NHÂN
VẬT QUAN CÔNG TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA – Bài 1.
Thái Quốc Mưu
Quan Công (關公), một nhân vật thật, được hư
cấu trong bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Đa số, người Việt chúng ta chỉ
biết và thần tượng hóa nhân vật nầy qua ngòi bút phù phép của La Quán Trung. Nên,
có nhiều chuyện hoàn toàn bịa đặt mà người đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa tin, và tưởng
đó là sự thật.
Thực tế, chẳng mấy ai biết sự
thật về Quan Công.
Quan Công sanh tại Giải Lương,
quận Hà Đông. Có thuyết nói ông sinh tại Bồ Châu, lại có thuyết nói ông quê ở
Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, miền bắc của Trung Quốc. Trong chính sử không xác định
cũng không loại trừ các giả thiết đó.
Quan Công là con của Quan Nghị (關毅), tự Đạo Viễn (道遠), Quan Nghị là con của Quan
Thẩm (關審), tự Vấn Chi (問之). Trong TAM QUỐC CHÍ của Nhà
Sử Học Trần Thọ (không phải tiểu thuyết
Tam Quốc Diễn Nghĩa, của La Quán Trung, nhưng do không phân định được, một số
người vẫn gọi Tam Quốc Diễn Nghĩa
với tên TAM QUỐC CHÍ) lâu nay được
các nhà sử học ở nước Trung Hoa công nhận là chính sử, không có đề cập đến cha
cùng ông nội của Quan Công nên người viết chẳng biết họ học hành có đỗ đạt hoặc
có đứng trong hàng ngũ quan lại hay không?
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, năm
sinh của Quan Công là 162 sau Tây lịch, nhưng không được các tài liệu chính
thống xác nhận. Ông mất tháng 12 năm Kiến An thứ 24.
Theo chính sử, tên thật của Quan
Công (關公) là Quan Vũ (關羽), hiệu là Vân Trường (雲長), tự Trường Sinh (長生),
sinh khoảng năm 162
(?) chết khoảng 23/1/220 đến 21/2/220
sau Tây lịch.
Quan Công còn một cái tên khác rất
ít người biết, là Quan Long Phùng.
Cả cuộc đời, Quan công chưa hề
được phong tước Công. Một tước đứng đầu trong năm tước Công -Hầu - Bá - Tử -
Nam.
Người đời gọi Quan Vũ là Quan
Công, vì chữ công (公) trong tước Công và chữ công (公) có nghĩa là “ÔNG” cùng là một chữ. Hai chữ Quan công có nghĩa là
“Ông Quan” tức là “Ông (họ) Quan”,
như một số người gọi kẻ viết bài nầy là “Ông Thái” (= Ông (họ) Thái). Vì thế, chữ công sau chữ Quan không thể viết hoa.
Do sự nhập nhằng của chữ công (公), và, dù bộ tiểu thuyết được viết vào
cuối triều Nguyên và đầu triều Minh, bởi người viết vốn dòng quý tộc, có cảm tình với trào Hậu Hán rồi Thục
Hán là La Quán Trung (羅貫中), tự Bản, hiệu là “Hồ Hải Tản Nhân”. Sinh và sống trong
khoảng thời gian từ năm 1300 đến năm 1400. Nhưng có giả thuyết ông sinh năm
1328 và mất năm 1398.
Ngoài ra, khi Tam Quốc Diễn Nghĩa ra đời, giới độc giả bình dân
cùng thời La Quán Trung kiến thức kém, lại nghe theo lời của những kẻ cố ý lộng
giả thành chân, từ chỗ Quan công “Ông (họ)
Quan”, biến thành ông “Quan Công = ông họ
Quan mang tước Công. Gọi tắt là Quan Công”. Đây là một trong những hình thức
“SAI dùng lâu thành ĐÚNG”.
Quan công vốn hàn vi, phải bán đậu phụ mưu sinh (tào hủ nước đường, nghĩa là ngày ngày gánh
hai thùng gỗ, một đầu có bếp than để hâm nóng tàu hủ, đầu kia để chén bát và nước
rửa). Tuy nhiên, vẫn được học cả văn lẫn võ. Nhưng, không nghe nói ai là thầy
dạy võ, và ai là người dạy chữ nghĩa cho ông ta. Do đó, nhiều học giả ngày nay
nghĩ La Quán Trung, thần tượng hóa nhân vật Quan Vân Trường, để đưa tới ý đồ: “đây
là một nhân vật văn vỏ song toàn”.
Về tính tình Quan Công được La
Quán Trung “ca” là người trung liệt, tiết tháo, vũ dũng, hào hiệp, ghét kẻ ác,
thường bênh vực người yếu. Nhưng,…
Theo nhận xét riêng của người
viết bài nầy, Quan công chỉ là một tướng võ biền, hữu dõng vô mưu, tính khí
kiêu căng, ngạo mạn, kém văn hóa, thủ đoạn vặt, anh hùng rơm, thất tín, hẹp hòi,
ích kỷ, bất tuân quân lệnh và hay lộng ngôn,… Chúng tôi sẽ chứng minh sau.
Nhờ thiên phú Quan công có được thể lực sung mãn, cường tráng, có sức
mạnh (song, chưa phải là vô địch), bản
chất ngang tàn hay giúp kẻ yếu hèn, chống phường hung bạo. Vì vậy, mới gây án
giết người, phải lẫn trốn, tha phương cầu thực.
Trên đường trốn tránh tầm nã về tội sát nhân, Quan công lưu lạc
nhiều nơi, cuối cùng gặp Trương Phi và Lưu Bị ở Quận Trác. Ba người hợp ý, uống
máu ăn thể kết nghĩa anh em, ở trong một khu vườn đào (Đào viên). Từ đó dựng
thành câu chuyện “Đào Viên Kết Nghĩa”.
Trong thời Lưu Bị, Quan công, được
xem là một trong năm vị tướng tài của Thục Hán, được cho là đứng đầu trong ngũ
hổ tướng: Quan công, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu. Trong thực tế
tài cán của năm người đều ngang ngửa nhau. Mỗi người có một cái giỏi riêng. Tuy
nhiên, xét cặn kẽ, Quan công còn thua xa Triệu Vân (Triệu Tử Long) về võ công, nhân
cách, đức độ, tài thao lược, kiến thức… Triệu Vân mới là nhân vật trí dũng song
toàn.
Quan công qua mô tả của cây viết
La Quán Trung trong Tam Quốc Diễn Nghĩa thì mình cao 9 thước (= 2.00m) râu năm
chòm dài thuột, mặt đỏ như gấc, mắt phượng, mày tằm,… tay cầm Thanh Long Yển
Nguyệt Đao, nặng 82 cân (= 49kgs), cỡi ngựa xích thố.
Do ái mộ nhân vật Quan công cách
mù quáng, tác giả La Quán Trung đặt vào tay Quan Công cây đại đao nặng 49kgs,
để nảy sinh hình ảnh giả tưởng buồn cười. Khi ra trận vì đao quá nặng nên Quan
công phải khệ nệ ôm cây đao lảo đảo bước từng bước, từng bước chậm chạp… thì
làm thế nào vung cây đao 49kgs khi chống giặc?
Điểm sai thứ hai là, từ thời Tam
Quốc (三國) 190-280, trở về trước, chỉ có 5 loại bảo đao: Thiết đao,
Cương Đao, Nhu Cương Đao, Thanh Cương Đao, Bảo Đao.
Quan công cũng chưa từng sử dụng
một trong năm loại bảo đao nầy. Nói chi đến Thanh Long Yển Nguyệt Đao, chưa hề
xuất hiện vào thời Tam Quốc.
Sau thời Tam Quốc bảy, tám trăm
năm, đến đời Tống (960-1279) loại đao Thanh Long Yển Nguyệt mới xuất hiện lần
đầu.
Nhà Tống (宋朝) được xem là một trong các
quốc gia đầu tiên trên thế giới phát hành ra tiền giấy, là nhà nước Trung Quốc
đầu tiên đã thành lập nên lực lượng hải quân thường trực lâu dài. Triều đại này
đã chứng kiến việc lần đầu tiên sử dụng thuốc súng, cũng như nhận thức về cách
sử dụng la bàn. Và, từ đó phương thức sản xuất vũ khí tân tiến hơn, nhờ vậy mới
có khả năng chế tạo Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Trong sách "Vũ Kinh Tổng Yếu" thời Tống có
tranh vẽ mô tả loại đao này.
Các sử gia hiện nay cho rằng
triều Tống hưng thịnh bằng hoặc hơn triều đại Nhà Đường.
Ngoài ra, trong các thư tịch lịch sử Trung Quốc, thời Tam
Quốc không có nhân vật nào sử dụng vũ khí có tên gọi “Thanh Long Yển Nguyệt Đao”.
Để chứng minh Quan Vũ chưa từng dùng Thanh Long Yển
Nguyệt Đao. Và, có thể ông ta chỉ dùng một trong các loại xà mâu, một loại vũ
khí cùng loại với thương, cán dài, nhưng lưỡi xoắn.
Trong đoạn văn trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, tác giả La Quán
Trung mô tả, trích: “… Quan Vũ "thúc ngựa ĐÂM (Nhan) Lương giữa vạn quân"
(ngưng trích).
Qua đoạn văn trên cho thấy Quan công chỉ có thể dùng mâu
hoặc thương (từ xa) thúc ngựa (tới, mới) ĐÂM (được) Nhan Lương. Trong khi, Thanh
Long Yển Nguyệt Đao, chỉ có thể chém, chặt chứ KHÔNG THỂ ĐÂM.
NHỮNG CÁI YẾU CỦA QUAN CÔNG:
* Mưu lược kém cõi:
- Sách Thục ký chép rằng: Một lần Lưu Bị cùng đi săn với
Tào Tháo, Quan Vũ lén khuyên Lưu Bị nên nhân lúc mọi người hỗn loạn mà giết Tào
Tháo, nhưng Lưu Bị không nghe vì tình thế không cho phép manh động. Điều nầy
cho thấy cái nhìn chiến lược của Quan công còn thua xa Lưu Bị.
- Tháng 9 năm 198, Tào Tháo và Lưu Bị hợp sức mang quân
đến đánh Từ châu để trừ Lã Bố. Quan Vũ theo dự trận này. Quân Tào vây thành đến
tháng 10 năm đó, Lã Bố khốn cùng phải chạy lên lầu Bạch Môn. Trong khi đó, Quan
công đã để lộ…
* Bản chất thấp hèn,
chấp nhận làm điều hạ tiện:
Sách Thục ký chép rằng: “Trong bước đường cùng, Lã Bố đã
mang vợ mình đến chỗ (dâng cho) Quan
Vũ để lấy lòng ông, hy vọng ông nói giúp với Tào Tháo. Quan Vũ hỏi Tào Tháo rằng (ông ta, tức Quan công) có nhận người đàn bà này được không, Tào
Tháo nói rằng được! Nhưng sau đó Quan
Vũ hỏi thêm mấy lần nữa khiến Tào Tháo cảm thấy hứng thú BÈN SAI ông (Quan
công) mang vợ Lã Bố tới. Khi Quan Vũ
mang vợ Lã Bố đến cho Tào Tháo, Tào ưng ý và giữ lại chỗ mình.”(có nghĩa là
không cho Quan công đem về làm vợ hay hầu thiếp)
Đoạn văn trên đây cho thấy (như trong câu chuyện) hành vi của Quan công kém cỏi dưới mức bình thường, nếu Quan công là
kẻ chính nhân quân tử, chắc chắn ông ta sẽ:
- Không nhận vợ người (vợ
Lã Bố) làm của hối lộ cho mình (Quan công).
- Không hạ mình làm chuyện “dắt gái” dâng cho người khác
(Tào Tháo).
- Việc Quan công hỏi Tào Tháo năm lần, bảy lần chẳng khác
nào khuyến khích Tào Tháo hãy dung nạp vợ của người khác đã dâng cho mình (Quan
công), nhưng rồi đem vợ của người ta (vợ Lữ Bố) đi dâng cho chủ mới (Tào Tháo) với
ý đồ mưu cầu lợi lộc cá nhân!
Thử hỏi, hành vi của Quan công có xứng đáng là hành động
của người có đầy đủ tiết, liệt, trung, hiếu không?
* Phản chúa, phản
bạn, vong thề:
- Đầu năm 200, Tào Tháo chia quân đi chuẩn bị đánh Từ
châu. Lưu Bị biết mình thế yếu bèn sai người đi cầu cứu Viên Thiệu nhưng Thiệu
chần chừ không ra quân. Tào Tháo gấp rút tiến đánh Từ châu. Vài ngàn quân của
Lưu Bị không chống nổi, bị thua tan tác. Lưu Bị bỏ chạy sang Hà Bắc theo Viên
Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ Nam, gia quyến Lưu Bị đều bị bắt; Quan
Vũ không có đường chạy, buộc phải đầu hàng Tào Tháo, theo về Hứa Xương.
Làm tướng thua trận, bỏ chủ (là Lưu Bị) mà người chủ đó
đã từng uống máu ăn thề sinh tử có nhau, nhưng đến khi cùng đường, lại hàng
giặc, vong thề, bội ước, tham sống, sợ chết chẳng khác gì kẻ thất phu hạ tiện…
Trong bước khốn cùng Quan công đã thể hiện bản chất thấp hèn của kẻ tham sanh
quý tử, bất chấp khí tiết anh hùng, sự trung thành của kẻ bề tôi. Ngoài ra đã
bội ước vong thề với bằng hữu…
* Háo thắng, bỏ đại
nghĩa, ham hố, tranh giành địa vị:
- Khi Mã Siêu (về
sau là một trong ngũ hổ tướng của Lưu Bị) mới quy hàng Thục Hán, Quan công
đang trấn nhậm Kinh Châu, hay tin, liền vội viết thư cho Chư Cát Lượng (Khổng
Minh), sai người ngày đêm cấp tốc về trao cho Khổng Minh, đòi về tranh tài cao
thấp với Mã Siêu để phân thắng bại. Vốn là kẻ đa mưu túc trí, Khổng Minh biết
ngày ý đồ của Quan công, bèn viết thư phúc đáp trong đó phải vỗ về Quan công và
ca ngợi: “Mã Siêu tuy có giỏi, nhưng làm
sao qua được ông là kẻ “tài nghệ tuyệt luân”. Quan công hả dạ, mặt mày hớn
hở, liền vừa vuốt râu vừa cười thỏa mãn, thốt lên: “Khổng Minh thật hiểu ý ta!”
“Khổng Minh thật hiểu ý
ta”, đó là lời Quan
công khen người (khen Khổng Minh), nhưng
Quan công nào biết, lời “khen” ấy có khác nào ông ta tự mắng vào mặt mình! (mặt
Quan công).
* Và là kẻ lộng ngôn:
Năm 215, khi Quan công đang phòng thủ để ngăn trở Tào
Ngụy cướp thành. Tào Tháo nghĩ nên kết hợp với Tôn Quyền, nên sai người hẹn với
Tôn Quyền đồng tấn công Kinh Châu để hóa giải hận thù giữa hai nước Ngụy (Tào
Tháo) với Ngô (Tôn Quyền).
Trong khi ấy, Lưu Bị nhận thấy binh lực Thục Hán yếu kém,
bèn nghĩ cách nhượng bộ Tôn Quyền, bèn đề nghị trao cho ĐôngNgô ba quận Quế
Dương, Linh Lăng và Trường Sa. Ngược lại, phía Tôn Quyền (Đông Ngô) giao Nam
Quận lại cho Thục Hán. Do đó, Tôn Quyền với Thục Hán chánh thức giảng hòa và cả
hai bên đều đồng ý phân lại ranh giới của Kinh Châu. Phía Đông Ngô, tướng Trình
Phổ giao quận Giang Lăng cho Quan công. Xong, Trình Phổ đến Giang Hạ nhận chức
Thái Thú.
Nhân sự trao đổi ấy, Tôn Quyến muốn bắt tay chặt chẽ với
Lưu Bị, đồng thời muốn có giao hảo tốt với Quan công để kéo dài tình hòa ước.
Và, nhất lả để liên minh chống nước Ngụy (Tào Tháo).
Trước đó 6 năm (tức năm 209, Lưu Bị cưới em gái của Tôn
Quyền là Tôn Thượng Hương về làm phu nhân, nhưng cả Tôn Quyền cùng Lưu Bị đều
xem cuộc hôn nhân đó nhằm phục vụ lợi
ích đất nước, vì vậy, cuộc hôn nhân đỗ vỡ. Năm 213, Tôn phu nhân trở về Đông
Ngô.
Trước khi quyết định bỏ Thục hợp cùng Tào. Tôn Quyền phái
sứ giả đến cầu hôn con gái Quan công cho con trai mình, để xem thử ý của Quan
công như thế nào. Không ngờ vốn kẻ võ biền, không biết và không đặt quyền lợi
Thục Hán lên trên. Quan công chẳng những không chấp nhận mà còn mạt sát Tôn
Quyền trước mặt sứ giả nhà Ngô: “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”.
Chính sự lộng ngôn nầy về sau đã đưa Quan công vào cõi chết.
“Hổ nữ sao có thể gả cho
khuyển tử”. Quan công
tự cho ông ta là giống nòi hổ, còn dòng giống của Tôn Quyền chỉ là loài chó.
Nhưng, thực tế Ai hổ, Ai chó đây?
Trong khi Quan công chỉ là anh chàng ngày ngày gánh tào
hủ mềm (còn gọi là đậu phụ) ăn với nước đường đi bán để mưu sinh. Thì Tôn Quyền
cùng Tôn Sách (孫策) 175 – 200, là con của Tôn Kiên một
viên tướng thời Hán mạt.
Tôn Kiên, (孫堅) 155-191, tên tự là Văn Đài (文臺), làm Thái Thú trường Sa, hạ tướng của Viên Thuật. Khi dẫn quân đi đánh
Ích Châu, Lưu Biểu sai bộ hạ là Hoàng Tổ bắn
chết ở Hiện Sơn (ngoại thành,
thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc ngày nay), ông là người đặt nền móng xây
dựng nước Đông Ngô thời Tam Quốc. Khi ấy Tôn Sách 16 tuổi còn Tôn Quyền mới lên
10.
Sau khi Tôn Kiên chết, Tôn Sách, (孫策) 175 - 200 đem thi hài phụ thân ông về Khúc A (曲阿, ngày nay thuộc Giang Tô) để chôn cất trước khi tiến về Đan Dương (丹楊, ngày nay là Tuyên Thành, An Huy, tại đó cậu của ông là Ngô Cảnh (吳景)
đang làm thái thú.
Khi ở với người Cậu, Tôn Sách lập ra
một đội quân nhỏ vài trăm người. Lực lượng nhỏ này là quá yếu ớt để ông có thể
thiết lập quyền lực riêng của chính mình. Ông trốn người cậu về đầu Viên Thuật.
Trong khi dưới trướng của Viên Thuật, Tôn Sách bị Viên Thuật gạt
nhiếu lần (phần chữ nghiêng dưới đây
trích nguyên văn từ Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư) Trích:
“Viên Thuật rất có ấn tượng về Tôn Sách và thường than vãn rằng ông
không có người con trai nào được như Tôn Sách. Ông này cũng trao lại các đơn vị
quân đội trước đây thuộc quyền Tôn Kiên cho Tôn Sách.
Ban đầu, Viên Thuật hứa sẽ cho Tôn Sách làm thái thú Cửu Giang nếu ông
đánh được quận này. Tuy nhiên khi Tôn Sách hạ thành, Viên Thuật lại giao chức
Thái thú cho Trần Kỷ (陳紀).
(Xin mời quý độc giả đón đọc
bài 2).
Thái Quốc Mưu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét