Cao Bá Quát và hát nói (Truyện ngắn 1) Nhà Văn Hoàng Yên Lưu
Nhà Văn HOÀNG YÊN LƯU
Cao Bá Quát và Hát nói
Hoàng Yên Lưu
Nửa đầu hay tiền bán thế kỷ 19, hai nhà thơ cùng nổi danh với những bài Hát nói trong giáo phường cũng như trong lòng kẻ thưởng ngoạn, và thường được xếp bên nhau trong chương trình giáo khoa văn học VN là Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát. Tuy nhiên, giữa họ có nhiều điểm khác biệt.
Nguyễn Công Trứ sinh 1778 và trưởng thành dưới triều Gia Long, 1802 khai sáng Nguyễn triều, khi nho giáo được chấn hưng sau nhiều thế kỷ suy tàn do những cuộc chính biến và nội loạn như chế độ vua Lê-Chúa Trịnh, cuộc Trịnh- Nguyễn phân tranh, Nguyễn Tây sơn và Nguyễn Gia miêu (chỉ hậu duệ Nguyễn Hoàng) mở trận thư hùng giành ngôi báu… Trong khi ấy, Cao Bá Quát sinh vào khoảng đầu thế kỷ 19, lớn lên đúng vào giai đoạn nho học sau vài thập niên phấn chấn lại rơi dần vào suy thoái, ngoại xâm đe dọa, nội loạn khắp nơi, dưới triều Minh Mệnh (1820-1840) và Thiệu Trị (1840-1847) rồi Tự Đức (1848-1883).
Hoàn cảnh lịch sử và xã hội dị biệt đã khiến hai danh sĩ này khác nhau về tâm trạng và thành bại trên đường đời. Nếu hành trạng của Nguyễn Công Trứ, một nhà nho thành công được hậu thế tôn xưng là Uy Viễn tướng công, thì Cao Bá Quát nếm đủ mùi vị đa cùng của kẻ tài tử và cuối cùng bị sử triều Nguyễn xếp vào loại loạn thần tặc tử.
Tác phẩm và giai thoại về họ, trường hợp Nguyễn Công Trứ được lưu truyền rộng rãi, thì văn thơ Cao Bá Quát bị thiêu hủy gần hết và phần lưu lại chỉ còn những bài thơ chữ Hán do đời sau chép lại theo trí nhớ nên ở tình trạng tam sao thất bản.
Cũng may, phần hát nói của ông nhờ phổ biến trong giáo phường nghĩa là nơi trà đình, tửu quán, lầu xanh gác tía nên còn giữ được hơn chục bài như sau: Uống rượu tiêu sầu, Ngán đời, Cuộc phong trần, Hội ngộ, Cuộc đời thôi tiếc chi ái, Đời người thấm thoát, Hoài nhân, Núi cao trăng sáng, Tài hoa là nợ, Thanh nhàn là lãi…
Người yêu thơ văn không mấy ai quên những bài ca trù lời mượt mà, từ bay bổng, tư tưởng thoát tục, đã từng gợi trong lòng ta bao mối cảm hoài, nào là Uống rượu tiêu sầu, Ngán đời, nào là Đời người thấm thoát và Giai nhân nan tái đắc…
Qua những bài hát nói, Cao Bá Quát tỏ ra là một tài tử đa cùng, một nghệ sĩ tài hoa, một khách phong lưu ưa thú cầm kỳ thi tửu và thích hưởng nhàn và hưởng lạc. Cũng không mấy ai quên, khuynh hướng yếm thế bi quan của Cao Bá Quát với tư tưởng Lão Trang được phô bày bằng cung bậc du dương của thể ca trù, bằng lời trau chuốt từng chữ từng vần. Ta thử đọc lại bài Giai nhân nan tái đắc mà ngày nay giới nghệ sĩ ca trù thường diễn ngâm thì sẽ thấy chất trữ tình và lời hoa gấm của một hồn thơ vĩ đại:
Giai nhân nan tái đắc,
Trót yêu hoa nên dan díu với tình.
Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh,
Rầu rĩ bấy xuân về oanh nhớ.
Trót yêu hoa nên dan díu với tình.
Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh,
Rầu rĩ bấy xuân về oanh nhớ.
Phong lưu tài tử đa xuân tứ,
Trường đoạn Tiêu nương nhất chỉ thư.
Nước sông Tương một dải nông sờ,
Cho kẻ đấy người đây mong mỏi.
Trường đoạn Tiêu nương nhất chỉ thư.
Nước sông Tương một dải nông sờ,
Cho kẻ đấy người đây mong mỏi.
Bứt rứt nhẽ trăm đường nghìn nỗi,
Chữ chung tình biết nói cùng ai?
Ước gì gắn bó một hai.
Chữ chung tình biết nói cùng ai?
Ước gì gắn bó một hai.
Ý kiến chung của các nhà phê bình cho rằng Cao Bá Quát là nhà thơ bi quan, yếm thế, suốt đời thích hưởng lạc cầu nhàn. Ông hưởng lạc bằng chén rượu, bằng thanh phong minh nguyệt như ông từng viết:
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
Cảnh phù du trông thấy đã nực cười.
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
Tiêu khiển một vài chung lếu láo.
Ðoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,
Trầm tư bách kế bất như nhàn.
Dưới thiều quang thấp thoáng bóng Nam san,
Ngoảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ.
Khoảng trời đất cổ kim, kim cổ,
Mảnh hình hài không có, có không.
Lọ là thiên tứ, vạn chung.
Cảnh phù du trông thấy đã nực cười.
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
Tiêu khiển một vài chung lếu láo.
Ðoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,
Trầm tư bách kế bất như nhàn.
Dưới thiều quang thấp thoáng bóng Nam san,
Ngoảnh mặt lại cửu hoàn coi cũng nhỏ.
Khoảng trời đất cổ kim, kim cổ,
Mảnh hình hài không có, có không.
Lọ là thiên tứ, vạn chung.
Hoặc:
“Thế sự thăng trầm quân mạc vấn,
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.”
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu,
Ðem mộng sự đọ với chân thân thời cũng hệt.
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu.”
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu,
Ðem mộng sự đọ với chân thân thời cũng hệt.
Duy giang thượng chi thanh phong,
Dữ sơn gian chi minh nguyệt,
Kho trời chung mà vô tận của mình riêng.
Cuộc vuông tròn, phó mặc khuôn thiêng,
Kẻ thành thị, kẻ vui miền lâm tẩu.
Dữ sơn gian chi minh nguyệt,
Kho trời chung mà vô tận của mình riêng.
Cuộc vuông tròn, phó mặc khuôn thiêng,
Kẻ thành thị, kẻ vui miền lâm tẩu.
Gõ nhịp lấy, hát câu Tương Tiến Tửu,
“Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai…”
Làm chi cho mệt một đời!
“Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai…”
Làm chi cho mệt một đời!
(Chú thích:Ý nghĩa bài thơ: Chẳng cần hỏi cũng biết việc đời chìm nổi bất thường. Hãy nhìn nơi khói sóng có một chiếc thuyền câu, gợi hình ảnh cầu nhàn thoát tục. Chỉ có gió mát trên sông, trăng sáng trên núi là là kho báu trời cho kẻ biết hưởng nhàn. Đó cũng là lúc ngâm câu thơ đầu của bài Tương tiến tửu của Lý Bạch: Bạn chẳng thấy nước sông Hoàng hà từ trên trời đổ ra biển và không bao giờ quay trở lại, gợi ý kiếp người quá mau thì sao không cất chén giải khuây.)
Kẻ đa cảm cũng đa tình. Tài tử thì nặng nợ với giai nhân:
Tự cổ hồng nhan đa mệnh bạc,
Buồn cho ai mà lại tiếc cho ai.
Duyên chông chênh nguyệt mỉa hoa cười,
Ngao ngán nhẽ đào tiên lăn cõi tục.
Buồn cho ai mà lại tiếc cho ai.
Duyên chông chênh nguyệt mỉa hoa cười,
Ngao ngán nhẽ đào tiên lăn cõi tục.
Đã gác gương loan, treo giá ngọc,
Nỡ hoài chim cú đậu cành mai.
Duyên còn dài, xuân hãy còn dài,
Thử đủng đỉnh xem cơ tiền định.
Nỡ hoài chim cú đậu cành mai.
Duyên còn dài, xuân hãy còn dài,
Thử đủng đỉnh xem cơ tiền định.
Nhắn ông nguyệt hãy xe dây xích,
Khách giai nhân với khách văn nhân.
Sắc tài ai kẻ cầm cân?
Khách giai nhân với khách văn nhân.
Sắc tài ai kẻ cầm cân?
Một kẻ sĩ bác học, đa tài đã từng có niềm tin vào tương lai có lúc “quyết xoay bạch ốc lại lâu đài, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú” (Bài phú Tài tử đa cùng). Ông cũng là tác giả bài Cuộc phong trần trần đầy quyết tâm đợi thời vận, có lúc cá chép hóa rồng (ngư long biến hóa) với niềm an ủi là Tạo hóa dành cho việc lớn nên tạo ra thử thách cho mình (Muốn đại thụ hãy dìm cho lúng túng), khoan oán trách (oán vưu) mà hãy và tin tưởng có lúc quốc gia sẽ sử dụng mình vì trời sinh kẻ hào kiệt không bao giờ để uồng phí tài năng:
Chẳng lưu lạc, dễ trải mùi nhân thế,
Còn trần ai, khôn tỏ mặt công hầu.
Ngất ngưởng thay con Tạo khéo cơ cầu,
Muốn đại thụ hãy dìm cho lúng túng.
Còn trần ai, khôn tỏ mặt công hầu.
Ngất ngưởng thay con Tạo khéo cơ cầu,
Muốn đại thụ hãy dìm cho lúng túng.
Thân hệ bang gia chung hữu dụng,
Thiên sinh hào kiệt bất ưng hư.
Hẵng bền lòng chớ chút oán vưu,
Thời chí hỉ, ngư long biến hóa.
Thiên sinh hào kiệt bất ưng hư.
Hẵng bền lòng chớ chút oán vưu,
Thời chí hỉ, ngư long biến hóa.
Thôi đã biết cùng, thông, là mệnh cả,
Cũng đừng đem hình dịch lại cầu chi.
Hơn nhau cũng một chữ thì.
Cũng đừng đem hình dịch lại cầu chi.
Hơn nhau cũng một chữ thì.
Sao cuối cùng ông lại trở thành kẻ bất đắc chí, bị kết án tử về việc tham dự cuộc nổi loạn ở Mỹ Lương?
Đi sâu vào phần thơ văn sáng tác bằng chữ Hán của Cao Bá Quát người ta biết rõ hơn chân dung đích thực của người tài tử và những biến cố trong đời ông đã ảnh hưởng như thế nào tới kiếp sống của một kẻ “quán cổ tài danh” như người bạn thân thiết nhất của ông, Phương đình Nguyễn Văn Siêu, đã dùng để khóc ông khi bi kịch xảy ra với ông cùng với dòng họ Cao.
Cao Bá Quát như vì sao xẹt ngời sáng trên bầu trời rồi vụt biến mất và vì bị khép tội phản nghịch nên văn thơ của ông, tài liệu về ông bị hủy diệt gần như không còn bao nhiêu. Ông sinh năm nào và mất năm nào mãi cho tới gần đây người ta mới tìm ra một vài chứng cớ để xác định. Trong bài Thiên cư thuyết của Cao Bá Quát, có chỗ viết: “Với cái tuổi ta mới hai kỷ mà núi sông thành quách cũ, đã thấy thay đổi đến ba lần.” Cuối bài thì ghi: “Tháng Mạnh thu, năm Nhâm Thìn, Chu Thần thị viết bài thuyết này.” Năm Nhâm Thìn tức năm 1832, nếu ông lúc đó đủ hai kỷ tức 24 tuổi và tính theo âm lịch thì ông sinh vào năm Kỷ Tỵ 1809 tức đời Gia Long thứ tám hay sớm hơn nữa là năm 1808.
Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu Cúc đường và Mẫn hiên, ngươi làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội) trong một gia đình nổi tiếng về khoa bảng nhưng thân sinh ra nhà thơ chỉ là một hàn Nho danh tiếng, làm nghề dạy học. Cụ đồ Cao trong cảnh thanh bần không nguôi giấc mộng nuôi dạy con cái thành những bậc hiền tài. Cũng vì thế cụ đã đặt tên cho hai con sanh đôi của mình là Bá Đạt và Bá Quát, vốn là tên hai kẻ sĩ danh tiếng đời Chu. Bá Quát sau này lấy tên tự là Chu Thần (tức bề tôi nhà Chu) với ý nguyện sau này được phù tá vua hiền và lập nên sự nghiệp công hầu khanh tướng.
Ngay từ nhỏ Cao Bá Quát và Cao Bá Đạt đã nổi tiếng là bậc văn tài. Nhưng Bá Quát trội hơn anh về nhiều mặt, nhất là chữ viết của Cao Bá Quát được khen chẳng thua gì bút thiếp của Vương Hy Chi hay Nhan Chân Khanh của Trung Hoa.
Giai thoại còn kể lại Cao Bá Quát tài cao nên kiêu ngạo, từng tự phụ trong thiên hạ có bốn bồ chữ, riêng ông chiếm hai bồ, anh ông là Bá Đạt và bạn ông là Nguyễn Văn Siêu chiếm một bồ, còn một bồ chia cho kẻ sĩ thiên hạ.
Thông minh, đĩnh ngộ, tuy đa bệnh, kẻ sĩ tài hoa này vào năm 14 tuổi đã lều chõng đến trường thi. Chín năm sau, 1831 ông thi hương đậu á nguyên (thứ nhì bảng cử nhân). Nhưng khi bộ lễ xét lại xếp ông xuống cuối bảng. Cao Bá Quát tuy thất vọng nhưng chưa tuyệt vọng vì lúc đó ông mới hai mươi ba tuổi nên còn nuôi giấc mộng tang bồng hồ thỉ:
Bất kiến ba đào tráng
An tri vạn lý tâm
(Nếu không muôn đợt sóng trào
Chí cao vạn dặm anh hào ai hay!)
Con đường công danh sự nghiệp vẫn thu hút ông mãnh liệt, ông vào kinh thi hội nhiều lần nhưng không đậu vì những lý do không phải do thiếu tài năng. Chẳng hạn có khoa thi chỉ vì quên tờ chứng nhận của lý trưởng trong tráp nên khi bị lục soát, ông đã bị khép vào tội “hoài hiệp văn thư” (mang giấy có chữ vào trong trường thi) và bị đuổi ra khỏi trường thi. Giấc mộng khoa cử tan tành, ông than thở:
Trượng phu tam thập bất thành danh
Đạp biến thiên nhai khí vị bình
Tạm dịch:
Trượng phu ba chục chẳng nên danh
Mỏi gót nào nguôi nỗi bất bình.
Năm 32 tuổi (1841) lần đầu tiên ông được triệu vào kinh làm chức hành tẩu bộ lễ, một chức quan nhỏ và nhàn hạ. Tháng tám năm ấy, ông được cử làm sơ khảo Trường Thừa Thiên. Trong khi chấm bài ông thấy có những quyển khá nhưng lại phạm trường qui. Lòng thương kẻ có tài nơi ông bừng dậy, ông đã cùng người bạn là cử nhân Phan Nhạ dùng muội đèn sửa những sai sót của các quyển ấy để khỏi bị đánh hỏng. Việc bại lộ, ông bị viêm giám sát là Hồ Trọng Tuấn tố cáo về tội khi quân (dối vua).
Khi quân là trọng tội, nhưng vua Thiệu Trị thương ông có tài nên giảm án chém xuống tội “trảm giam hậu” nghĩa là hoãn thi hành án chém nhưng bị giam giữ
Cao Bá Quát ở trong tù khá lâu, khoảng gần ba năm. Bị giam cầm, tra tấn nên lòng bất bình, tư tưởng yếm thế và xuất thế của một nhà Nho có tài nhưng không được trọng dụng, lại bị chà đạp, đã nẩy sinh nơi ông. Sau, triều đình tạm tha cho Cao Bá Quát và cho đi “xuất dương hiệu lực” (theo phái đoàn ra nước ngoài để chuộc tội) trong phái đoàn do Đào Tri Phú làm trưởng đoàn, Trần Tú Dĩnh làm phó đoàn. Phái đoàn đã tới Tân gia ba và Batavia (tức Jakarta ngày nay). Dịp này đã cho thấy con người tình cảm của Cao Bá Quát thêm bén nhậy như thế nào khi phải xa cách quê hương đất nước.
Chuyến đi này đã mở rộng tầm mắt của Cao Bá Quát. Là Nho gia truyền thống, nhưng lại có tinh thần rộng mở, sau khi trở về quê hướng, khuynh hướng thích canh tân càng rõ rệt trong tâm trí ông.
Năm 1843, sau khi ở ngoại quốc về, ông được gọi về làm ở bộ lễ. Ít lâu sau ông bị thải về. Ông trở lại Thăng Long sống cùng vợ con và giao du thân với các bạn bè như Nguyễn văn Siêu, Diệp Xuân Huyên… Có lẽ đây là lúc nhà thơ tài hoa của chúng ta tìm nguôi quên trong cung đàn nhịp phách và sáng tác những bài ca trù nổi tiếng.
Năm 1847 ông lại được triệu vào Kinh (Huế) giữ một chức vụ sắp xếp văn thư trong viện Hàn Lâm. Dịp này tại kinh đô Cao Bá Quát có cơ hội, nhờ tài văn chương giao du với nhiều tay văn mặc nổi danh xứ Huế như Miên Thẩm, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Hàm Ninh… Tương truyền vua Tự Đức rất khen văn tài của ông và từng nói “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán, thi đáo Tùng Tuy thất thịnh đường.” Câu này phản ánh chính xác vì vào thời ấy, đầu triều Tự Đức, Cao Bá Quát, Nguyễn văn Siêu, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương là những khuôn mặt lớn trên văn đàn. Nhưng tài cao thì nhiều kẻ ghen ghét, kiêu ngạo dễ sinh lắm kẻ thù hằn, vì thế vào 1851 ông bị đổi ra làm giáo thụ phủ Quốc Oai (Sơn Tây).
Bước đường công danh của Cao Bá Quát coi như đã sa xuống tận cùng của tuyệt vọng. Nghề dạy học ở một phủ nhỏ làm sao thỏa chí của chim bằng?
Nhà trống ba gian, một thầy, một cô một chó cái
Học trò dăm đứa, nửa người nửa ngợm nửa đười ươi
Thất chí dễ sinh phẫn chí, bất bình dễ thành phản kháng. Giữa năm 1853 (Tự Đức năm thứ 7), ông xin thôi dạy học, lấy cớ về nuôi mẹ già. Năm ấy tại miền Bắc vào tháng sáu và bảy âm lịch có nạn châu chấu phá hoại mùa màng, tiếp đó là nạn đói hoành hành. Vào thời điểm này có một cuộc nổi dậy do Lê Duy Cự khởi xướng ở Mỹ Lương cách làng Phú Thị không xa. Sử nhà Nguyễn cho rằng Cao Bá Quát đã làm quân sư cho Lê Duy Cự. Triều đình phái binh tiễu trừ. Quân khởi nghĩa bị tan rã. Có thuyết cho rằng Cao Bá Quát bị bắn chết tại trận tiền ngay năm 1854. Cũng có thuyết cho rằng Cao Bá Quát bị bắt và bị xử tử hình vào 1855. Triều đnh đã ra lệnh tru di tam tộc gia đình họ Cao. Anh ông là Cao Bá Đạt đang làm tri huyện Nông Cống (Thanh Hóa) bị bắt giải về kinh và giữa đường đã tự tử. Cháu ông là Cao Bá Nhạ (tác giả Tự Tình Khúc) trốn về Mỹ Đức (Hà Đông) nhưng tám năm sau cũng bị bắt và bị đày lên thượng du và chết ở đó.
Hoàng Yên Lưu
Báo VHNC cung cấp ngày 08, tháng 5, năm 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét