Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

TƯ BẢN Và VÔ SẢN
Võ Công Liêm




    Đưa ra chủ đề này là nói đến một thứ chủ nghĩa giai cấp (the class). Hàm ý nói đến triết lý của Karl Marx và Friedrich Engels+. Tổ sáng lập chủ nghĩa Cọng Sản và về sau lập ra bản Tuyên ngôn đảng Cọng sản (The Communist Manifesto); biểu tượng dưới ký hiệu ‘búa liềm’ tỏ ý lao động trên hết: ký hiệu đó tượng trưng sức mạnh lao động chỉ có một không hai và độc đảng trong vị trí biểu dương năng lực có từ con người để xây dựng xã hội; lý thuyết này phát động rộng rãi từ đó cho đến nay (khởi từ tác phẩm Das Kapital xuất bản 1867).
Thực ra; ban đầu đưa ra như lời kêu gọi đổi mới tư duy, sang bằng mọi tầng lớp trong xã hội để hướng tới tương lai cho một thế giới đại đồng hơn là tác phẩm mang nặng tính chất lý luận triết học. Nó đưa ra thảo luận cho một dữ kiện đơn giản, tuồng như cho thấy ở đó những gì có thể xẩy ra được và mở đầu bằng lời phán quyết:‘lịch sử của tất cả những gì đến nay là một xã hội hiện hữu tồn lưu là lịch sử của giai cấp đấu tranh /The history of all hitherto existing society is the history of class struggles’*. Tuyên ngôn đảng Cọng sản mà Marx đưa ra một học thuyết chứa đựng những gì cần thiết có tính nhân bản chủ nghĩa, một quan điểm nổi tiếng thành hình chủ nghĩa Mác-xít (Marxism) một chứng từ xuất hiện vào đầu thế kỷ (tk.) thứ mười chín (19). Người Cọng sản coi bản Tuyên ngôn có giá trị như Thánh kinh hoặc cả những lời tiên tri trong kinh Co-Răn (Qur’an Hồi giáo). Trên thực tế hai tôn giáo này ngấm ngầm phản đối ý tưởng đó. Vì rằng; người Cọng sản nhìn những gì trong tuyên ngôn là văn bản thiêng liêng, những lời trích dẫn cụ thể, chính xác hoặc nhìn nhận đó là sắc luật và họ tin tưởng như nguyện vọng để đạt tới, sự lý đó đã hỏa mù vào những người mê say ‘lý thuyết’ mà kỳ thực không còn biết ‘chi mô răng rứa’, không còn nghi ngờ, không cần biết gốc ngọn chứa đựng gì trong đó, họ sống trong một thế giới ảo hóa về những gì mà họ đặc niềm tin. Nói ra nghe như võ đoán chủ quan cho một chủ thuyết hiện thực vừa cải cách vừa cách mạng để cải tạo thành người mới, một xã hội hùng mạnh. Đó là ý thâm hậu mà Marx và Engels đã điều nghiêng trước khi có văn bản tuyên ngôn. Khổ thay; triết lý ‘cải cách’ là một lý tưởng có tác động giải phóng con người và xã hội, nhưng; người tiếp thu nó cũng như hành động đã làm lệch hướng lý thuyết, để rồi lái sang một ngả rẽ khác đi lần tới sai lầm đường lối chủ nghĩa kể cả tư tưởng tới hành động. Chính nhân tố đó lần hồi tự động hóa và xóa mờ công lao để thuyết phục toàn cầu đi tới thế giới đại đồng chủ nghĩa (là thời kỳ quá độ tiến lên từ xã hội chủ nghĩa Cọng sản). Lý thuyết đã sản sinh những đứa con ‘vô phép’, lớn lên du nhập vào bè đảng ‘dụ dỗ’ không có trường lớp khoa học chính trị mà trở thành một thứ ‘va-ga-bông’ vô gia cư, vô điạ táng cho một bản năng thẩm định chủ quan không còn thấy gì là chủ nghĩa nhân bản; cuối cùng gậy ông đập lưng ông chớ không ai khác hơn. Biến một xã hội bi đát chớ không còn là xã hội lành mạnh và lý tưởng. Làm mất giá trị tuyệt đối của nó; từ chỗ vô sản biến thành tư bản hoành hành một cách vô trách nhiệm xa dần nhân thế; có thể do từ đổi mới tư duy, có màu sắc hơn những gì xưa cũ tập truyền, tha hóa đã làm hư hại bước tiến hóa. Từ chỗ đó lý thuyết của Marx và Engels thay đổi hoàn toàn; tuồng như mượn tiếng để hòa hợp với: ‘phù thế giáo một vài câu thanh nghị’(NCT) .
Cọng sản ngày nay chỉ là bảng hiệu như mọi bảng hiệu khác trên toàn thế gìới. Cọng sản không còn phân biệt giữa tư bản và vô sản; tiến bộ kỹ thuật là bước tiên khởi để giao lưu văn hóa kinh tế và chính trị. Do đó; cọng sản bắt tay tư bản như hữu nghị, như đồng minh trên chính trường; tức là họ bảo vệ lý thuyết Cọng sản như một chủ thuyết lý tưởng; có thể đó là đường lối mới để trao đổi (trading), có thể trên mọi lãnh vực khác mà ‘hai bên đều có lợi’; liệu sắc màu cố hữu xưa nay phản ảnh được sức lao động tiên tiến hay đã hóa trị bởi khoa học kỹ thuật? Đó chỉ là con bài chính trị còn bên trong ta bán gì mặc: bát giái, khuyển ưng hay điệu khuyển đều một thứ hợp khẩu vị cho cả chủ và khách. Những chiếc cà vạt đỏ liệu có hợp thời thượng hay là thay vào đó những gì thời trang đúng mốt để chứng tỏ đời ta như đời người ?.
Marx có lần đã mô tả hệ thống của ông như một hợp chất trộn lẫn vào nhau (amalgamation): của triết học Đức, của chính trị Pháp và của kinh tế Anh. Marx khám phá và khai triển những đặc thù trong ba khiá cạnh trên qua từng bộ phận khác nhau để cấu thành một triết học nhân bản công bằng hợp pháp và xây dựng quyền làm chủ của con người; giải phóng toàn bộ tầng lớp phong kiến, quan liêu, tư sản mại bản; gọi chung là ‘bourgeois’. Tuy nhiên; đây là một viễn cảnh có ít nhiều điều thô thiểm, cứng rắn, nó không thực sự hòa hợp với hệ thống thuộc biện chứng mà trong đó Marx đã sẳn sàng bày tỏ –These somewhat crude views did not really accord with the dialectical system which Marx had already formulated. Thực vậy; biện chứng pháp đã tạo nên nhiều cảm thức như một phát triển lý thuyết giáo điều, cái sự đó gọi là cách mạng –Indeed the dialectic made more sense as an evolutionary doctrine than as a call to revolution. Ban đầu; Marx nghĩ trong phạm vi xã hội chớ không nghĩ đến cấp nhà nước và trọng tâm vào một nhà nước giản đơn thuần túy như một biểu lộ thuộc về chính trị có hệ thống xã hội. Như Marx đã biết sự bầu cử hay biểu quyết không phải tự nó nói lên một cách chính xác năng lực thuộc chính trị. Marx tin vào tư hữu chính là đặc chất cần thiết của nó. Đấy là vai trò chức năng đào tạo cán bộ có một tư duy hợp pháp trong pháp lý; một xã hội có trật tự. Dĩ nhiên; bất động sản (vật chất) là một năng lực sáng tỏ và chính xác. –Of course property determines power; là những gì thuộc vật chất là điều mong đợi. Là thời gian trong khi nắm vững quyền lực. Hệ thống điều hành của Marx giờ đây đã hoàn tất trong một cơ cấu, nồng cốt : một mẫu thức duy vật biện chứng, kết quả một cuộc cách mạng thuộc chính trị, một nền kinh tế đưa tới sức mạnh toàn diện. Marx rao báo cho toàn thế giới về hệ thống của lý thuyết đưa ra; gần như Marx là nhà lãnh đạo của một giáo phái, hô hào, vận động để kêu gọi những thành viên hợp tác và hổ trợ vào chủ nghĩa đề ra. Về sau trở nên câu nói đầu môi: ‘đất nước của những người vô sản; thống nhứt. / Proletarians of all lands; unite’ (dựa trong bản tuyên ngôn). Chính bản thân Marx đã giải giới cho giai cấp nông dân, những kẻ quê mùa bị kềm chế như một lực lượng phản động đứng dậy đòi hỏi quyền sống bình đẳng giữa chủ và thợ không cần có một cuộc cách mạng thần thánh nào đầy ý nghĩa hơn –without revolutionary significance. Ngay cả thợ thuyền lao động kỹ nghệ nặng, nhẹ đồng thanh như nhân tố quyết định trong cuộc cách mạng. Đấy là những gì còn lại của sự thật. Chống-Cọng (Anti-Communism) là nguyên nhân đưa tới nhiều hỗn loạn trong thế giới hơn là những gì Cọng sản làm và thực hiện. Nói ra không chừng những kẻ quá khích cho là khuynh tả (Left-wing / Leftist) để rồi chụp mũ vô căn cứ mà đòi hỏi nhận định sáng tỏ thế nào là chống-cọng và thế nào là không-chống-cọng; chớ hùa nhau la toáng lên không khéo hỏng việc lớn mà thu việc nhỏ để rồi chấp nhận cái thế chẳng đặng đừng. Đó là xu hướng nguy hiểm, bởi; Marx đưa ra đường lối minh định và biết sẽ bị chống lại hoặc do từ cấp lãnh đạo đưa đến. Nhưng; nhớ cho người Cọng sản phải làm đúng đường lối chủ trương, đúng nghị quyết đã ban hành chớ nói một đàng làm một nẻo là mối hại lớn cho cả dân tộc; là những kẻ cầm súng bắn vào đầu ông tổ như kẻ thù chung, để rồi đưa tới tệ nạn: ‘đừng nghe những gì Cọng sản nói mà hãy nhìn những gì Cọng sản làm’; không chừng đó là lời cảnh tỉnh của đảng viên hay là kẻ vì lòng của Karl Marx hay Friedrich Engels mà có nhận định như thế(?). Đấy là điều gọi là lý thuyết thống nhất và hành động. Trong lời lẽ của Marx: ‘những con người triết gia chỉ cho sự thông đạt khác biệt của thế giới; quan trọng việc đó là làm cho nó khác biệt / Philosophers have only given different interpretations of the world; the important thing is to make it different’. Rứa thôi! chớ bây giờ đòi hỏi cho thật chính xác, cho đúng ngữ ngôn, cho ra từ ngữ để đả thông tư tưởng thì ngay cả Marx hay Engels cũng đành bó tay. Cái lý vậy là vậy; quan trọng là lãnh hội để có nhận định triệt để thế nào là hiểu sâu, thế nào là điều hòa. Sợ những kẻ nông nổi làm lệch hướng đi; chính những kẻ đó là chống-cọng, chống đảng và nhà nước, nó ‘nằm vùng’ dưới vỏ trí thức giả hiệu mà người Cộng sản không hay! Lại đem trí thức thứ thiệt ra mà ‘bắn nhầm hơn bỏ sót’. Kẻ nào chưởi Cọng sản chính là kẻ Cọng sản. Dưới thời Đệ nhứt Cọng hòa và Đệ nhị Cọng hòa miền Nam Việtnam trong guồng máy chính quyền đã ‘chôn’ vào đó những tay Cọng sản có tầm cở hơn cả OSS của Mỹ sau Thế chiến II. Không một ai hay! Và; nhiều bi kịch khác xẩy ra của hôm qua và hôm nay. Bất luận là giai cấp nào, kể cả lao động trí thức; tất cả là trá hình. Phải đề cao cảnh giác bọn trí thức giả hiệu, giới áo thụng đen, áo vàng thổ mượn danh để che lấp hành tung ném đá giấu tay. Nguy hiểm nhất bọn hoạt đầu chính trị và bọn biệt kích văn hóa trà trộn.
Sao gọi là người Cộng sản? / Why Communist? Như Engels đã giải thích trong tham luận đọc giữa hội nghị hay viết trong lời mở đầu vào năm1888. Xã hội chủ nghĩa không khơi từ đó cho một ngữ ngôn đấu tranh. Mà nó đã quen thuộc cho mọi thể loại của Vô tưởng / Utopian; mưu cầu và dự tính sắp xếp bởi người  không-vô-sản / non-proletarian ở nơi người viết. Đôi khi Marx ngụ ý cho rằng giai cấp vô sản sẽ có thể bao gồm mọi tầng lớp ngoại trừ một ít kẻ tư bản –Sometimes Marx implied that the proletariat would include everyone except the few remaining capitalist. Đôi khi Marx thừa nhận rằng những giai cấp khác có thể tiếp tục gây rối bề mặt thuộc lịch sử. Từ chỗ khác biệt đó Marx đã cả quyết về những thành phần trong và ngoài đảng nhất là giới trung lưu: tiểu thương, buôn gánh bán bưng, văn nghệ sĩ và nông thôn quê mùa có thể đấu tranh để cứu vản sự hiện hữu tồn lưu của họ. Vậy thì; họ không phải là cách mạng, nhưng  đó là bảo thủ. Nói đúng ra; họ là thành phần phản động vì họ muốn quay ngược bánh xe lịch sử. –‘They are therefore not revolutionary, but; conservative. Nay more; they are reactionary, for they try to roll back the wheel of history’ (Marx) .Đám dân đó Marx cho là cặn bã xã hội (the social scum) hoặc đúng nghĩa là tầng lớp tận cùng vô sản (Lumpenproletariat). Dẫu sao bước đầu họ đã chạm phải: ‘tống khứ trong cái thứ trào lưu bởi một thứ cách mạng vô sản /swept into the movement by a proletarian revolution’. Đứng trước một hoàn cảnh lịch sử của nhân loại là một lo ngại lớn lao khi họ tung lý thuyết cải cách con người, cải cách toàn bộ hệ thống từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng cơ sở trong đồng nghĩa của Cọng sản: là bình đẳng không còn giai cấp giữa chủ và thợ, giữa điền chủ và tá điền; mà hợp chung như một tổ hợp cộng đồng. Có nghĩa rằng Marx quá kỹ lưỡng cân nhắc, đắng đo kể cả vật chất, hàng hóa hay tư hữu là một hoài nghi lớn lao trong lý thuyết của Marx và Engels. Tất cả bao hàm trong lời hiệu triệu như thể tiếng nói đấu tranh cho công bằng và hợp lý. Nó đã vọng trở lại (harked) từ ‘huyền thoại’của thuở ban đầu thành hình chủ nghĩa Cọng sản, phù hợp nguyện vọng của Marx và Engels là chân lý tối thượng mà họ đề ra như một cuộc cách mạng vĩ đại. Lần đầu hay lần cuối là một quyết định dứt khoát : ‘Lịch sử của tất cả những gì đến nay là xã hội hiện hữu tồn lưu là lịch sử của tầng lớp đấu tranh’. Là những gì mà người Cộng sản lập đi, lập lại nhiều lần như lời giáo điều. Marx đưa vào những lời giải thích khác nhau. Giai cấp đấu tranh có trước đó chưa phải là dứt khoát, bởi; trong đường lối chủ trương chủ nghĩa nó còn có nhiều giai cấp đối kháng khác, bởi; người tin theo Cọng sản có cái nhìn võ đoán khác cái nhìn tâm lý quần chúng của Marx và Engels.‘thà nhầm không sót’ hoàn toàn nghịch lý về lý thuyết và chủ trương trong ba hướng chủ nghĩa: tài sản (feudalism) tư bản (capitalism) xã hội (socialism) là yếu tố đối đầu của Cọng sản. Khó để thực thi trọn ý của Marx đề ra. Những sai lầm, lạc hướng đã làm sụp đổ thành quách của thần tượng ‘búa liềm’; không còn cách gì ngăn chận làn sóng đổi mới tư duy. Có chăng chỉ là bảng hiệu treo trước gió đang chờ ngọn sóng đại hồng thủy cuốn đi.Thực quả; dấu hiệu chủ nghĩa Cọng sản đã tiến gần với chủ nghĩa tư bản.
Trong đoạn đầu của bản Tuyên ngôn coi như phần đúc kết: giải bày thế nào là xã hội tiên tiến đã phát triển và làm thế nào để nối tiếp phát triển mở mang vào tương lai. Sự việc đã được phân tích để thi hành chớ không coi đây là đề cương để thi hành. Từ những chỗ đó có thể coi là ‘hiểm nghèo’, và; có thể dấy lên cái gì tốt đẹp cho một ý thức tư bản, để coi; sự cố không ngăn chận được làn sóng trổi dậy của vô sản. Tư tưởng của Marx và Engels không thể thực hiện trên chặn đường của giai cấp để hóa trị trên con đường đi tới Cọng sản chớ chưa nói tới thế giới đại đồng. Đó là quan điểm hiếu kỳ, tìm hiểu trong con người của Marx –There was in Marx a curious idea…Quan điểm đó là giai cấp đối kháng đã xẩy ra giữa giai cấp và giai cấp và sau đó kéo theo những đổi thay khác, đổi thay lý thuyết và hành động như những gì đã xẩy ra cuối thế kỷ trước ở các nước Á châu và sau đó ở Đông âu. Cho nên chi chủ nghĩa Marx tợ như ‘mượn đầu heo nấu cháo’; chớ thực thi thì hoàn toàn là ảo giác cho một quan điểm mà là đang chạy ngược chiều đến tất cả kinh nghiệm kinh tế. –An idea which ran counter to all economic experience. Chủ thuyết tự do vô sản của Marx hướng tới yêu chuộng quốc gia để có nền móng kiên cố cho về sau có một Xã hội chủ nghĩa  Quốc tế (Socialism Internationals) tạm dịch là Thế giới Đại đồng cho trọn ý tư duy của Mác-xít.
Đoạn hai là một trong nhiều cách trong phép học tập có thể cứng rắn hay mềm dẻo, khéo léo hay thủ đoạn; tùy nghi xử thế. Nó là những sắc tố hiến dâng cho chủ nghĩa Cọng sản; là những gì người ta là và những gì người ta sẽ là. Có nghĩa là trong bản Tuyên ngôn những chương, đoạn ghi rõ như lời răn để thực hiện. Marx quay về một cách bén nhạy để minh định đường lối chủ nghĩa Cọng sản. Bước một, tất cả dành cho vô sản lấy đó để trở nên qui luật giai cấp hoặc như Marx kêu gọi : ‘Chiến thắng trận chiến của chế độ dân chủ / to win the battle of democracy’. Ngay trong Tuyên ngôn không trích dẫn câu nói nổi tiếng của Marx: “vô sản chuyên chế /the dictatorship of the proletariat”. Nhưng; đó là quan điểm dẫu lời nói là gì đi nữa.
Tác động vào sự kiện không phải là chuyện dễ để nghĩ đến. Vô sản chuyên chế chỉ là mỹ ngữ để kêu gọi quần chúng, làm đẹp lòng giai cấp bị trị, hoá giải phần nào đau khổ và hy vọng cho giai cấp vô sản bần cùng…nhưng; trên thực tế người của nhà nước bất luận thành phần nào, giai cấp nào đều là cục bộ, độc quyền, độc đoán, chuyên chế và trong tâm can không ít nhiều vẫn có cái ‘bourgeoisie’ hơn là có cái ‘proletarian’. Marx biết sự lý đó nhưng không thể giải phóng toàn bộ tập đoàn ung nhọt trong guồng máy, trong xã hội một cách triệt để nhất là xã hội về sau. Trong bản Tuyên ngôn có ghi rằng kinh tế luôn luôn thay đổi có một điạ vị trên hết và nguyên nhân đưa tới thay đổi những gì thuộc chính trị. Lý thuyết là lý thuyết, hành động là hành động; là cương lĩnh của Cọng sản đã thực thi từ khi mới thành lập. Đó là trường hợp có thể xẩy ra như một đôi lần Marx đã nghĩ tới ‘hậu duệ’ sẽ đưa tới thế kẹt cho những gì về sau thực thi chủ nghĩa Mác-xít; đã không ‘thần thánh hóa’ chủ thuyết như mong đợi. Marx thoát ra khỏi những tình huống nguy hiểm cho một thứ hợp lý mâu thuẫn, nghịch lý (logical contradiction); là những gì Marx đã truyền hịch trong danh mục của mười (10) điều cải cách và đã đem lại vinh quang chiến thắng cho giai cấp vô sản như đã một lần hứa hẹn trách nhiệm. Hầu như những gì nói và làm từ Marx đều hướng tới nhà nước tiếp tục ở giai cấp vô sản. Tuy nhiên; giờ đây Marx sắp xếp, dọn dẹp cái gọi là vô tưởng (Utopia) để từ đó trở nên hiện thực. Như đã một lần đặc điều kiện cho vô sản như những giai cấp khác và nhấn mạnh vào giai cấp quá khích hay phản đối (antagonisms). Chính thành phần phản đối là những kẻ đang sợ hãi làn sóng nổi dậy của tầng lớp vô sản; sợ, bởi; không ai thấy đường lối của mình và lần hồi mọi thứ đó tan biến không còn để lại gì dù đã có người nghĩ tới. Marx vững tin ở giai cấp vô sản  là một tập thể rộng lớn đánh bại mọi chủ nghĩa khác trong đó giải thể giai cấp nô lệ, nguồn cơn khơi từ tư bản chủ nghĩa mà ra.
Trong phần kết thúc hết sức nghiêm trọng lý luận của Tuyên ngôn Cọng sản. Một vài năm sau đó Marx đã tóm lược những gì mà ông hướng tới như một mục đích, một tọa độ mới trong những gì của tuyên ngôn. Marx đã viết vào năm 1852:
Trước thời tôi những người ghi chép lịch sử tư bản, giới thượng lưu phong kiến được miêu tả là thuộc lịch sử khai phá, mở mang của giai cấp đấu tranh trong một xã hội hiện đại và những nhà kinh tế tư bản là cơ phận mổ xẻ tinh tế của  những giai cấp. –the antomy of classes. Một hình thức của chủ nghĩa mới như chủ nghĩa thực dân mới là hình thức cai trị theo lối khoa học chính trị. Marx ghi trong bản Tuyên ngôn (TN):
‘Những gì tôi đã thực hiện đó là mới, đã là trải nghiệm chứng tỏ / What I did that was new, was to prove’ (1) (phần I trong TN). ‘Đó là hiện hữu tồn lưu của mọi giai cấp là dâng hiến trọn vẹn hay là hệ lụy tới một cách đặc biệt, khởi từ khi thực hiện sử ghi trong phát triển của sản xuất / that the existence of classes is only bound up with particular, historic phases in the development of production’(2) (phần II trong TN); ‘…đó là giai cấp đấu tranh hết sức cần thiết đưa tới độc tài chuyên chính của giai cấp vô sản / …that the class struggle necessarily leads to the dictatorship of the proletariat’ (3) (phần II trong TN). Đấy là thứ chuyên chính tự nó cho một sự cấu thành của những thời kỳ quá độ trong hình thái đi tới khai trừ hay thủ tiêu tất cả mọi giai cấp trong xã hội; chỉ còn lại giai cấp vô sản chuyên chính thống tri và điều hành.
Trong tuyên ngôn có một sự trộn lẫn lạ lùng giữa thực và giả; phải sống trong nó, thấm nhuần chân lý học thuyết Mác-xít thì tìm thấy trong hành trình đi tới chủ nghĩa Cọng sản là cả đám mây mù dày đặc trong một chủ đề: ‘dân là chủ, nhà nước quản lý và đảng lãnh đạo’. Người dân sống dưới chế độ CS luôn được làm chủ bản thân và xã hội: nghe theo và tuân phục không có một lý do gì để yêu sách hay đòi hỏi mà phải hiểu vai trò, ý thức nghĩa vụ là đi đúng đường lối xã hội chủ nghĩa. Một xã hội không có ngục tù dài hạn, không có bản án tử hình như lời kêu gọi của Marx để từ đó không có đấu tranh mà sống chung hòa bình.
Marx có một ý niệm xưa cũ của một bằng chứng cụ thể mặt trái con người và xã hội. Cống hiến những gì mà Marx như người tiền nhiệm, đã khai sáng. Một người đưa ra lý thuyết hợp lý và bình đẳng và rộng lượng. Marx được coi là người có một tư duy tốt dù đó là một sự thật hiển nhiên; trong khi Marx đã bày tỏ  tầng lớp quần chúng được phân chia thành giai cấp thế nào là tư bản và thế nào là vô sản; giai cấp là hình trạng biến đổi của trạng huống xã hội. Lý-tưởng có thể trở nên Thật. –The Ideal would become the Real. Marx có một quả quyết đơn giản; đó là những gì xẩy ra ở đây khi nó nằm trong qui luật của vô sản. Tư bản chủ nghĩa vẫn duy trì những gì họ muốn thực hiện với khẩu hiệu ‘hai bên đều có lợi’ giữa chủ nhân và thợ thuyền trong chính sách mới là bình thường hóa trong mọi qui mô tổ chức không còn có cảnh chủ thợ, không cò có cảnh nô lệ không lương. Để rồi phát ngôn: ‘người ta muốn tư bản không vô sản /they wish for a bourgeoisie without a proletariat’. Trong một viễn cảnh ‘tư bản của người tư bản’ thời phải bình quyền hóa, lương bổng đúng chức năng và có phúc lợi; dù trước đây đã gặp phải những khủng khoảng kinh tế (ở Mỹ 1930/1933). Nỗi sợ hãi của vô sản là kinh bang tế thế của tư bản là đưa những nước thuộc khối tư bản mỗi ngày mỗi tiên tiến và khống lĩnh. Đó là giấc mơ của Marx muốn thực hiện từ giai cấp đấu tranh của vô sản. Cái đó phù hợp cho hoàn cảnh chính trị, kinh tế, khoa học thời đó, có thể hợp lý, hợp tình để quần chúng tin theo. Hơn hai thế kỷ qua lý thuyết của Marx chỉ là kinh điển ngay cả dựa vào cũng không còn .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét