vinhhoang Thành viên tích cực
Chữ duyên trong cuộc đời (Tiếp theo)
Câu hát an ủi ngọt ngào và sát thực trong thời chinh chiến, phận làm trai luôn luôn đặt nợ nước trên tình nhà. Câu hát nói lên tình nghĩa vợ chồng sắt son chung thuỷ:
“ Tai em nghe anh đau đầu chưa khá ,
Em đây băng đồng vượt phá ,bẻ ngọn lá qua xông ,
Có làm như ri mới trọn đạo nghĩa vợ chồng ,
Đổ mồ hôi ra thì em quạt , ngọn gió lồng anh che.”
Ở quê tôi thường đến mùa gặt ,một số thanh niên nam nữ từ các huyện Triệu-Phong ,Hải-Lăng ra giúp thu hoạch. Chúng tôi gọi những người này là bạn . Thời trước làm được hạt lúa phải đổ biết bao công sức , gặt xong bó thành gánh mang về nhà chất thành bã cho trâu bò giẫm đạp xảy rủ ,sàng sảy, diên quạt mới ra hạt lúa chẳng may gặp mưa thì sự phơi phong thật vất vả cực nhọc Mùa gặt kéo dài có khi vài tháng , khi công việc tạm ổn thì mùa chia ly lại đến. Cuộc chia tay nào cũng bịn rịn, xót thương với lời hẹn năm sau trở lại, cũng có người thương nhau trở thành chồng vợ,có người chưa trọn lời thề than rằng
Câu hát an ủi ngọt ngào và sát thực trong thời chinh chiến, phận làm trai luôn luôn đặt nợ nước trên tình nhà. Câu hát nói lên tình nghĩa vợ chồng sắt son chung thuỷ:
“ Tai em nghe anh đau đầu chưa khá ,
Em đây băng đồng vượt phá ,bẻ ngọn lá qua xông ,
Có làm như ri mới trọn đạo nghĩa vợ chồng ,
Đổ mồ hôi ra thì em quạt , ngọn gió lồng anh che.”
Ở quê tôi thường đến mùa gặt ,một số thanh niên nam nữ từ các huyện Triệu-Phong ,Hải-Lăng ra giúp thu hoạch. Chúng tôi gọi những người này là bạn . Thời trước làm được hạt lúa phải đổ biết bao công sức , gặt xong bó thành gánh mang về nhà chất thành bã cho trâu bò giẫm đạp xảy rủ ,sàng sảy, diên quạt mới ra hạt lúa chẳng may gặp mưa thì sự phơi phong thật vất vả cực nhọc Mùa gặt kéo dài có khi vài tháng , khi công việc tạm ổn thì mùa chia ly lại đến. Cuộc chia tay nào cũng bịn rịn, xót thương với lời hẹn năm sau trở lại, cũng có người thương nhau trở thành chồng vợ,có người chưa trọn lời thề than rằng
“ Rồi mùa tóc rạ rơm khô ,
Bạn về xứ bạn biết mô mà tìm.”
Hay:
“ Ra về cổi áo lại đây .
Để dêm em đắp , kẻo ngọn gió tây lạnh lùng.”
Rất nhiều ,rất nhiều câu hát thấm đậm tinh quê hương làng mạc.
Lúc lớn lên đi học , tôi được thọ giáo bởi hai vị giáo sư dạy Văn tuyệt vời đó là thầy Trần-Xuân-Mai dạy trường B-C Đông-Hà và thầy Mỹ dạy ở Nguyển-Hoàng. Từ những lý luận phân tích tâm trạng các nhân vật trong Truyện Kiều cùng các nhà thơ, nhà văn hiện đại ,những bài luận luân lý văn chương, cách vào đề lung khởi , trực khởi diễn đạt nội dung đầy đủ ,súc tích , kết luận hài hoà, ngắn gọn. Hai thầy đã truyền thụ cho tôi những kiến thức có hôm nay . Xin cảm ơn những người thầy đáng kính đã cho tôi hành trang để bước trên con đường nghệ thuật .
Tâm hồn tôi chứa đầy yêu thương , gặp lúc quê hương chinh chiến , làm lính tôi đi khắp đó đây nhìn cảnh làng mạc nát tan , bạn bè ly tán , gặp những mảnh đời bất hạnh , với tiếng bom,tiêng đạn, tiếng khóc la làm tim tôi luôn trĩu nặng Tôi phải viết ,viết để giải toả lòng mình ,chia sớt nỗi đau của đồng loại cho tâm hồn nhẹ bớt phần nào . Tôi không nghĩ mình trở thành nhà thơ nhà văn, vì đó là mơ ước ngoài khả năng không thể đạt tới. Thế nhưng đây là cái nghiệp , bắt tôi phải theo không bỏ được ,tôi biết nếu vướng vào nó thì đời mình lận đận khổ đau ,nhiều lần tôi đã gác bút nhưng vẫn không yên
.
Ta mãi yêu em, nàng thơ
Ta đã yêu em ,từ thời còn bé nhỏ
Có phải đây là phận số? Hay em đã mê hoặc ta chăng?
Ta đã theo em suốt mấy chục năm
Có phải vì em nên đời ta lận đận ?
Hay nhờ em mà đời ta hưng phấn ,đời ta còn chút ý nghĩa mai sau? .
Em đã cho ta thấm thía nỗi đau
Nỗi đau của cuộc chiến tranh tàn khốc
Nỗi đau của quê hương dân tộc ,lúc thịnh lúc suy
Ta đã dìu bước em đi trên con đường đã chọn
Em thì hồn nhiên trong sáng, ta lại mơ mộng đa tình
Em luôn luôn trung thực với chính mình
Không khòm lưng nịnh bợ
Để ta bao đêm phải trăn trở ,trước gian dối tình đời
Những lúc thư thả thảnh thơi
Em đã cho ta cả một khoảng trời mơ ước
Ta ôm em vào lòng ,để được sống được yêu
Nhưng khoảnh khắc vui buồn mơ ước có bao nhiêu
Bỡi cuộc đời nghiệt ngã
Có lần ta đã bỏ em ,vì đời ta lạnh giá
Nhưng em nào có xa được ta đâu
Em cứ quanh quẫn bên ta như mối tình đầu
Lời em ngọt ngào vổ về ta đứng dậy
Rồi từ đó ta cùng em đi mãi
Ta với em chung trọn mối tình dài
Luôn hướng về thầm mơ ước ngày mai
Gió xuân thoảng, chút hương đồng cỏ nội ./.
Vĩnh-Hoàng
Không bỏ được nghiệp cầm bút , tôi lại nhớ đến một nhà tiên tri đã bảo tôi rằng
“ Anh có sao văn chương ,văn khúc sáng sủa. Ngoài ba mươi tuổi thơ anh sẽ phát triển mạnh. Sau chính nhờ bộ môn này anh được nhiều người biết đến.” Tôi thật không tin vì nghĩ mình không có cơ hội . Làm thơ thì cứ viết thế thôi không ai biết cũng không đăng báo cứ để cho thời gian trôi đi mãi đến năm 1972, tôi mạnh dạn gởi bài thơ đâu tiên với tựa đề: “Tình yêu lính” cho chương trình “Nghệ sĩ với chiến sĩ” do chị Dạ-Lan và Quỳnh-Giao phụ trách của đài Tiếng nói quân đội.
Bài “Tình yêu lính” của tôi được diễn ngâm trên đài kết quả rât nhiều thính giả gởi lời khen tặng và xin chép bản gốc .Điều này làm tôi rất phấn khởi và tiếp tục cộng tác cho đến năm 1975 mới chấm dứt.
Trong trại cải tạo tôi có viết vài bài khi ra khỏi trại trở về quê vì điều kiện hoàn cảnh tôi đành gác bút đến năm 1981, trước những bức xúc của cuộc sống đã thôi thúc tôi cầm bút viết lại .Lần này cũng chỉ viết để giải toả lòng mình chứ không gởi đăng và không ai biết ngoại trừ những người bạn thân.
Năm 1994, một cơ duyên đã đến với tôi. Tôi tình cờ gặp anh Tam-Thanh, tức anh Nguyển-Tiềm ở Vũng-Tàu trong một tiệc cưới. Trước đây anh với tôi chưa từng quen biết , nhưng khi gặp anh trong tôi cảm thấy có một sự gắn bó cảm mến . Sau vài câu chuyện tôi biết anh là người đồng hương với tôi. Ngày trước anh có thời gian dài công tác tại huyện Cam-Lộ lúc tôi mới học tiểu học. Hiện anh là hội trưởng hội thơ Đường Lan-Đình tỉnh Bà Rịa-Vũng-Tàu
Tôi đã ngỏ ý nhờ anh giới thiệu xin gia nhập hội thơ và anh đã nhận lời
Trời xui đất khiến được cùng anh
Hội ngộ duyên văn dã tác thành
Tôi đã trở thành hội viên hội thơ Lan-Đình năm 1995. Từ đó tôi bắt đầu giao lưu xướng hoạ với nhiều bạn thơ , hội thơ ,thường đi sinh hoạt thơ nên quen biết rất nhiều . Thơ tôi cũng góp mặt trong một số tập san của hội .
Năm 1999 anh Lộng-Chương trao cho tôi bài xướng “Thầy Tôi” của nhà thơ Thạch-Lỉnh Hồ-Văn-Mẫn viết về thầy hiệu trưởng trường Nguyễn Hoàng-thầy Thái-Mộng-Hùng. Tôi đã hoạ và được chọn đăng trong tập thơ “Tình thầy, nghĩa bạn”của Thạch-Lĩnh xuất bản năm 1999. Từ bài đó, anh Lê-Ngọc-Phái lại sưu tầm đăng vào tập “Dòng-Thơ-Lưu-Niệm” của Lê-Ngọc-Kha. Sau đó, hai anh Phái và Kha đã tặng cho tôi tập “Dòng-Thơ-Lưu-Niệm”. Tôi xin cảm ơn và hoạ bài “Kết-Từ” của Lê-Ngọc-Kha.
Nhờ những lần giao lưu xướng hoạ mà sợi giây nối kết bạn bè cứ ngày càng dài thêm. Qua tập san “Hương-Quê—Nhà”, “Nguyễn Hoàng-Chân dung và kỉ niệm”, tôi đã được biết thêm nhiều đồng môn ,đồng hương ,và nhiều thầy cô sau bao ngày xa cách. Gần đây nhất là tâp thơ “Đường-Chiều” của Lê-Ngoc-Kha , không biết còn có duyên thơ nào đến với tôi nữa không, bởi đời vô thường ai biết được chuyện ngày mai .
Xin cảm ơn những ân nhân đã trợ duyên cho tôi bước đi trên con đường mình đã chọn
Để kết thúc bài viết có chút riêng tư, tôi mạn phép, mong quý vị độc giả thông cảm, xin trích mấy câu thơ viết cho anh Lê-Ngọc-Kha khi đọc tập thơ “Đường-Chiều” của anh để nói lên rằng : Nếu có duyên với nhau thì dù ở cách xa ta vẫn bên nhau vậy.
…… Tôi với anh là những người tri kỷ
Dẫu trong đời chưa biết mặt nhau
Cùng quê hương mà cách xa nửa quả dịa cầu
Tình gắn bó qua từng trang sách
Mặc dù xa nhưng lòng không cách
Bởi “ Đường-Chiều “ ta đã cùng đi ../.
Sài-Gòn mùa thu Canh-Dần 2010
Vĩnh-Hoàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét