Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

                                                                                  TƯ BẢN Và VÔ SẢN [ Tiếp Theo  ]
Võ Công Liêm




Xuất xứ từ: tự do và nô lệ, qúy tộc và bần dân, quan lại và bần cố nông, thủ trưởng nghiệp đoàn và thợ thuyền**.Gọi chung trong một từ ‘kẻ bị đì / oppressor’ và ‘kẻ ép buộc / oppressed ’là luôn luôn đứng trong lập trường đối kháng lẫn nhau; tiếp tục đấu tranh không ngừng, một cuộc chiến khi úp khi mở, cuộc chiến có lúc chấm hết nhưng ngấm ngầm bởi bất công, kỳ thị , khinh thường giữa giàu và nghèo, giữa vinh quang và mạt lộ, ngay cả trong cách mạng cải tổ về mặt xã hội rộng lớn hoặc một tàn tích suy đồi của những tranh luận trong mọi giai cấp. Vẫn không đi tới một lập trường thống nhất cải tổ trong giai cấp.

Trong tham luận đọc trước đại hội thành lập đảng Cọng sản. Engels ghi (1888):
-Phiá giai cấp tư sản được coi như giai cấp tư bản của người tư bản; chủ nhân tài sản, tiền bạc của một xã hội sản xuất và người ăn, kẻ ở được phát lương theo năng suất lao động.
-Phiá vô sản là giai cấp của hiện đại định mức lương bổng qua sức lao động không ngoài mục đích là phương tiện sản xuất theo ý chủ nhân; giảm hay bán sức lao động theo mệnh lệnh để sinh sống.
Giai cấp tư sản /Bourgeoisie: Ban đầu thời đại của lịch sử; chúng ta đã tìm thấy hầu hết ở khắp nơi thường rối ren, phức tạp bố trí vào xã hội trong những mệnh lệnh khác nhau, một hình trạng khác nhau qua nhiều văn bản, thêm bớt, sửa chửa theo đẳng cấp, theo bè phái trong xã hội để thích nghi hoàn cảnh xử lý. Thời đại của chúng ta, kỹ nguyên của người tư bản, là sở hữu, là tiền bạc, tuy nhiên; đây là tính chất đặc biệt khác nhau: nó có sự phản đề, phản đối ngầm chống lại. Bất luận xã hội nào cũng có khe hở của nó trong  hai cách cường điệu (thổi phồng) và cừu địch phản đối nhau; đó hai giai cấp ‘đầu sỏ’ đương đầu: Tư bản và Vô sản. Theo tính lịch sử; tư bản đã đóng vai trò gần như dự phần trong cách mạng, cố ý sang bằng giai cấp vô sản để đưa vào đường lối tư bản chủ nghĩa, có nghĩa là khống chế trong thế cường quốc lãnh đạo. Bất luận ở đâu, khi nào và lúc nào con người tư bản đưa vào một vị trí có lợi trước hoặc nắm quyền kiểm soát (upper-hand) và đặc vào đó quyền tư hữu hoặc đất đai có hệ thống (feudal-system) : có thủ lãnh, có nội các, có quốc hội liên đới nhau để có thanh bình thịnh trị (idyllic-relation). Nói đúng ra; tư bản chủ nghĩa không thể coi là hiện hữu tồn lưu nhân thế mà không có một sự tiếp tục cách mạng hóa trong đó; thay đổi là đòi hỏi không thể cố vị mà có hạn kỳ ngay cả trong dây chuyền sản xuất là những gì có một sự tương quan vào xã hội. Đặc chất của tư bản là đi sâu, đi xa là khám phá, khai phóng thị trường thế giới (khoáng sản thiên nhiên) được coi là môi trường vũ trụ là vai trò, chức năng đưa tới sản xuất và tiêu thụ hàng hóa xuyên vào các quốc gia. Nó nằm trong thế chính trị kinh tế ‘tự do trao đổi /free trade’ là sợi dây vô hình buộc vào nhau để ‘hai bên đều có lợi’ mà ngày nay người ta theo đuổi như mạch sống tồn lưu…
Giai cấp Vô sản / Proletarians: Khởi từ khi phát động giai cấp vô sản là những chặn đường khác nhau của mở mang. Với bước đầu sinh ra đấu tranh với tư bản. Vô sản bước tới tấn công, tấn công ở đây không phải chống lại tư bản với điều kiện sản xuất nhưng họ chống vào công cụ, phương tiện kỹ thuật sản xuất ở chính họ như một bằng chứng cụ thể xưa nay. Dẫu rằng; Cọng sản có biểu dương lực lượng đoàn kết vững mạnh, có thi thố sức mạnh võ khí cũng là kẻ đến sau chớ không phải là kẻ tiên phong để biểu dương, ngay cả mặt sản xuất về đời sống con người. Giai cấp vô sản đi chưa tới con đường chủ nghĩa Cọng sản. Đó là lý do đưa tới thoái trào.Trong lòng vô sản vẫn nuôi một lý tưởng của cái gọi là chủ nghĩa tư hữu ‘feudalism’. Nhưng với phát triển kỹ nghệ vô sản không những chỉ làm nên mà tăng thêm con số đảng viên hoạt động sản xuất mà thôi, nó trở nên tập trung vào sự thu hút sức lực trong một khối khổng lồ mà tạo sự lớn dần và trưởng thành trong mọi lãnh vực. Vô sản mang nặng tính chất chủ quan trong điều hành và xử lý, bởi; không thấy người thấy ta thời không thể thắng thế dù là cuộc cách mạng vĩ đại. Điều dễ hiểu: trong tất cả mọi giai cấp là sự đứng dậy mặt đối mặt với chủ nghĩa tư bản ngày nay, cách mạng vô sản đơn phương một mình để rồi vô sản hóa không còn một tác động nào hơn. Bởi vậy viễn cảnh của vô sản làm cho những giai cấp khác suy tàn và cuối cùng biến mất trong một đối diện của kỹ nghệ và kỹ thuật hiện đại. Vô sản chỉ giành lại một sự đặc biệt tự nó và đòi hỏi cần thiết là năng suất sản xuất.Vô sản không thể trở nên chủ nhân ông của lực lượng sản xuất, của xã hội, ngoại trừ loại bỏ những mô thức biển thủ hay chiếm đoạt làm của riêng như trước đây, mô thức chiếm cứ vẫn còn tồn lại như cũ. Trào lưu người vô sản là tự thức trong một chuyển động tự giác, cao trào độc lập của đa số còn mênh mông; trong cái lợi ích bao la của đa số quần chúng.Vô sản chủ nghĩa là điạ tầng thấp nhất trong cái vỏ to lớn, vĩ đại của xã hội hiện nay, không thể khuấy, trộn và đó để thành hình một thứ chủ nghĩa lý tưởng và không thể vương mình. Tất cả  không còn chỗ  để dung thân an nghỉ (superincumbent) mà ôm đầm vào tất cả cho một mưu đồ.
Tóm lại; Tư bản hay vô sản là lý tưởng của chủ nghĩa để thi hành quyền lợi cho con người và xã hội với những gì hợp lý và không hợp lý. Có đấu tranh, có cách mạng, có giai cấp, có đảng phái, có biểu dương không ngoài mục đích đem lại quyền lợi cho con người với một thế hệ tiên tiến làm cho ‘nước giàu dân mạnh’ là một chủ nghĩa lý tưởng mà tất cả mọi tầng lớp, giai cấp đều mong đợi. Vì chủ nghĩa đem lại chiến tranh, là thứ chiến tranh của ý thức hệ chớ không phải chiến tranh đem lại hòa bình thế giới. Cả hai  gây ra thương tổn vào những tương lai đang nẩy mầm. Cả hai đều ngu xuẩn trong một đấu tranh phi chính nghĩa. Không đem lại tính nhân bản chủ nghĩa…Chúng ta là quan tòa của lương tâm và nhận biết ./.

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. trung thu 9/2017)

* ‘The history of all hitherto existing society is the history of class struggles / Lịch sử của tất cả những gì đến nay là xã hội hiện hữu tồn lưu là lịch sử của giai cấp đấu tranh.’ Lời đó đã được sử ghi. Trong năm 1847; một xã hội có tổ chức đã hiện hành trước đó và ghi vào lịch sử. Câu nói này của một khuyết danh. Theo sử gia lời đó có từ những thổ dân xa xưa truyền tụng không rõ ở thời kỳ và thuộc thế kỷ nào.
** Guild-master: nghĩa đầy đủ cho thành viên nghiệp đoàn. Thủ trưởng (head-master) không phải là người đứng đầu của nghiệp đoàn (Ghi chú của Engels) Thủ trưởng nghiệp đoàn sau này gọi là chủ nhiệm nghiệp đoàn (commissioner).
+ Karl Marx : Sanh ở Trier 1818 Đức-Do thái. Marx sống và lưu vong tại Anh quốc cho tới ngày chết 1883. Nhiều tác phẩm triết học chánh trị, nổi tiếng Das Kapital (1867).
+ Friedrich Engels: sanh 1820 ở Đức. Bạn tâm giao với K. Marx và người soạn chung Bản Tuyên Ngôn. Ông để lại nhiều tác phẩm và tham luận chính trị. Chết 1895 tại Đức.
SÁCH ĐỌC: Karl Marx and Engels : The Communist Manifesto. Bản Anh ngữ của J.P.Taylor. Penguin Classics. 1985. Toronto. Canada.
ĐỌC THÊM: -‘Ý thức Nhận biết (2015) / -‘Hội luận của Plato’ (2015) / -‘Nói về chủ nghĩa thế giới đại đồng và lòng vị tha của J. Derrida (2016) / -‘Quyền của Con người’(2017). Những bài trên của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc  email theo điạ chỉ đã ghi.


                                                                                                            ***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét