Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017


2.                        CHUYỆN Ở  QUÁN
                                GỐC ĐA


                                                       Kịch ngắn
                                        PHẠM NGỌC THÁI        








            NHÂN VẬT :




1.   Anh Phạm                                    Nhà thơ  -  chồng chị Phạm

2.   Chị Phạm                                     Bán bún - vợ anh Phạm 

3.   Vũ                                                 Nhà thơ  - Tổng biên tập báo "Ngày mai"  

4.   Đức                                               Nhà phê bình lý luận văn học. Trẻ tuổi nhất.

5.   Cô bán báo






                                  Chuyện xẩy ra tại thành phố








                                       MỞ MÀN

                            Vào một buổi sáng tại quán bán bún của chị Phạm.
                            Dưới gốc cây đa lớn gần hồ. Thụt vào trong phố một chút.
                        Quán ở cạnh một ngôi nhà trông thấy cửa sổ. Bên trong cửa sổ
                        đặt một chiếc bàn điện thoại.
                             Lúc này cũng đã gần trưa. Chị Phạm thôi không bán hàng nữa,
                        đang thu dọn đồ cho vào một chiếc xe đẩy.


CHỊ PHẠM -    (vẻ sốt ruột. Dừng tay trông về cuối phố lẩm bẩm) Không biết chạy
 chọt có được không? Đi từ tờ mờ sáng đến giờ. Người ta bán hết cả buổi
 hàng, vẫn chưa thấy về!
                                      (chị quay lại dọn tiếp, thì anh Phạm vào)
CHỊ PHẠM -   (vội đến hỏi chồng) Thế nào, con và xe máy đâu? Trông điệu bộ của
 bố nó thế này, chắc là lại không giải quyết xong việc với công an rồi?
ANH PHẠM  -   Cứ có ba triệu nộp cho họ thì xong tất.
CHỊ PHẠM  -   Nó chỉ mắc mỗi cái tội phóng xe máy nhanh, làm cái gì mà phải nộp
phạt những ba triệu?
ANH PHẠM  -   Không phải mỗi tội phóng xe máy nhanh, mà là phóng xe tốc độ
 cao! Có khi, người ta còn bắt tù giam ấy chứ?
CHỊ PHẠM  -   Ừ thì phóng xe tốc độ cao! Nhưng nó chỉ đi có một mình. Lại vào
 ban đêm thanh tịnh, vắng người. Đúng là cái thời buổi, vớ được là các ông
 ấy chém. 
ANH PHẠM  -   Con mình mắc tội thì mình phải chịu.
CHỊ PHẠM   -   Để cho anh mở mắt ra mà nhìn vào thực tế, trăm bề hỗn loạn. Còn
 anh thì...
ANH PHẠM  -   Mẹ nó lại sắp...
CHỊ PHẠM  -  Chứ lại không à? Sống phải có thực tế một tý, để vợ con nó nhờ.
 Lúc nào cũng mơ mộng. Ta sẽ là nhà thơ vĩ đại. Như người ở trên mây. Vĩ
 đại đâu chẳng thấy? Vợ con anh đang chịu sống khốn khổ, khốn nạn đây
 này.
ANH PHẠM  -  Ơ... mẹ nó hay nhỉ? Con mình mắc tội, công an họ bắt nộp phạt.
 Liên quan gì đến chuyện thơ phú của tôi? 
CHỊ PHẠM  -   Tôi hỏi bố nó? Nếu nhà không giàu nhưng cũng dư dật một chút
 tiền bạc, hoặc bố nó có tý địa vị xã hội? thì chuyện đơn giản như thế này,
 một câu nói với công an, họ sẽ vị nể là xong. Con cũng được họ thả về, xe lại
 được trả lại.Việc gì đến mức bắt phải nộp phạt?
ANH PHẠM  -   Nói thế thì vô cùng...
CHỊ PHẠM -   Anh thì... sống hôm nay chẳng thèm nghĩ đến cái thực tế của hôm
 nay. Cứ thản nhiên… phớt tất. Còn nghĩ đến việc lưu danh sử sách cơ? Thế
 nên vợ con mới khổ.
ANH PHẠM -   (lúng túng) Thì tôi...
CHỊ PHẠM -  (than vãn) Lấy đâu ra ba triệu để mang ra công an nộp phạt bây giờ?
                                           
(anh Vũ vào)
VŨ -  Nào, đến hàng chị Phạm để xin bát bún riêu buổi sáng đây?
CHỊ PHẠM -   Kìa, anh Vũ! Định ăn bún của nhà em mà sao anh đến muộn thế?
 Cũng còn vài bát nữa mới hết, nhưng vãn khách... em đang dọn hàng về.
VŨ -  Quán của chị Phạm có vẻ bán đắt hàng nhỉ?
CHỊ PHẠM -   Nếu không đắt hàng thế thì… một cái quán tận trong hẻm, em nuôi
 nổi làm sao được cả ba bố con anh ấy? Gia đình bốn miệng ăn. Trông tất cả
 vào cái quán bún riêu dưới gốc cây này đấy, anh ạ!
VŨ -  Chị Phạm giỏi lắm!
(với anh Phạm) Dẫu mai sau ông có thành đại nghiệp,
 hoặc một thiên tài gì... gì đó? thì cũng phải nhờ vào sự vất vả làm ăn, với cái
 tài bán bún riêu của chị ấy đấy!
ANH PHẠM -   Vẫn, vẫn... tôi vẫn biết thế!          
CHỊ PHẠM -   (với anh Vũ) Chán lắm anh ạ! Người đâu như người cổ đại.
 ANH PHẠM -   Mẹ nó lại sắp...
 VŨ - (với anh Phạm) Thời buổi thị trường. Ông cũng nên sống thực tế một chút thì
 tốt hơn.
CHỊ PHẠM -  May quá, nước dùng pha bún em vẫn chưa đổ đi, rau sống vẫn còn,
 để em làm cho anh một bát.
VŨ -  
(ngăn lại) Thôi, chị cho phép để lúc khác. Sáng tôi cũng ăn vài miếng bánh,
 uống tách cà phê rồi ! (với anh Phạm) Vừa đăng báo cho ông bài thơ! Tôi từ
 toà soạn tạt về đây, đưa ông tờ báo để ông mừng.
ANH PHẠM -   Thế à! Đăng trên báo "Ngày mai" của ông ấy à? Mà, ông cho đăng
 bài thơ nào thế?
                       
(anhVũ giở trang đăng bài thơ… rồi đưa báo cho anh Phạm)
VŨ -   Thì bài thơ mấy hôm nọ ông đưa cho tôi xem ấy! Tôi thấy cũng hay hay. Về
 toà soạn tôi cho đăng luôn.
ANH PHẠM -   À… à... thì ra cái bài thơ "vợ bán ế bún"?
               
          (chị Phạm đang dọn hàng, nghe vậy giật mình ngẩng lên)
CHỊ PHẠM -   Tôi bán ế bún mà anh cũng đem làm thơ, rồi lại cho đăng cả báo à?
ANH PHẠM -   Ông Vũ ông ấy đăng lên báo, chứ tôi đâu có bảo?
VŨ -   Đây, đây... lại có cả tiền nhuận bút nữa đây! Tiện thể tôi đem đến cho ông
 luôn. Lần này tôi đưa cho chị ấy nhé!
                                 
(Vũ đưa phong bì tiền cho chị Phạm)
CHỊ PHẠM -   (vui vẻ) Lại có cả tiền nhuận bút cho em nữa cơ đấy? Cứ thế này
 thì... phấn khởi quá!
ANH PHẠM -   Mẹ nó thì... cứ có tiền là vui.
CHỊ PHẠM -   Không có tiền thì anh sống bằng cái gì để làm thơ?
VŨ -   Bài thơ hay bởi vì nó rất đời, ông ạ! Mới lại... chỗ thân quen, cảm thông với
 nỗi khó nhọc của chị Phạm. Đáng lý, một bài thơ ở báo "ngày mai" của tôi
 tiền nhuận bút chỉ có đôi trăm. Nhưng đây là một bài thơ hết sức xúc động,
 tôi đã duyệt tăng tiền nhuận bút lên cho ông thành 300.000 đồng đấy!
CHỊ PHẠM -   Chỉ mỗi bài thơ mà được những 300.000 đồng. Kể cũng đã anh nhỉ?
Lãi bằng cả buổi bán hàng của em.
VŨ -  Không thể so sánh thế được? Tiền chất xám mà chị. 
CHỊ PHẠM -   (
hỏi chồng) Mà anh vừa nói, nhan đề của bài thơ là gì ấy nhỉ?
VŨ -   "vợ bán ế bún".                           
 CHỊ PHẠM -   Phải!... Phải !... " vợ bán ế bún ". (với chồng) Thế thì , bố nó cứ
             ngày ngày lấy ngay cái hàng bún của tôi mà làm thơ. Đem đăng báo mà lấy
tiền nhuận bút. Này, có khi lãi hơn cả thơ tình đấy? Chẳng hạn, mai bố nó
 viết bài "vợ bán đắt bún". Ngày kia bố nó lại viết "vợ bán không đắt cũng
            không ế ". Ngày kìa bố nó lại...
  ANH PHẠM -   Thôi… thôi… thôi... mẹ nó định đem thơ của tôi ra làm trò đấy à?
  CHỊ PHẠM -   Trò là trò thế nào?
(với Vũ) Em nói thế cũng có lý chứ, anh Vũ nhỉ?
  VŨ -   Ờ ờ ờ....
  CHỊ PHẠM -   Anh Vũ đọc thử cho em nghe bài thơ "vợ bán ế bún", em nghe xem
thơ của chồng em viết về em như thế nào?  (lẩm nhẩm đọc) "Vợ bán ế bún”, cái tên đề nghe cũng thấy hay.
VŨ -   Được. Để tôi đọc.
ANH PHẠM -  
(ngăn lại) Thôi, ông đừng đọc bài thơ ấy ở đây. (với chị Phạm) Thế,
 mẹ nó quên ngay cái sự cố xe máy và con đang bị giữ trên công an rồi à? 
 CHỊ PHẠM -   Quên làm sao được. Lúc nẫy nhìn thấy anh Vũ đến là tôi nảy ngay
 ra ý nghĩ, nhưng chưa kịp nói. (nói riêng với chồng ) Bố nó... cứ đem ngay
 cái việc đó mà nhờ anh Vũ. Anh ấy lên đồn cảnh sát nói giúp một câu, có khi
            là xong đấy?
ANH PHẠM -   Xong là xong thế nào? Anh Vũ thì cũng làm văn học như tôi. Đằng
 kia là chính quyền, làm sao anh ấy giải quyết được?
 CHỊ PHẠM -  Anh Vũ sao lại giống anh được? Bố nó chỉ là một anh nhà thơ
 chân cò, chân vạc... Đằng này, anh ấy là ông tổng biên tập báo. Nghe nói, lại
 còn có chân trong Ban chấp hành của Hội nhà văn Việt Nam nữa. Có vai, có
 vế. Địa vị xã hội hẳn hoi. Mà... công an họ nể các nhà báo lắm!
 ANH PHẠM -  
(lưỡng lự) Nhưng tôi vẫn thấy...
  VŨ -   Hình như anh chị đang gặp rắc rối chuyện gì? Liệu tôi có thể giúp đỡ được
 không nào?
 CHỊ PHẠM -  (với chồng) Bố nó cứ nói thẳng với anh ấy đi?
 ANH PHẠM -  Ừ thì nói. Thằng con lớn của tôi đêm qua chẳng hiểu buồn chán
 cái gì, nửa đêm mà nó còn lôi xe máy ra ngoài phố phóng bạt tử. Thế là bị
 công an bắt. Họ quy nó vào tội phóng xe tốc độ cao!
  CHỊ PHẠM -  Sáng sớm hôm nay công an họ gọi điện thoại đến nhà, gia đình em
mới biết.
  ANH PHẠM -  Họ bắt quá đi chứ! Hành động của nó có khác gì một thằng điên?
  VŨ -  À, thanh niên bây giờ...
   CHỊ PHẠM -   Lúc nẫy nhà em cũng đã lên đồn để xin cho cháu và xin xe máy về.
 Nhưng công an họ bảo: Cứ mang ba triệu lên nộp phạt rồi lấy xe máy, đưa
 con về mà giáo dục.
  VŨ -  Thế thì phiền phức quá nhỉ?
   ANH PHẠM -  Ông bảo, hoàn cảnh như gia đình nhà tôi? Mẹ nó buôn bán vỉa hè.
 May ra vặt mũi cũng chỉ vừa đủ đút miệng, thì lấy đâu ra ngay ba triệu?
 Con cái bây giờ toàn làm khổ bố mẹ.
  CHỊ PHẠM -  Anh thì chỉ biết đứng đấy mà kêu!... Sao không mang cái tiếng là
            ông nhà thơ của anh, lên đồn cảnh sát mà làm việc với họ? Toàn sống hão.
      ANH PHẠM - Thì, tại nó chứ tại tôi à?
     CHỊ PHẠM -  Nhưng anh là bố nó. Anh phải có trách nhiệm giải quyết.
     VŨ -  Anh chị đừng cãi vã nhau nữa. Ta sẽ tìm cách xoay xở?
     ANH PHẠM -   Hay là... Ông lên đồn nói giúp một câu?
     VŨ - 
(xua đi) Không xong. Không xong. Tôi va chạm thấy nhiều cái tình cảnh
 bây giờ, tôi biết. Chỉ có mang tiền đi mà nói!... Nước bọt, không ăn thua.
     CHỊ PHẠM -  Dù sao anh cũng có vai vế, lại quan hệ nhiều với những người có
quyền chức.
     VŨ -  Nén bạc mới có thể đâm toạc được tờ giấy mà chị.
     CHỊ PHẠM – (đay nghiến chồng)  Anh đã mở mắt ra mà nhìn vào cái thực tế
 chưa?
     ANH PHẠM -  Mẹ nó lại sắp sửa...
     VŨ -  Cũng chỉ còn cách xoay lấy ba triệu mà nộp phạt cho xong đi!
(giở ví) Ở
 đây tôi có vét hết cũng chưa đủ một triệu.
     CHỊ PHẠM -  Bác bảo em buôn bán cò con... Ngay đến ba trăm còn khó. Chạy
đâu ra hơn hai triệu nữa?
     VŨ -  Tôi chưa nói hết.
(với anh Phạm) Hay là, tôi cùng anh đến mấy tay nhà

 thơ, nhà báo quen biết. Vay mỗi người một ít để lo cho xong chuyện đi vậy?
     ANH PHẠM -   Tôi chả vay tiền ai bao giờ. Chẳng hiểu có được không? Hay là

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét