đã tiếp một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà trắng vào tháng 07/2015 và dự kiến đi thăm Việt Nam vào năm tới.
Vào tháng 10/2014, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam và đang giúp Hà Nội nâng cao khả năng của lực lượng tuần duyên để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng dấu hiệu rõ rệt của việc Hà Nội thắt chặt quan hệ với Washington, đó là việc Việt Nam gia nhập hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, do Mỹ khởi xướng. Hà Nội hy vọng là hiệp định TPP sẽ giúp họ bớt phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Theo The Washington Post, mặc dù trong đảng có một phe bảo thủ thân Bắc Kinh còn rất mạnh, việc có nhiều ủy viên Bộ Chính trị đi thăm Washington trước khi thay đổi ban lãnh đạo vào năm tới đã là điểm đáng quan tâm. Tờ báo trích lời ông Trần Trường Thủy: “ Đảng cũng phải chú ý đến công luận. Không ai muốn tỏ ra mềm yếu trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia hoặc không muốn tỏ ra quá nhân nhượng Trung Quốc”.
Nhưng theo tờ báo này, Việt Nam biết mình rất cần đến quan hệ tốt với Trung Quốc. Lịch sử và vị trí địa lý không cho phép Hà Nội biến Bắc Kinh thành kẻ thù. Việt Nam sẽ không bác bỏ những đầu tư của Trung Quốc, nhưng sẽ chọn lựa kỷ càng hơn và chắc chắn là sẽ không còn tin vào thiện tâm của Bắc Kinh.
*** Hoàng Thanh Trúc: Bắc Kinh gieo gió, nhãn tiền đã thấy mùi bão
Mộng bành trướng đã làm Bắc Kinh quên mất lời dạy của ông thầy mình, Khổng Tử: “Kỷ sở bất dục, vật thị ư nhân” (Những gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác). Tờ báo Yomiuri (Nhật Bản) ngày 7.9.2015 đưa tin tàu Hải Cảnh 2901 Trung Quốc là tàu cảnh sát biển lớn nhất thế giới hiện nay, với lượng giãn nước lên đến hơn 10.000 tấn, được trang bị pháo 76 mm, 2 ụ súng 30 mm và 2 đại liên phòng không 12,7mm, xuất hiện trong vùng biển gần đảo Senkaku, tiếp theo mới đây 22/12/2015 hãng tin Kyodo đưa tin. Cùng một lúc có tới 4 tàu hải cảnh Trung quốc mang số hiệu 3239, 2102, 2307 và 2308. ngoài súng đại liên 12,7mm còn có pháo tháp tầm trung76.mm, đi vào gần vùng biển quanh đảo Senkaku. Tất cả các tàu mang danh Hải Cảnh (cảnh sát biển) nói trên đều trang bị vũ khí vượt quá qui ước thông lệ quốc tế dùng trong phòng vệ cảnh cáo răn đe.
Bối cảnh Senkaku (Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông là vậy. Còn Biển Đông, Bắc Kinh không có đối thủ nên tha hồ lấn chiếm một loạt đảo đá, cải tạo bồi đắp xây dựng thành các cứ điểm quân sự bất chấp công luận quốc tế gay gắt “chỉ mặt điểm tên” phản đối. Sau khi độc chiếm cụm đảo Hoàng Sa bằng vũ lực, Bắc Kinh tiến sâu về phía Nam chiếm tiếp 7 đảo đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bồi đắp thành các “pháo đài” biển vây bọc các đơn vị bảo vệ chủ quyền của Việt Nam vốn có mặt từ rất lâu trước đó trong vùng này. Đáng kể hơn hết là đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) Bắc kinh đã hoàn thành một đường băng cho máy bay chiến đấu và các công trình phụ trợ với các đơn vị võ trang bảo vệ…
Từ một đảo đá lúc chìm lúc nổi, sau khi chiếm đóng trái phép, năm 2014 Trung Quốc cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD) Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép không quân Trung Quốc bao quát hiện diện trên không phận Tây Thái Bình Dương gồm cả đảo Guam (nơi có các căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ).
Từ đây người ta sẽ lý giải được vì sao trước một khúc xương khó gặm như Nhật Bản nhưng Bắc Kinh vẫn cứ lượn lờ quanh đảo Senkaku (Điếu Ngư). Bởi so với Đá Chữ Thập trên Biển Đông thì vị trí và nhất là địa hình của quần thể đảo Senkaku quá lý tưởng nếu không muốn nói là một ước mơ lớn của Trung Cộng trên lối ra Thái Bình Dương…
Với một đảo Đá Chữ Thập (rạng San hô) trơ trọi chỉ duy nhất một tảng đá cao 1m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam còn nhìn chung toàn bộ dt này đều chìm dưới nước khi thủy triều lên mà Trung Cộng còn bỏ ra tới gần 12 tỷ usd để biến thành một căn cứ quân sự tiện nghi như trong đất liền thì Quần thể đảo Senkaku/Điếu Ngư (gồm 5 đảo gần nhau) nếu rơi vào tay Trung Cộng, Bắc Kinh thừa khả năng biến nó thành những “Tàu sân bay” pháo đài biển khổng lồ, không thể đánh chìm và có thể có cả hang động khoét sâu vào núi đá (nói vui) chứa cả phi đạn “nguyên tử”
Chính những động thái như “hải tặc” ấy của Bắc Kinh trên Biển Đông có khả năng thành bản sao trên biển Hoa Đông khiến Nội các Nhật Bản ngày 24/12/2015 vừa qua không chút vướng víu đã thông qua khoản ngân sách quốc phòng ở mức kỷ lục nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng quân đội, nhất là phòng thủ biển đảo của nước này.
Theo AFP, khoản ngân sách quốc phòng trị giá gần 42 tỷ USD trong năm tài khóa 2016 (bắt đầu vào tháng 4 tới) Theo kế hoạch Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ mua 17 trực thăng tuần tra Hải quân SH-60K, 3 máy bay không người lái Global Hawk, 6 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và 4 máy bay V-22 Osprey- loại máy bay có khả năng cơ động như trực thăng và tầm hoạt động rộng như các máy bay chiến đấu thông thường để trang bị và hỗ trợ cho chuỗi đảo vòng cung ở phía Nam nước này, Tokyo đang và sẽ bố trí các hệ thống tên lửa đối hạm và đối không trên 200 hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông, dọc theo một chiến tuyến mắc xích dài 1.400km từ lãnh thổ phía Tây-Nam Nhật Bản là Okinawa tới sát lãnh hải Taiwan (Đài Loan). (Không loại trừ khả năng liên kết chiến lược với 4 căn cứ mới của Mỹ ở sân bay Laoag và đảo Batanes phía bắc đảo Luzon Philippines).
Cùng ngày 24/12, tức khắc Trung Quốc “mở băng cassette” lên tiếng kêu gọi Nhật Bản cần phải nhớ lại “bài học” về sự hiếu chiến của nước này trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với Trung Quốc và nhiều nước khác tại châu Á.“Chúng tôi mong Nhật Bản hãy xem lại lịch sử của mình và tiếp tục con đường phát triển hòa bình”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố khi được hỏi về việc Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2016.
Theo hãng tin Reuters, lãnh đạo quân đội Philippines, tướng Gregorio Catapang cho biết rằng Mỹ đã xác định được ít nhất là 8 địa điểm ở Philippines dùng làm nơi đồn trú cho các lực lượng quân đội, máy bay và tàu chiến Mỹ, trong đó 4 căn cứ là sân bay Laoag và đảo Batanes ở phía bắc đảo Luzon (là nơi quân đội 2 nước thường tập trận chung) 2 căn cứ ở đảo Cebu, và 2 căn cứ ở đảo Palawan gần Trường Sa (RFI).
Quần đảo Senkaku bao gồm nhiều đảo nhỏ từ Okinawa kéo dài tới gần Đài Loan diện tích không lớn, đa phần không có người, nên một số đảo không được ghi nhận trên bản đồ khu vực (riêng Senkaku 7km2) Từ năm 1895 CP Nhật thiết lập chủ quyền và tất cả được coi là thành phần của thành phố Ishigaki tỉnh (đảo) Okinawa.
Từ sau khi Mỹ trao trả lại độc lập thu hồi toàn bộ chủ quyền vào năm 1952 các CP/Nhật Bản đặt ưu tiên cho hòa bình và phát triển giữ mối hòa khí với Đài Loan và Trung Cộng (lên tiếng tranh chấp) nên Nhật Bản chỉ tuần tra các đảo này để khẳng định chủ quyền chứ không thiết lập căn cứ quân sự (trừ vài đảo lớn có ngư dân cư ngụ theo mùa đánh bắt hải sản) Cho đến các diễn biến một thập niên gần đây khi kinh tế lớn mạnh Trung Cộng có hành vi tranh chấp “cực đoan” trên biển Hoa Đông trong tham vọng muốn thống trị vùng Tây Thái Bình Dương.
Theo các nguồn tin của quân đội và chính phủ Nhật Bản thì nước này đang củng cố chuỗi đảo xa của mình ở Biển Hoa Đông trong chiến lược do họ phát triển nhằm giành thế thượng phong trước hải quân Trung Quốc.
"Nhật đang xoay chuyển bàn cờ với Trung Quốc", Reuters dẫn chứng các nguồn tin chính phủ và quân đội cho hay Nhật Bản đang lên kế hoạch điều động 10.000 binh sỹ cùng các hệ thống tên lửa hiện đại tới đồn trú trên 200 các đảo xa tại biển Hoa Đông với mục tiêu không để hải quân Trung Quốc bất ngờ áp đảo tại Tây Thái Bình Dương.
Lực lượng này có nhiệm vụ vận hành các hệ thống tên lửa và trạm radar trên các đảo, và được hỗ trợ bởi các đơn vị lính thủy đánh bộ từ đất liền. Các tàu ngầm tàng hình, chiến đấu cơ F-35, phương tiện đổ bộ chiến đấu, tàu sân bay trực thăng Nhật Bản, và Hạm đội 7 Hải quân Mỹ có đại bản doanh tại Yokosuka cũng sẽ bảo vệ lực lượng đồn trú trên các đảo này. Điều này có nghĩa - Chiến hạm và Thương thuyền Trung Quốc đi từ bờ biển phía đông của họ sẽ phải đi qua hệ thống phòng vệ chặt chẽ bằng tên lửa của Nhật trước khi tới được Tây Thái Bình Dương. Việc tiếp cận Thái Bình Dương là mang tính sống còn đối với Bắc Kinh – đây vừa là tuyến cung ứng đi ra các đại dương thế giới, vừa là phương thức để Trung Quốc dàn trải sức mạnh hải quân Viễn dương có năng lực bảo vệ các lợi ích toàn cầu ngày càng lớn của nước này. Đương nhiên hiện nay không có gì cản ngăn tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển này theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên sẽ là thách thức vô cùng lớn một khi xung đột khu vực xảy ra “bay mùi thuốc súng” ngoài tầm kiểm soát giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh Nhật-Hàn-Philippines và cả Đài Loan.
Với việc Nhật Bản triển khai hệ thống tên lửa, radar trên các đảo xa, tàu chiến Trung Quốc từ bờ biển phía đông nước này muốn ra Tây Thái Bình Dương buộc phải đi dưới lưới tên lửa của Nhật. Với khả năng mang đầu đạn nặng 225 kg, bay xa 180 km, những tên lửa này đủ khả năng nối liền bao phủ khoảng cách giữa các đảo nằm trong chuỗi này sẽ là thách thức rất lớn, nó càng lớn hơn nữa khi chuỗi đảo hỏa lực của Nhật Bản này nối liền với các căn cứ quân sự mới của Mỹ ở sân bay ở phía bắc đảo Luzon Philippines như một mắc xích.
Càng thêm lung túng cho Trung Cộng dù có khống chế được Biển Đông thì 2 căn cứ quân sự mới của Mỹ ở đảo Palawan (Philippines) gần Trường Sa như 2 nút thắt siết chặt thêm với căn cứ Mỹ tại Singapore (eo biển Malacca) và vì vây hải quân Mỹ không “tha thiết” lắm với cảng quân sự Cam Ranh của Việt Nam là điều dễ hiểu.
Kevin Maher, nguyên cục trưởng Cục Nhật Bản của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói: “Mục tiêu tối thượng của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông, độc chiếm Biển Hoa Đông, điều này là khó thực hiện và củng khó thể chấp nhận không chỉ với Mỹ mà cả Nhật Bản cũng như toàn vùng Đông và Nam Á.
Trung Quốc đang đầu tư cho loại tên lửa có độ chính xác cao nhằm tạo sức răn đe đối với hải quân Mỹ có ưu thế vượt trội về công nghệ, ngăn hải quân Mỹ đưa tàu chiến và máy bay vào gần Đài Loan và vào Biển Đông bằng tên lửa Đông Phong (ước tính gồm 1.200 tên lửa) tầm ngắn và tầm trung có thể đánh trúng bất cứ điểm nào dọc theo hải phận hoa lục. Trung Quốc cũng đang phát triển các tên lửa hành trình tránh được radar và phóng đi từ tàu ngầm và liên lục địa, nhưng khác với sự trống trải của các đảo trên biển Đông hay tàu sân bay, các “pháo đài đảo đá kiên cố tự nhiên” (Như Senkaku) mà Nhật Bản đang triển khai thì rất khó vô hiệu để Trung Cộng “có lãi” khi muốn đánh đổi.
Toshi Yoshihara, một giáo sư Đại học Hải chiến Mỹ, cho biết Tokyo có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế không gian tác chiến của Trung Quốc từ Biển Hoa Đông tới Tây Thái Bình Dương, trong khi tăng cường mức độ tự do di chuyển của Mỹ, và tạo thêm thời gian cho liên minh Mỹ- Nhật trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Mỹ. Ông Yoshihara nói: “trước mắt có thể nói rằng Nhật Bản đang giành thế trên cơ so với Trung Quốc”. Phó Đô đốc Joseph Aucoin, tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ, xem việc Nhật Bản củng cố thế trận ở Biển Hoa Đông là sự bổ sung cho chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ.
Tóm lại, hơn nữa thế kỷ dù thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối của mình nhưng Nhật Bản vì hòa bình hữu nghị để phát triển, không quân sự hóa gây căng thẳng ở các đảo biển, ngược lại Trung Cộng chỉ mới rủng rỉnh hầu bao không lo cho hạnh phúc của hàng tỷ dân Hoa Lục, nâng cao mức sống để theo kịp với bà con họ hàng ở Ma Cao, Hong Kong hay Đài Loan mà các lãnh đạo CS Trung Cộng lại dùng nguồn tiền ấy đi “gieo bão” với các láng giềng, dù chưa gặp bão đích thực, nhưng như chớm đã ngửi thấy mùi…
Qua việc Nhật Bản quyết định quân sự hóa các đảo như dạy cho Tập Cận Bình: (Những gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác) Mà một khi anh đã làm, thì người khác sẽ làm với anh y như vậy. (26-12-2015)
Chắc các bạn không tìm ra nghĩa của chữ trên đâu, vì tôi mới nghĩ ra ngày hôm qua. Tối qua, nhân dịp đi thăm nhà của một anh bạn, rồi trên đường về khách sạn, thấy những trang trí đèn néon trên con đường dẫn vào Dinh Thống Nhất, tôi thấy hình như có một sự "Tàu hoá" Việt Nam đang diễn ra, và tôi gọi đó là "sinonization".
Thật vậy, nếu có dịp ghé qua Bắc Kinh hay một thành phố lớn của China vào dịp gần cuối năm, các bạn sẽ thấy các con đường chính được trang trí rất màu mè và dùng nhiều đèn. Họ dùng đèn néon để kết thành từng cụm theo hình dạng bông hoa. Đi trên những con đường như thế làm cho người ta có cảm giác nhộn nhịp, rộn ràng, và phố thị. (Nhưng khi ánh đèn tắt thì con đường quay về cái trạng thái bẩn thỉu của nó.) Người dễ tính thì thấy hay hay, vui mắt, và có dịp chụp hình. Người nghiêm khắc thì xem đó là một kiểu phô trương mang tính phường tuồng, một kiểu phí tiền thuế của dân.
Ấy thế mà tôi lại thấy những hoa văn đèn đó ngay tại đất nước này! Những con đường chính ở Sài Gòn được trang trí gần như y chang hoa văn của Tàu. Rất có thể người trang trí mua đèn hoa văn của Tàu và treo trên đường phố, chứ họ không sản xuất ra hay sáng tạo ra mô hình cho Việt Nam.
Cái cách bắt chước đó có tác hại trong cái nhìn của người nước ngoài. Tác hại đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Thử tưởng tượng một du khách mới bay từ Tàu sang Sài Gòn và nhìn thấy những con đường với trang trí như thế, họ chắc nghĩ rằng Sài Gòn là thành phố của Tàu? Nếu không nghĩ thế, họ sẽ nghĩ đất nước này là một phiên bản nhỏ của Tàu. Nếu không nghĩ là phiên bản, thì có lẽ họ nghĩ người Việt chẳng sáng tạo gì, mà chỉ sao chép nguyên bản từ Tàu. Nói chung, sự rập khuông Tàu không giúp chúng ta tốt hơn trong cái nhìn của người nước ngoài.
Thật ra, những gì tôi quan sát trên con đường Sài Gòn chỉ là chuyện nhỏ; chuyện lớn hơn và bao quát hơn về hiện tượng sinonization Việt Nam. Chúng ta đã nghe và biết những doanh nghiệp Tàu thao túng kĩ nghệ xây dựng ở Việt Nam như thế nào. Mới đây nhất là người Tàu đến các thành phố Việt Nam, lập doanh nghiệp và có những hình thức "tự chủ" ngay trên đất nước Việt Nam (như ở Vũng Án), hay thậm chí không bán hàng cho người Việt (như ở Đà Nẵng). Họ thích trương bảng hiệu tiếng Hoa như là một phát biểu ai là chủ của vùng đất này. Tôi xem đó là những hình thức Tàu hoá Việt Nam.
Nhìn chung và xa hơn thì tình hình sinonization Việt Nam rất đáng ngại. Quá trình sinonization này bắt đầu lâu lắm rồi, từ cái ngày chủ nghĩa Mao thâm nhập vào chính trường Việt Nam. Những gì xảy ra trong thời gian gần đây cộng với sự trỗi dậy của Tàu chỉ tô đậm thêm quá trình sinonizatio khoanh tay đứng nhìn hiện tượng này xảy ra. Tôi nghĩ là chúng ta nên bắt đầu từ việc cá nhân nhất là giảm thiểu sự lệ thuộc vào China, và khi nhiều người như thế thì tất nhiên sẽ giúp cho Việt Nam thoát khỏi tình trạng "sinonization" như hiện nay.
Mộng bành trướng đã làm Bắc Kinh quên mất lời dạy của ông thầy mình, Khổng Tử: “Kỷ sở bất dục, vật thị ư nhân” (Những gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác). Tờ báo Yomiuri (Nhật Bản) ngày 7.9.2015 đưa tin tàu Hải Cảnh 2901 Trung Quốc là tàu cảnh sát biển lớn nhất thế giới hiện nay, với lượng giãn nước lên đến hơn 10.000 tấn, được trang bị pháo 76 mm, 2 ụ súng 30 mm và 2 đại liên phòng không 12,7mm, xuất hiện trong vùng biển gần đảo Senkaku, tiếp theo mới đây 22/12/2015 hãng tin Kyodo đưa tin. Cùng một lúc có tới 4 tàu hải cảnh Trung quốc mang số hiệu 3239, 2102, 2307 và 2308. ngoài súng đại liên 12,7mm còn có pháo tháp tầm trung76.mm, đi vào gần vùng biển quanh đảo Senkaku. Tất cả các tàu mang danh Hải Cảnh (cảnh sát biển) nói trên đều trang bị vũ khí vượt quá qui ước thông lệ quốc tế dùng trong phòng vệ cảnh cáo răn đe.
Bối cảnh Senkaku (Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông là vậy. Còn Biển Đông, Bắc Kinh không có đối thủ nên tha hồ lấn chiếm một loạt đảo đá, cải tạo bồi đắp xây dựng thành các cứ điểm quân sự bất chấp công luận quốc tế gay gắt “chỉ mặt điểm tên” phản đối. Sau khi độc chiếm cụm đảo Hoàng Sa bằng vũ lực, Bắc Kinh tiến sâu về phía Nam chiếm tiếp 7 đảo đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bồi đắp thành các “pháo đài” biển vây bọc các đơn vị bảo vệ chủ quyền của Việt Nam vốn có mặt từ rất lâu trước đó trong vùng này. Đáng kể hơn hết là đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) Bắc kinh đã hoàn thành một đường băng cho máy bay chiến đấu và các công trình phụ trợ với các đơn vị võ trang bảo vệ…
Từ một đảo đá lúc chìm lúc nổi, sau khi chiếm đóng trái phép, năm 2014 Trung Quốc cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa có diện tích 2,74 km2 (tính đến tháng 7/2015) với kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD) Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép không quân Trung Quốc bao quát hiện diện trên không phận Tây Thái Bình Dương gồm cả đảo Guam (nơi có các căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ).
Từ đây người ta sẽ lý giải được vì sao trước một khúc xương khó gặm như Nhật Bản nhưng Bắc Kinh vẫn cứ lượn lờ quanh đảo Senkaku (Điếu Ngư). Bởi so với Đá Chữ Thập trên Biển Đông thì vị trí và nhất là địa hình của quần thể đảo Senkaku quá lý tưởng nếu không muốn nói là một ước mơ lớn của Trung Cộng trên lối ra Thái Bình Dương…
Với một đảo Đá Chữ Thập (rạng San hô) trơ trọi chỉ duy nhất một tảng đá cao 1m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam còn nhìn chung toàn bộ dt này đều chìm dưới nước khi thủy triều lên mà Trung Cộng còn bỏ ra tới gần 12 tỷ usd để biến thành một căn cứ quân sự tiện nghi như trong đất liền thì Quần thể đảo Senkaku/Điếu Ngư (gồm 5 đảo gần nhau) nếu rơi vào tay Trung Cộng, Bắc Kinh thừa khả năng biến nó thành những “Tàu sân bay” pháo đài biển khổng lồ, không thể đánh chìm và có thể có cả hang động khoét sâu vào núi đá (nói vui) chứa cả phi đạn “nguyên tử”
Chính những động thái như “hải tặc” ấy của Bắc Kinh trên Biển Đông có khả năng thành bản sao trên biển Hoa Đông khiến Nội các Nhật Bản ngày 24/12/2015 vừa qua không chút vướng víu đã thông qua khoản ngân sách quốc phòng ở mức kỷ lục nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng quân đội, nhất là phòng thủ biển đảo của nước này.
Theo AFP, khoản ngân sách quốc phòng trị giá gần 42 tỷ USD trong năm tài khóa 2016 (bắt đầu vào tháng 4 tới) Theo kế hoạch Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ mua 17 trực thăng tuần tra Hải quân SH-60K, 3 máy bay không người lái Global Hawk, 6 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và 4 máy bay V-22 Osprey- loại máy bay có khả năng cơ động như trực thăng và tầm hoạt động rộng như các máy bay chiến đấu thông thường để trang bị và hỗ trợ cho chuỗi đảo vòng cung ở phía Nam nước này, Tokyo đang và sẽ bố trí các hệ thống tên lửa đối hạm và đối không trên 200 hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông, dọc theo một chiến tuyến mắc xích dài 1.400km từ lãnh thổ phía Tây-Nam Nhật Bản là Okinawa tới sát lãnh hải Taiwan (Đài Loan). (Không loại trừ khả năng liên kết chiến lược với 4 căn cứ mới của Mỹ ở sân bay Laoag và đảo Batanes phía bắc đảo Luzon Philippines).
Cùng ngày 24/12, tức khắc Trung Quốc “mở băng cassette” lên tiếng kêu gọi Nhật Bản cần phải nhớ lại “bài học” về sự hiếu chiến của nước này trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với Trung Quốc và nhiều nước khác tại châu Á.“Chúng tôi mong Nhật Bản hãy xem lại lịch sử của mình và tiếp tục con đường phát triển hòa bình”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố khi được hỏi về việc Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2016.
Theo hãng tin Reuters, lãnh đạo quân đội Philippines, tướng Gregorio Catapang cho biết rằng Mỹ đã xác định được ít nhất là 8 địa điểm ở Philippines dùng làm nơi đồn trú cho các lực lượng quân đội, máy bay và tàu chiến Mỹ, trong đó 4 căn cứ là sân bay Laoag và đảo Batanes ở phía bắc đảo Luzon (là nơi quân đội 2 nước thường tập trận chung) 2 căn cứ ở đảo Cebu, và 2 căn cứ ở đảo Palawan gần Trường Sa (RFI).
Quần đảo Senkaku bao gồm nhiều đảo nhỏ từ Okinawa kéo dài tới gần Đài Loan diện tích không lớn, đa phần không có người, nên một số đảo không được ghi nhận trên bản đồ khu vực (riêng Senkaku 7km2) Từ năm 1895 CP Nhật thiết lập chủ quyền và tất cả được coi là thành phần của thành phố Ishigaki tỉnh (đảo) Okinawa.
Từ sau khi Mỹ trao trả lại độc lập thu hồi toàn bộ chủ quyền vào năm 1952 các CP/Nhật Bản đặt ưu tiên cho hòa bình và phát triển giữ mối hòa khí với Đài Loan và Trung Cộng (lên tiếng tranh chấp) nên Nhật Bản chỉ tuần tra các đảo này để khẳng định chủ quyền chứ không thiết lập căn cứ quân sự (trừ vài đảo lớn có ngư dân cư ngụ theo mùa đánh bắt hải sản) Cho đến các diễn biến một thập niên gần đây khi kinh tế lớn mạnh Trung Cộng có hành vi tranh chấp “cực đoan” trên biển Hoa Đông trong tham vọng muốn thống trị vùng Tây Thái Bình Dương.
Theo các nguồn tin của quân đội và chính phủ Nhật Bản thì nước này đang củng cố chuỗi đảo xa của mình ở Biển Hoa Đông trong chiến lược do họ phát triển nhằm giành thế thượng phong trước hải quân Trung Quốc.
"Nhật đang xoay chuyển bàn cờ với Trung Quốc", Reuters dẫn chứng các nguồn tin chính phủ và quân đội cho hay Nhật Bản đang lên kế hoạch điều động 10.000 binh sỹ cùng các hệ thống tên lửa hiện đại tới đồn trú trên 200 các đảo xa tại biển Hoa Đông với mục tiêu không để hải quân Trung Quốc bất ngờ áp đảo tại Tây Thái Bình Dương.
Lực lượng này có nhiệm vụ vận hành các hệ thống tên lửa và trạm radar trên các đảo, và được hỗ trợ bởi các đơn vị lính thủy đánh bộ từ đất liền. Các tàu ngầm tàng hình, chiến đấu cơ F-35, phương tiện đổ bộ chiến đấu, tàu sân bay trực thăng Nhật Bản, và Hạm đội 7 Hải quân Mỹ có đại bản doanh tại Yokosuka cũng sẽ bảo vệ lực lượng đồn trú trên các đảo này. Điều này có nghĩa - Chiến hạm và Thương thuyền Trung Quốc đi từ bờ biển phía đông của họ sẽ phải đi qua hệ thống phòng vệ chặt chẽ bằng tên lửa của Nhật trước khi tới được Tây Thái Bình Dương. Việc tiếp cận Thái Bình Dương là mang tính sống còn đối với Bắc Kinh – đây vừa là tuyến cung ứng đi ra các đại dương thế giới, vừa là phương thức để Trung Quốc dàn trải sức mạnh hải quân Viễn dương có năng lực bảo vệ các lợi ích toàn cầu ngày càng lớn của nước này. Đương nhiên hiện nay không có gì cản ngăn tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển này theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên sẽ là thách thức vô cùng lớn một khi xung đột khu vực xảy ra “bay mùi thuốc súng” ngoài tầm kiểm soát giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh Nhật-Hàn-Philippines và cả Đài Loan.
Với việc Nhật Bản triển khai hệ thống tên lửa, radar trên các đảo xa, tàu chiến Trung Quốc từ bờ biển phía đông nước này muốn ra Tây Thái Bình Dương buộc phải đi dưới lưới tên lửa của Nhật. Với khả năng mang đầu đạn nặng 225 kg, bay xa 180 km, những tên lửa này đủ khả năng nối liền bao phủ khoảng cách giữa các đảo nằm trong chuỗi này sẽ là thách thức rất lớn, nó càng lớn hơn nữa khi chuỗi đảo hỏa lực của Nhật Bản này nối liền với các căn cứ quân sự mới của Mỹ ở sân bay ở phía bắc đảo Luzon Philippines như một mắc xích.
Càng thêm lung túng cho Trung Cộng dù có khống chế được Biển Đông thì 2 căn cứ quân sự mới của Mỹ ở đảo Palawan (Philippines) gần Trường Sa như 2 nút thắt siết chặt thêm với căn cứ Mỹ tại Singapore (eo biển Malacca) và vì vây hải quân Mỹ không “tha thiết” lắm với cảng quân sự Cam Ranh của Việt Nam là điều dễ hiểu.
Kevin Maher, nguyên cục trưởng Cục Nhật Bản của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói: “Mục tiêu tối thượng của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông, độc chiếm Biển Hoa Đông, điều này là khó thực hiện và củng khó thể chấp nhận không chỉ với Mỹ mà cả Nhật Bản cũng như toàn vùng Đông và Nam Á.
Trung Quốc đang đầu tư cho loại tên lửa có độ chính xác cao nhằm tạo sức răn đe đối với hải quân Mỹ có ưu thế vượt trội về công nghệ, ngăn hải quân Mỹ đưa tàu chiến và máy bay vào gần Đài Loan và vào Biển Đông bằng tên lửa Đông Phong (ước tính gồm 1.200 tên lửa) tầm ngắn và tầm trung có thể đánh trúng bất cứ điểm nào dọc theo hải phận hoa lục. Trung Quốc cũng đang phát triển các tên lửa hành trình tránh được radar và phóng đi từ tàu ngầm và liên lục địa, nhưng khác với sự trống trải của các đảo trên biển Đông hay tàu sân bay, các “pháo đài đảo đá kiên cố tự nhiên” (Như Senkaku) mà Nhật Bản đang triển khai thì rất khó vô hiệu để Trung Cộng “có lãi” khi muốn đánh đổi.
Toshi Yoshihara, một giáo sư Đại học Hải chiến Mỹ, cho biết Tokyo có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế không gian tác chiến của Trung Quốc từ Biển Hoa Đông tới Tây Thái Bình Dương, trong khi tăng cường mức độ tự do di chuyển của Mỹ, và tạo thêm thời gian cho liên minh Mỹ- Nhật trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Mỹ. Ông Yoshihara nói: “trước mắt có thể nói rằng Nhật Bản đang giành thế trên cơ so với Trung Quốc”. Phó Đô đốc Joseph Aucoin, tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ, xem việc Nhật Bản củng cố thế trận ở Biển Hoa Đông là sự bổ sung cho chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ.
Tóm lại, hơn nữa thế kỷ dù thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối của mình nhưng Nhật Bản vì hòa bình hữu nghị để phát triển, không quân sự hóa gây căng thẳng ở các đảo biển, ngược lại Trung Cộng chỉ mới rủng rỉnh hầu bao không lo cho hạnh phúc của hàng tỷ dân Hoa Lục, nâng cao mức sống để theo kịp với bà con họ hàng ở Ma Cao, Hong Kong hay Đài Loan mà các lãnh đạo CS Trung Cộng lại dùng nguồn tiền ấy đi “gieo bão” với các láng giềng, dù chưa gặp bão đích thực, nhưng như chớm đã ngửi thấy mùi…
Qua việc Nhật Bản quyết định quân sự hóa các đảo như dạy cho Tập Cận Bình: (Những gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác) Mà một khi anh đã làm, thì người khác sẽ làm với anh y như vậy. (26-12-2015)
*** Thiên Hạ Luận (VOA): Người Trung Quốc ‘bao vây’ sân bay quân sự Đà Nẵng?
Báo chí trong nước mới cảnh báo về khả năng “bị tê liệt” về phòng thủ và tấn công của sân bay quân sự Nước Mặn ở Đà Nẵng vì nhiều nhà cao tầng bị nghi “thuộc sở hữu của người Trung Quốc” đã được xây dựng quanh đó.
Báo điện tử Zing đã cho đăng tải nhiều hình ảnh mà báo này cho là “những lô đất do các cá nhân Việt Nam đứng tên nhưng phía sau lại là người Trung Quốc” nằm sát sân bay Nước Mặn.
Theo trang thông tin điện tử này, “sau khi hợp thức hóa, chủ các lô đất đã xây dựng khách sạn, nhà nghỉ cao khoảng 18 – 20 tầng”, và “chỉ cần đứng ở tầng 7 các tòa nhà này, có thể thấy hết mọi hoạt động trong sân bay”.
Thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5, được Zing trích lời nói: “Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, vì sân bay này vẫn là nơi tác chiến phòng thủ của các đơn vị quân đội”.
Báo điện tử thuộc Hội Xuất bản Việt Nam còn đưa tin rằng “biển hiệu của các nhà hàng, khách sạn ở đây đều có chữ Trung Quốc và các ký tự bằng số rất lạ”.
Trong khi đó, trong một bài viết có tựa đề “Nhà cao tầng nghi của người Trung Quốc áp sát, nhòm ngó sân bay Nước Mặn?”, báo điện tử VietNamNet đưa tin rằng trong khi chính quyền Đà Nẵng đang khá lúng túng tìm biện pháp xử lý thì việc chuyển dịch nhà, đất ven biển cho người Trung Quốc vẫn diễn ra, và nhiều nhà cao tầng nghi do người Trung Quốc giấu mặt làm chủ sở hữu đang tiếp túc áp sát sân bay Nước Mặn. Quan chức Đà Nẵng mới đây thừa nhận đã phát hiện 71 cá nhân là người Việt đứng tên mua 137 lô đất trên địa bàn thành phố cho người Trung Quốc.
Khu vực mà người Trung Quốc mua chủ yếu nằm trên đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa, gần một căn cứ quân sự của quân khu 5. Chị Thu Diễm, một người dân Đà Nẵng, mới đây nói với VOA Việt Ngữ rằng tình trạng này đang khiến nhiều người lo ngại. Chị nói thêm: “Người Trung Quốc bây giờ họ mua đất ven biển rất là nhiều. Họ mua đất ở trong này nhiều nhưng đa số là mua theo tên của người Việt Nam, chứ không mua theo tên của người Trung Quốc. Người ta đã “chui” thì làm sao mà nắm rõ được. Người Trung Quốc họ mua đất chắc là muốn chiếm dụng đất của Việt Nam thôi. Người ta mua đất của mình, thông qua chính người dân của mình, và người ta sử dụng, chiếm dụng các vị trí đất đấy để làm những việc không có lợi cho mình thì tất nhiên mình phải bức xúc chứ?”
Quan chức địa phương được dẫn lời nói rằng những khu đất hiện do người Trung Quốc nắm giữ là “những vị trí nhạy cảm liên quan đến an ninh, chính trị, quốc phòng”. (Nguồn: VOA)
*** Ts Nguyễn Văn Tuấn: Sinonization of VietnamBáo chí trong nước mới cảnh báo về khả năng “bị tê liệt” về phòng thủ và tấn công của sân bay quân sự Nước Mặn ở Đà Nẵng vì nhiều nhà cao tầng bị nghi “thuộc sở hữu của người Trung Quốc” đã được xây dựng quanh đó.
Báo điện tử Zing đã cho đăng tải nhiều hình ảnh mà báo này cho là “những lô đất do các cá nhân Việt Nam đứng tên nhưng phía sau lại là người Trung Quốc” nằm sát sân bay Nước Mặn.
Theo trang thông tin điện tử này, “sau khi hợp thức hóa, chủ các lô đất đã xây dựng khách sạn, nhà nghỉ cao khoảng 18 – 20 tầng”, và “chỉ cần đứng ở tầng 7 các tòa nhà này, có thể thấy hết mọi hoạt động trong sân bay”.
Thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5, được Zing trích lời nói: “Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, vì sân bay này vẫn là nơi tác chiến phòng thủ của các đơn vị quân đội”.
Báo điện tử thuộc Hội Xuất bản Việt Nam còn đưa tin rằng “biển hiệu của các nhà hàng, khách sạn ở đây đều có chữ Trung Quốc và các ký tự bằng số rất lạ”.
Trong khi đó, trong một bài viết có tựa đề “Nhà cao tầng nghi của người Trung Quốc áp sát, nhòm ngó sân bay Nước Mặn?”, báo điện tử VietNamNet đưa tin rằng trong khi chính quyền Đà Nẵng đang khá lúng túng tìm biện pháp xử lý thì việc chuyển dịch nhà, đất ven biển cho người Trung Quốc vẫn diễn ra, và nhiều nhà cao tầng nghi do người Trung Quốc giấu mặt làm chủ sở hữu đang tiếp túc áp sát sân bay Nước Mặn. Quan chức Đà Nẵng mới đây thừa nhận đã phát hiện 71 cá nhân là người Việt đứng tên mua 137 lô đất trên địa bàn thành phố cho người Trung Quốc.
Khu vực mà người Trung Quốc mua chủ yếu nằm trên đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa, gần một căn cứ quân sự của quân khu 5. Chị Thu Diễm, một người dân Đà Nẵng, mới đây nói với VOA Việt Ngữ rằng tình trạng này đang khiến nhiều người lo ngại. Chị nói thêm: “Người Trung Quốc bây giờ họ mua đất ven biển rất là nhiều. Họ mua đất ở trong này nhiều nhưng đa số là mua theo tên của người Việt Nam, chứ không mua theo tên của người Trung Quốc. Người ta đã “chui” thì làm sao mà nắm rõ được. Người Trung Quốc họ mua đất chắc là muốn chiếm dụng đất của Việt Nam thôi. Người ta mua đất của mình, thông qua chính người dân của mình, và người ta sử dụng, chiếm dụng các vị trí đất đấy để làm những việc không có lợi cho mình thì tất nhiên mình phải bức xúc chứ?”
Quan chức địa phương được dẫn lời nói rằng những khu đất hiện do người Trung Quốc nắm giữ là “những vị trí nhạy cảm liên quan đến an ninh, chính trị, quốc phòng”. (Nguồn: VOA)
Chắc các bạn không tìm ra nghĩa của chữ trên đâu, vì tôi mới nghĩ ra ngày hôm qua. Tối qua, nhân dịp đi thăm nhà của một anh bạn, rồi trên đường về khách sạn, thấy những trang trí đèn néon trên con đường dẫn vào Dinh Thống Nhất, tôi thấy hình như có một sự "Tàu hoá" Việt Nam đang diễn ra, và tôi gọi đó là "sinonization".
Thật vậy, nếu có dịp ghé qua Bắc Kinh hay một thành phố lớn của China vào dịp gần cuối năm, các bạn sẽ thấy các con đường chính được trang trí rất màu mè và dùng nhiều đèn. Họ dùng đèn néon để kết thành từng cụm theo hình dạng bông hoa. Đi trên những con đường như thế làm cho người ta có cảm giác nhộn nhịp, rộn ràng, và phố thị. (Nhưng khi ánh đèn tắt thì con đường quay về cái trạng thái bẩn thỉu của nó.) Người dễ tính thì thấy hay hay, vui mắt, và có dịp chụp hình. Người nghiêm khắc thì xem đó là một kiểu phô trương mang tính phường tuồng, một kiểu phí tiền thuế của dân.
Ấy thế mà tôi lại thấy những hoa văn đèn đó ngay tại đất nước này! Những con đường chính ở Sài Gòn được trang trí gần như y chang hoa văn của Tàu. Rất có thể người trang trí mua đèn hoa văn của Tàu và treo trên đường phố, chứ họ không sản xuất ra hay sáng tạo ra mô hình cho Việt Nam.
Cái cách bắt chước đó có tác hại trong cái nhìn của người nước ngoài. Tác hại đến hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Thử tưởng tượng một du khách mới bay từ Tàu sang Sài Gòn và nhìn thấy những con đường với trang trí như thế, họ chắc nghĩ rằng Sài Gòn là thành phố của Tàu? Nếu không nghĩ thế, họ sẽ nghĩ đất nước này là một phiên bản nhỏ của Tàu. Nếu không nghĩ là phiên bản, thì có lẽ họ nghĩ người Việt chẳng sáng tạo gì, mà chỉ sao chép nguyên bản từ Tàu. Nói chung, sự rập khuông Tàu không giúp chúng ta tốt hơn trong cái nhìn của người nước ngoài.
Thật ra, những gì tôi quan sát trên con đường Sài Gòn chỉ là chuyện nhỏ; chuyện lớn hơn và bao quát hơn về hiện tượng sinonization Việt Nam. Chúng ta đã nghe và biết những doanh nghiệp Tàu thao túng kĩ nghệ xây dựng ở Việt Nam như thế nào. Mới đây nhất là người Tàu đến các thành phố Việt Nam, lập doanh nghiệp và có những hình thức "tự chủ" ngay trên đất nước Việt Nam (như ở Vũng Án), hay thậm chí không bán hàng cho người Việt (như ở Đà Nẵng). Họ thích trương bảng hiệu tiếng Hoa như là một phát biểu ai là chủ của vùng đất này. Tôi xem đó là những hình thức Tàu hoá Việt Nam.
Nhìn chung và xa hơn thì tình hình sinonization Việt Nam rất đáng ngại. Quá trình sinonization này bắt đầu lâu lắm rồi, từ cái ngày chủ nghĩa Mao thâm nhập vào chính trường Việt Nam. Những gì xảy ra trong thời gian gần đây cộng với sự trỗi dậy của Tàu chỉ tô đậm thêm quá trình sinonizatio khoanh tay đứng nhìn hiện tượng này xảy ra. Tôi nghĩ là chúng ta nên bắt đầu từ việc cá nhân nhất là giảm thiểu sự lệ thuộc vào China, và khi nhiều người như thế thì tất nhiên sẽ giúp cho Việt Nam thoát khỏi tình trạng "sinonization" như hiện nay.
(Cho con trai đầu lòng)
Khi cánh chim chập chờn trong bão tố,
Đành phải giã từ biển rộng trời cao.
Mộng tung mây đã rơi vào quá khứ,
Đối mặt cuộc đời năm tháng lao đao.
Con theo ba lên rừng làm rẫy,
Ao ước bình thường chỉ có trong mơ.
Nắng sớm chiều mưa, đời con cũng vậy,
Cuộc sống phũ phàng đốt cháy tuổi thơ.
Hột bắp, củ khoai theo ngày đói khổ,
Gà trống nuôi con trăm thứ vụng về.
Áo con rách vá miếng xanh miếng đỏ,
Tay ba vụng về nên mũi nhặt mũi thưa!
Nước suối, rau rừng đói no đấp đổi,
Cố dạy cho con nên vóc nên người.
Bếp lửa thay đèn nhói lòng trăn trở,
Nghe con đọc bài mà bụng chẳng hề vui!
Thấy con đọc bài mà thương thương tội tội:
Bảng giấy là nền, phấn bút là than!
Sách vở cùa ba đã thành tro thành khói,
Thời cuộc đổi thay, chữ nghĩa trút hơi tàn!
Bán chữ mua cơm bằng những vần thơ sót lại,
Chẳng biết theo thời, nên đổi được mớ rau!
Con lớn lên tiếp theo đời khổ lụy,
Nắng gội sương chan nên tóc sớm hai màu!
Ba lê lếch kéo theo đời lận đận,
Bốn mươi năm trời, bao cuộc bể dâu!
Ba tóc trắng đã đành cho số phận,
Con tóc hai màu ba mới thấy lòng đau! (Kha Tiệm Ly - 12. 2015)
mỗi ngày chụm lại một bông
sen tay phật niệm độ lòng như hoa
mỗi ngày ăn một quả cà
chua pha nước ấm thành ra dạng tuỳ
mỗi ngày ngủ một giấc thuỳ
mị êm êm gió mơ tỳ hải ru
mỗi ngày lên một dây đu
đủ ăn đủ thở cho mù quáng rơi
.................................................................................................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét