VỀ QUAN công:
Thái Quốc Mưu
Quan Vũ (關羽) sanh 162 (còn nghi vấn), mất năm 220), thường gọi là
Quan công (關公
= ông Quan), tự Vân Trường (雲長), Trường Sinh (長生). Quan Vũ người Giải Lương, quận Hà Đông. Tam Quốc
ngoại truyện cho rằng ông là người Bồ Châu. Con của Quan Nghị (關毅), tự Đạo Viễn (道遠). Ông nội là Quan Thẩm (關審), tự Vấn Chi (問之). Thân phụ của Quan Thẩm là Quan Long Phùng. Tóm lại,
Quan Long Phùng là thân phụ của ông nội Quan công
Quan công được mô tả mình cao
chín thước mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh
Long Yển Nguyệt Đao (青
龍 偃 月刀) oai phong lẫm liệt... La Quán Trung đã gán cho Quan
công cầm cây đại đao mà mãi đến... 300 (ba trăm) năm sau vào thời Nhà Tống mới
xuất hiện loại đao ấy.
Ta thử tính chiều cao của
nhân vật nầy. La Quán Trung viết: “Quan công mình cao chín thước thước” trong
khi thước Tàu ngày trước bằng 0.333mét x 9 = 2.997mét / Nếu nói là thước mộc,
mỗi thước có 0.425mét x 9 = 3.825mét. Vậy, Quan công cao nếu không là 2.997mét
thì sẽ là 3.825 mét. Vậy ai tin được cứ tin! Tôi (TQMưu) chẳng những không tin,
mà còn cho bọn giặc Tàu xạo hết chỗ nói.
Ông ta làm tướng thời cuối
Nhà Đông Hán và đầu thời Thục Hán, là người có công lớn vào việc thành lập Nhà
Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị.
Lúc còn trẻ cha mẹ nghèo,
Quan Vũ làm nghề gánh đậu phụ (tào hủ nước đường) đi bán dạo, và đẩy xe chở
hàng thuê mướn cho người ta, nên cả văn lẫn võ đều không được học hành. Theo
quan niệm ngày nay thì, Quan công thuộc tầng lớp lao động chân tay không có tài
sản. Do bênh vực một người mà gây tội giết người, phải trốn tránh lệnh tầm nã,
rời bỏ quê hương đến nương náu ở quận Trác, từng được Điêu Thuyền cứu giúp.
Trong chánh sử, không có nhân
vật nữ nào tên Điêu Thuyền hay Điêu Thiền, nó chỉ là cái tên do La Quán Trung
hư cấu. Ngay hai chữ Điêu THUYỀN hay Điêu THIỀN đến nay cũng chưa ai xác định
từ nào đúng, từ nào sai. Nhưng, chắc chắn một điều là trong Tam Quốc Diễn
Nghĩa, La Quán Trung đã cho một người không bao giờ hiện hữu trên trần gian đã
cứu giúp Quan công.
Để chứng minh, chúng tôi xin
dẫn chứng lời của sử gia Lê Đông Phương giải thích: “Hai chữ Điêu Thuyền vốn là
tên một chức quan trong cung thời Hán, địa vị thấp hơn phi tần khá nhiều. Đây
không phải là tên người. Khi Đổng Trác vào cung vua hoành hành đã bắt nhiều phụ
nữ mua vui, nên một a hoàn vốn là Điêu Thuyền của triều đình có thể có trong
nhà Đổng Trác chứ không thể có trong nhà Vương Doãn.”
Từ một nhân vật hoàn toàn hư
cấu, được dựng thành một Điêu Thuyền là nhân vật “có thật” (như Lê Văn Tám của
chánh quyền Việt Nam hiện nay) để rồi được nằm trong “Tứ Đại Mỹ Nhân” của đất
nước Trung Hoa.
Nó chẳng khác gì nguồn gốc
của các dân tộc và nguồn gốc của các tôn giáo; khởi đầu bằng huyền thuyết, lâu
dần, vì mưu cầu lợi ích của các tổ chức chánh trị hay của các tôn giáo, người
ta dựa vào những huyền thuyết đó để xây dựng các công trình vật chất hầu tạo ra
những “chứng tích”. Về dài lâu, những cái gọi là “chứng tích” đó, trở thành “di
tích”, để củng cố niềm tin trong ý đồ biến những huyền thuyết kia trở thành
“lịch sử”.
Trên thế gian, chỉ có con
người là một sinh vật duy nhất có bộ óc siêu việt mới có khả năng cấu tạo những
thứ giả dối trở thành hiện thực! Và, chỉ có con người mới có khả năng tìm mọi
cách để dối lừa nhau! Con người hơn các loài động vật khác ở điểm nầy.
Bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn
Nghĩa, nhân vật Quan công được tác giả La Quán Trung cho là người đứng đầu
trong Ngũ Hổ Tướng của Nhà Thục Hán, gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng
Trung và Mã Siêu. Thực ra, La Quán Trung sắp xếp ngôi thứ trong Ngũ Hổ Tướng có
nhiều thiên vị. Người xứng đáng đứng đầu Ngũ Hổ Tướng phải là người có văn vỏ
toàn tài như Triệu Tử Long (Triệu Vân), trong khi Quan công chẳng những dốt nát
chữ nghĩa, kém võ công, kém mưu lược và kém luôn cả nhân cách.
La Quán Trung còn ghép cho
Quan công là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi ở vườn đào. Để dựng
thành câu chuyện “Đào Viên Kết Nghĩa”. Trong bộ chánh sử Tam Quốc Chí của Trần
Thọ chẳng hề xảy ra chuyện đó. Ba người họ chỉ là bạn thân thiết với nhau, có
khi nằm ngủ chung giường, nhưng việc “uống máu ăn thề kết nghĩa ở vườn đào”
tuyệt nhiên không!
- “Sau khi Mã Siêu đầu phục
Thục Hán nhờ giải quyết vấn đề Ích Châu mà lập được công lao, nhận được vinh dự
lớn. Quan Vũ không phục, muốn bỏ Kinh Châu đến Tứ Xuyên để so tài cao thấp với
Mã Siêu. Chư Cát Lượng vội gửi cho ông ta một bức thư vỗ về, nịnh ông ta hết
lời mới làm ông ta nguôi ngoai.” Sự việc trên cho ta thấy tính ganh tỵ, đố kỵ,
háo thắng và tinh thần vô trách nhiệm của Quan công!
- Khi Lưu Bị làm Hán Trung
Vương, muốn dùng Hoàng Trung làm hậu tướng quân. Chư Cát Lượng nói: “Danh vọng
của Hoàng Trung, vốn không thể so được với Quan Vũ, Mã Siêu, mà nay để họ đứng
ngang hàng sẽ không tiện. Mã Siêu và Trương Phi ở gần Hoàng Trung, tự mình nhìn
thấy công trạng của Hoàng Trung còn có thể hiểu được. Nhưng Quan Vũ ở xa chẳng
biết gì về những công trạng ấy, sợ sẽ làm cho Quan Vũ không vui, e rằng không
được”. Lời nói trên chứng tỏ Khổng Minh biết rõ gan ruột của Quan công là kẻ
giàu tính ganh tỵ, đố kỵ, hơn thua cả điều không chính đáng, đã vô trách nhiệm
mà còn cho ta biết nhân cách của Quan công quá tầm thường.
Trên phương diện khác, Quan
Vũ vốn là kẻ kiêu ngạo tự mãn, cố chấp, lộng ngôn, luôn tự cho mình là đúng.
Đặc biệt là từ sau khi được phong làm Hán Thọ Đình Hầu bản chất tự tôn của ông
ta càng tăng thêm. Điều nầy cho thấy, thông thường trong xã hội những người
xuất thân từ giới bần cùng khi có quyền uy, lợi lộc tánh tình thường khác xa
với những người từng sống trong giới trung, thượng lưu.
Một kẻ tầm thường Quan Vũ mà
chỉ với đầu lâu của y, mà tác giả La Quán Trung lại viết nào là trợn mắt, vểnh
râu, nào hiển thánh để “hù” Lữ Mông. Lại còn, nào tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt
Đao nặng 49ký. Với một thanh đao nặng 49kgs, làm thế nào để khi ra trận Quan
công có thể vung đao giết đối thủ?
Ngoài ra, Để đề cao những tôi
thần của Thục Hán, nhất là Quan công, La Quán Trung phạm phải nhiều sai lầm khi
viết trong Tam Quốc Diễn Nghĩa những chuyện không có hoặc không hề xảy ra trong
chánh sử, như:
- “Quan Vũ chém đầu Hoa Hùng
khi trở về rượu còn nóng.” / Trong khi Tôn Kiên mới chính là người giết Hoa
Hùng.
- “Tam anh chiến Lã Bố.” /
Chánh sử Tam Quốc Chí của Trần Thọ chép: “Lưu, Quan, Trương không hề tham gia
liên minh đánh Đổng Trác”. Vậy La Quan Trung lấy “Tam anh” ở đâu ra để chiến Lữ
Bố?”
- “Khi hàng Tào, Quan Vũ ra
ba điều giao ước.” / Chánh sử chép: “khi hàng Tào, Quan Vũ không ra một điều
giao ước nào cả.”
- “Quan Vũ qua năm ải chém
sáu tướng.” / Trong khi Chánh Sử chỉ chép: “Quan Vũ về với Lưu Bị”, chứ không
viết cụ thể hành trình và diễn biến.
- “Trước trận Quan Độ, chỉ
sau 3 hồi trống Quan Vũ chém đầu Sái Dương ở Cổ thành / Thực tế, sau trận Quan
Độ Lưu Bị mới là người giết Sái Dương chứ chẳng phải Quan công.
- “Đường Hoa Dung (Lộ Huê
Dung), Quan Vũ tha Tào Tháo.” / Trong chánh sử thì: “Lưu Bị là người chặn đánh
Tào Tháo ở đường Hoa Dung. Và, do Lưu Bị quân ít không ngăn cản được Tào Tháo,
nên Tháo mới chạy thoát.
- “Quan Vũ một đao tới hội
với Lỗ Túc năm 215.” / Theo chánh sử: “năm 208 Lưu Bị một thuyền tới gặp Chu Du
trước trận Xích Bích.
- “Năm 219, Quan Vũ đánh
chiếm được Tương Dương lần thứ hai.” / Thực tế, năm 219, trong trận Tương Dương
– Phàn Thành, Quan Vũ không chiếm được Tương Dương.
- “Lữ Mông bị Quan Vũ hiện
hồn về ám ảnh dẫn đến phát bệnh chết.” / Thực ra, theo bộ Chánh Sử Tam Quốc Chí
của Trần Thọ, Lữ Mông có bệnh từ trước, sau khi chiếm được Kinh Châu, bệnh cũ
tái phát. Chính cơn bệnh nầy đưa Lữ Mông về cõi chết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét