Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

ĐƯỜNG THƯỢNG HÀNH 
của CHÂN MẬT (CHÂN LẠC).



塘上行
...
浦生我池中,
其葉何离离。
果能行仁義,
莫若妾自知。
眾品鑠黃金,
使君生別离。
念君去我時,

獨愁常苦悲。
想見君顏色,
感結傷心脾。
念君常苦悲,
夜夜不能寐。
莫以賢豪故,
捐棄素所愛。
莫以魚肉賤,
捐棄蔥與薤。
莫以麻枲賤,
捐棄菅與蒯。
出亦復愁苦,
入亦更苦愁。
邊地多悲風,
樹木何蓊蓊。
從軍致獨樂,
延年壽千秋。

PHIEN ÂM:

ĐƯỜNG THƯỢNG HÀNH
...
Phố sinh ngã trì trung,
Kỳ diệp hà ly ly.
Quả năng hành nhân nghĩa,
Mạc nhược thiếp tự tri.
Chúng phẩm thước hoàng kim,
Sứ quân sinh biệt ly.
Niệm quân khứ ngã thì,
Độc sầu thường khổ bi.
Tưởng kiến quân nhan sắc,
Cảm kết thương tâm tỳ.
Niệm quân thường khổ bi,
Dạ dạ bất năng mị.
Mạc dĩ hiền hào cố,
Quyên khí tố sở ái.
Mạc dĩ ngư nhục tiện,
Quyên khí thông dữ giới.
Mạc dĩ ma tỷ tiện,
Quyên khí gian dữ khoái.
Xuất diệc phục sầu khổ,
Nhập diệc cánh khổ sầu.
Biên địa đa bi phong,
Thụ mộc hà ống ống.
Tòng quân trí độc lạc,
Diên niên thọ thiên thu.

BẢN DỊCH (của Khuyết danh)

ĐI TRÊN BỜ ĐẦM
...
Cỏ bồ mọc trong đầm,
Lá ấy sao xen đầy.
Ví có làm nhân nghĩa,
Không bằng thiếp tự hay.
Miệng người chẩy sắt thép,
Khiến chàng xa chân mây.
Nhớ khi chàng ly biệt,
Một mình oán hận đầy.
Hình dáng chàng tưởng đến,
Lòng dạ trĩu đắng cay.
Nhớ chàng luôn buồn thương,
Giấc ngủ đêm không đến.
Đừng vì chuyện tài hoa,
Quên thứ mình quý mến.
Đừng vì thịt cá rẻ,
Mà quên tỏi với hành.
Đừng vì đay tơ mềm,
Mà quên tranh với cỏ.
Bước ra lại khổ sầu,
Bước vào càng thêm khổ.
Biên ải nhiều gió buốt,
Cỏ cây sao rậm rì.
Đi lính mà vui được,
Tuổi thọ dài ngàn thâu.

Khi Tào Tháo tiến quân đánh Viên Hy, hai bộ tướng của Viên Hy là Tiêu Xúc, Trương Nam phản lại ông, hợp tác với Tào Tháo. Viên Hy và Viên Thượng không giữ nổi U châu, phải bỏ chạy lên phía Bắc tới Liễu Thành nương nhờ Thiền vu Đạp Đốn của Ô Hoàn, sau đó lại cùng Đạp Đốn liên kết với Thiền vu Ô Diên ở Hữu Bắc Bình là Tô Bộc Diên.

Tháng 10 năm 205, Tào Tháo tiến quân đánh Ô Hoàn. Anh em Viên Hy hợp binh với Đạp Đốn đối trận với Tào Tháo ở núi Bạch Lang. Tướng tiên phong của Tào Tháo là Trương Liêu mang quân tới phá tan quân Ô Hoàn. Anh em Viên Thượng cùng Ô Hoàn chống cự không nổi bỏ chạy ra ngoài Trường Thành.

Tháng 8 năm 206, Tào Tháo tiếp tục truy kích, đánh thắng 1 trận nữa, giết chết Đạp Đốn. Còn Viên Thượng, Viên Hy và Tô Bộc Diên mang vài ngàn tàn quân chạy đến Liêu Đông nương nhờ Công Tôn Khang.

Tào Tháo nghĩ rằng, “Nếu mang quân truy kích quá gắt gao, Công Tôn Khang đang ở Liêu Đông sẽ nghi ngờ ta có ý thôn tính luôn lãnh địa của Khang, tất y sẽ liên kết với họ Viên. Chi bằng chủ động rút quân từ Liễu Thành về phương Nam. Để cho Công Tôn Khang biết ta không có ý gây hấn, lấn chiếm Liêu Đông, tất nhiên Công Tôn Khang sẽ cảm kích mà không dung nạp mà còn có thể giết Viên Hy cùng đám bại tướng để giao hảo với ta.”.

Công Tôn Khang yên tâm về thái độ của Tào Tháo không muốn tấn công lên Liêu Đông, bèn chủ định giết anh em họ Viên để cầu hòa với Tào Tháo. Điều nầy chứng tỏ mưu lược của Tào Tháo hơn xa Khổng Minh Chư Cát Lượng. (Khổng Minh họ CHƯ không phải họ GIA)

Khi Viên Hy, Viên Thượng và Tô Bộc Diên chạy tới Liêu Đông, Công Tôn Khang cho quân đao phủ mai phục rồi mới mời vào. Anh em họ Viên cùng Tô Bộc Diên vừa làm lễ, Công Tôn Khang bèn hô đao phủ xông ra bắt trói rồi chém đầu. Công Tôn Khang sai quân mang 3 đầu lâu tới huyện Nghiệp dâng Tào Tháo và được phong chức. Liêu Đông an bình.

Đây là hậu quả khi anh em cùng máu mủ, cùng huyết tộc mà chia rẽ, tranh giành quyền lực với nhau, cuối cùng đều bị Tào Tháo tiêu diệt, toàn bộ Hà Bắc thuộc về họ Tào... Cái gương xấu của anh em Viên Đàm, Viên Hy, Viên Thượng muôn đời không tẩy sạch… Và, đó cũng là bài học cho những ai vì quyền lợi cá nhân, phe phái mà xa rời tình dân tộc, bỏ quên đất nước.

Chính vì do tranh quyền, đoạt lợi mà khi Tào Tháo rút lui khỏi Liễu Thành, chẳng ai biết trên đường về Nam đoàn quân của Tháo lâm vào hoàn cảnh rất gian khổ. Khi đó, ở phía Bắc gió lạnh thấu xương, quân Tào nhiều người bị rét cóng, đói khát sinh bệnh tật rất nhiều… Toàn quân đi trên 200 dặm dài mà không có nước uống. Tào Tháo phải hạ lệnh giết mấy ngàn con ngựa chiến để làm lương thực cho ba quân, tướng sĩ.

Giả sử, nếu anh em Viên Hy biết đoàn kết thì sẽ biết được tình cảnh thê thảm đó của quân Tào mà dẫn quân truy kích thì chưa chắc Tào Tháo lấy được Hà Bắc và anh em họ Viên chưa chắc bị chết thảm về tay Công Tôn Khang.

***

Quách thị, con gái của Quách Vinh (郭永). Quách Vinh là một viên quan nhỏ ở một địa phương. Khi còn nhỏ bà đã tỏ ra thông minh, tài sắc hơn người nên được phụ thân nàng gọi đùa là “nữ vương”.

Chánh sử Trung Hoa không đề cập đến bà, nên chẳng biết vì sao bà trở thành vợ lẽ của Tào Phi.

Tháng 6 năm 221, Quách thị đã để bùa trong phòng của Tào Phi rồi tố cáo Chân thị yểm bùa hãm hại chồng. Mặc dù ban đầu Phi không tin lời của Quách thị, nhưng vốn tính đa nghi, Tào Phi đã cho điều tra và quả nhiên bắt được tượng gỗ đề tên mình trong phòng của Chân Mật. Bà bị Tào Phi bức phải tự sát. Năm đó Chân Mật mới 39 tuổi.

Sau khi chết, xác bà không được liệm, còn bị nhét đầy cám vào miệng, rũ tóc che khuất mặt mới được chôn cất.

Tào Phi rất giỏi thơ phú, ông cùng với cha (Tào Tháo) và em (Tào Thực), đều là những cây bút nổi bật trên Văn Đàn Kiến An.

Thơ ông, hiện còn khoảng 40 bài và bộ Điển luận. Tuy vậy, qua đó người đọc cũng hiểu được một phần nào quan niệm sáng tác của ông:

Trần Đình Sử trong Từ điển Văn học (bộ mới) viết đại ý như sau:

- Văn Tào Phi có nhiều thể, hiếm có ai giỏi hết, do đó văn nhân không nên dựa vào sở trường của mình mà khinh người, mà nên thẩm xét để hiểu người (thẩm kỷ độ nhân). Ông phản đối thói "văn nhân tương khinh" (văn nhân thường khinh nhau), hay khép kín kiến giải của mình. Ngoài ra, ông còn phê phán khuynh hướng "quý xa, khinh gần", làm văn cốt cầu danh, mà quay lưng với sự thực.

- Các thể loại có những điểm khác nhau: Tấu, nghị nên trang nhã, thư luận nên có lý lẽ, thi phú cần phải đẹp.

- Văn chương đều là sự biểu hiện tư tưởng, tình cảm của người viết. Cho nên gốc văn chương giống nhau mà ngọn (hình thức biểu hiện) khác nhau. Cái khác đó do “khí”.

Tào Phi viết: “Văn lấy khí làm chủ, mà khí trong hay đục là bẩm phú, không thể dùng sức gắng gượng mà có được.”

- Nho gia xem “lập ngôn” đứng sau “lập đức”, “lập công”. Tào Phi đưa “lập ngôn” lên vị trí cao nhất, xem đó là “việc lớn lao bất hủ trong sự nghiệp trị nước” (kinh quốc chi đại nghiệp, bất hủ chi thịnh sự). Đây chính là quan điểm làm cho văn học Kiến An phồn thịnh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét