Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017



Tạm dịch trích đoạn trên đây theo tự truyện của bé Trần Nguyễn nơi trang 9 trong cuốn “I Am Vietnamese American”:
“Hồ Chí Minh
Cuối thế kỷ 18, người Pháp xâm chiếm Việt Nam. Vì Pháp cư xử không tốt với người Việt Nam, một nhân vật tên Hồ Chí Minh muốn mưu đồ độc lập cho dân tộc ông. Ông cam kết sẽ giải phóng người dân Việt khỏi ách thống trị của người Pháp. Và lời hứa này cuối cùng đã được thực hiện năm 1954 sau khi Pháp bị đánh bại. Lãnh thổ Việt Nam chia đôi và ông Hồ Chí Minh trở thành Chủ Tịch miền Bắc Việt Nam. Khi ông Hồ qua đời năm 1969 Việt Nam đang ở giữa một cuộc chiến tranh khác. Đây là lúc song thân tôi nghĩ tới việc di tản qua Hoa Kỳ?”

Mũi tên chỉ tấm hình ông Hồ với chú thích chuyển qua Việt ngữ: “Hồ Chí Minh đã dành gần hết đời ông để mưu cầu tự do cho Việt Nam từ tay người Pháp”(!)
Vẫn theo lời kể của thân phụ bé Xuân Vy, nơi trang 10 tác giả tự truyện ghi lại cuộc chiến giữa hai miền Nam/Bắc khởi đầu từ năm 1954, về việc Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến khiến hàng ngàn người Mỹ, Bắc Việt và Nam Việt chết, bị thương. Chiến tranh chấm dứt năm 1975 và Việt Nam độc lập năm 1976.

Trong bài, ký giả Linh Nguyễn cũng ghi lại những suy tư của phụ huynh thứ hai là ông Hiếu Nguyễn, cư dân Placentia có hai cháu học cùng trường với bé Xuân Vy.
Sau đây là những suy tư của ông Hiếu Nguyễn:

“Tôi vừa đọc xong cuốn sách. Nó nói lên một số sự kiện nhưng không phải là toàn bộ sự thật. Cuốn sách được viết bằng một quan điểm thiên vị và thiếu một số sự kiện quan trọng… Hồ Chí Minh đã trở thành chủ tịch của Bắc Việt nhưng tập sách không đề cập đến tính cách diệt chủng khủng khiếp do cuộc cải cách ruộng đất của nhà cầm quyền cộng sản miền Bắc gây ra, trong đó họ đã xuống tay hành quyết hơn 50,000 người dân vô tội. Đây cũng là lý do chính khiến cả triệu dân Việt miền Bắc đổ xô vào Nam tìm tự do và dân chủ vào năm 1954.”

Vẫn theo nhận định của ông Hiếu Nguyễn, phụ huynh hai em học sinh trường tiểu học John O. Tynes ở Placentia, cuốn sách đề cập ngắn gọn về cuộc chiến tranh Việt Nam nhưng một lần nữa, nó đã không nói đến thực tế là bằng cách nào những người cộng sản thắng cuộc chiến? Hòa Đàm Paris, chính thức mang tên hiệp định chấm dứt chiến tranh và khôi phục hòa bình ở Việt Nam, là một hiệp ước hòa bình ký kết vào ngày 27 Tháng Giêng, 1973. Tại thời điểm đó, Mỹ bắt đầu rút lại sự ủng hộ miền Nam Việt Nam. Trong khi ấy, Nga và Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ cho Bắc Việt, vi phạm trắng trợn hiệp ước hòa bình với mục tiêu xâm chiếm bằng được miền Nam. Cuối cùng vào ngày 30 Tháng Tư, 1975, Cộng Sản hoàn toàn chiếm miền Nam dẫn tới biết bao thảm cảnh. Hàng trăm ngàn quân dân cán chính và thường dân bị lùa vào nhà tù ngụy danh trại cải tạo, trong khi biết bao đồng bào bỏ xác trên đường vượt biên, vượt biển vì yêu chuộng tự do!

Chưa cần có tập sách trong tay, chỉ với vài chi tiết và nhận định của hai vị phụ huynh các cháu đang theo học trường tiểu học John O. Tynes ở Placentia, đã đủ để nhận ra tính cách nguy hiểm và độc hại đối với giới trẻ tị nạn.

Ngoài chuyện thời sự trên đây, người ta cũng chưa quên trước ngày tưởng niệm 40 năm Quốc hận 30-4-2015, Thị trưởng thành phố Westminster Tạ Đức Trí cũng tìm thấy trong số sách vở do Học Khu Westminster phát cho con gái ông có một tài liệu giáo khoa cộng sản mang tiêu đề “Let’s Speak Vietnamese”. Được biết thời gian ấy con gái ông Tạ Đức Trí đang theo học lớp song ngữ của trường trung học Warner Middle School thuộc học khu Westminster.

Sách được in tại nhà in Lê Nguyễn Press 9802 S. 45th Place, Phoenix, Arizona năm 2007. Tác giả là Lê Phạm Thúy Kim và Nguyễn Bích Thuận. Lê Phạm Mai Li (Cover Design); Lê Phạm Thúy Kim (Text Design); Illustration do Lê Phạm Thúy Kim, Nguyễn Phúc Nhật Khánh và Nguyễn Vivian, Hình ảnh do Lê Hùng. Nội dung sách chứa đựng những văn kiện được dùng trong chế độ cộng sản ở Việt Nam hiện nay. Thí dụ, trang 13 có mẫu hướng dẫn điền đơn (Filling out forms) trong đó có mẫu đề tên chủ hộ là Phạm Thu Trinh, giáo viên và các chi tiết cá nhân, bên dưới đóng dấu Công an Quận. Con dấu mang hình quốc huy CSVN với cờ đỏ sao vàng, ký tên Trưởng Công An Quận là Trần Thế Sơn. Trang 14 có mẫu Giấy Khai Đăng Ký Kết Hôn, phía trên cùng ghi dòng chữ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.” Ngoài ra, sách còn có nhiều từ ngữ xuất hiện tại Việt Nam sau năm 1975 như “đăng ký” và danh xưng mới của thành phố Sàigòn mang tên họ Hồ.

Ngay sau khi biết được tin này, bản thân chúng tôi khi ấy đã viết một bài nhận định với tiêu đề “Tập sách ‘let’s Speak Vietnamese’ nói gì cới Cộng đồng Việt Tị nam Cộng sản?” được phổ biến trên các trang mạng xã hội, nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, tuần báo Viettide.

Vài dòng trước khi kết thúc bài này
Theo nhận định của cá nhân người viết, những ưu tư của hai ông Vũ và Hiếu Nguyễn được ký giả Linh Nguyễn của nhật báo Người Việt trích dẫn trên đây đã đủ để chúng ta thấy câu chuyện có vẻ nhỏ nhưng quả thật không nhỏ chút nào như chính quan điểm cùa hai phụ huynh học sinh ở Placentia.

Xét về một phương diện, mọi cảnh báo lúc này tuồng như đã quá trễ, nhưng trễ còn hơn không. Nếu không muốn thấy một ngày nào đó chính con em sau khi bị những tài liệu giáo khoa do Hà Nội tuồn vào hệ thống học đường hải ngoại đầu độc sẽ quay lại chống những bậc sinh thành ra chúng, hẳn chúng ta không thể đành lòng làm ngơ.

Sau đây chúng tôi xin trích lại đoạn cuối bài viết hơn một năm trước sau phát giác của ông Thị trưởng Tạ Đức Trí về con đường dài của Hà Nội nhằm tẩy não con em chúng ta như một lời kết cho bài viết này.

“Có những chỉ dấu cụ thể cho thấy việc len lách vào tập thể người Việt tị nạn ở hải ngoại qua cửa ngõ giáo dục không phải là việc tình cờ, giai đoạn, mà là một chính sách lâu dài được Hà Nội nghiên cứu và chủ động thực hiện lâu nay. Nghị Quyết 36 chính thức ra đời từ năm 2005. Ngày 04-8-2009 website của Bộ Ngoại Giao VNCS công bố chương trình thử nghiệm dạy Việt ngữ cho người Việt ở nước ngoài do ông Phạm Gia Khiêm với tư cách Phó Thủ Tướng ký duyệt, theo đó sẽ được thực hiện tại Lào, Campuchia, Nga, Cộng Hòa Tiệp, Mỹ và Canada.”

Bản tin của đài RFA ngày 21-8-2009 cho hay:
“Từ VN, Ts Nguyễn Ngọc Hùng, viên chức Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, giám đốc Trung Tâm Việt Ngữ Viện Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội cho biết: đây là một dự án lớn mà cả Bộ Giáo Dục, Bộ Ngoại Giao, ‘Ủy Ban Công Tác Người Việt Nam Ở Nước Ngoài’ phối hợp thực hiện.”

Trả lời câu hỏi của phái viên Thanh Trúc, ông Hùng cho biết:
“Đã in được các bộ sách giáo khoa và đã phân phát tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả ở Hoa Kỳ… Hiện nay đã bắt đầu tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt đầu tiên…chúng tôi có các cơ sở giáo dục ở Los Angeles…”
Trong một bài viết dài công bố hôm 27-8-09, Phạm Hải Bằng, Vụ trưởng Vụ Thông tin – Văn hoá, Uỷ ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài cho hay thêm:
“Nhà nước Việt nam hiện đang có dự án lập trường Việt Ngữ và cử giáo viên từ trong nước ra giảng dậy tiếng Việt cho người Việt ở hải ngoại theo giáo trình được soạn riêng…”

Sau hết chúng tôi xin nhắc lại ước nguyện rất chính đáng của ông Hiếu Nguyễn, một trong hai phụ huynh học sinh trường tiểu học John O. Tynes ở Placentia. Ông mong sớm được thấy một bộ sách giáo khoa song ngữ do các thức giả Việt Nam hải ngoại soạn thảo để thay thế loại sách rác rưởi được viết ra dười sự chỉ đạo của Hà Nội hiện đang lưu hành trong các thư viện và hệ thống học đường hải ngoại, cách riêng tại Mỹ.
Nam California ngày 1-3-2017
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

Nguồn: Bài của tác giả. DCVOnline minh hoạ và biên tập.
(1) Họ mượn con đường thênh thang là hệ thống học đường tại các quốc gia tự do như Hoa Kỳ, Canada, Âu châu, Úc châu nơi có đông người Việt tị nạn, tuồn sách Giáo Khoa vào để tuyên truyền lớp trẻ Việt từ mẫu giáo đến đại học với mục tiêu đường dài là khi lớp phụ huynh các em quá vãng sẽ không còn người tiếp nối.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét