Phác thảo Tư tưởng
Có trước của Phật và phép Tu Tập
Võ Công Liêm
Nghĩa văn chương
chữ Phật / Buddha / Bụt là ‘người đã thức tĩnh / one who has woken up’. Nguồn gốc
Phật trong buổi đầu gọi chữ ‘buddha’ là đặc chất của con người đặc biệt kỳ lạ,
phi thường, khác người: một con người đã thức tĩnh ở dạng mê ngủ: ngủ vùi dập, ngủ
mê man / the sleep of ignorance.
Phật là con người
như mọi con người giữa vũ trụ loài người nhưng vô cùng hiếm có và hoàn toàn phi
thường. Nghịch lý ở đây là phật hay gọi là đấng giác ngộ. –In contrast to these
buddhas or ‘awakened ones’.
Chúng sanh là đang ngủ; đang ngủ trong cảm thức bình
thường của cuộc đời con người, ngủ là nhu cầu cần thiết trong tứ cảm giác; không
còn biết và thấy mà ấy là (it is / yathà-bhũtam). Sự đó là kết quả mà con người
cam chịu, chịu đau đớn, chịu thiệt thòi, chịu đau khổ trong cái nghiệp làm người
‘sinh lão bệnh tử’ gần như định hệ cho mỗi cá nhân con người, định hệ đó là đòi
hỏi con người phải nhận thức để vượt thoát ra cõi ngoài để được trở về trong vòng
quay của như nhiên. Trái lại; phật: đã tri ngộ, thức tĩnh để nhận biết về vũ trụ
như một định luật tự nhiên trong vận hành vũ trụ; đó là sự thật cho mọi tình huống
mà con người cam chịu trong bể khổ trầm luân, một bể khổ triền miên, vô tận; do
đó đòi hỏi con người giải phóng để có một thân tâm trong sáng và toàn hảo. Có lẽ;
đây là điều vốn an trú trong ý thức phật một cách trọng đại, là cái còn lại dành
cho đời người. Và; thực vậy đó là những gì hiện hữu mà con người dự phần vào vũ
trụ. Phật hóa giải để thức tĩnh, con người cũng làm được như phật tức hóa trị
những đau khổ để đạt tới chân lý. Sự lý này nghe ra dễ nhưng đứng trên cương vị
của tu là nhân duyên là một tổng thể từ trong (inner) và ngoài (outer) một cấu
thành như nhiên cho một kết tinh để thành hình như phật. Không phải ai tu ‘chín’
là thành phật. Bụt nhận ra điều đó, bởi; nó đến trong tinh thần bất nhị; nghĩa
là tuyệt đối tánh-không. Mà trong linh hồn con người phải có cái ‘quả’ thì may
ra thực hiện được giải thoát và ngộ. Thành ra thấm thấu ý nghĩa tu-phật đòi hỏi
ở cái tâm trung thực, một tư duy trong sáng: diệt bỏ tất cả dù là cái bóng vô hình
chớ đừng nói tới cái gì. Lý sự này không chừng rơi vào dòng thủy tử. Chính bước
ban đầu đã tiềm ẩn trong một trí tuệ bát nhã siêu việt. Phương thức mô tả như
phật là tính chất đặc thù trong đó là thứ tình thương cao cả là cá tính đặc biệt
mà ở đây coi như một khuyến khích, nâng đở là diện mạo của an lành, hạnh phúc
–The formula describles a buddha as to the characteristic; lovingkindness is characterized here as promoting the aspect of
welfare. Tư duy đó nẩy mầm là bước đi đầu đời trong vườn Thượng uyển dưới một
triều đại huy hoàng, hun đúc vào phật: đạo và đức, đau khổ và hạnh phúc. Đó là
hoài niệm để trở nên phật. Thiếu thời phật là con người trầm tư mặc tưởng trong
đôi mắt bi quan, nhìn cuộc đời con người phải trầm luân, khổ sở, đau đớn, đày đọa
đã tích tụ vào người là nợ tiền kiếp…Phật xóa bỏ mọi vọng niệm; dẫu cho vọng niệm
buộc phải để thành hình người ‘kế thừa’ chính vì kế thừa đó mà đẩy phật đi tìm
con đường giải phóng, giải phóng ở chính mình và giải phóng cho thế gian. Đó là
nguyện vọng phật đi tới từ khướt, thái độ đó là diệt ngã để thoát khỏi dòng thủy
tử. Dòng thủy tử là dấu hiệu của sa đọa, lầm than. Hy sinh thể xác của con người
‘cô độc/lonely-man’: ép mình, ép xác là sai lầm lớn lao trên bước đường đi tìm ánh
sáng (enlightenment). Phật nhận thức ở chính mình bằng một nhận thức siêu việt
của triết lý tánh-không về sau này. Phật diệt đoản-thức để giữ lấy trường-thức
là thành quả vi diệu của một lý trí thông tuệ, bởi; bản ngã chính là ‘vọng nguyệt’
của dục tính. Đó là thành tựu giữa lúc sự đó tạo ra bệnh hoạn, một sự cớ đưa tới
tâm xấu là tác hại vào hành động lún xuống bùn của thủy tử và đưa tới thất bại
trong khi đó phát sinh ra một tính khí vị kỷ. –It succeeds when it makes ill
will subside, and; it fails when it produces [selfish] affection. Từ chỗ đó mà
phật luyện tâm trí hơn là thể xác (xác thịt chỉ là phương tiện đưa tới cứu cánh).
Nhất tâm là khả năng vượt thoát khỏi vòng ngũ uẩn, là vòng trói buộc con người
vào khổ, đau, bệnh, tử, sinh. Tất cả uẩn là nghiệp báo mà chúng sanh là nạn nhân
như dấu hiệu báo trước cho ngàn đời sau. Mà là / It is :
- Xót thương /
Compassion: là đặc tính được coi như nâng đở, xoa dịu nỗi đau.
- Thỏa mãn /
Gladness: là đặc tính như là vui sướng thỏa thích (từ thành quả của ngưởi khác).
Chức năng đó theo ý Phật: là an trú vào trong một hiện thể không hơn thua, đố kị
(Its function resides in being unenvious). Biểu lộ một sự khai thông như khai
trừ dục tính ghét với thương hay bực mình, tức giận.
- Tánh khí ung
dung / Equanimity: là đặc tính cũng được coi như xoa dịu nỗi đau của người khác
là trung-hòa để nhận ra một hiện hữu sống thực để được trả lại kiếp đời sau
[kamma / karma ].
Ba hướng đi đó là
một nghị quyết trên đường nhập và hành của phật (sẽ trở nên hạnh phúc hoặc tự
do trong đau khổ từ đau khổ hoặc sẽ sa ngã từ kết quả hướng tới chánh đạo) Đó là
tư duy của bụt. Sanh tử bệnh lão và tái sinh gọi chung là nghiệp quả (samsàra),
nghĩa là không biết cái sự bắt đầu và không biết cái sự cuối cùng. Vòng luân hồi
vĩ đại đó là một dàn trải và nghịch lý trong vũ trụ bao la rộng lớn hằng thiên
niên kỷ (vast aeons of time). Đó là thời gian vô tận số của sát-na (ksanikam). Đây
là vũ trụ là nơi dung thân bởi những thứ hiện hữu khác nhau bao trùm rộng lớn dưới
cái nhìn thấy được (seen) và cái không nhìn thấy được (unseen); trong đó có nhiều
đấng thượng đế khác nhau, nhiều đấng thiêng liêng và nhiều đấng ‘ta bà thế giới’.
Cả hai đấng cần có con mắt tinh tường nhìn xuyên thủng vào đó mới định lượng được
chân lý của nó, bởi; hai đấng đó đấng nào nói ra nghe cũng chân như mà trong cái
chân như đó nó lồng vào một khí quyển trừu tượng, siêu hình khó để hóa giải giữa
mọi thời đại của nhận thức. Vậy thì; hẳn nhiên vũ trụ tự có chớ không có đấng tạo
hóa, ngay cả không còn kiểm soát hay điều khiển bởi một phương hướng nào; bất
luận vạn năng Thượng đế. Tuy nhiên; trong những gì chắc chắn phải có một phân định
hay phán quyết trên một phần nào đó của vũ trụ mà trong đó có loài người đã định
cư (inhabited) và ngay cả những gì đều đưa tới ý tưởng cái gì tạo dựng ra nó. ‘Đây
là vũ trụ mà trong đó phật đã hiện ra, và; đây là vũ trụ mà trong đó phật nhận
biết / It is in this universe that buddhas appear,and; it is this universe that
buddhas get to know’.(trong ‘Mythology as Meditation by R. Gethin / 2006). Như
chúng ta biết; nguồn gốc Phật giáo có sớm đến với chúng ta là giới thiệu của những
gì tự có; cái đó ghi chép từ khi khởi sự dấn thân vào đời để trở nên phật. Cổ Đàm
(Gotama) hay Thích-ca-mâu-ni (Sakyamuni) đã truyền khẩu: ‘Thích ca con người của
khôn ngoan, mẫn cán / the sage of the Sakaya people’. Nhớ cho lời xung tụng là
do miệng lưỡi của hàng đệ tử theo học với phật và ghi xuống như ngạn ngữ chớ không
phải đời sau định nghĩa; mà những gì ghi lại đều cho là lời Phật. Như đã nói ở
trên; chép kinh chính là lời Phật rao giảng hay nói ra, thu lượm hay tu tập
(practice) để viết thành văn. Lâu đời không còn là chép lại tiếng nói mà chuyển
thể từ dịch qua ngữ ngôn từng quốc gia, từng điạ phương biến lời nói thành âm
vang thi ca có vần điệu và sách đi từ đó ra kinh. Thử đọc một khúc kinh đã chuyển
thể và phiên dịch theo tinh thần Việt hóa, trong lời kinh gieo vào một âm vang
thơ hơn là kinh. Đọc:
‘Thiên thủ thiên
nhãn vô ngại đại bi / trăm đà la ni…nam mô hắc ra đát na / a lị da / bồ đề dạ /
bồ đà da..’ Nếu chiết ra với thời nay không chừng đó là thể thơ tự do hay tân hình
thức, cho nên chi; âm vang kinh biến thành thơ là chỗ đó. Một đoản kinh khác
ghi lời Phật dạy được chuyển dịch qua kinh Việt như sau: ‘Ngã sinh bất thiện chư
phiền não / Nguyện vĩnh tiêu trừ tội chướng nhân’ hay ‘Dục giới . sắc giới . vô
sác giới / Tảo đoạn triền miên hữu lậu nhân’.Thể thất ngôn; vừa Hán vừa Nôm hòa
điệu vào kinh có thể đem lại người đọc kinh người nghe kinh có một cảm thức khác
qua lời Phật dạy kèm vào đó tiếng mõ tiếng chuông ào ạt như cầu hồn, không thể
phân biệt một cách ‘trọn gói’ ý của Phật (!). Có nhiều kinh khác đọc ra nhiêu
khê như kêu cứu không còn nghe những gì lời của Phật mà lập đi lập lại nhiều lần
trong một ngữ âm. Không biết thời gian có bào mòn lời dạy của Phật không? hay rồi
đổi nghĩa cho hợp với ‘phù thế giáo’. Đọc một đoạn kinh khác (trích từ một tác
phẩm không đề, không rõ tên tác giả):
‘Nam mô A-di-đà
/ đá tha già đá giạ
điạ gia gia gia
tha a dị dô bà tỳ
a dị lỵ đá tất đam
bà tỳ . a dị lỵ đá . tỳ ca lan đế . a ly lỵ đá tỳ ca lan
đá già di nhị .
già già na . chí đá ca . lệ sa bà …
gia tha gia . ố
ta bà dạ . lỵ tì ca dạ . giạ giạ tỳ keo gia tha…’
Lời của Phật / Sayings
of the Buddha phải thế không? Hay đây dựa vào khắc ghi trên gỗ trên đá giữa Bà-La-Môn
và Phật giáo ở đền Angkor Wat, Angkor Thom của Khmer (Kam-pu-chia)? Hay đây là
lời kinh biến thể của ta-bà-thế-giới, hùm-bà-lằn hay thơ lắp đặc (the poetry
installation), thơ trình diễn nghệ thuật (The poetry art performance) hay thơ đúc
tạp-lô (The concrete poetry). Bởi vậy; người ta đã xử dụng danh xưng Phật để làm
những gì họ muốn. Nhưng; Phật đã làm thinh, mỉm cười tĩnh lự với thế gian. Đó là
những gì có trước và sau khi phật nhập thế và xuất thế (viên tịch). Từ chỗ kinh
và thơ là một giả định giữa người tu Phật và lý thuyết Phật giáo vốn đã có những
tư duy ‘nghi ngời’ khi phật nhập cuộc là cả đối đầu từ nội thức đến ngoại thức,
chạm trán giữa hiện hữu và hư không, giữa Brahmà (đấng sáng tạo) và Màra là tác
động hữu thể và tha thể như một phủ định trước tâm linh phật. Bởi; phủ định là
phương pháp hướng tới một chân lý tối thượng và tuyệt đối. Phủ định là thái độ
dứt khoát không còn bận bịu với Bà La Môn biểu thị con đường đi tới chân lý tánh-không.
Bởi như thế này: cách thuyết pháp cũng như cách dạy của Phật: ‘vừa nói ra lại vừa
phủ định’ nghĩa là Phật không muốn cho thế gian phải bị lụy vào. Triết Phật có
cái bao la vi diệu ở chỗ: có giả lập rồi lại có phủ định mới là Phật. Có giả lập
mà không có phủ định thời chưa phải là Phật. Những lời lẽ trên của Phật ở thời
kỳ đầu mà sau này Kinh Kim Cương (kinh đá sáng) có chép: ‘Phật nói Phật pháp chẳng
phải là Phật pháp, cho nên gọi là Phật pháp. Phật nói với chúng sanh tức chẳng
phải là chúng sanh cho nên gọi là chúng sinh. Phật nói vũ trụ tức chẳng phải vũ
trụ cho nên gọi là vũ trụ. Phật nói A nựu đa la tam miệu tam bồ đề tức chẳng phải
A nựu đa la tam miệu tam bồ đề cho nên gọi là A nựu đa la tam miệu tam bồ đề’.
Hiểu thấu không? Hiểu được tức học được đạo còn bằng không nói tu với hành là nói
chơi cho vui thôi. Cho nên Phật có lần nói: ‘…xưa nay ta chưa nói một lời’ là câu
nói phủ định để đi tới tánh-không chớ chẳng là gì. Cái đạo của Phật là ‘phá trừ
kiến chấp’ càng chấp càng đau khổ khó tới đáo bỉ ngạn. Triết lý Phật giáo là để
tâm loại trừ tất cả để đi đến con đường như-không / nothingness . Còn tham vọng,
còn háo danh Phật quan niệm những mẫu thức đó là giả danh, giả hợp chẳng có thực
mà đem lòng theo đuổi. Về với chân-như-phật. Mượn câu này để đả thông tư tưởng:
‘Il n’y a plus de problèmes a résoudre; il n’y a que la vie à vivre’. Vậy thì sống
cái của mình đang sống một cách chân chính, không có vấn đề nào để giải quyết mà
mình tự giải quyết lấy; cái đó cũng là thể thức tu tập. Vậy thì; đó là nỗi đau,
cái đó là cái đau đơn giản đến với tinh thần lẫn thể xác; niềm đau đó là ở chỗ
của đổi thay, và; nỗi đau đó bao hàm trong điều kiện tự nhiên của mọi thứ cần
thiết. –There is thus suffering that is simple pain, suffering that consists of
chang, and; suffering that consists in the conditioned nature of things. Cho nên
chi ý Phật nói: tất cả là hư ảo là huyễn, bào, ảnh, như lộ, như điển, diệc… mà để
tâm vào để đi tới: tánh-không. Siêu lý!
Trở lại tư tưởng
có trước của Phật và phép tu tập: là có một điều gì khác mà chúng ta đã nói đến;
đó là thời tuổi trẻ và lớn lên của Cổ Đàm
(Gotama) mà Người đã thấy: một con người khổ hạnh rày đây mai đó với cái đầu cạo
nhẵn bóng quấn chiếc áo vàng thổ. Một hoàng tử sống trong nhung lụa, lộng lẫy
xa hoa, đã thấy được sự khổ hạnh xẩy ra trong một cảm thức bén nhạy. Cổ Đàm tiêm
nghiệm điều đó và người sẽ rời bỏ cung điện và theo đuổi một tôn chỉ cho đời;
cuộc đời vô định, vô gia cư và khổ hạnh. Đó là một dấn thân hùng tráng, một tư
duy mãnh liệt đánh đổ mọi ước ao, mọi nguyện vọng, đem cái đức hy sinh
(sacrifice) để cứu chuộc chúng sinh ra khỏi bể khổ; hành động và tư duy đó của
con người tuyệt đối đứng trước một bi thảm đời. Nietzsche cho đó là sinh ra của
bi thảm (Birth of Tragety (1872). Nietzsche dựa và lý thuyết Phật giáo để hình
thành những tác phẩm về sau là đánh giá đích thực nghĩa vụ của Phật; dẫu là gì đi
nữa; đó là di cảo còn lại là một trong những chứng thư thích đáng vào bi thảm để
từ đó đã thành văn –Whatever its excesses; it remains one of the most relevant
statements on tragedy ever penned.(trong Basic Writings of Nietzsche . Modern Library NY
1968). Nói đến khổ hạnh là vấn đề của đau khổ. Đó là nguồn cơn tự sự đã có sớm ở
Phật trong ý nghĩ đã đặc trước vấn đề: có hai điều để truy tìm. Thứ nhất là tìm
một đời sống thường tình và thứ hai là truy tìm một đạo lý cuộc đời. Trong lúc
chúng sinh đang đối đầu trong bốn điều sinh ra bi thảm của: sinh lão bệnh tử để
giải thoát cho con người không còn cảm thấy đau khổ hay đớn đau. Những gì có trước
mà tín đồ Phật giáo cho đây là vấn đề không cần phải nêu ra trong những gì có tính
chất lý thuyết. Dữ kiện như đã là ấn tượng phật để thành hình về sau này. Phật
và tất cả những gì xẩy ra trước và sau Phật là sự thể đã đạt tới tỉnh ngộ và để
rồi chết là chính xác. Không thể qui vào hay tìm ra nguồn cơn tự sự đâu có, đâu
không (untraceable). Người ta cũng không thể cho đó là hiện thể tự có và cũng
không thể cho đó là không hiện thể, và; người ta cũng không thể cho cả hai là
hiện hữu mà cũng không thể cho cái này hiện hữu hay cái kia không hiện hữu. Triết
Phật thâm hậu cần phải đem tâm và não để thắp sáng ngọn đuốc ở chính mình trên đường
đi tới đáo bỉ ngạn, còn đem cái tâm chủ quan mà thẩm định đúng sai để phân biệt
mà phải hiểu tinh thần Phật giáo là phá chấp và tâm không phân biệt, thái độ đó
không thực đường lối tu tập Phật; mắc phải cái không thực lòng thời tất tồn trữ
trong hồn, chìm vào tiềm thức để tái sinh rồi lại tái sinh như được hiểu là
‘rebirth / samsãna’ việc đó còn gọi là truyền kiếp để hình thành bản chất vị kỹ
(selfishness), bởi; ‘Phật vô ngã mà hữu ngã. Chúng sanh hữu ngã mà vô ngã’ vừa là
nghịch cảnh vừa là nghịch lý. Đạo Phật đòi hỏi ở tâm thức là chỗ đó. Nó bao la
vị diệu vô cùng cần một trí tuệ thấu đạt còn dựa trên lý thuyết để luận bàn cho
kỳ được là chưa thấy chi nơi người tu Phật. Cho dù có khoát vào người chiếc áo
vàng thổ, cũng cạo trọc đầu, cũng bình bát khất thực liệu có đúng chân phương
Phật? Hành là một việc, tu là một việc. Hành là hành nhưng gọi là hành. Tu là
tu nhưng gọi là tu. Nhưng; cả hai nó nằm trong cái có và cái không; Phật cho tất
cả là nhân duyên hay là duyên nghiệp. Thành ra cuộc đời con người là nghiệp dĩ.
Trước khi Phật
viên tịch; Phật nói: ‘Này các tỳ kheo! một ngày nào có kẻ ăn nói như ta, mặc áo
như ta nhưng không phải là ta’ Nói xong Phật nhập ‘niết bàn’ đi về cõi không. Đó
là tư duy chớ Phật không đi về mà nhập thế. Descartre triết gia Pháp nói: ‘Tôi
suy tư vậy tôi hiện hữu / Cogito; ergo sum’. Quả vậy!
Tóm lại; cho dù
chi đi nữa trạng huống thuộc siêu hình của Phật là chính xác, nó rõ ràng minh bạch
như ánh hào quang phản chiếu vào đời, vào người là chứng thực; đó là những di sản
để lại, đó là những gì phong cách tu tập. Gọi chung là Pháp /Dhamma / Dharma.
Pháp là tham chiếu những gì Phật đã nói trong bước đầu Cổ Đàm truyền dạy. Nhưng
nhớ cho Pháp không phải hiểu biết một cách đơn thuần như trong tất cả những giáo
điều và những gì lý thuyết chứa đựng vào trong các văn bản đã viết. Rộng nghĩa
Pháp/Dhamma cũng là phép tu tập –The dhamma is also the practices. Lời của Phật
trước đây cho chúng ta hiểu thế nào để cư xử và cho những gì cần thiết để thực
hiện đúng sai là cốt mang lại một sự nhận thức trung thực của đường lối trong
cuộc đời đầy đủ ý nghĩa. Mang lại cho chúng ta một cảm thức về Phật-pháp. Pháp
là sự thật thâm sâu về vũ trụ đó là những gì chính Phật đã thực hiện trong một
tinh thần bừng dậy như thức tỉnh giữa đêm đen và những gì tu tập là mở cho chính
mình , cho đời con đường sáng. Con đường giải thoát và giác ngộ. Nhưng Pháp;
trong cảm thức siêu lý thì nó là sự thật tối thượng (the ultimate truth) về vũ
trụ quan,. Và; cho dù những gì Cổ Đàm dạy hay phát ngôn sẽ tan biến và mất dấu.
Sớm hay muộn sẽ tái sinh một Cổ Đàm khác đến với trần gian dạy, thốt, rao giảng
và nhiều điều khác, khám phá toàn bộ của sự thật và một lần nữa dạy cho thế
gian những gì mà con người đang sống giữa vũ trụ này cho một hiện thực tiên liệu,
cho một con đường đi tới thức tĩnh dù phải đợi và sẽ đến cho một Phật kế tiếp.
Cái sự đó là tuần hoàn của vũ trụ, luân hồi của con người và vật thể của tái
sinh.
Nhìn nhận rằng:
Phật không phải là Thượng đế. Phật là nhà hiền triết tiên phong của loài người
với một triết lý thâm hậu chưa từng có suốt mấy ngàn năm qua. Đó là chứng tích
lịch sử Phật giáo để lại như một di cảo tồn lưu; sự thật và niềm tin nơi con người
là phát nguyện từ tâm não trong tỉnh ngộ Phật ./.
VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. đầu tháng 9/2017)
SÁCH ĐỌC:
‘Sayings of the Buddha’ by Rupert Gethin. Oxford World’s Classics. New York . USA 2008.
ĐỌC THÊM: -‘Liên Hoa Kinh/Saddharmapundarika Sùtta
(2014) / -‘Kinh Đại thừa /Great vehicle sũtra (2014) / -‘Bồ Tát / Bodhisattva
(2015) / -‘Niềm tin và Lòng xót thương trong tinh thần Phật giáo hôm nay’
(2015) / -‘Bí truyền về Thiền(2015) / -‘Lối về của ý’ (2015) / -‘Bồ Đề Đạt Ma’
(2015) / -‘Vi diệu Pháp kinh’ (2016) / -‘Thiền Nhật’ (2016) / -‘Pháp giới /
Dhammapada’ / -‘Tâm thức phản kháng của Huệ Khả’(2017) / -‘Đạo Phật’ (2017) /
-‘Tất Đạt Đa / Siddharta’ (2017) / ‘Sự Vắng mặt của Thượng đế’ (2017).
Những bài trên của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng
và giấy hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét