· Chữ duyên trong cuộc đời
Vĩnh Hoàng
Theo triết lý Phật
Giáo , cuộc sống của mỗi con người, luôn luôn bị ảnh hưởng bởi
duyên và nghiệp . Duyên như một động lực thúc đẩy tạo ra cơ hội chi phối sự thành bại của sự việc, như làn gió đưa đẩy từng đám mây tụ lại để thành cơn mưa ,con ong cần mẩn thụ phấn cho hoa kết thành trái , chất xúc tác trong một phản ứng hoá học để các phân tử kết hợp tạo thành một chất mới v .v. Bỡi vậy, chữ “duyên” là một yếu tố quan trọng chi phối mạnh mẽ vào cuộc đời của mỗi con người. Có nhiều chữ duyên: duyên vợ chồng, duyên văn chương, duyên nghề nghiệp , duyên tu hành v .v ..
duyên và nghiệp . Duyên như một động lực thúc đẩy tạo ra cơ hội chi phối sự thành bại của sự việc, như làn gió đưa đẩy từng đám mây tụ lại để thành cơn mưa ,con ong cần mẩn thụ phấn cho hoa kết thành trái , chất xúc tác trong một phản ứng hoá học để các phân tử kết hợp tạo thành một chất mới v .v. Bỡi vậy, chữ “duyên” là một yếu tố quan trọng chi phối mạnh mẽ vào cuộc đời của mỗi con người. Có nhiều chữ duyên: duyên vợ chồng, duyên văn chương, duyên nghề nghiệp , duyên tu hành v .v ..
Nói đến duyên vợ chồng , đại thi hào Nguyễn-Du với Truyện Kiều đã chứng minh điều đó
" Người ơi gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không "
Từ khi Kim, Kiều gặp gỡ; trong mười lăm năm lưu lạc,trải qua biết bao sóng gió đổi thay nhưng vì Kim Kiều còn vướng dây duyên chưa dứt nên kết cuộc cũng được đoàn tụ sum vầy
“Còn duyên may lại còn người
Còn vầng trăng bạc còn lời thề xưa “
Có duyên với nhau thì dù xa cách trắc trở đến mấy cũng có ngày nên vợ nên chồng
Bằng không duyên, yêu nhau đến núi lở non mòn, đến lúc mỗi người đi một ngả
“Anh đi đường anh ,tôi đi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi “
Câu chuyện ông tơ bà nguyết trói buộc dây duyên cho đôi nam nữ, có tin được không ? Trong mối tình thơ mộng, nồng nàn, thuỷ chung đầy cay đắng của Kim Trọng, Thuý Kiều, đại thi hào Nguyễn – Du đã dùng đến 57 câu có chữ duyên để thể hiện căn duyên thiên định ấy. Trong đó có 4 chữ dành cho : Thúc-Sinh ,Bạc-Hạnh ,Từ-Hải, Thổ quan
Kiểm nghiệm lại cuộc đời của chúng ta có tin vào chữ duyên không? Theo tôi là có.
Đây tôi xin trình bày một chữ duyên khác dó là duyên văn chương của đời tôi.
Tôi sinh ra, lớn lên tại một làng quê nghèo bên bờ nam sông Hiếu thuộc huyện Cam –Lộ, tỉnh Quảng Trị. Tôi mồ côi cha rất sớm khi mới có bảy tuổi ,được sự thương yêu, nuôi dưỡng, dạy dỗ của mẹ và bà. Tôi được lớn lên trong tiếng hát ru của mẹ, của quê tôi, những lời ngọt nào đã thấm đậm trong dòng máu, trong trái tim,trong hơi thở chất chồng theo năm tháng, cho tôi có được một vóc dáng, một tâm hồn như hôm nay
Huyện Cam-Lộ, một huyện vùng cao miền trung du ,có địa hình vừa đồi núi ,vừa đồng bằng ,nên sản vật cũng đa dạng ,không như những huyện thuần nông chiêm trủng Triệu –Phong , Hải-Lăng. Đường giao thông tiện lợi kể cả thuỷ ,bộ .Quốc lộ 9 nối từ Đông -Hà lên cửa khẩu Lao-Bảo qua nước bạn Lào . Trước đây xe cộ còn ít thì đường thuỷ tiện lợi hơn ,nhờ sông Hiếu-giang nối qua sông Thạch-hản rồi xuống sông Vĩnh-định đến phá Tam-giang nên thuyền bè từ Huế vào ra buôn bán tấp nập . Chợ phiên Cam-lộ ,nơi tập kết hàng hoá giao lưu giữa miền xuôi và miền ngược ,không biết chợ có tự bao giờ ,khi lớn lên tôi đã thấy,khu chợ nằm trước đình làng Cam-lộ nơi có cây cổ thụ to tướng . Chợ Đuồi nằm về hướng đông bắc cách chợ phiên non cây số sát sông Hiếu-giang , nơi thuyền bè neo đậu , bốc xếp hàng hoá bán buôn của thương lái từ Huế ra ,nơi có một vạn đò địa phương sinh sống bằng nghề chài lưới. Cứ năm ngày có một phiên, kể từ ngày mồmg ba tháng giêng nhóm phiên chợ đầu năm, ngày hai mươi tám tháng chạp phiên cuối năm . Nhờ chợ phiên Cam-lộ nên quê tôi có cuộc sống khá giả hơn những vùng chung quanh . Mỗi lần phiên chợ nhóm người qua lại tấp nập đông vui , hàng hoá trao đổi cũng đa dạng đầy đủ không thiếu món gì .
Qua bài viết của cô Trùng-Dương Cao-Thị-Yến đề cập nhiều khía cạnh của cuộc sống ở quê ngoại vùng Cam-lộ trong đó có chợ phiên ,các nhà thơ,nhà văn gốc từ Cam-lộ như thầy Thái-mông-Hùng,thầy Hoàng –Đằng các bạn Thái-tăng-Phương ,Thái-văn-Thạch ,Lê-Văn-Trạch ,Phan-Sĩ-Trung ,Trần-Đại-Hành v. v.. Trong các tác phẩm đăng ở Hương-Quê-Nhà , Nguyễn-Hoàng - chân-dung và kỷ-niệm tôi chưa thấy ai đề cập đến nếp sinh hoạt văn hoá thưở trước của dân Cam-lộ đó là Trại-Hát-Đất-Cam-Thành. Thế nên tôi xin mạo muội kể câu chuyện trại hát đất Cam-Thành được bà nội tôi kể lại . Vì lẽ nếu tôi hoặc thế hệ như tôi qua đi thì con chắu đời sau không ai còn biết.
Trại hát Cam-Thành đặt tại bờ nam sông Hiếu nơi nhóm chợ Đuồi ,chỗ hội tụ của nam thanh nữ tú các huyện Triệu-phong ,Hải-lăng và nhóm thương lái theo thuyền từ Huế ra giao lưu với dân vùng Cam-lộ. Trại hát gồm một ngôi nhà nghỉ mát dựng trên mặt nước đơn sơ bằng tranh tre, nứa lá . Những dịp hội hè hoặc những đêm trăng thanh gió mát ,thi nhân mặc khách dến đây hát giao duyên sinh hoạt văn hoá hát đối đáp nhân tình, đông vui nhất là những đêm gần phiên chợ.
Trại hát này do một ông huyện trấn nhậm tại Cam-lộ khởi xướng , tôi không biết tên ,cũng không rõ thời gian thành lập và sinh hoạt đươc bao lâu , nhưng theo phỏng đoán có lẽ trước cuộc kháng chiến chống Pháp. Những gì còn lại làm nhân chứng chỉ một câu hò của cụ thợ Tiềm ở chợ Đông-Hà người nỗi tiếng hát hay ở vùng Cam-Lộ . Khi tôi viết bài này chắc cụ đã trở thành người thiên cổ ,nhưng tôi tin chắc con chắu cụ và những cư dân vùng Cam-lộ đều biết tài của cụ vì cụ đã nổi tiếng một thời
Vùng Quảng-trị quê tôi, khúc ruột miền Trung hàng năm phải gánh chịu biết bao thiên tai bão lũ ,dạo đó sau một cơn bão lũ đi qua ,trại hát đất Cam-thành bị sụp đổ hoàn toàn để khắc phục hậu quả một số bạn hát đến cùng nhau dọn dẹp sửa sang lại trại hát trong đó có cụ thợ Tiềm , chạnh cảnh sinh tình cụ cất cao giọng hát rằng :
“ Ôi thôi rồi thừa lương nhà mát!
Ôi thôi rồi trại hát đất Cam Thành!
Chừ bây chừ, người tháo ván , kẻ lại lôi tranh ,
Trước để tỏ tinh sư đệ , sau nhớ buổi trăng mành ngày xưa “
Sau khi nghe câu hát này ông huyện lấy làm cảm kích trước cái tài của cụ đã thương cho cụ đến mấy quan tiền . Khi chiến tranh trại hát không còn nữa , nhưng cụ thợ Tiềm vẫn còn sống ,vào khoảng năm 1957. Xã Cam-Hiếu của tôi tổ chức một buổi hát tại trường tiểu học Cây-Lội có cụ đến tham gia.
Những điệu hò câu hát giao duyên vang lên trong những đêm trăng giữa miền thôn dã, trên dòng sông Hiếu thân thương hoà nhịp với tiếng khua mái chèo lướt sóng ,những giọng hát trong trẻo của đôi trai tài gái sắc đối đáp nhân tình đã di vào hồn tôi từ bao giờ không hay biết ,tôi say mê nhớ mãi .Để tỏ bày chữ trung chữ hiếu cô gái hát rằng :
“Chiều ba mươi anh không đi ngang qua cữa ngõ
Rạng ngày mồng một anh không ghé đến bàn thờ ,
Chơ hiếu trung mô nửa vẹ em chờ cho uổng công.”
Chàng trai đáp:
“ Em ơi em, chiều ba mươi anh còn tập quân ,dượt lính
Rạng ngày mồng một , anh bận kéo quân lên đường
Hiếu trung bên anh , anh cũng bỏ
Huống chi bên nường, nường ơi!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét