Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

tapchiphiatruoc posted: "TS Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước Phỏng vấn Jürgen Habermas do Giovanna Borradori thực hiện Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt. Ông nổi danh vớ"[
 Bài  do nhà thơ   Hoàng Phụng Thiên Chuyển ] 

New post on Tạp chí Thanh Niên Phía Trước

Trào lưu cuồng tín và khủng bố (III)

by tapchiphiatruoc
TS Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía TrướcPhỏng vấn Jürgen Habermas do Giovanna Borradori thực hiện
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt. Ông nổi danh với các luận thuyết về các Thay đổi Cấu trúc của Công luận (Strukturwandel der Öffentlichkeit, 1962) và Lý thuyết về Hành vi Thông đạt (Theorie des kommunikativen Handeln, 1981). Với nhiệt tình tham gia tranh luận trong các vấn đề chính trị sôi bỏng, ông được nể trọng là một trí thức can đảm dấn thân và nhận nhiều giải thưởng cao quý. Hiện nay, ông là một trong những triết gia hàng đầu tại châu Âu.

Giovanna Borradori, Giáo sư Triết học tại Vassar College (US). Bà là tác giả The American Philosophie, University of Chicago Press và Biên tập viên cuả Recoding Metaphysics:The New Italian Philosophy.
Xem thêm:
  ***
Ông có nghĩ là khi lý giải hành vi 11 tháng 9 như là một hình thức tuyên chiến, liệu nó có đúng không?
Ngay khi gọi đó là một cuộc chiến, nó ít gây ra hiểu lầm và về phương diện đạo đức, nó ít gây tranh cải hơn là như khi gọi đó là "thánh chiến". Khi Tổng thống Bush kêu gọi "một cuộc chiến chống khủng bố", tôi xem quyết định này là sai lầm nặng nề về phương diện luật pháp và thực tế. Về phương diện luật pháp, ông nâng cao các phạm nhân thành một đối thủ chiến cuộc, về phương diện thực tiển, chúng ta không thể khai diển cuộc chiến chống lại một mạng lưới khó có thể nắm bắt được, cho dù danh từ chiến tranh có một ý nghiã nào đó nhất định.
Phương Tây cần phải tỏ ra nhạy cảm hơn và tự phê nhiều hơn trong mối quan hệ với các nền văn hoá khác; nếu đúng như vậy, thì phương Tây phải làm gì? Trong mối quan hệ này, ông có nói tới việc tìm kiếm một ngôn ng chung và vấn đề phiên dịch? Điều này có nghiã là gì?
Sau ngày 11 tháng 9, tôi thường được hỏi là trước một hiện tượng bạo lực như thế thì toàn bộ khái niệm về những hành vi tạo nên cảm thông mà tôi trình bày trong luận thuyết thông đạt cuả tôi liệu có còn giá trị nữa không. Thực vậy, chúng ta đang sống trong các xã hội thuộc khối OECD an lành và thịnh vượng, mặc dù có hàm chứa mức độ nào đó về bạo lực theo một cấu trúc quen thuộc, có bất công xã hội, phân biệt đối xử làm mất phân phẩm, bần cùng hoá và gạt ra ngoài lề. Vì mối quan hệ xã hội có đầy bạo lực, hành vi chiến lược và ngụy tạo, tuy nhiên, có hai sự thật khác mà chúng ta không được xem thường.
Một mặt, thực tế của việc chung sống hằng ngày dựa trên cơ sở vững chắc của những niềm tin chung, các sự thật hiển nhiên thuộc về văn hoá và các kỳ vọng hỗ tương. Ở đây, vấn đề phối hợp hành động là dựa trên trò chơi ngôn ngữ theo thông lệ, với ít nhiều lập luận thuyết phục, mà qua đó cả hai phiá có đưa ra các yêu sách về giá trị để được công nhận trong phạm vi công cộng, ngay cả khi họ chì có ngụ ý.
Mặt khác, từ xáo trộn trong việc cảm thông nhau, hiểu lầm nhau, không còn hiểu nhau, thiếu chân thành, lừa đảo, chính vì thế mà xung đột xãy ra. Khi vụ việc trầm trọng, chúng ta tìm tới các nhà tâm lý trị liệu hoặc đưa ra toà án. Các vòng lẩn quẩn của bạo lực bắt đầu với việc cảm thông nhau bị xáo trộn, từ việc mất tin tưởng nhau mà chúng ta không thể kềm chế được đưa tới một tình trạng là cắt đứt mọi liên lạc nhau. Nhưng khi bạo lực khởi đầu với xáo trộn về cảm thông, người ta có thể biết rằng có những gì sai trái xãy ra và có cái gì cần phải sửa chửa sau khi nó bộc phát.
Những nhận thức thông thường này có thể áp dụng cho các xung đột mà Bà đang nói tới. Sự thể ở đây phức tạp hơn là vì có nhiều đất nước, lối sống, văn hoá khác nhau, có khoảng cách biệt xa xôi và họ đối với nhau quá xa lạ. Họ không gặp nhau trong tình đồng chí hay nguời thân thuộc, những ngưởi trong cùng một gia đình hay trong đời sống hằng ngày, khi niềm thông cảm bị trục trặc một cách có hệ thống làm cho tất cả trở nên xa lạ nhau.
Trong mối quan hệ quốc tế, các phương tiện cuả luật pháp làm giảm đi bạo lực, nếu đem ra so sánh thì nó có một vai trò yếu kém. Và trong mối quan hệ liên văn hoá, luật pháp, trong trường hợp tốt đẹp nhất, cũng tạo được những khuôn khổ thể chế cho những nỗ lực cảm thông về mặt hình thức, thí dụ như qua Hội nghị LHQ về Nhân quyền tại Wien. Vì các cuộc thảo luận liên văn hoá trong nhiều cấp độ khác nhau để giải thích các vấn đề đầy tranh cải về nhân quyền là quan trọng, nên những cuộc gặp gở hình thức như thế không thể tự nó làm phá huỷ các việc tạo nên các mô hình chủ yếu. Tinh thần cởi mở chính ra là qua việc tự do hoá các điều kiện sống, thoát bỏ một cách khách quan mọi áp lực và sợ hải. Trong việc thực hành hằng ngày về các thông đạt, người ta phải tự tạo ra niềm tin tưởng nhau như một loại nguồn vốn. Chỉ khi có được như thế, thì mọi sự khai sáng có hiệu năng lan toả qua các phương tiện truyền thông, học đường và gia đình mới đạt được. Tinh thần khai sáng này phải tạo nên các tiền đề cho nền văn hoá chính trị.
Đối với chúng ta, cũng chính trong mối quan hệ này, phương cách tự thể hiện cuả chúng ta về các mặt quy phạm đối với các nền văn hoá khác là quan trọng. Trong tiến trình duyệt xét lại hình ảnh của chính mình, thí dụ như phương Tây có thể học được là chính trị cuả mình phải thay đổi gì, nếu phương Tây muốn được cảm nhận mình là một cường quốc khai hoá văn minh. Không có một sự kềm chế chính trị của chủ nghiã tư bản vô độ, thì sự phân biệt tầng lớp đang gây tác hại trong xã hội thế giới sẽ còn xãy ra. Năng động phát triển bất cân xứng cuả nền kinh tế thế giới ít nhất cũng đem lại một tình trạng quân bình trong các hậu quả cực kỳ tác hại, tôi nghĩ tới sự bần cùng hoá của một khu vực hay một châu lục. Đó không phải chỉ thuần là chuyện phân biệt đối xử, một sự sĩ nhục hoậc hạ giá các nền văn hoá khác. Đề tài "Xung đột giữa các nền văn minh" thường là một tấm màng che đậy các quyền lợi vật chất sống còn của phương Tây, thí dụ như vấn đề quyền sừ dụng các giếng dầu và bảo đảm các cung cấp nguồn năng lượng[i].
Trước hết chúng ta phải tự hỏi rằng liệu khuôn mẫu đối thoại có phù hợp với việc trao đổi thuộc về liên văn hóa không. Có phải luôn luôn là chỉ dựa vào các khái niệm của chúng ta mà chúng ta tạo tình liên đới giữa các nền văn hoá không?
Trong triết học, Trường phái Hủy cấu trúc luôn có nghi ngờ về các định kiến của châu Âu, họ tạo ra một vấn đề đối nghịch: Tại sao các mô hình thuộc Trường phái Giải minh thành công trong việc tìm hiểu qua các cuộc nói chuyện hàng ngày và sau thời kỳ Humboldt, nó được triển khai một cách có phương pháp để giải thích các văn bản, nay nó lại đột nhiên thất bại trong việc giải thích các vấn đề vượt qua các giới hạn của một nền văn hoá, lối sống và truyền thống?
Trong mọi trường hợp, việc lý giải phải nối kết sự cách biệt giữa hai phiá các theo sự hiểu biết tiên khởi dựa vào Trường phái Giải minh, dù có khoảng cách về địa lý và văn hoá, dù gần hơn hay xa hơn, nó cũng tạo ra sự dị biệt trong ý nghiã ít hơn hay nhiều hơn,
Mọi cách lý giải là cách phiên dịch đơn thuần. Chúng ta không cần phải dựa theo quan điểm của Donald Davidson để tìm hiểu xem là tư tưởng thuộc về một loại khuôn khổ khái niệm nào, để xem người ta phải suy nghĩ không có tương phản nhau. Với cách lập luận của Gadamer người ta có thể chỉ ra rằng ý tường trong một vũ trụ bị khép kín sẽ là một khái niệm không phù hợp với các vũ trụ khác, nó là một khái niệm không chặt chẻ.
Từ đó, chúng ta không nhất thiết phải theo một phương pháp cuả Trường phái Nhân chủng. Rorty hay McIntyre bảo vệ cho một mô hình đồng hoá của mọi sự hiểu biết, mà theo đó hai ông có một lối giải thích cực đoan, vì có nghĩa hoặc là so sánh theo các chuẩn mực hợp lý hoá của riêng mình hoặc là chuyển dạng hình thể, chính vì thế mà có sự tùy thuộc trong một lý tính của một hình ảnh thế giới hoàn toàn xa lạ.
Chúng ta có thể phải hiểu những gì tuỳ thuộc vào sự sao chép một loại ngôn ngữ gắn bó với thế giới. Nhưng theo Trường phái Giải minh đòi hỏi thì sự mô tả một cách thích hợp nhất là dựa trên tình trạng kiến thức ban đầu cuả sự giải thích, bởi vì tinh trạng này làm cho những người tham gia sẽ có ý thức về tinh thần đem lại ý nghĩa ban đầu. Khi những người tham gia thảo luận có khó khăn trong việc cảm thông như thế, họ có thể mở rộng tầm viễn kiến của mình và cuối cùng mang cho họ lại gần nhau, bởi vì khi họ chấp nhận vai trò đối thoại của “người nói“ và “người nghe“ trong một tư thế bình đẳng, một tình trạng mà người ta đòi hòi trong tất cả mọi tình trạng thảo luận.
Mỗi người nói có kỷ năng đã học cách sử dụng hệ thống phát biểu cá nhân, cùng lúc họ tiếp thu được khả năng cách trao đỗi viễn kiến của người khác trong cuộc đối thoại như thế nào. Trong tinh thần năng động qua việc tiếp nhận viễn kiến cuả nhau, do đó mà có phát sinh một sự hợp tác để vạch ra một chân trời tạo cho một ý nghĩa chung, kết cuộc là cả hai phiá không phải đề ra một khuôn khổ chung thuộc về nhân chủng hoặc phải chuyển hoá hình thể, mà họ đạt được một lối lý giải chung có tính cách liên hệ giữa các chủ thể.
Ngoài ra, mô hình của Trường phái Giải minh giải thích tại sao có những nỗ lực cảm thông sẽ có triển vọng thành công, khi cách giải thích có thể xảy ra trong điều kiện tương đồng để chấp nhận các viễn kiến của nhau. Khi có thiện ý và không biểu lộ việc sử dụng bạo lực, đó là điều kiện cần thiết, nhưng chưa đủ. Không có một cấu trúc cuả một tình trạng thông đạt tự do không bị bóp méo, hoặc từ một mối quan hệ quyền lực mơ hồ, thì người ta nghi ngờ kết quả của vần đề luôn là một tình trạng ban phát.
Trong sự chọn lọc, khả năng mở rộng và nhu cầu điều chỉnh về những ý nghĩa mong đạt tới, dĩ nhiên đa số có sự tự diễn đạt với những đặc điểm sai lạc mà người ta không thể nào tránh được theo một tinh thần bất tận, thường thì các ý nghĩa này không thể phân biệt tùy theo, có lúc mù quáng, có lúc các cách giải thích lệ thuộc vào các dấu vết của sự đồng hoá mình với kẻ có thế mạnh. Trong khi sự thông cảm có hai ý nghiã, thì ngay cả khi đó là một lối diễn đạt có tiềm tàng sử dụng bạo lực. Nhưng khi người ta mô tả các thông cảm nhau qua cách bản thể hoá, người ta không nhìn thấy trong đó có bạo lực và điểm chủ yếu là mục tiêu của sự cảm thông và trong sự chuyển hướng tới mục tiêu này – khi có sức mạnh của tinh thần phê phán sẽ phả vỡ việc sử dụng bạo lực, không tạo ra bạo lực trong một hình thái mới.
Còn tiếp...
_________
[i] Habermas đề cập tới việc thảo luận mà tiểu luận "The Clash of Civilization" của Samuel P. Huntington đăng trong tạp chí Foreign Affairs vào năm 1993 đặt ra. Huntington lập luận là chính trị quốc tế sẽ thành hình dựa trên các lằn ranh về văn hoá. Các tranh chấp trong tương lai không chì là do các lý do chính trị và kinh tế mà nhằm để bảo vệ các giá trị văn hoá khác nhau. Đối với các giá trị Hồi giáo, phương Tây và châu Á, Huntington tỏ ra có nhiều lo âu nhất. S. P. Huntington, The Clash of Civilization? The Debate in: Foreign Affairs (1993); P.L. Berger/S. P. Huntington, Many Globalizations, Cultural Diversity in the Contemporary World, Oxford, 2002.
***
Các chú thích dưới đây là của người dịch
Triết hc Frankfurt
Trường phái thuộc Viện Nghiên cứu Xã hội (Instutut für Sozial Forschung) của Đại học John Wolfgang Goethe, Frankfurt, Đức. Cơ sở này được thành lập vào năm 1924, đến năm 1933 phải đóng cừa vì chế độ Đức Quốc Xã, và đến năm 1950 hoạt động trở lại cho đến nay. Đây là nơi quy tụ một số triết gia tên tuổi như Theodor W. Adorno, Walter Benjamin, Erich From, Max Horheimer, Herbert Marcus (thế hệ thứ I), Jürgen Habermas, Oskar Negt, Alfred Schmit (thế hệ thứ II) và thế hệ hiện nay là Axel Honneth và nhiều người khác.
Luận điểm chính cuả Trường phái là lý thuyết phê phán (Kritische Theorie): Lý trí đóng vai trò quan trọng để khai sáng trong một thế giới hiện đại ngày một suy vi. Vì tính cách cá nhân của con người trong xã hội ngày càng mất dần, nên con người trở thành một công cụ lệ thuộc, một vật thể trong một thiên nhiên bị chế ngự do kỷ thuật hoá và phải sống trong một thế giới lệ thuộc vào mọi thủ tục hành chánh hoá. Lý thuyết này tìm cách giải thích về cấu trúc xã hội qua cơ chế cai trị và đàn áp, lột mặt nạ các ý thức hệ để mong đem con người có tư duy trưởng thành sống trong một xã hội hợp lý và hài hoà.
Đối tượng nghiên cứu gồm có ba lĩnh vực cơ cấu kinh tế của xã hội, phát triển tâm lý cá nhân và phạm vi văn hoá. Phưởng pháp luận là Mác xít khoan hoà và khảo hướng liên ngành.
Lý thuyết về các hành vi thông đạt
Theorie des komminikativen Handeln là một trong các tác phẩm quan trọng của Jürgen Habermas. Ông bàn đến nhu cầu thông đạt trong sinh hoạt cá nhân, gia đình và xã hội và xem nói chuyện với nhau để hiểu nhau là một hành vì chiến lược, cần học tập và áp dụng, dù trong bất cứ tình huống nào.
Để đạt đến cảm thông nhau, người nói và ngưòi nghe phải chấp nhận các điều kiện cơ bản là
  1. cùng có cơ hội bình đẳng trong việc đề xuất và tham gia đối thoại
  2. cùng có cơ hội bình đằng trong định nghiã và lập luận
  3. bình quyền trong đối thoại
  4. không che dấu các ý định trong thảo luận.
Trường phái Giải minh
Hermeneutik là một lý thuyết về cách giải thích các bản văn và tìm hiểu con người, phát sinh từ Thượng cổ, được áp dụng cho đến Trung cổ, được xem như là một khoa học và nghệ thuật. Lý thuyết này được Immanuel Kant cỗ vũ, xem lý tính là một phương tiện để tìm hiểu tư tưởng con người, đặc biệt là trong mối quan hệ với lịch sử.
Khái niệm này được hồi sinh trong thời hiện đại với công trình nghiên cứu của Johann Conrad Dannhauer và Wilhelm Dilthey “Với thiên nhiên, chúng ta giải thích, với sinh hoạt tinh thần, chúng ta tìm hiểu”, câu nói nổi tiếng của Dilthey trở thành phường châm cuả Trường phái Giải Minh để áp dụng cho mọi lĩnh vực cuả khoa học xã hội. Muốn tìm hiểu văn bản hay con người, người ta cần phải có kiến thức tiên khởi và trực giác như một loại nghệ thuật khởi đầu làm cơ sở.
Trường phái Giải cấu trúc
Dekonstruktivismus do Jacques Derrida khởi xướng trong thập niên 1960 nhằm đối kháng với phương pháp cuả Trường phái Giải minh, một cách đọc văn bản khác hơn để tìm ra nguồn gốc ý nghiã đích thực. Văn bản không chỉ được cấu trúc trong một ý nghiã thống nhất cuả tác giả, mà còn hàm chứa các ý nghiã tương phản mà nguời đọc cần phát hiện bằng cách phá vỡ ý nghiã trong cấu trúc nguyên thuỷ và tìm hiểu ngược lại.
Nguyên tác: Fundamentalismus und Terror, Ein Gespräch mit Jürgen Habermasin: Jürgen Habermas, Jacques Derrida, Philosophie In Zeiten des Terrors, Europäisches Verlagsanstalt Hamburg, 2006, pp. 49- 69.
tapchiphiatruoc | April 6, 2016 at 8:09 am | Tags: Đỗ Kim Thêm | Categories: Quốc tế | URL:http://wp.me/p14quE-4so
Comment   See all comments
Unsubscribe to no longer receive posts from Tạp chí Thanh Niên Phía Trước.
Change your email settings at Manage Subscriptions.
Trouble clicking? Copy and paste this URL into your browser: 
http://phiatruoc.info/trao-luu-cuong-tin-va-khung-bo-iii/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét