LỜI PHẬT DẠY
Võ Công Liêm
Theo nghĩa rộng của từ ngữ Phật giáo thuộc
kinh điển Tiểu thừa (Pali Nikãyas) gọi là ‘Suttas / well-spoken / là tiếng nói
tốt đẹp’, tiếng thốt đó là lời bày tỏ tuyệt đối (a verbal utterance). Lời của
Phật / Sayings of the Buddha biến thành ngữ ngôn đặc biệt sắp xếp chuẩn mực, có
lớp lang, có ngọn nguồn như châm phương là tác phẩm xưa đời của văn chương Phật
giáo đồ (Buddhist literature). Được ghi nhận, đánh dấu, có lẽ; từ thế kỷ thứ tư
(4) hoặc thứ ba (3) trước Thiên chúa (BCE) dùng để rao giảng và về sau coi đây là giáo
lý Phật giáo để tưởng nhớ những gì vi diệu pháp kinh được ghi xuống hay truyền
lưu qua những niên kỷ nối tiếp là điều cần thiết và gần gũi đối với người tu Phật.
Là; tọa độ, mục đích, viễn cảnh của người Phật giáo, thừa nhận như lời kinh ở
khắp nơi vào thời đó nhất là ở Á châu và các nước Đông Á. Phật giáo là lịch sử
biểu lộ một vũ trụ lý tưởng của nhân loại. Nó là một hiến dâng cho bất cứ cá thể
nào hoặc cộng đồng xã hội như một phương cách chí nguyện của tư tưởng và hành xử;
dựa vào một phân tích chuyển hóa của điều kiện hiện hữu, tùy vào sự cố gắng nhiệt
tâm cao độ nơi con người và tiến tới một hiện thực hóa của tự do trong một hiện
hữu toàn hảo –based upon an analysis of conditioned existence, dependent upon
supreme human effort, and; directed toward the realization of freedom in
perfect existence.Và; từ đó đạo Phật (Buddha Sãsana) trở nên một tôn giáo lớn.
Theo nghĩa của Pali ‘sãsana=way=đạo’: là thể hiện ở đó như một tương xứng giữa
thân và tâm cho một biểu lộ hiện đại nơi con người Phật giáo. Tất cả bao trùm
trong lời Phật dạy được ghi chép để thành kinh.
Thực ra; những lời
Phật dạy hay thuyết pháp là những gì Phật nói ra (sayings) chớ không viết thành
văn tự và cũng không có ai giữa lúc đó ghi chép. Sau khi Phật nhập diệt thời lúc
đó năm trăm tỳ kheo mới tụng đọc lời nói của Phật dạy nhiều lần như nhắc nhở; đó
là lần đầu lập ra kinh điển, đứng đầu là Ca-Diếp (Kashiapia) lấy lời dạy mà tụng
niệm chưa thành kinh hay kệ. Nói đến kinh điển nhà Phật trong hai môn phái Phật
giáo thuộc phái Nam
tông và Bắc tông là thờ một Phật nhưng giáo lý thì có sự khác biệt. Một đằng dùng
chữ viết Pali (phái Tiểu thừa) một đằng thì dùng ngữ pháp Sanskrit (phái Đại thừa)
mà về sau khi viết về triết học Phật giáo thường gọi hoặc ghi là ‘Phạn ngữ /
Sanskrit’. Sau khi Phật viên tịch hệ thống ngữ ngôn kinh điển được truyền xuống
phương Nam gọi chung là Nam tông
còn kinh điển Sanskrit hướng tới phương
Bắc gọi là Bắc tông. Một đôi khi sự lẫn lộn giữa ngữ ngôn Nam Bắc tông. Nói
chung cũng từ lời Phật dạy mà ra. Giáo lý Tiểu thừa: căn bản là Vô-thường, Vô-ngã.
Giáo lý Đại thừa: cơ bản Bản thể học; Tự-giác, Giác-tha phá pháp chấp. Phiá Tiểu
thừa thì phá ngã chấp. Tất cả chỉ là con đường đi tới hoằng pháp Thích ca. Chỉ
một tâm của Nhất-Thừa-Pháp. Trong ngữ ngôn kinh điển Phật giáo thông thường xử
dụng ngữ ngôn Pali là thứ văn chương bình dân
gần với quần chúng trong đó đã có một vài chữ và nghĩa thiếu văn phạm là
sai đi ý nghĩa lời Phật dạy. Ngược lại; phái Đại thừa thì xử dụng tiếng
Sanskrit (của Ấn độ) mà đôi khi tưởng Sanskrit là Phạn ngữ của Tích Lan hay Miến
Điện, bởi; những gì của Sanskrit là văn chương bác học, tế nhị và thâm sâu đúng
ngữ pháp kinh điển.Trong lời nói hay thuyết pháp Phật dùng tiếng Pali là ngữ ngôn
thông dụng và phổ quát khắp nơi vào thời đó.
Tựa đề ‘Lời của
Phật / Sayings of the Buddha’ là chứa đựng một tuyển tập cổ Phật giáo. Tất cả văn
bản được qui vào Pali mà nghĩa chính xác của suttas là nghĩa rất khó giải mà ngay cả những gì tập quán, thói
quen thường coi như tương đương cùng nghĩa của Sanskrit là sũtra từ ngữ đó như chỉ định từ rõ ràng chính xác của bản văn cách
ngôn, ngạn ngữ như mỗi khi nói kinh nghiệp
/ Kàma-sũtra nhưng cái sự đó tuồng như là giống những gì mà nó bắt nguồn từ
Sanskrit sũkta=wellsaid / lời nói tốt đẹp
hay đây là một dự ước lấy từ những thi ca của Vệ Đà. (rút từ A Philological
Approach to Buddhism by K. R. Norman (Lancaster.2006.p.135) Suttas còn có nghĩa
là ‘Lời nói sáng tỏ tuyệt đối /Well spoken utterance’. Gần như đây là một xác
quyết hùng hồn thu tóm trong kinh điển Pali / Pali Nikãyas. Vậy thì Nikãyas là
gì? -là sách kinh / sũtra hay sutra; rút ra từ kinh điển Nam tông là bộ
kinh A-Hàm (Nikãyas) chia ra 5 thiên. Quả vậy; đây là dẫn chứng về kinh Phật
/scriptures Buddha mà người Phật giáo coi như ngang ngửa với Thánh kinh (Bible)
của Thiên chúa giáo hoặc kinh Co-Răn (Qur’an) của Hồi giáo, cô đọng như thánh ý,
gần như ‘phép tắc tôn giáo / canon’ chuẩn mực, nhưng; ở đây không bao giờ định
nghĩa cho một luật lệ nghiêm khắc như Thánh kinh hoặc Co-răn. Đạo Phật gần như
võ thuật Nhật (judo) lấy nhu thắng cương, đặc biệt của Phật là từ-bi-hỉ-xả là tâm
vô-lượng không bắt phạt hay buộc tôi mà nó hướng con người diệt ngã để đi tới
triết lý tánh-không; chính trong siêu hình Phật giáo là cái vô-tâm đưa con người
xa lần nhân thế, xa ở chính mình bởi vọng nguyệt u minh không nhận ra đâu tà đâu
chính để rồi rơi vào ‘điạ ngục trần gian’. Như chúng ta biết không có Niết bàn
và cũng không có Điạ ngục chỉ có tâm-duy-nhất của Nhất-Thừa-Pháp. Đạt được là
Niết Bàn không đạt được là Điạ Ngục. Do đó; Phật giáo là cái gì mà chúng ta đương
đầu với hiện hữu tồn lưu của những gì ít nhất ba thứ qui tắc tuyển chọn của người
tu Phật, chất chứa trọn nghĩa từ ngữ Phật giáo (buddha-vacana). Mỗi một kinh điển,
thánh thư là một cả quyết không thể cải được cho những gì phép tắc, tập quán khác
biệt của Phật giáo –Each of these canons is authoritative for different
traditions of Buddhism. Thành thử đường lối thuyết pháp qua lời của Phật. Thí dụ:
trong trường hợp những người theo sau đó theo đường lối của Thích Ca (Saiva
Siddhanta) đó là cấu thành nghị quyết được xem như thần thánh của Chúa thần
Siva (Lord Siva) Về sau qui lập đường lối thuyết pháp Thích Ca chỉ còn lại hai
bộ phận chỉ rõ nguồn cơn tự sự lời của Phật qua những gì kể lại hoặc truyền khẩu
dựa vào đó thần thánh hóa để tôn thờ đấng Chí tôn; truyền thừa như một giáo lý
chính đáng. Phật giáo thành hình của hai phái Tiểu thừa (xe nhỏ) và Đại thừa
(xe lớn) qua kinh giải khác nhau để làm sao tìm thấy chân lý tánh-không trong mỗi
kinh điển: kinh điển Tiểu thừa và kinh điển Đại thừa:
1-
Kinh Tiểu thừa: lý giải về Vạn
Pháp là vạn sự vạn vật.
2-
Kinh Đại thừa: phủ định những gì
Vạn Pháp đưa ra trong dạng thức tương đối mà lấy Chân-Như là dạng thức tuyệt đối.
Con đường hoằng
pháp Thích Ca là dẫn độ chúng sanh đến con đường chánh quả Phật-Thừa tức là
Trung Đạo. Là những gì ‘vô-ngã’ mà chẳng còn ‘ngã’ mà chỉ còn lại Trung Đạo là
Phật Tánh. Lý cái sự này như đã nói ở trên: Niết Bàn và Điạ Ngục là một. Sinh tử
là một. Đạo của Phật là tinh thần Vô-Trước (không để mắc vào cái gì), vì; giữa
hai trạng huống tâm linh như lời của Phật là vạn pháp tức chân như đâu có chi mà
phải gọi là ‘đáo bỉ ngạn’ (qua bờ bên kia) bờ đó là bờ giác giữa điạ ngục và niết
bàn. Không có ‘Mê’ mà ‘Giác’. Phật nói: ‘diệt đế ! diệt đế! hãy diệt đế’ mà chỉ
có Nhất Thừa cũng không dựa vào hai mà cũng chẳng dựa vào ba, vì; cả hai thừa
kia chưa hẳn là cổ xe đưa tới chân-như-phật.
Từ cái chỗ lý luận đó mà đôi phần sai lệch ý và lời của Phật. Nhớ cho ‘sinh tử
Niết Bàn thể nguyên bất nhị (Sinh tử và Niết Bàn gốc chẳng phải là Hai) Do đó;
luận về triết lý đạo Phật không phải đơn thuần mà nhận ra, mà là định niệm để đi
tới giác ngộ, ngay cả những gì đốn ngộ là mỹ ngữ dùng cho ra phép tắc của nhà
Phật mà thôi. Cốt tủy là đòi hỏi ở chánh-giác: ‘a niệu đa la tam miệu tam bồ đề’
là chính yếu.
Từ cơ bản lý luận
đó cho ta rộng đường tư duy để tránh những tư tưởng có một tác động vào siêu lý
tánh-không; nhất là đối với nhà Phật. Phật giáo nâng cao giá trị tinh thần đến
nơi tuyệt đỉnh: không oán, không trách, không hờn, không dỗi lấy tâm để tiêu diệt
tất đi tới chân thiện mỹ. Nói diệt nghe dễ nhưng không phải dễ, bởi; lòng người
vốn tích lũy và thừa kế cái tham sân si cố hữu trong máu lệ tiết vào đó một bản
chất tự tại, thế nhưng; không phải vì thế mà buông xuôi ‘dỉ đạo, diệt đạo’ mà
phải vượt qua trên con đường đi đến của ‘đáo bỉ ngạn’; vượt được tức dẫm chân đến
cõi giới khác, cõi của hằng hà sa số của thánh thiện của tâm như không còn phiền
não; cái sự đó gọi là chân-như-phật…
Lấy tựa đề ‘Lời
Phật dạy’ làm chủ đề cho giáo lý Phật giáo là một tư duy củng cố (concrete) để
diệt cái tư hữu tư tưởng mà không lấy ‘Lời của Phật’ như một xác định. Ngữ ngôn
văn chương là diễn đạt để đả thông chớ không đòi hỏi phải sắt cạnh của con dao,
bởi con dao là thuộc nghệ thuật sáng tạo làm sao ra hình thể để xử dụng cắt, xén,
đâm, cứa khác với văn chương ngữ ngôn là sáng tạo trí tuệ để hòa âm điền dã, hoà
nhập vào đó một sự đả thông và thông đạt tư duy chớ khăng khăng đòi hỏi cho bằng
được thì cái sở dục đó làm cho trí tuệ (thể xác và linh hồn) bị hỏa mù thì đâu
thấy chân lý siêu việt của nó. Cho nên chi diễn đạt là thoát ra khỏi vòng cương
tỏa để đi tới nhất thể tính giữa tha thể và vật thể. Suy ra: Lời Phật dạy=Lời của
Phật đó là phạm trù của ngữ ngôn là phải thoát để hòa nhập; tức là diệt được phần
nhỏ nhất trong duy lý tánh không. Tư tưởng Tây phương khi đặc vấn đề về tri giác
thường gọi là tự nhận (self-consciousness).Tư tưởng Đông phương hướng tới nhận
thức trong tĩnh lự (meditation) hơn là động hay còn gọi là giác (tự giác hay giác
thức) mà hầu như là tập truyền chớ không căn cứ trên giáo điều của tôn giáo. Do
đó; nhận hay giác đều một nghĩa như nhau nhưng cần ý thức để hóa giải cho một tư
tưởng thoát tục là phá chấp, là đốn ngộ không còn vướng. Còn khăng khăng cho cái
này cái nọ, tôi đúng anh sai, cái này phải cái này trật là tâm còn chao động như
cây phiến, bởi; chưa chính thức tự giác cho nên còn phân biệt, nhà Phật gọi là
‘tâm phân biệt’ là còn lưu trữ còn vọng động, còn dục tính hơn thua thì chưa giải
thoát (enlightenment) chưa đi tới con đường sáng của ‘bỉ ngạn là bờ bến’ của giác
ngộ mà ngược lại rơi vào con đường tứ ly của dòng thủy tử. Triệt để khai trừ giữa
Có với Không, bởi; có đó mà không có đó. Vậy thì đạo Phật đòi hỏi cái gì? -là làm
thinh; cái sự đó là ‘luật điều im lặng’ (tư tưởng Thiên Chúa giáo). Phật làm
thinh để tĩnh toạ nhường chỗ, bởi; im lặng có nhiều ý nghĩa hơn / le Silence
signifie plus que les paroles…Từ chỗ đó khi Phật nhập diệt lời của Phật lại tác
động hơn khi còn sinh tiền. Theo lý thuyết nhà Phật cho đó là tinh thần ‘vô trụ,
vô tướng’ chính tư duy này mà Bồ Đề Đạt Ma xét: ‘không thuyết không giáo không
kinh điển, giáo lý không giáo điều tức không có giáo chủ…’ Đời người thường ‘mê’
tức là tàng thất chấp chứa tri thức đưa tới ‘tù ngục của linh hồn / iron in the
soul’ thời đó không phải con đường giải thoát để đi tới tự do cho một thân tâm
thoát tục /Les Chemins de la liberté (trong L’Age de raison của Jean-Paul
Sartre).Từ cơ sở lý luận cho ta thấy lời Phật nói: ‘Ta thuyết pháp trong vòng bốn
mươi chín năm nhưng đâu đã nói một lời nào’ (trong kinh Lăng Già). Nghĩa là Phật
đã diệt cái ngã thức của mình để đi tới tánh-không. Chân lý tối thượng ở chỗ ‘lặng
thinh’ để đi tới ‘đáo bỉ ngạn’ là con đường vô biên. Nói cho cùng; đáo bỉ ngạn
hay không đáo bỉ ngạn là đi từ tâm-như mà ra.
Trong phát triển
thuộc lịch sử Phật giáo và thuộc về điạ dư được nở hoa –trong hơn hai mươi lăm
thế kỷ, trên ba mươi nước Á châu và hơn hai mươi hai ngôn ngữ khác nhau trong vùng
Đông Á, nhưng; đạo Phật đã định vị trong đường lối thông thường và phổ quát. Tiểu
thừa phương Nam
thường theo tập truyền nói về (speak of) và sống vào (live in). Đó là Đạo Phật
/ Buddha Sãsana. Rút từ ngôn ngữ Pali ‘sãsana’/ Sanskrit ‘sàsãna’ đồng một nghĩa:
‘dạy, đạo, phép tắc, tôn giáo’ qui tắc này có lẽ gần như tương đương cho một lối
biểu lộ hiện đại –is perhaps the nearest equivalent of the modern expression.
Đạo Phật; trong
lòng đạo là khai triển, mở mang tâm thức, một hệ thống minh định sáng tỏ. Trong
nghĩa của sãsana có nghĩa khác là ‘trong hệ thống đạo Phật của niềm tin và là
luật tắc của sự sống /within the Buddhist system of faith and its rule of
living’. Đạo Phật là đón nhận và chấp thuận chúng sanh trong chính bản thân chúng
ta đã có tính chất khoan dung, độ lượng hết sức đặc trưng và những quan điểm đó
lại có một tinh thần dân tộc tính, đức tính đó vốn có trong chúng ta là điều kiện
đễ dung thông vào Phật-Pháp (Buddha Dharma cùa Bắc tông Sanskrit) Pháp (Buddha
Dhamma của Nam tông Pali). Cả hai hướng chúng sanh đi vào đời. Đạo phật là hóa
thân và là nhắc nhở vào giáo lý hướng dẫn
trong phẩm chất của cuộc đời –Buddhism embodies an emphasis on doctrinal
guidance in the conduct of life. Nhận được tức hiểu được những gì đặc biệt là tọa
độ hướng tới cuộc đời đang sống. Nói gọn; tự do trong tư duy là đặc lại một điều
kiện cần thiết cho tự do trong một hiện hữu tồn lưu nhân thế -freedom in
thought is a prerequisite for freedom in existence- Chính yếu của người tu Phật
là khoan dung, độ lượng cho mọi người là nền tảng của kinh nghiệm tu học Phật và
biểu lộ ở đó một niềm tin chân lý tối thượng như lời của Phật trong một hiện hữu
hoàn toàn: Niết Bàn (Nibbàna của Pali) và Niết Bàn (Nirvàna của Sanskrit) là cõi
thiêng của hai phái Tiểu thừa và Đại thừa. Cái sự đó là lý tưởng cho một cái gì
uyên thâm đầy đủ ý nghĩa hướng tới cuộc đời như chúng ta đã tìm thấy và theo
sau những gì qua lời Phật dạy đó là đường lối chủ trương của người tu Phật. Chẳng
có phép mầu hay thần thông biến hóa, bởi; Phật là con người như ta và rồi ta cũng
như Phật; nếu chúng ta giác ngộ viên mãn. Nhìn sâu vào những lời của Phật trước
và sau cái chết của Ngài để có một cái nhìn tổng quan về thân thế và sự nghiệp
của Phật. Nhớ rằng Phật không đòi hỏi ở chính mình một sự nghiệp nào hơn mà dành
tất cả cho chúng sanh một sự giác ngộ chân chính tức là giải thoát con người ra
khỏi biển khổ, ra khỏi bi thảm giữa cuộc đời mà con người gánh chịu, nỗi bi thiết
đó chính là nguồn cơn đưa dẫn chúng sanh nhập đạo: hoằng pháp để tiến tới một
nhất thể tuyệt đối cho một hiện hữu sống thực và bất diệt. Tức thoát khỏi mộng
huyễn, bào ảnh của tử sinh.
Trong thập niên
sáu (6) của tk. thứ nhất (1) (trước
T.C). Người ta đã lưu tâm, chú ý đến Phật qua hai tông
phái: Phật là hiền giả, một ông Thầy giáo lý (Satthà / Sãsta) và nhận ra Con người
Vĩ đại (Mahàpurisa / Mahàpurusa) và đấng Vũ trụ (Cakkavattin / Cakravartin). Cả
hai tông phái thừa nhận và bày tỏ một niềm tin đáng tin tưởng trong Phật như
Con người Hấp lực Exalted One (Bhagavà / Bhagavant). Không những nhìn nhận Phật
qua vai trò thầy dạy để tin theo hay trong từng ý nghĩa của lời nói để thừa nhận.Theo
sau đó hiện ra những gì mà Phật chú tâm ở chính Phật mà là thành quả đạt được của
‘Thức tỉnh /awakening’.Thức tỉnh theo thuyết Phật học là ‘Bồ đề / Bodhi’một nhận
thức sâu xa và thâm hậu của như nhiên, của hiện thực đó là những gì đã diễn đạt
từ Phật, giải pháp cho một hòa nhập vào vấn đề đau khổ và đau đớn qua những trải
nghiệm trong đời mà Phật đã nhìn thấy qua người khác. Đấy là con đường đi tới của
Phật cũng là chặn cuối trên đường thuyết giảng mà Phật đã tìm thấy ở chính mình
và ngay trong chúng sanh. Chúng sanh được mô tả như định vị vào đó một tính chất
đặc thù giữa vũ trụ của sinh vật, kết cấu để thành hình và hấp thụ trong môi trường
sinh hóa như nhiên bằng phương thức thông thường và một lãnh hội nhận thức nghĩa
lý làm người; không những người tu phật (buddhist) mà ngay cả người ngoại đạo
(non-buddhist) đều có nhận thức riêng tư để hành xử giữa người với vũ trụ, tiếp
thu từ ý thức đưa tới với một lãnh hội đặc biệt, tuy nhiên; con người là một tiếp
nhận gánh chịu của đau khổ: sinh lão bệnh tử. Lời của Phật là tiếng nói của giải
thoát để có hạnh phúc không có trói buộc hay hệ lụy.
Kinh phật
(Buddhist sũtra) tiếp tục tồn lưu nhân thế là kinh điển trội hẳn trong thời cổ Ấn.
Có một vài lời bình về kinh điển thời khai sáng như lối mở mang trí tuệ mới với
một quan điểm không bảo chứng dựa trên cơ bản của quan điểm xưa cũ đã tìm thấy mà
đa phần đã chấp nhận ở kinh điển –Some of these sũtra were criticized as
developing new and unwarranted ideas on the basis of the older ideas found in
the more generally accepted sũtra. Đấy là lời bênh vực, biện hộ chớ không phải
là lời phản biện những gì đã ghi chép thành kinh; dẫu là gì những phẩm kinh đã
chứa đựng một sự gì uyên thâm, sâu sắc về những lời của Phật đều qui tụ trong một
ý nghĩa siêu lý của nó. Ở Ấn Độ những phẩm kinh này bắt đầu trổi dậy khởi từ
tk. đầu kỹ nguyên Thiên chúa (CE). Đã trở nên thông thường vào những tk. sau và tiếp nhận một cách ít
ỏi. Trong khi đó lời của Phật đã thành văn, thành kinh, thành kệ những bản văn đó
đã chuyển dịch đến Trung Hoa trong th. thứ hai (CE). Cả Đại thừa (Mahàyàna) vả
tiền Đại thừa (pre-Mahàyảna) đều dựa vào tư liệu để chuyển dịch. Kinh Đại thừa
dù không đón nhận hồ hởi, vô hình dung bỏ mất cơ hội dù không chuẩn nhưng ghi lại
ít nhiều lời của Phật. Tây Tạng (Tibet) là ‘đất Phật’ có từ tk. thứ bảy (7) đã ý
thức giá trị tuyệt đối của Phật-kinh đón nhận bước ban đầu của Phật-kinh dù có
mang ý nghĩa lệch lạc trong kinh điển cổ nhưng đó là dấu tích lịch sử Phật giáo
đã đi vào qua từng thế kỷ và ngay cả dân tộc Tây Tạng coi hai phẩm kinh Đại thừa
và Tiểu thừa là tối thượng thừa, là những cổ xe truyền lưu nhân thế. Phật-kinh
/Sũtras là tư tưởng triết học siêu việt. Quả thực; lời của Phật được ghi chép,
truyền tụng lại từng lúc, từng thời để thành kinh lời kinh không còn nghe là tiếng
nói mà âm vang như thi-thiên-phật nhẹ nhàng, êm ái rót vào tâm can của chúng
sanh, để đi tới giải thoát và ngộ(nhận ra).
Phật-kinh
(Buddhist sutra) đúng từ của Pali là ‘sutta’. Bộ sách kinh chứa đựng từng phần,
chia từng khoản mục gọi chung là phẩm vị Pali (The Pali Canon). Dựa vào cổ ngữ
Phật giáo Ấn để làm nền và tồn lưu, tồn lại, tồn thế (to survive) là cơ bản. Còn
cổ Pali (không phải cổ lỗ sĩ) là những gì tường thuật lại và ký sự biên niên;
những văn bản đó truyền lưu đến nay là đặc trong một thể cách hòa nhập vào nhau
tk. thứ tư (4) hoặc tk. thứ năm (5) ở Tích Lan (trước Thiên chúa) (CE) (Ceylon ngày
nay gọi là Sri-Lanka) –The ancient Pali commentaries and chronicles, texts that
come down to us in a form that fixed in Ceylon. Nó ảnh hưởng và hệ lụy vào nhau
là cho việc sắp xếp có chuẩn mực, hệ thống của giáo phái Phật (canon of
Buddhist) Đặc biệt ở Tích quốc phát triển mạnh vào triều đại Mauryan của hoàng đế Asóka là thời kỳ truyền giáo du
nhập và phát triển mạnh hơn bao giờ. Nhưng phải hiểu vì sao mà chiếm ưu thế khắp
toàn vùng Đông Á: là nhờ các tu sĩ hành hương từ Nepal thuộc phương Bắc Ấn quốc
để minh định hiện thực sự dấn thân đi vào đời của Phật, do đó tu sĩ và những người
rao giảng là những kẻ thừa kế của Phật. Hầu như cả nước Tích Lan là thờ Phật và
từ hành trình đó những người truyền giảng đã ghé lại Thái Lan (Vọng Các) và dừng
chân lâu dài ở Miến Điện (Ngưỡng Quang) là hai thành phố Phật dù đã đến sau Ấn
quốc và Tích quốc; lấy đạo Phật làm quốc giáo. Sự đó không thành vấn đề, nhưng;
cũng là cách cung nghinh Phật, đánh giá đích thực sự hiện hữu của Phật là tồn lưu
nhân thế.
Trước thềm lịch
sử của Phật giáo những văn bản đó đã được chúng ta thừa nhận đối xử như một thứ
văn chương vấn đáp (an oral literature). Vậy thì; chúng ta đã tìm thấy và thừa
nhận nguồn gốc cổ xưa là một lưu tâm từ
cửa Phật cho tới bần dân qua lời dạy (bhãnaka). Âm vang đó truyền lưu thậm chí
không còn là chuyện thần tiên (fairy tales) hay chuyện kể mà là những giòng thi
ca (poetries) triền miên vô tận. Và; từ đó trở nên chuyên môn hóa trong vấn đề
duy trì để bảo tồn và những gì đã kể lại là thu tập, tuyển chọn đúng sai là việc
chính yếu để thiết lập bản kinh / suttas (thuộc kinh Pali). Một sư trau dồi, tu
học của Phật là đúng như những người kể lại là lời nói lâu dài và liên tục
/reciters of the long sayings / Dĩgha-bhànaka. Tập truyền Pali ghi những gì kể
lại và coi đó là văn bản của ‘Tipitaka’ là những dữ kiện đã viết xuống trong
tk. đầu (trước Thiên chúa) (BCE). Đồng thời khắc ghi trên đá, trên gỗ những lời chú giải như nhắc nhở
(commentary / atthakathã). Đấy là những gì thiết lập vững chắc là một hiện hữu
không còn sai trái hay nhầm lẫn qua những đoạn ghi chú giải trong kinh của Pali
và chi tiết hóa kể cả thời gian nơi chốn mỗi khi Phật phát ngôn hay truyền giảng
lấy đó làm chốt và định vị thời sống chết của Phật (tk. thứ năm (5) CE).Ngữ ngôn của diễn
giải giờ đây coi như tiêu chuẩn hóa trong cách thức phù hợp với ngữ ngôn trong ‘phẩm
vị Pali / the Pali canon / pàli-bhàsà’ là mấu chốt để cấu thành bản vị. Từ chỗ đó
mỗi khi viết về Phật thường dựa vào cụm từ ‘Phạn ngữ’ như một chứng tích ghi chép
về Phật mà thực ra đó là ngữ ngôn Pali / the Pali language; từ đó về sau chữ một,
chữ hai đều gọi là ‘Phạn ngữ’ là hình dung của Tích Lan, Miến Điện mà ‘Phạn ngữ
/ Sanskritic form’ là gốc Ấn Độ. Còn một nghĩa khác sâu rộng hơn thay vì phải dùng
‘Phạn ngữ’mà thay vào đó ‘Lời nói của Phật / word of the Buddha /
Buddha-vacana’ mà Mahàvihàra cả quyết cuối cùng cho văn tự trong kinh (Pali) đã
có từ tk. đầu. Mà phải gọi là ‘Phật ngữ’ hay ‘Lời Phật’ hơn là xử sự ‘Phạn ngữ’
như đã có mỗi khi nói đến Phật.
Bất cứ ai khi đọc
kinh Phật cho việc đầu tiên là tợ như tỏ lòng cung kính, mến mộ đem lòng tâm niệm;
cái sự đó do từ cảm nhận ở tự nó trong cái lối bộc bạch khác hơn –is likely to
be struck by a certain repetitiveness that manifests itself in various way. Đây
là lập ngôn, nhắc đi nhở lại nhiều lần (repetitiveness) là một phần để phản ảnh
của những gì trong kinh, việc đó như bao quát vào khẩu khí (orally) để phát tiết
qua miệng nói và cũng là cách phóng thanh qua miệng nói (transmitted orally). Tụng
kinh không ‘rống’ bằng miệng để diễn đạt từ kinh mà chú tâm để nhận rõ đạo lý của
kinh. Cho nên chi; thầy tụng khác thầy tu là ở chỗ đó. Cả hai đều tu Phật cả
hai đều tụng kinh Phật nhưng cả hai đã tỏ ra cái ‘repetitiveness’ bằng mắt và bằng
miệng hơn bằng tâm. Phật nói bằng lời chớ không đặc vấn đề của ‘orally’. Không
những thế phân biệt qua từng thế kỷ trước thường viết xuống: lập ngôn là thường
dùng vào phương cách điêu luyện do từ trí nhớ để phát âm (mnemonic) ‘mn’ là mẹo
trong một thứ văn hóa vấn đáp (oral culture). Nhưng nhớ cho cái sự lập lại tợ
như viết câu văn có gạch đít hay bằng cách khác để nhớ mãi về sau là cách thường
dùng trong kinh, tạo ra rung cảm cho cả hai: người tụng và kẻ nghe tụng; đó là thể
cách hành văn vào kinh được xem như văn phẩm, là những gì trong cùng một cảm thức
‘chấp niệm’.Trong kinh / sutta thường gặp chữ viết tắt như chữ peỳàla thì lại viết pe có nghĩa là tụng đi tụng lại nhiều lần nghe tợ như tụng kinh ‘cà-lâm’;
đôi khi xuống giọng trầm cho lời kinh thanh thoát hòa vào chuông mõ để có một tấu
khúc ngợi ca Phật: Phật Thích Ca! Kinh trở nên siêu hình, trừu tượng.
Đôi khi đọc chữ
viết tắt tợ hồ câu kinh thiếu sót. Bởi vậy; ‘úm-ma-ni-bát-di-hồng’ để hóa trị là
thế (?).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét