Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

SỬ TAM QUỐC CHÍ của Sử Gia TRẦN THỌ

[ Tiếp Theo ]
Thái Quốc Mưu
Tam Quốc Diễn Nghĩa,


 được La Quán Trung viết vào đầu Nhà Minh. (Nhà Minh hay triều Minh (明朝) từ 23 tháng 1 năm 1368 đến 25 tháng 4 năm 1644, là triều đại cuối cùng do người Hán trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1368, Hàn Tống Ngô vương Chu Nguyên Chương sau khi tiêu diệt Trần Hữu Lượng, Trương Sĩ Thành và Phương Quốc Trân cùng các thế lực quần hùng, cùng năm ngày 4 tháng Giêng âm lịch đăng quang tại phủ Ứng Thiên, lấy quốc hiệu Đại Minh. Đầu thời kiến quốc, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương định đô tại phủ Ứng Thiên (nay là Nam Kinh), đến năm Vĩnh Lạc thứ 19 (1421), Minh Thành Tổ Chu Lệ dời đô đến phủ Thuận Thiên (nay là Bắc Kinh)
Khoảng cách giữa chánh sử Tam Quốc Chí của Trần Thọ ra đời với tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung khoảng trên 1 ngàn năm. Trong thời gian đó bộ chánh sử Tam Quốc Chí đã được quần chúng lưu truyền và các giới văn học nghệ thuật đã tiếp tay phổ biến qua hình thức kịch, ca hát, tuồng tích, văn thơ… Tất nhiên, những thể loại đó được thêm thắt, hư cấu không ít… và La Quán Trung cũng đã dựa vào các giả thuyết, hư cấu ấy để viết Tam Quốc Diễn Nghĩa, làm sao tránh khỏi sơ xuất?

Chính việc biên chép Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung sai sót, thiếu trung thực, đề cao quá đáng những vật của Hậu Hán mà đè bẹp những nhân vật chống Nhà Hán. Cho nên, về sau, rất nhiều người chỉnh sửa, nhuận sắc lại nguyên bản của La Quán Trung cho đúng sự thật. Những bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa ra đời sau đó được lưu trữ đến ngày nay, gồm có: Tam Quốc Diễn Nghĩa năm Dần với niên hiệu Hoằng Trị đời Minh (1494) / Tam Quốc Diễn Nghĩa năm Nhâm Ngọ với niên hiệu Gia Tĩnh (1522) gồm có 24 cuốn 240 tiết. Những bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa đã lưu hành trước đây, nội dung đều có chỉnh sửa, nhưng không khác nhau nhiều.

Bản gốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung so với bản của đời Nhà Nguyên, có những khác biệt:

- Loại bỏ một số phần mê tín, nhân quả báo ứng và những tình tiết hoang đường.
- Viết thêm, nội dung làm cho nội dung bộ truyện them phong phú.
- Tô vẽ tính cách và hình tượng nhân vật cho sâu sắc, đậm nét hơn.
- Nâng cao ngôn ngữ, tăng cường thêm sức hấp dẫn của nghệ thuật.
- Làm nổi bật lên một cách minh bạch và mãnh liệt mang tính văn học.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều sai sót.

Đến đầu đời Thanh, 1664, Mao Luân cùng con trai là Mao Tôn Cương, người Tràng Châu tỉnh Giang Tô, bắt đầu tu đính lại truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa. Phải mất 15 năm, đến đời Khang Hy thứ 18 (1678) mới hoàn tất.

Trọng tâm của Mao Tôn Cương trong việc chỉnh sử Tam Quốc Diễn Nghĩa gồm thêm bớt, nhuận sắc, sắp xếp lại các hồi mục, câu đối, câu văn, câu thơ lẫn lộn, lời trùng, sai sót,… và tước bỏ các chương tấu không cần thiết, dồn 240 tiết vào 120 hồi và thêm vào đó những lời bàn,... Từ đó bản Tam Quốc Diễn Nghĩa do Mao Tôn Cương nhuận sắc được lưu truyền rộng rãi.

Đến năm 1958, nhà xuất bản Văn Học Xuất Bản Xã ở Bắc Kinh lại thêm một lần hiệu đính lại từ bản của Mao Tôn Cương. Công việc chỉnh sửa, hiệu đính lại lần nầy rất kỹ. Họ dò lại, đối chiếu từng câu, từng chữ, từng tên riêng với bản của La Quán Trung. Sau só, đem sửa chữa ấy đối chiếu lại với bản của Mao Tôn Cương để tìm những chỗ chữ sai, hỏng mà hoàn chỉnh lại. Tóm lại, vẫn giữ gần như nguyên bản của họ Mao.

Đa số, những bản in gần đây, đều theo bản hiệu đính của nhà xuất bản nầy.

Như vậy, ta có thể hiểu, ban đầu bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa do La Quán Trung viết, về sau, Tam Quốc Diễn Nghĩa trở thành bộ sách của rất nhiều tác giả.

***

Tài liệu tham khảo có trích đoạn:
- Kể chuyện Tam Quốc, của Lê Đông Phương
- Tướng soái cổ đại Trung Hoa, của Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân
- Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện, của Trần Văn Đức
- Tam Quốc Chí của Trần Thọ.
- Bách Khoa Toàn Thư
- Trần Thọ, Tam Quốc chí, do Bùi Tùng Chi chú
- Kể chuyện Lưỡng Tấn Nam Bắc triều, của Thẩm Khởi
- Kể chuyện Tam Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007 của Lê Đông Phương
- Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007 của Lê Đông Phương, Vương Tử Kim.
- Tam Quốc bình giảng, Nhà xuất bản tổng hợp An Giang, 1989 của Nguyễn Tử Quang (1989),
- Tướng soái cổ đại Trung Hoa, Nhà xuất bản Lao động, 2006  của Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân
- Kiến Thức net.
- …

Thái Quốc Mưu
(Atlanta, 02-8-201

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét