Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

* VỀ QUAN công:
THÁI QUỐC MƯU




Quan Vũ (關羽) sanh 162 (còn nghi vấn), mất năm 220), thường gọi là Quan công (關公 = ông Quan), tự Vân Trường (雲長), Trường Sinh (長生). Quan Vũ người Giải Lương, quận Hà Đông. Tam Quốc ngoại truyện cho rằng ông là người Bồ Châu. Con của Quan Nghị (關毅), tự Đạo Viễn (道遠). Ông nội là Quan Thẩm (關審), tự Vấn Chi (問之). Thân phụ của Quan Thẩm là Quan Long Phùng. Tóm lại, Quan Long Phùng là thân phụ của ông nội Quan công

Quan công được mô tả mình cao chín thước mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao ( 月刀) oai phong lẫm liệt... La Quán Trung đã gán cho Quan công cầm cây đại đao mà mãi đến... 300 (ba trăm) năm sau vào thời Nhà Tống mới xuất hiện loại đao ấy.


Ta thử tính chiều cao của nhân vật nầy. La Quán Trung viết: “Quan công mình cao chín thước thước” trong khi thước Tàu ngày trước bằng 0.333mét x 9 = 2.997mét / Nếu nói là thước mộc, mỗi thước có 0.425mét x 9 = 3.825mét. Vậy, Quan công cao nếu không là 2.997mét thì sẽ là 3.825 mét. Vậy ai tin được cứ tin! Tôi (TQMưu) chẳng những không tin, mà còn cho bọn giặc Tàu xạo hết chỗ nói.

Ông ta làm tướng thời cuối Nhà Đông Hán và đầu thời Thục Hán, là người có công lớn vào việc thành lập Nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.

Lúc còn trẻ cha mẹ nghèo, Quan Vũ làm nghề gánh đậu phụ (tào hủ nước đường) đi bán dạo, và đẩy xe chở hàng thuê mướn cho người ta, nên cả văn lẫn võ đều không được học hành. Theo quan niệm ngày nay thì, Quan công thuộc tầng lớp lao động chân tay không có tài sản. Do bênh vực một người mà gây tội giết người, phải trốn tránh lệnh tầm nã, rời bỏ quê hương đến nương náu ở quận Trác, từng được Điêu Thuyền cứu giúp.

Trong chánh sử, không có nhân vật nữ nào tên Điêu Thuyền hay Điêu Thiền, nó chỉ là cái tên do La Quán Trung hư cấu. Ngay hai chữ Điêu THUYỀN hay Điêu THIỀN đến nay cũng chưa ai xác định từ nào đúng, từ nào sai. Nhưng, chắc chắn một điều là trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung đã cho một người không bao giờ hiện hữu trên trần gian đã cứu giúp Quan công.
Để chứng minh, chúng tôi xin dẫn chứng lời của sử gia Lê Đông Phương giải thích: “Hai chữ Điêu Thuyền vốn là tên một chức quan trong cung thời Hán, địa vị thấp hơn phi tần khá nhiều. Đây không phải là tên người. Khi Đổng Trác vào cung vua hoành hành đã bắt nhiều phụ nữ mua vui, nên một a hoàn vốn là Điêu Thuyền của triều đình có thể có trong nhà Đổng Trác chứ không thể có trong nhà Vương Doãn.”

Từ một nhân vật hoàn toàn hư cấu, được dựng thành một Điêu Thuyền là nhân vật “có thật” (như Lê Văn Tám của chánh quyền Việt Nam hiện nay) để rồi được nằm trong “Tứ Đại Mỹ Nhân” của đất nước Trung Hoa.

Nó chẳng khác gì nguồn gốc của các dân tộc và nguồn gốc của các tôn giáo; khởi đầu bằng huyền thuyết, lâu dần, vì mưu cầu lợi ích của các tổ chức chánh trị hay của các tôn giáo, người ta dựa vào những huyền thuyết đó để xây dựng các công trình vật chất hầu tạo ra những “chứng tích”. Về dài lâu, những cái gọi là “chứng tích” đó, trở thành “di tích”, để củng cố niềm tin trong ý đồ biến những huyền thuyết kia trở thành “lịch sử”.

Trên thế gian, chỉ có con người là một sinh vật duy nhất có bộ óc siêu việt mới có khả năng cấu tạo những thứ giả dối trở thành hiện thực! Và, chỉ có con người mới có khả năng tìm mọi cách để dối lừa nhau! Con người hơn các loài động vật khác ở điểm nầy.

Bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhân vật Quan công được tác giả La Quán Trung cho là người đứng đầu trong Ngũ Hổ Tướng của Nhà Thục Hán, gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Thực ra, La Quán Trung sắp xếp ngôi thứ trong Ngũ Hổ Tướng có nhiều thiên vị. Người xứng đáng đứng đầu Ngũ Hổ Tướng phải là người có văn vỏ toàn tài như Triệu Tử Long (Triệu Vân), trong khi Quan công chẳng những dốt nát chữ nghĩa, kém võ công, kém mưu lược và kém luôn cả nhân cách.

La Quán Trung còn ghép cho Quan công là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi ở vườn đào. Để dựng thành câu chuyện “Đào Viên Kết Nghĩa”. Trong bộ chánh sử Tam Quốc Chí của Trần Thọ chẳng hề xảy ra chuyện đó. Ba người họ chỉ là bạn thân thiết với nhau, có khi nằm ngủ chung giường, nhưng việc “uống máu ăn thề kết nghĩa ở vườn đào” tuyệt nhiên không!

- “Sau khi Mã Siêu đầu phục Thục Hán nhờ giải quyết vấn đề Ích Châu mà lập được công lao, nhận được vinh dự lớn. Quan Vũ không phục, muốn bỏ Kinh Châu đến Tứ Xuyên để so tài cao thấp với Mã Siêu. Chư Cát Lượng vội gửi cho ông ta một bức thư vỗ về, nịnh ông ta hết lời mới làm ông ta nguôi ngoai.” Sự việc trên cho ta thấy tính ganh tỵ, đố kỵ, háo thắng và tinh thần vô trách nhiệm của Quan công!

- Khi Lưu Bị làm Hán Trung Vương, muốn dùng Hoàng Trung làm hậu tướng quân. Chư Cát Lượng nói: “Danh vọng của Hoàng Trung, vốn không thể so được với Quan Vũ, Mã Siêu, mà nay để họ đứng ngang hàng sẽ không tiện. Mã Siêu và Trương Phi ở gần Hoàng Trung, tự mình nhìn thấy công trạng của Hoàng Trung còn có thể hiểu được. Nhưng Quan Vũ ở xa chẳng biết gì về những công trạng ấy, sợ sẽ làm cho Quan Vũ không vui, e rằng không được”. Lời nói trên chứng tỏ Khổng Minh biết rõ gan ruột của Quan công là kẻ giàu tính ganh tỵ, đố kỵ, hơn thua cả điều không chính đáng, đã vô trách nhiệm mà còn cho ta biết nhân cách của Quan công quá tầm thường.

Trên phương diện khác, Quan Vũ vốn là kẻ kiêu ngạo tự mãn, cố chấp, lộng ngôn, luôn tự cho mình là đúng. Đặc biệt là từ sau khi được phong làm Hán Thọ Đình Hầu bản chất tự tôn của ông ta càng tăng thêm. Điều nầy cho thấy, thông thường trong xã hội những người xuất thân từ giới bần cùng khi có quyền uy, lợi lộc tánh tình thường khác xa với những người từng sống trong giới trung, thượng lưu.

Một kẻ tầm thường Quan Vũ mà chỉ với đầu lâu của y, mà tác giả La Quán Trung lại viết nào là trợn mắt, vểnh râu, nào hiển thánh để “hù” Lữ Mông. Lại còn, nào tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao nặng 49ký. Với một thanh đao nặng 49kgs, làm thế nào để khi ra trận Quan công có thể vung đao giết đối thủ?

Ngoài ra, Để đề cao những tôi thần của Thục Hán, nhất là Quan công, La Quán Trung phạm phải nhiều sai lầm khi viết trong Tam Quốc Diễn Nghĩa những chuyện không có hoặc không hề xảy ra trong chánh sử, như:
- “Quan Vũ chém đầu Hoa Hùng khi trở về rượu còn nóng.” / Trong khi Tôn Kiên mới chính là người giết Hoa Hùng.

- “Tam anh chiến Lã Bố.” / Chánh sử Tam Quốc Chí của Trần Thọ chép: “Lưu, Quan, Trương không hề tham gia liên minh đánh Đổng Trác”. Vậy La Quan Trung lấy “Tam anh” ở đâu ra để chiến Lữ Bố?”

- “Khi hàng Tào, Quan Vũ ra ba điều giao ước.” / Chánh sử chép: “khi hàng Tào, Quan Vũ không ra một điều giao ước nào cả.”

- “Quan Vũ qua năm ải chém sáu tướng.” / Trong khi Chánh Sử chỉ chép: “Quan Vũ về với Lưu Bị”, chứ không viết cụ thể hành trình và diễn biến.

- “Trước trận Quan Độ, chỉ sau 3 hồi trống Quan Vũ chém đầu Sái Dương ở Cổ thành / Thực tế, sau trận Quan Độ Lưu Bị mới là người giết Sái Dương chứ chẳng phải Quan công.

- “Đường Hoa Dung (Lộ Huê Dung), Quan Vũ tha Tào Tháo.” / Trong chánh sử thì: “Lưu Bị là người chặn đánh Tào Tháo ở đường Hoa Dung. Và, do Lưu Bị quân ít không ngăn cản được Tào Tháo, nên Tháo mới chạy thoát.

- “Quan Vũ một đao tới hội với Lỗ Túc năm 215.” / Theo chánh sử: “năm 208 Lưu Bị một thuyền tới gặp Chu Du trước trận Xích Bích.

- “Năm 219, Quan Vũ đánh chiếm được Tương Dương lần thứ hai.” / Thực tế, năm 219, trong trận Tương Dương – Phàn Thành, Quan Vũ không chiếm được Tương Dương.

- “Lữ Mông bị Quan Vũ hiện hồn về ám ảnh dẫn đến phát bệnh chết.” / Thực ra, theo bộ Chánh Sử Tam Quốc Chí của Trần Thọ, Lữ Mông có bệnh từ trước, sau khi chiếm được Kinh Châu, bệnh cũ tái phát. Chính cơn bệnh nầy đưa Lữ Mông về cõi chết.

***
* Về Trương Phi:
La Quán Trung gắn cho Trương Phi có sức địch vạn người, hổ thần một thời và sử dụng cây bát xà mâu dài 1 trượng 8. (tính theo thước mộc: 1 trượng = 1.70 mét. x 1.80 trượng = 3.06 mét. Nếu tính theo đơn vị do lường khác: 1.00 trượng = 3.33 mét. Thế thì 3.33 mét x 1.8 trượng = 5.994 mét).  Người viết, chẳng biết La Quan Trung “cho” chiều dài cây xà mâu của Trương Phi theo loại trượng nào?

Trương Phi tự Ích Đức, thường được gọi Dực Đức, người Trác Quận (nay là Trác Châu, thuộc đô thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc). Cha mẹ ông buôn bán rượu trở nên giàu có. Trương Phi thân hình to lớn, dung mạo oai phong, bản chất ngang tàng, ăn nói thô lỗ nhưng văn võ toàn tài. Trương Phi viết chữ rất đẹp và là một họa sĩ, ông có sở trường vẽ tranh mỹ nhân.

Khi còn trẻ, Trương Phi đã gặp gỡ rồi kết giao với Lưu Bị và Quan Vũ. Ba người rất thân thiết với nhau, coi nhau như anh em. Tam Quốc Diễn Nghĩa nói rằng Trương Phi mất khi 55 tuổi, tức là ông kém Lưu Bị 4 tuổi và kém Quan Vũ 3 tuổi.

Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa (đại khái): “Trương Phi đã cùng với Lưu Bị và Quan Vũ kết bái làm huynh đệ trong vườn đào. Ông là em út trong ba người thì: Lưu Bị bán giày, dệt chiếu; Quan công gánh tào phù bán dạo và đẩy xe thuê. Còn Trương Phi là người giàu có nhất, ông sống ở quận Trạch, là một chủ trang viên có tài sản và nhiều tiền của.” (Thực tế, Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi chỉ kết thân với nhau chứ không có việc Đào Viên Kết Nghĩa. Và, Lưu Bị thân thiết với Trương Phi nhiều hơn Quan công. Còn Khổng Minh thì luôn e dè Quan Vũ.)

Năm 193, Trương Phi theo Lưu Bị đi cứu Đào Khiêm ở Từ Châu bị Tào Tháo vây đánh, giúp Đào Khiêm giữ được thành Đan Dương. Không lâu sau, khi quân Tào rút về để chiếm lại Duyện Châu từ tay Lã Bố. Đào Khiêm qua đời, trước khi mất, Đào Khiêm tiến cử Lưu Bị làm Châu Mục Từ Châu.

Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung mô tả Trương Phi “cao tám thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én”. (Cao 8 thước, nếu tính theo thước mộc, mỗi thước có 0.425 mét x 8 = 3.40 mét. Nếu tính theo đơn vị đo lường khác, thì: Mỗi thước có 0.333 mét x 8 = 2.664 mét.) Thì ra, cách nay (năm 2016) khoảng 1.823 năm, dân Tàu phù cao lớn dị thường. Nếu chiều cao của họ không là 3.40 mét, thì là 2.664 mét. Dân Tàu phù láo khoét ngoài sức tưởng tượng của ta. Trương Phi được Chiêu Liệt Hoàng Đế (tức Lưu Bị) liệt vào hàng Ngũ Hổ đại tướng quân.

Tiêu biểu cho võ nghệ cao cường của Trương Phi qua trận đánh ở Hổ Lao. Để cứu Công Tôn Toản, ông đã đấu với Lã Bố hơn 50 hiệp bất phân thắng bại trước khi Quan Vũ và Lưu Bị ra trợ chiến.

Tổng cộng ông đã đấu với Lã Bố 2 trận, tất cả gần 150 hiệp và đều bất phân thắng bại (trong khi Hứa Chử chỉ giao chiến với Lã Bố được 20 hiệp bất phân thắng bại, trước khi Tào Tháo sai 5 tướng khác ra trợ chiến).

Khi Lưu Bị đánh Ích Châu của Lưu Chương (do Lưu Chương cắt đất cầu cứu), Trương Lỗ liền cử Mã Siêu đến ứng cứu, Trương Phi đã cùng Mã Siêu giao chiến suốt ngày, đến tối thắp đuốc đánh tiếp vẫn bất phân thắng bại.”

Trương Phi theo phò tá Lưu Bị, được Vô Kỳ Nghị tiến cử đến làm ở huyện Hạ Mật. Còn Lưu Bị được làm Huyện Thừa (Phó huyện, như Phó Quận ngày nay) rồi Huyện Úy Cao Đường.

Ít lâu sau, anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi giao tranh với quân cướp địa phương và bị bại trận thê thảm, bèn bỏ huyện Cao Đường chạy đến nương nhờ Sứ quân Công Tôn Toản ở U Châu. Thời gian sau, họ lại bỏ Công Tôn Toản đến Thanh châu, giúp Điền Khải chống Viên Thiệu, đóng quân ở Bình Nguyên. (Quan công và Trương Phi được La Quán Trung mô tả có sức mạnh phi thường, võ nghệ cao cường,… nào là Quan công tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao ( 月刀) nặng 49ký, nào qua 5 ải giết 6 tướng,… Còn Trương Phi đứng trên cầu Trường Bản chỉ hét một tiếng đã khiến dòng sông nước chảy ngược. Hạ Hầu Kiệt nghe tiếng hét kinh sợ té ngựa vỡ mật chết. Bản thân Tào Tháo cũng kinh sợ giục ngựa chạy tán loạn... Vậy mà, bị bọn cướp cạn đánh cho tơi bời, phải bỏ huyện đường mà chạy lấy than... Bọn Tàu nói láo trước, láo sau khiến câu chuyện bị khập khiễng, bất nhất, không ai chịu nổi.

La Quán Trung viết: “... trên cầu Trường Bản, Trương Phi chỉ hét một tiếng thì nước dòng sông phải chảy ngược, quát thêm mấy tiếng thì Tào Tháo kinh hãi phải lui mấy vạn hùng binh và khiến tướng Tào là Hạ Hầu Kiệt hoảng sợ đến mức vỡ mật chết. Thực tế, chánh sử ghi chép: “Trương Phi chỉ án ngữ cầu và sau đó đốt cầu, hò hét, quân Tào không ai dám tiến đánh nhưng không có ai chết”

Tam Quốc Diễn Nghĩa kể Trương Phi khi nóng giận, đánh Đốc Bưu. / Thực tế, Lưu Bị mới là người đánh Đốc Bưu, bị triều đình hạch sách bèn từ quan.

Trong Tam Quốc Chí, Trần Thọ viết về Trương Phi như sau: “... Phi bạo mà vô ơn, lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy.”

Khi xét đoán về Quan Vũ cùng Trương Phi, trong bộ chánh sử Tam Quốc Chí, Trần Thọ viết:  “(Quan) Vũ trọng sĩ tốt mà nghi kị sĩ đại phu, (Trương) Phi yêu kính kẻ quân tử mà không quan tâm đến kẻ tiểu nhân”.

Qua nhận định trên cho ta thấy, Quan công thật sự làø kẻ dốt nát, có cách nghĩ của kẻ tiểu nhân thường có. Còn Trương Phi vốn là người có học hành, kiến thức rộng có tư tưởng của kẻ trượng phu.
***
* Nhân Vật Lưu Bị:

Lưu Bị (劉備), tự Huyền Đức (玄德), 161-223 người huyện Trác. Quận Trác thuộc U châu. Ông là dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng (bị nghi vấn, các sử gia đang tra cứu lại). Lưu Bị còn được gọi Hán Chiêu Liệt Đế, là một vị thủ lĩnh quân phiệt, người lập nước Thục Hán thời Tam Quốc.

Lưu Bị được lưu truyền là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán. Nhưng thuyết nầy đang bị nhiều nghi vấn.

Ban đầu khi Lưu, Quan, Trương, khởi nghiệp, theo địa vị kinh tế, xã hội, Trương Phi là người giàu có nhất, có học nhất,... sống ở quận Trạch, có trang điền, là một chủ trang viên có tài sản và tiền của. Còn Lưu Bị chỉ là một kẻ “bán giày, đan chiếu”, mặc dù tự xưng là hậu duệ của hoàng thất (không loại trừ khả năng mạo nhận). Tuy sau đó Hán Hiến Đế Lưu Hiệp có một lần (chỉ moat lần) gọi ông ta bằng “Hoàng thúc”. Nhưng theo giới sử học ngày nay hai tiếng “Hoàng thúc”, nên hiểu đó chỉ thủ đoạn của nhu cầu chính trị mà thôi!
Nhiều sử gia Trung Quốc gần như đều đồng ý: “Lưu Bị chẳng qua chỉ là một người thuộc tầng lớp tiểu thủ công, vô sản. Có cùng họ Lưu với các vua Nhà Hán, nhưng là dị tộc (hệ phái khác).

Từ đó ta có thể suy luận, mối quan hệ giữa Chư Cát Lượng và ba anh em Lưu, Quan, Trương xuất thân từ những tầng lớp khác nhau, cho nên khó thể tránh khỏi những bất đồng. Và thái độ cư xử giữa phần tử trí thức với giới lao động không sao tránh được sự bất bình, khác biệt.

Giả thuyết Lưu Bị từng bái Lư Thực làm thầy, nên cho rằng trình độ văn hóa của ông hơn hẳn Quan Vũ và Trương Phi. Hơn Quan Vũ thì chắc chắn, còn bảo hơn Trương Phi thì cần xét lại. Lưu Bị vốn xuất thân nhà nghèo, thuở nhỏ Lưu Bị phải tự lao động kiếm sống suốt thời thời trẻ. Không được học hành chi cả.

Gặp lúc nhà Hán suy yếu và nổ ra chiến tranh giành quyền lực của các nhóm quân phiệt. Lưu Bị cùng hai người bạn kết nghĩa là Quan Vũ và Trương Phi dần dần tự gây dựng lực lượng và tham gia vào cuộc chiến này. Tuy nhiên, cuộc tranh hùng không thuận lợi cho Lưu Bị, ông nhiều lần thất bại và phải đi nương nhờ dưới trướng của các chư hầu đương thời như Lã Bố, Tào Tháo, Viên Thiệu, Lưu Biểu.

Trong thời gian nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh châu, Lưu Bị được Chư Cát Lượng theo phò tá và vạch ra Long Trung Đối Sách để tranh thiên hạ. Theo đường lối này, ông liên kết với quân phiệt Tôn Quyền ở Giang Đông cùng chống Tào Tháo ở phía Bắc, chiếm được một phần Kinh Châu và gần trọn Ích Châu làm đất dựng nghiệp.

Chiến lược Long Trung Đối Sách của Khổng Minh đối với Tôn Quyền sớm rạn nứt rồi đổ vỡ (chứng tỏ sách lược của Khổng Minh quá tầm thường). Tôn Quyền đánh chiếm Kinh Châu và giết Quan Vũ, khiến Lưu Bị cất quân đánh báo thù và định giành lại đất, sau khi chính thức xưng hoàng đế để kế tục nhà Hán vừa bị họ Tào đoạt ngôi (Lưu Bị xưng đến để KẾ TỤC NHÀ HÁN, xưng đế thì có, nhưng KẾ TỤC NHÀ HÁN còn là nghi vấn, vì lý lịch “dòng tôn thất” của Lưu Bị chưa hẳn là sự thật). Thất bại ở Di Lăng khiến Lưu Bị suy sụp, lâm bệnh rồi qua đời.
Trước khi trút hơi thở sau cùng Lưu Bị truyền sự nghiệp lại cho người con cả Lưu Thiện và giao cho thừa tướng Gia Cát Lượng phò tá.

Ở Trận Trường Bản diễn ra năm 208 giữa hai thế lực quân phiệt Lưu Bị và Tào Tháo. Sau khi Tào Tháo đã tiêu diệt xong các thế lực quân phiệt phương Bắc hoàn toàn làm chủ phương Bắc, nắm trong tay 8 trong số 13 châu lớn trên toàn quốc. Tám châu đã có là Tư Lệ, Duyện, Dự, Từ, Thanh, U, Tinh, Ký; 5 châu còn lại là Dương, Kinh, Giao, Ích, Lương.

Để tiếp tục mở rộng thế lực, tiêu diệt các thế lực cát cứ còn lại, Tào Tháo mở cuộc Nam chinh. Mục tiêu đầu tiên ở phương nam của Tào Tháo là Kinh Châu (荊州), vùng đất có ý nghĩa chiến lược, nằm giữa Ích Châu và Dương Châu. Diệt Kinh châu đồng nghĩa cùng lúc diệt cả 2 họ Lưu (Lưu Biểu và Lưu Bị), làm bàn tấn công Giang Đông – vùng đất hiểm trở của Tôn Quyền, lực lượng đáng kể nhất trong các quân phiệt còn lại.

Sau hai cuộc đụng độ năm 203 và 207, sang năm 208, Tôn Quyền phát động đánh quận Giang Hạ thuộc Kinh Châu lần thứ 3. Lần này quân Giang Đông thắng lớn, giết được thái thú Hoàng Tổ của Lưu Biểu. Lưu Biểu vội điều quân ra cứu, giữ được Giang Hạ (江夏) rồi cử con lớn Lưu Kỳ ra trấn thủ.

Chiến thắng của Tôn Quyền tuy chưa giúp thế lực họ Tôn tiến sang Kinh Châu nhưng khiến Tào Tháo thấy lo ngại và phải gấp rút hành động để nhanh tay giành lấy vùng đất chiến lược. Vì vậy, ngay trong năm 208, Tào Tháo quyết định xuất quân nam chinh. 
                          
Sau khi diệt họ Viên chiếm Ký châu, Tào Tháo lấy trung tâm Ký Châu là Nghiệp Thành làm căn cứ mới. Ông bãi bỏ chức Tam Công Nhà Hán, lập lại chức thừa tướng và Ngự Sử Đại Phu, rồi tự phong mình làm thừa tướng, nắm trọn đại quyền.

Về quân sự, ông sai Trương Liêu ra trấn thủ Trường Xã, Nhạc Tiến đóng quân ở Dương Địch để bảo vệ Hứa Xương. Tào Tháo còn vỗ về Hàn Toại và Mã Đằng, triệu Mã Đằng vào Nghiệp Thành, tiến cử lên Hán Hiến Đế phong làm Vệ úy, thực chất là giam lỏng để ngăn ngừa biến loạn từ phía tây. Sách lược đưa Mã Đằng vào triều làm Vệ Úy, chứng tỏ mưu lược Tào Tháo rất khôn ngoan.

Tháng 7 năm 208, Tào Tháo khởi 20 vạn quân từ Nghiệp Thành tấn công xuống phía Nam. Trước khi đi, ông viết thư về Hứa Xương hỏi kế Tuân Úc. Tuân Úc khuyên ông áp dụng chiến thuật “tiến nhanh, đánh nhanh, thắng nhanh”, ra quân từ Uyển Thành, cùng lúc cho quân khinh kỵ xuất phát từ huyện Nhiếp, đánh bất ngờ.

Quân thám báo Tào Tháo phát hiện hai mục tiêu trọng yếu của Kinh Châu là thủ phủ Tương Dương nơi Lưu Biểu đang ở và Giang Lăng là nơi chứa vũ khí lương thảo, vì vậy đã nghe theo kế của Tuân Úc, áp dụng chiến thuật này.

Tháng 8 năm 208, Lưu Biểu qua đời giữa lúc quân Tào đang áp sát Kinh Châu. Thấy quân Tào lại gần, Lưu Bị vẫn chưa biết Lưu Biểu đã chết, vội bỏ Tân Dã rút về Phàn Thành (樊城) lệnh cho toàn quân chuẩn bị chiến đấu và sai sứ cấp báo về Tương Dương cho Lưu Biểu, nhưng đợi mãi vẫn không thấy phản hồi từ Tương Dương (襄阳).

Con út Lưu Biểu là Lưu Tông được lập lên kế vị làm Châu Mục Kinh Châu. Theo lời khuyên của Sái Mạo, Khoái Việt và Phó Huấn, Lưu Tông quyết định đầu hàng Tào Tháo, nhưng không dám báo ý định này cho Lưu Bị biết. Tào Tháo tiếp nhận thư hàng của Lưu Tông, liền thúc quân tiến vào Uyển Thành thuộc quận Nam Dương. Lúc đó Lưu Tông mới sai Tống Trung sang Phàn Thành báo cho Lưu Bị biết.

Tam Quốc Diễn Nghĩa kể rằng Lưu Tông sai Tống Trung đi dâng thư hàng lên Tào Tháo, nửa đường Tống Trung bị Quan Vũ bắt được.

Nghe Lưu Tông khuyên mình phải cùng hàng Tào Tháo, Lưu Bị kinh ngạc và tức giận, quát đuổi Tống Trung. Lưu Bị tự biết không thể lấy lực lượng nhỏ ở Phàn Thành để chống đại quân Tào. Lưu Bị cùng Gia Cát Lượng, Từ Thứ dẫn các tướng sĩ bỏ chạy về phía Nam. Quân Lưu Bị chia làm 2 đường:

1. Cánh quân thủy 1 vạn người do Quan Vũ chỉ huy, rút về Giang Hạ để hợp binh với Lưu Kỳ, cũng có 1 vạn quân, đang trấn thủ tại đây.

2. Cánh quân bộ do Lưu Bị đi cùng Chư Cát Lượng, Từ Thứ, Triệu Vân, Trương Phi và đại bộ phận các tướng văn võ, qua Tương Hà định đi tới chỗ hiểm yếu Giang Lăng là nơi chứa lương thực và vũ khí của Kinh Châu. Hơn 10 vạn dân Kinh Châu không muốn hàng Tào Tháo cũng đi theo đoàn quân bộ của Lưu Bị. (Các sử gia lý giải điều này vì 2 nguyên nhân: một vì Lưu Bị có tiếng là người nhân nghĩa bác ái ở Kinh Châu, hai vì trong quá khứ Tào Tháo từng tàn sát dân Từ Châu và 8 vạn hàng binh Viên Thiệu trong trận Quan Độ.)

Lúc đó quân tiên phong của Tào Tháo đã tiến vào Tân Dã. Nhiều nhân sĩ, thủ hạ cũ của Lưu Biểu không muốn theo Lưu Tông hàng Tào Tháo, liền bỏ Tương Dương mang gia quyến cùng hàng vạn dân Kinh Châu ở khu vực Tương Dương cũng sợ bị Tào Tháo tàn sát nên bỏ Lưu Tông theo Lưu Bị, vì vậy số người đi theo ông về phía Nam lên tới hơn chục vạn, với hàng ngàn cỗ xe.

Nghe theo kế của Tuân Úc, Tào Tháo mang quân khinh kỵ, bỏ hết trang bị nặng, tiến thẳng tới thủ phủ Tương Dương để tiếp nhận Lưu Tông đầu hàng, nhằm nhanh chóng thâu tóm Kinh Châu.

Trung tuần tháng 9, Tào Tháo tiến đến Tương Dương, lại nghe tin Lưu Bị đã đi Giang Lăng (江陵), sợ họ Lưu sẽ tranh mất nơi chứa lương thảo và vũ khí, nên ông vội lấy 5 ngàn quân tinh nhuệ, sai em họ là Tào Thuần cùng hàng tướng Văn Sính chỉ huy cùng đi, cấp tốc đuổi theo, mỗi ngày đêm đi được 300 dặm.

Lưu Bị dẫn đám đông quân lẫn với dân, chạy loạn rất lộn xộn, không thành hàng ngũ, lại không thể đi nhanh dù biết Tào Tháo đang truy kích. Mỗi ngày đoàn quân của ông chỉ đi được hơn 10 dặm. Phía trước còn 300 dặm đường mới tới Giang Lăng, tức là phải mất 1 tháng nữa. Lưu Bị lo lắng phải bố trí lại lực lượng, sai Trương Phi mang 2 ngàn quân mã chặn hậu, Triệu Vân dẫn vài trăm quân hộ vệ gia quyến; còn Lưu Bị cùng Chư Cát Lượng và Từ Thứ dẫn quân chủ lực bảo vệ dân tị nạn. (Theo các học giả ngày nay phân tách, trong Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, La Quán Trung viết đoạn nầy với mục đích ca ngợi lòng dạ nhân từ của Lưu Bị mà thôi, thực tế, chẳng ai dùng quân chủ lực để bảo vệ quần chúng).

* Trận Trường Bản:

Tào Tháo cùng Tào Thuần thúc quân khinh kỵ ngày đêm đuổi riết. Khi Lưu Bị đi tới Trường Bản thì quân Tào đuổi tới nơi, đụng độ với hậu đội của Lưu Bị do Trương Phi chỉ huy. Quân Tào mạnh mẽ đánh tan hậu đội của Trương Phi rồi tấn công vào quân chủ lực của Lưu Bị.

Quân Lưu Bị tuy đông hơn quân Tào, nhưng không thể tổ chức thành đội ngũ chỉnh tề để nghênh chiến, bị Tào Tháo tấn công dữ dội, Lưu Bị thua to, thất bại nặng nề... bèn cùng Chư Cát Lượng, Từ Thứ, Trương Phi và mấy chục khinh kỵ bỏ chạy thoát thân, bỏ lại toàn bộ quân trang nặng, gia quyến và dân chúng.

Quân, dân Lưu Bị thua chạy tan tác mỗi người một nơi. Lưu Bị lạc mất Triệu Vân, nhiều người nói Triệu Vân đã bỏ sang hàng Tào, Lưu Bị một mực tin tưởng Triệu Vân trung thành với mình. Ông sai Trương Phi mang 20 kỵ binh đi chặn hậu, ngăn cản quân Tào. Trương Phi đợi Lưu Bị cùng những người chạy kịp sang sông rồi đứng ở đầu cầu Trường Bản ngăn chặn quân Tào.

Trong lúc đó Triệu Vân cầm cánh quân hộ tống gia quyến Lưu Bị cũng bị quân Tào đánh tan, bèn lệnh cho những người còn lại rút về Nam theo Lưu Bị, còn một mình tự xông pha trận địa để tìm gia quyến Lưu Bị.

Em họ Tào Tháo là Tào Thuần thống lĩnh quân Hổ báo truy kích Lưu Bị ở Trường Bản, bắt được gia quyến Lưu Bị, trong đó có 2 phu nhân. Các sử gia xác định trong đó có Cam phu nhân và My phu nhân, nhưng ngay sau đó, trong lộ trình quân Tào áp giải hai phu nhân Lưu Bị chưa về tới trại Tào thì Triệu Vân đột kích phá vòng vây đánh tới nơi. Hai phu nhân Lưu Bị và A Đẩu được Triệu Vân giải cứu, đưa thoát ra ngoài, trở về với Lưu Bị. Lưu Bị vô cùng cảm kích.

Trong khi hỗn loạn, người vợ Lưu Bị bảo vệ A Đẩu đi cùng không phải là Cam phu nhân mẹ đẻ A Đẩu, mà là My phu nhân người vợ thứ của Lưu Bị. My phu nhân sau khi trao A Đẩu cho Triệu Vân rồi tự sát để khỏi vướng chân Triệu Vân. Khi trở về, Lưu Bị đã vứt A Đẩu xuống đất mắng: “Vì mày suýt nữa ta mất một đại tướng!”

Hành vi Lưu Bị ném A Đẩu xuống đất và lời nói “Vì mầy suýt nữa ta mất một đại tướng!” chỉ là thủ đoạn chánh trị, xuất phát từ những kẻ giả nhân nghĩa để lấy lòng người. Hơn nữa, ném một trẻ thơ xuống đất, liệu nó có thể sống được hay không?

Trận đụng độ ở Đương Dương – Trường Bản, Tào Tháo đã dùng đúng chiến thuật mà Tuân Úc vạch ra trước lúc lên đường. Tuy có đại quân nhưng Tào Tháo chỉ đưa vào trận đánh một số ít lực lượng tinh nhuệ nhất trong tay, có trang bị nhẹ và thiện chiến. Ngược lại, Lưu Bị tuy có đông quân hơn nhưng trong tư thế của người rút chạy và vướng dân chúng, không thể hành quân gấp gáp và không thể tổ chức tác chiến theo cách thông thường, nên bị đánh tơi bời, thua tan tác.

Khoảng từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 6 năm 223, bệnh tình của Lưu Bị càng nguy kịch. Ông bèn viết chiếu cho thái tử Lưu Thiện ở Thành Đô, có đưa trước cho Gia Cát Lượng và Lý Nghiêm xem, với nội dung như sau:

“... Trẫm mắc bệnh nan y, xem tình hình bệnh không khỏi. Người ta 50 tuổi đã không gọi là chết yểu, nay ta đã hơn 60, chẳng có gì ân hận, bởi thế chẳng lo lắng cho mình, chỉ nghĩ đến tương lai của anh em các ngươi.

Nghe thừa tướng Chư Cát Lượng nói, ngươi có khí chất lớn, tiến bộ rất nhanh, vượt quá mong mỏi của ông cha, nếu như thực sự như thế ta còn phải lo gì, hy vọng ngươi cũng phải nỗ lực, chớ làm một điều ác nhỏ, cũng chớ không làm một điều thiện nhỏ.

Tất cả phải lấy cầu hiền, cầu đức làm trọng, khiến cho thần dân có thể đối với người tâm phục hoàn toàn. Phụ thân của ngươi vốn kẻ bạc đức, không nên học theo. Hy vọng rằng ngươi chăm đọc nhiều sách, đặc biệt là Hán Thư và Lễ Ký nhất định phải đọc kỹ, lúc thư thả cần nghiên cứu thêm Lục Thao và Thương Quân Thư, có thể rèn luyện thêm về trí tuệ và chí khí.

Nghe nói thừa tướng Chư Cát Lượng có chỉnh lý các thiên Thân Bất Hại, Hàn Phi Tử, Quản Tử, Lục Thao, rất nên thỉnh giáo ông ta nhiều”.

Sau đó ông lại dặn dò Gia Cát Lượng, gửi gắm thái tử còn ít tuổi cho thừa tướng nhờ giúp đỡ. Ông nói với Chư Cát Lượng:

 “... Tài thừa tướng gấp mười Tào Phi, tất yên định được nhà nước, làm nên việc lớn. Đối với con trẫm, nếu có thể giúp được thì giúp, nếu nó bất tài, hãy tự thay đi!”

Lời của Lưu Bị nói với Khổng Minh trên đây, cho ta thấy ông ta là một “Chúa điếm”. Gởi gắm con cho người, mà lại nói: “Đối với con trẫm, nếu có thể giúp được thì giúp, nếu nó bất tài, hãy tự thay đi!”.

Hãy tự thay đi, có nghĩa là “Hãy giết nó rồi soán ngôi.” Điều nầy đã đặt và buộc Khổng Minh phải có lời thề trung thành với ấu chúa. Cho nên, Chư Cát Lượng khóc và một mực từ chối, thề sẽ trung thành tận tâm với Lưu Thiện đến cùng.

Lưu Bị gọi Lỗ Vương Lưu Vĩnh đến dặn dò các anh em:

“Sau khi ta qua đời, anh em các ngươi phải coi thừa tướng như cha, ngươi phải cố sức cộng sự với ông ta.” Lưu Bị đã cột chặt Khổng Minh vào lời được cho là “lời dặn con nầy!”

Ông gọi Lý Nghiêm đến, dặn giúp Chư Cát Lượng phò ấu chúa. Cùng ngày, Lưu Bị gọi các cận thần lại, tuyên bố việc gửi ấu chúa Lưu Thiện cho Chư Cát Lượng và Lý Nghiêm làm phó cùng phụ chính.

Qua lời Lưu Bị công bố trên đây, cho ta thấy Lưu Bị xứng đáng với danh hiệu “Chúa điếm”, chẳng khác gì ông ta trói Khổng Minh bỏ vào rọ. Khổng Minh không thể nào phản hay bỏ Lưu Thiện được. Cho dù Lưu Thiện là kẻ bất tài.

Giữa tháng 6 (sử ghi ngày 24 tháng 4 âm lịch) năm 223, Lưu Bị qua đời tại cung Vĩnh An, thọ 63 tuổi.

Khổng Minh Chư Cát Lượng được cho là kẻ giàu mưu trí, nhưng qua lời trối trăn, gởi gắm, dặn con, ta mới thấy Khổng Minh còn thua xa Lưu Bị.
Trong sử sách và trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” có thể thống kê được ít nhất 4 lần Lưu Bị có hành động không xứng đáng với một đại anh hùng, vứt bỏ vợ con, chạy lấy thân mình.

– Lần thứ nhất: Năm Kiến An thứ nhất, khi đó Lưu Bị vừa tiếp nhận ấn soái Từ Châu. “Viên Thuật tới tấn công tiên chu (Lưu Bị), tiên chủ chống lại ở Hu Di, Hoài Âm,…” Lưu Bị đành để Trương Phi ở lại phòng thủ Hạ Phì còn bản thân mình thì đem quân chống lại Viên Thuật. Kết quả Tào Tháo cấu kết với Lã Bố tấn công Hạ Phì, “Bố bắt vợ con Lưu Bị làm tù binh”.

Lưu Bị không còn cách nào, chỉ còn cách đồng ý giảng hòa cùng Lã Bố, “Bố mới thả vợ con (Lưu Bị) về”.

– Lần thứ 2: Năm Kiến An thứ ba, do cuộc tấn công của Lã Bố ở Từ Châu, Lưu Bị chỉ còn biết đóng quân ở đất Tiểu Bái. Trong thời gian nầy Lưu Bị ý muốn muốn tập hợp lực lượng lài, rồi tìm Lã Bố trả thù. Không ngờ rằng lần tái chiến này lại tiếp tục gặp phải thất bại đành chạy đến chỗ Tào Tháo. Tào Tháo đối đãi ông ta cũng chẳng bạc, phong ông ta làm Dự Châu mục.

Nhưng Lưu Bị không cam tâm, chuẩn bị tới huyện Bái để thu thập tàn quân, những mong rửa mối nhục cũ. Tào Tháo cũng ủng hộ, cấp cho Lưu Bị quân lương, phái quân đội theo ông ta tìm Lã Bố phục thù. Kết quả là Lưu Hoàng thúc không chịu thua kém ai lại bị bại dưới tay bộ tướng của Lã Bố là Cao Thuận. Cao Thuận lại bắt được vợ con Lưu Bị đưa về cho Lã Bố.

Cuối cùng chính Tào Tháo phải thân chinh đánh Lã Bố. Bộ Chánh sử “Tam Quốc Chí” chép: “Tào công tự mình thân chinh, giúp tiên chủ vây Lã Bố ở Hạ Phì, bắt sống được Bố”. Chỉ tới lúc này, Lưu Bị mới có thể đem vợ con về.

– Lần thứ 3: Năm Kiến An thứ 5, Lưu Bị không cam tâm dưới trướng Tào Tháo, mượn cớ Viên Thuật mâu thuẫn với Tào Tháo mà đánh chiếm Hạ Phì vốn đã thuộc về Tào Tháo. Lưu Bị vong ân, bội nghĩa với Táo Tháo.

Tào Tháo không thể tha thứ bèn đem quân đánh Lưu Bị. Lần này lại thêm một lần mất mặt. Chưa giao chiến, chỉ mới thấy cờ quân Tào, binh Lưu Bị đã hoảng sợ không còn con đường lựa chọn nào khác “bỏ dân mà chạy”. Kết quả là Tào Tháo lại “bắt được thê tử của Lưu Bị, đồng thời bắt sống cả Quan Vũ”.

– Lần cuối cùng và cũng là thứ 4: Vào năm Kiến An thứ 13, trong chiến dịch Trường Bản, Lưu Bị bỏ vợ con ở lại, rối cùng Chư Cát Lượng, Trương Phi, Triệu Vân,… khoảng hơn mười người ngựa bỏ chạy. Cam phu nhân và A Đẩu may mắn được Triệu Vân bảo vệ mới thoát khỏi kiếp nạn.

Như vậy, Lưu Bị bốn lần ly tán cùng gia đình, trong đó, Lã Bố bắt hai lần, Tào
Tháo bắt hai lần.
***
Khi Trần Thức kéo tàn quân về, Khổng Minh xét thấy Trần Thức trái quân lệnh, truyền chém đầu thị chúng. Tuy nhiên, có sách mô tả Trần Thức chỉ bị Chư Cát Lượng xử tội khôn hình để răn đe (khôn hình là cạo sạch một bên đầu, hay cạo trọc đầu, mục đích để làm nhục!) Chính sự kiện nầy khiến cho con của Khổng Minh là Chư Cát Chiêm mỗi khi gặp Trần Thọ mới khinh khỉnh lộ vẻ coi thường...

Về cái chết của Trần Thức, người viết mạo nghĩ, có thể ông bị xử tử chính xác hơn, vì Khổng Minh thà giết Trần Thức chứ chẳng dại gì làm nhục để gây thù chuốt oán về sau.

Việc Khổng Minh chỉ biết giết tướng nhà khi bại trận, cho ta thấy Khổng Minh chỉ biết dùng bá đạo để trị quân.

Một chứng minh khác cho thấy, Trần Thức bị Khổng Minh giết chết đúng hơn dùng khôn hình để trị tội ông, là khi Thục Hán sắp mất về tay Nhà Tấn, Trần Thọ vì thù cha (qua việc Khổng Minh giết cha ông), nên Trần Thọ không hề luyến tiếc trào Thục Hán. Trong khi, ngay khi đó, Quan Tư Không Nhà Tấn là Trương Hoa mới gặp Trần Thọ đã ái mộ tài năng nên liền giới thiệu Trần Thọ cho vua Tấn, và vua Tấn liền cho Thọ làm quan Nhà Tấn.

Ngoài ra, khi viết về Khổng Minh Chư Cát Lượng, ở quyển thứ 35, Trần Thọ hạ bút viết về Khổng Minh, “Danh quá kỳ thực.” (tiếng tăm vượt quá tài năng). Nhận xét của Trần Thọ về Chư Cát Lượng rất chính xác. Có điều, Trần Thọ đã là nhân vật được mọi người cho là bậc chính nhân quân tử, mà xử sự trong việc phê phán Khổng Minh như vậy, chắc chắn dễ gây ngộ nhận, rằng, chỉ vì hận thù cá nhân với Khổng Minh mà Trần Thọ mới xét đoán như thế.

Ngoài bộ chánh sử Tam Quốc Chí, Trần Thọ còn soạn bộ Cổ Quốc Chí gồm 50 thiên và Ích Đô Kỳ Cựu Truyện gồm 10 thiên.

Đánh giá tác phẩm Tam Quốc Chí, Phòng Huyền Linh (房玄齡) tên tục Kiều, tự là Huyền Linh; 579–648, người Sơn Đông, khi còn nhỏ cần cù, thông minh, thạo kinh sách năm 15 tuổi (594) đỗ Tiến sĩ, nhận chức Vũ Kỵ Úy và sau đó được thăng chức Thị Lang bộ Lại. Tể tướng và Tể phụ vua Đường Thái Tông. Ông còn được gọi là Lương Văn Chiêu Công. Ông là người chủ biên bộ Tấn Thư – một trong 24 bộ chính sử Trung Hoa, đã khen Trần Thọ: “Người đương thời khen Thọ là giỏi kể chuyện và có tài viết sử.”
***
* Chư Cát Chiêm:

Năm 234, sau khi Khổng Minh chết ở Ngũ Trượng, Hậu Chúa Lưu Thiện (con Lưu Bị) hoàng đế thứ hai cũng là sau cùng của Nhà Thục Hán, nhớ ơn và công lao Chư Cát Lượng bèn phong cho Chư Cát Chiêm làm Vũ Lâm Trung Lang Tướng, rồi Thanh Xạ Hiệu Uý, Thị Trung, Thượng Thư Bộc Bạ, gia thêm chức Quân Sư Tướng Quân, tước Vũ Hương Hầu. Và, gã công chúa cho Chư Cát Chiêm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét