Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Chân Dung Nhà Thơ NGUYỄN ĐỨC TÙNG

TRẦN NHUẬN MINH - NGUYỄN ĐỨC TÙNG

 

 

 

ĐỐI THOẠI
VĂN CHƯƠNG

                                In lần thứ hai

 

 

 

 

 

                            NHÀ XUẤT BẢN TRẺ

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong lần in thứ 2, phần trả lời của Trần Nhuận Minh có sửa lại một số câu chữ, theo thư góp ý của bạn đọc. Xin ghi lại đây lời cảm ơn trân trọng. Đây là BẢN CHUẨN của tác giả. T.N.M

 

 

 

 


MỤC LỤC

Thư gi độc giả                                                                 7

Chương 1: ĐỐI THOẠI THÁNG GIÊNG                                                  
                
câu 1 – 35                                                           X

Chương 2: ĐỐI THOẠI THÁNG HAI                                      
                 câu 36 – 72                                                         X

Chương 3: ĐỐI THOẠI THÁNG BA
                 câu 73 – 116                                                        X

Chương 4: ĐỐI THOẠI THÁNG TƯ
                 câu 117 – 143                                                      X

Chương 5: ĐỐI THOẠI THÁNG NĂM
                 câu 144 – 168

 

 

 

 

                                                                                       X

Chương 6: ĐỐI THOẠI THÁNG SÁU
                 câu 169 – 192                                                      X

Chương 7: ĐI THOẠI THÁNG BẢY
                 câu 193 – 228                                                      X   

Chương 8: ĐỐI THOẠI THÁNG TÁM
                 câu  229 – 251                                                     X

Chương 9: ĐỐI THOẠI THÁNG CUỐI
                 câu 252 – 265                                                      X

PHỤ LỤC: Tiểu sử văn học hai tác giả                                 X                         

                 Nguyễn Đức Tùng                                                 X

                 Trần Nhuận Minh                                                  X



Thư gửi độc giả

Cuốn sách mà bạn có trên tay là kết quả của nhiều tháng trò chuyện trực tiếp và trao đổi thư từ giữa nhà thơ Trần Nhuận Minh và người viết những dòng này.
Tác giả xin gởi lời cảm ơn đến các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học mà chúng tôi có vinh dự được nói đến trong cuốn sách, cảm ơn quý bạn đọc, cảm ơn Nhà xuất bản Tri thức đã quan tâm đến cuốn sách của chúng tôi.
Như bạn thấy, đây là cuộc trò chuyện giữa hai chúng tôi, bắt đầu từ tháng Giêng và kết thúc vào cuối tháng Chín năm 2011, về những vấn đề rất khác nhau của thơ và thơ Việt Nam. Tôi mời các bạn cùng lắng nghe nhà thơ Trần Nhuận Minh, nhân vật trung tâm, cùng với thơ của anh, thơ của những người khác, và tất cả những suy nghĩ, hồi ức, trăn trở của anh, “vì văn chương và xoay quanh văn chương”, như anh đã nói.






Tôi hy vọng rằng cuộc trò chuyện qua nhiều chủ đề văn học, đã diễn ra một cách hào hứng sôi nổi trong gần một năm, không phải là không có lúc gay cấn, nhưng lý thú, giữa hai chúng tôi, nay được ghi lại, sẽ trở thành cuộc trò chuyện giữa chính bạn đọc và nhà thơ Trần Nhuận Minh. Tức là giữa hai phía và nhiều phía, giữa tất cả chúng ta, bao gồm người đọc trong nước và hải ngoại, những người bất chấp một thời kỳ đầy khó khăn của thơ ca, vẫn không ngừng yêu mến nó và ủng hộ một nền thơ Việt Nam đang đi tới, trong sáng, khỏe mạnh, hướng về tương lai.
Vì thơ, dù được viết ở đâu, lúc nào, về bất cứ chuyện gì, bởi bất cứ người nào, nếu là thơ thật sự, bao giờ cũng là tiếng nói của tâm hồn dân tộc và của tương lai chúng ta.
Với lòng trân trọng biết ơn,

Nguyễn Đức Tùng
Vancouver, ngày 25 tháng 9 năm 2011



Chương Một
ĐỐI THOẠI THÁNG GIÊNG
(câu 1 – 35)
1. Nguyễn Đức Tùng:
Xin chào nhà thơ Trần Nhuận Minh.
Cám ơn anh đã nhận lời tham dự cuộc trò chuyện văn chương lâu dài của chúng ta, bắt đầu từ tháng Giêng này.
Trần Nhuận Minh:
Vâng, xin chào anh Nguyễn Đức Tùng, nhà thơ, nhà phê bình văn học. Rất vui được trò chuyện với anh.
2. Nguyễn Đức Tùng:
Tôi hy vọng rằng, chúng ta sẽ có những trao đổi thẳng thắn, cởi mở và thân thiện, thuận theo tự nhiên, nhưng cũng sẽ cố gắng tập trung quanh các chủ đề: thơ Trần Nhuận Minh, thơ của các nhà thơ khác, những hồi ức và suy nghĩ của anh về năm tháng đã qua. Xin mời anh nêu những nhận xét của mình về các vấn đề sáng tác và phê bình trong thơ và trong văn chương đang được dư luận quan tâm.
Như thế, cùng với nhiều người, chúng ta thử đi tìm một phác thảo chân dung của con đường thơ Việt Nam hôm nay.
Trần Nhuận Minh:
Đúng vậy. Tôi cũng hy vọng như thế. Và tất nhiên, cùng với việc bàn về thơ, đôi khi về văn của những nhà thơ, nhà văn khác, tôi cũng sẽ xin bàn về thơ của anh. Bởi ngoài phê bình văn học, với những đóng góp ngày càng sắc sảo từ bàn viết hải ngoại, anh thực sự là một nhà thơ và theo cách hiểu của tôi, là một trong những nhà thơ Việt Nam đáng chú ý nhất ở hải ngoại hiện nay.
Đúng như anh nói, đây là một cuộc đối thoại thân thiện, và tôi muốn nói thêm: hoàn toàn bình đẳng và tự do. Đối với tôi, qua 50 năm cầm bút, biết bao điều cần được giãi bày, vì văn chương và xoay quanh văn chương.
3. Nguyễn Đức Tùng:
Đập giữa lồng ngực tôi như một trái tim
Hình như lửa âm thầm chứa trong vàng đen
Đốt cháy ruột gan tôi đến nỗi
Tôi ngồi đứng không yên
Đó là thơ anh viết về hòn than đá.
Sau mấy mươi năm, hôm nay nhìn lại, thơ đã làm thay đổi cuộc đời anh ra sao?
Trần Nhuận Minh:
Những người sinh cùng thời với tôi, ở xung quanh tôi, nhất là cùng học với tôi, tôi có cuộc đời và số phận khác với các vị ấy, có lẽ là bởi lý do này: tôi hướng đời mình vào thơ. Nỗi buồn, niềm vui, hy vọng, thành công hay thất bại, hay hay dở…đều từ cái gốc này mà ra.
Mẹ tôi có quyển Kiều của cụ Nguyễn Du. Tôi đọc nó từ khi mới biết chữ và lơ mơ nhận ra có một thế giới khác, một cuộc sống khác đang tồn tại bên cạnh mình, ít đổi thay, cao quý và tốt đẹp hơn nhiều so với cái tôi hằng thấy, hằng nghe… Kiều đã thấm vào tôi như một thứ tôn giáo. Vì thế, tôi gọi quyển Kiều là thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi cứ nghĩ, nếu không có quyển Kiều với những câu thơ huyền diệu của nó, dù tôi không hiểu hết, âm thầm dạy bảo và hướng dẫn tôi từ thuở nhỏ, thì cuộc đời tôi không biết sẽ như thế nào. Cuộc đời tôi đã bắt đầu từ đó.
Thông thường, tôi điềm đạm, nhún nhường và nếu có bất cứ ai tranh với tôi, hoặc tôi biết là sẽ tranh với tôi, thì tôi xin thua ngay từ trước; cho đến tận bây giờ, vẫn thế. Dù tôi biết chắc chắn là tôi đúng hơn, và có “cái đó” có lẽ là phải hơn.... Thuở bao cấp, tôi không biết “quyển sổ hai đầu” (quyển sổ phân hàng hoá) là cái gì. Lúc ấy đã có câu ca: “Cái gì cũng phân, phân như cứt”… Khi cơ quan họp để bốc thăm được mua phân phối cái quần đùi hay cái áo may ô, hoặc bánh xà phòng, hay 5 người chia nhau 3 cái bát ô tô, theo hướng dẫn của cơ quan thương nghiệp, tôi đều vui vẻ không tham gia. Tôi nghĩ: trong chiến tranh có thể chết vì nhau, nay chỉ vì mấy cái lặt vặt này mà phải nhờ đến sự may rủi, thì thực phiền lòng. Tôi làm Tổng biên tập báo, Chủ tịch hội, Bí thư đảng đoàn… với tư cách là trưởng ngành của tỉnh, thực tình tôi chưa được đào tạo một ngày nào. Chính thơ đã đào tạo tôi, đã thay đổi cuộc đời tôi. Vì vậy, tôi đã làm việc hết lòng, với cố gắng cao nhất. Còn có thể va vấp chỗ này, khiếm khuyết chỗ kia, trái ý người này, mất lòng người nọ, trong khi giải quyết một số việc cụ thể nào đó, liên quan đến cái danh và cái lợi của họ, dù có “to tát” gì đâu, là điều thực khó tránh khỏi. Không ai có thể làm vừa lòng được tất cả mọi người.
Tôi đã góp công quan trọng cùng nhiều người, đưa tổ chức do tôi phụ trách, được chọn là một trong năm đơn vị khá nhất nước, được tặng Huân chương Độc lập hạng ba đầu tiên của cả nước, từ năm 2004,  trong các tổ chức Hội cấp tỉnh thành, và tờ báo Hạ Long do tôi làm Tổng biên tập, cũng được ban Tư tưởng văn hóa Trung ương chọn là một trong năm tờ báo Hội cấp tỉnh có chất lượng khá nhất, giai đoạn 2000-2003, được Thủ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét