Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

TRẦN NHUẬN MINH
NGUYỄN ĐỨC TÙNG


được Thủ tưởng Chính phủ tặng Bằng khen đầu tiên, trong số các tờ báo Hội cấp tỉnh.
Dù bận thế nào, thơ vẫn là cái thường trực, day dứt, trăn trở khôn nguôi, làm tôi ăn ngủ không yên.
Được, cũng không vui, mà không được, cũng không buồn.
Đó là thiền, tập được cái đó, khó lắm. Tôi cũng cố gắng tập:
Hỡi Đấng Mê Tơi
Bây giờ tôi sạch nợ trần ai
Vâng, thưa Người

          tôi sạch nợ trần ai
Những sung sướng
          không còn làm tôi sung sướng
Những đau khổ
          cũng không còn làm tôi đau khổ…
4. Nguyễn Đức Tùng:
Robin Skelton, nhà thơ Canada, có lần khuyên: nghệ thuật viết tức là nghệ thuật viết lại, viết đi viết lại (the art of writing is the art of rewriting).
Một số bài thơ của tôi, khi viết xong thấy ngon lành vừa ý, nhưng ngày hôm sau đọc lại bỗng thấy đắng cả miệng, ngượng muốn chui xuống đất; còn nếu trước đó chưa kịp gởi cho ai thì thật là một may mắn lớn.
Khi làm thơ, anh viết một lần là xong hay viết đi sửa lại nhiều lần?
Trần Nhuận Minh:
Tôi thường viết một lần. Một lần là xong. Tôi viết ở bất cứ đâu khi bài thơ chợt đến. Có khi tôi mượn người bên cạnh cái bút và đứng lên xé luôn tờ lịch trong phòng của bất cứ ai, và bài thơ lập tức hoàn thành. Cũng có bài thơ viết xong tôi quên, rồi vào một lúc nào đó, chợt nhớ lại hoặc chợt tìm thấy, có thể sửa một vài chữ, cũng có thể không, rồi gửi đăng báo hoặc đưa in luôn vào tập. Ví như bài Tuệ Tĩnh, tôi viết từ 10 năm trước, năm 2001, nên có câu: 600 năm / Mưa nắng Giang Nam không mòn được. Vì cụ Tuệ Tĩnh mất khoảng năm 1400.
Hay bài thơ bốn câu sau đây:
MẤT ĐIỆN
Ngày nóng nhất thị xã vẫn mất điện
Công dân cởi trần đổ ra đường
Nhìn nhau cười hê hê
Ngớ ngẩn như một bầy thú vật…
Tôi viết từ cuối năm 1985. Khi ấy, nơi tôi ở chưa là thành phố. Bây giờ thì thành phố cũng mất điện liên miên. Thấy hơi “nặng”, nên tôi viết lại:
Mua sắm đã đành nhờ nuôi lợn
Văn chương nào có mấy ai hay
Trưa hè thị xã thường mất điện
Ngực phanh trần, đứng dưới cây…
Nghe “dễ chịu” hơn, phải không? Tôi rất thú câu Văn chương nào có mấy ai hay, nói được hai ý, một là về tác giả, thời gian này, nào có mấy ai viết được hay; hai là về người đọc, bây giờ văn chương nào có mấy ai biết, mấy ai quan tâm. Cái thú của thơ là ở sự đa nghĩa của nó. Tôi rất khâm phục một câu không rõ của ai: Vợ cả vợ hai, hai vợ đều là vợ cả. Chữ cả cuối câu rất tài. Tôi đưa đoạn thơ trên vào bài Bạn đến (1985), in trong tập Nhà thơ áp tải năm 1989, sau đưa in lại trong tập PHỤ LỤC THƠ 2005: Gửi lại dọc đường, vừa in lần thứ 6. Một ví dụ khác: tập Nhà thơ và hoa cỏ khi in lần thứ 19, cả tập chỉ chữa có hai chữ, trong bài Lời từ biệt, cuối tập:
Những câu thơ dằn vặt một đời người
Chả cần biết có ai còn nhớ nữa
Cuộc sống này với bao nhiêu trắc trở
Anh có thể đi mà chả kịp chào
Như vậy, tôi chữa thơ thường xuyên trong mỗi lần tái bản, lần nào cũng chữa, với hy vọng làm cho câu thơ có chất lượng cao hơn…
18 lần trước, đều in: Cuộc sống này với bao nhiêu dang dở… Có người bảo: chữa thế là làm hỏng thơ rồi, dang dở hay hơn, rộng lớn hơn. Nhưng tôi nghĩ trắc trở mới phù hợp hơn với chủ đề của cả tập thơ là số phận của con người, trong một xã hội đầy bất trắc. Nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
Cái chết vẫn rình ta ở khắp nơi, sau từng cánh cửa
Cua đường hẹp, chiều mưa, vài sải nước gần bờ…
Ta chả là gì giữa bốn bề bất trắc
Chỉ tích tắc khôn lường, ta đã hóa người xưa…
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có một bài thơ rất hay viết về vợ, đại ý là, buổi sáng em xách cặp lồng cơm đi làm, cứ phấp phỏng lo sẽ xảy ra điều gì, bởi rất có thể: Là thôi… có thể mất em trong đời, chỉ đến chiều, thấy vợ về, mới biết là đã qua một ngày bình thường.
Cùng em buổi sáng chia tay
Thầm mong lương thiện một ngày đón em…
Bài thơ có dấu ấn hiện thực và tâm trạng của cả một thời kỳ rất dài, chả biết từ năm nảo năm nào, cho đến tận ngày hôm nay, vẫn thế thôi. Hãy chỉ nói riêng về tai nạn giao thông. Theo báo cáo của ban An toàn giao thông, trung bình một ngày đêm trong năm, chết khoảng 27 đến 30 người, có năm lên đến 33 người chết trong một ngày (tôi từng làm Tổng biên tập một tờ báo, có trang an toàn giao thông), chưa kể số người bị thương đến tàn phế. Ngay trong chiến tranh ác liệt, không phải ngày nào cũng có số người chết vì bom đạn nhiều đến như thế… Lúc đầu còn xôn xao lo ngại vì tai nạn giao thông làm chết quá nhiều người, bây giờ thì quen rồi…, như không có gì xảy ra cả. Thật đáng sợ.
5. Nguyễn Đức Tùng:
Tại sao anh viết?
Trần Nhuận Minh:
Tôi viết vì không thể không viết. Đơn giản thì như thế, nhưng ngẫm lại thì thấy đó là một câu hỏi hệ trọng hơn nhiều. Nó nằm sâu ở tầng đáy của cảm xúc và dưới hình thức này hay trạng thái khác, nó buộc tôi phải hành động, tức là phải cầm bút. Nó góp phần quan trọng tạo dựng tác phẩm văn chương trong một ánh sáng nào đó của thẩm mỹ.
Với tôi, có hai giai đoạn rõ rệt.
Giai đoạn một, từ khi viết bài thơ đầu tiên (1954) được đăng đầu tiên (1960) đến năm 1986, năm đất nước bước vào công cuộc đổi mới mà ngay từ năm đó, tôi đã nói rằng, đây là cuộc cách mạng tháng Tám thứ hai và với bản thân tôi, đây là năm sinh thứ hai. Giai đoạn này tôi viết để phục vụ nhiệm vụ chính trị trước mắt. Nghĩa là viết cái mà cuộc sống cần ở mình. Chủ đề tư tưởng là các nhiệm vụ chính trị cần phải đạt đến. Nội dung hiện thực là thực tế nó cần phải xảy ra, còn nó có xảy ra thật như thế hay không, điều ấy không quan trọng. Tôi nghĩ, cả một nền thơ của một giai đoạn lịch sử đã được viết trong quan điểm đó, rất trong sáng và chân thành. Chính nhờ thế, mà “Toàn đất nước có chung tâm hồn, có chung gương mặt” (Chế Lan Viên). Đến khi thống nhất được đất nước, nhiệm vụ chính trị hoàn thành rồi, thì thơ có hoàn thành được nhiệm vụ nghệ thuật, để tồn tại đến mai sau hay không, lại là vấn đề khác, và nói cho cùng, điều ấy không phải là cái quan trọng nhất. Nếu nó có “hi sinh” thì cũng hy sinh như mọi người lính trong trận mạc mà thôi.
Giai đoạn hai, từ năm 1986, tôi viết về cái mà mình cần phải có ở tác phẩm của mình, nỗi ám ảnh của cá nhân mình trước mọi cái mắt thấy tai nghe, cùng với những tổng kết, trải nghiệm của cả cuộc sống mà mình tích tụ được đến lúc đó, qua lăng kính của chủ nghĩa nhân văn. Không viết được như thế thì mình không sống được bình thường như mọi người.
Trong sách kỷ yếu Nhà văn Việt Nam hiện đại, Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản năm 2007, phần nghĩ về nghề, tôi viết: “Có một nỗi niềm nào đó thực sự ám ảnh anh, buộc anh phải viết ra, nếu không viết ra được với những đặc trưng như thế, như thế… anh hoàn toàn mất thăng bằng. Đối với anh, đó là sự giải tỏa, còn đối với bạn đọc, đó là sự khám phá mới về Cõi Người, với những khát vọng không bao giờ nguôi ngoai…”
6. Nguyễn Đức Tùng:
Khi đọc trường ca Bản Xônat hoang dã, ấn tượng đầu tiên của tôi là về nhịp độ, tốc độ, tiếng Anh gọi là pacing. Pacing là sự chuyển động của câu thơ và toàn bài thơ. Kinh nghiệm của tôi là khi được viết trong một thời gian ngắn, viết một lần là xong, bài thơ dài thường gây ấn tượng dồn nén, gấp gáp, hoang mang mà mãnh liệt. Bộc lộ hết cái tôi ra.
Trần Nhuận Minh:
Tôi cũng có những cảm giác như anh khi viết các tập khác, nhưng riêng tập thơ này thì lại không. Tôi viết rất nhẹ nhàng, thanh thoát và dường như chả bận tâm đến bất cứ cái gì, kể cả thơ, lòng hoàn toàn thanh thản, trong trẻo, có thể nói là tinh khiết. Cảm giác đó trong tôi chỉ duy nhất có trong quá trình viết tập thơ này. Cũng lạ. Anh sẽ nhận ra điều ấy khi đọc trực tiếp tập thơ. Bản Xônat hoang dã 36 bài (hoặc là 36 khúc thức), tôi vận dụng đặc trưng của thể loại sonata âm nhạc vào thơ, thử viết một bản sonata hoàn toàn bằng lời xem như thế nào. Không kể bài TựaBạt có từ trước, tôi đưa vào để mở và kết tập, còn 36 bài trong tập, tôi viết liên tục vào các buổi sáng, khoảng từ 3 giờ 30 đến 6 giờ 30, bởi sau đó, tôi còn phải đến cơ quan trước giờ làm việc. Hơn một tháng thì xong cả tập thơ. Sau này, khi tập thơ đã in ra và bán hết rồi, chả có việc gì phải dậy sớm, vậy mà cứ vào lúc 3 giờ 30 sáng là tự nhiên tôi lại thức dậy…
7. Nguyễn Đức Tùng:
Trong Bản Xônat hoang dã, khí hậu thơ bát ngát, vừa là chuyện thế gian, vừa không còn là thế gian nữa, trở nên ngày một tâm linh, vũ trụ hơn. Có phải đây là khuynh hướng của anh gần đây?
Từ tập Nhà thơ và hoa cỏ đến tập thơ này, có một bước chuyển biến về bút pháp. Anh cũng có nhắc đến một sự kiện trong đời sống riêng của anh, có thể đã ảnh hưởng đến sự chuyển biến ấy.
Trần Nhuận Minh:
Cái âm hưởng của Bản Xônat hoang dã tôi rất muốn ổn định và phát triển, để có thể hình thành một khuynh hướng nghệ thuật, như anh nói, nhưng sau đó, tôi không sao viết tiếp theo cách đó được nữa, dù tôi rất muốn. Nó chỉ xuất hiện trong sáng tác của tôi có một lần…
Thực tình là tôi cũng không biết có phải vì vậy hay không. Nhưng không phải một mà đến bốn nhà thơ đã phát biểu sự suy đoán đó trong hai cuộc tọa đàm về tập thơ này của tôi ở thành phố Hạ Long và thị xã Uông Bí, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Và những ý kiến ấy, cùng với các nhận xét về học thuật, đã đăng lên báo, phát qua đài… sau tôi có đưa in lại nguyên văn các ý kiến đã đăng báo đó vào sách. Tôi có bài Vô thức, in ở cuối tập Nhà thơ và hoa cỏ, thuật lại điều đó, để rõ ở cuối bài: viết sau tai nạn giao thông trên đường 5 (Hải Dương), chết lâm sàng từ 22 giờ ngày 05/8 đến 2 giờ ngày 06/8/2001. Câu kết của bài thơ:
Xòe hết ngàn cánh tay, chẳng chạm vào bát ngát
Ta rùng mình rơi trong muôn thẳm Cô Đơn…
Sự cố như sau: tôi từ Đà Lạt về, họp hội nghị thường kỳ của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, do nhạc sĩ Trần Hoàn, chủ tịch ủy ban triệu tập và chủ trì. Lái xe đón tôi ở sân bay Nội Bài rồi về Quảng Ninh trong đêm, vì sáng sau, tôi phải làm việc với chủ tịch tỉnh. Đêm ấy trời trong, trăng sáng. Đến gần Ghẽ (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), lái xe cho xe dừng bên đường để ngoái tay về phía sau lấy chai nước lọc, thì “rầm” một tiếng, cái xe tải chở hàng từ Sài Gòn ra, lái xe hình như ngủ gật, đã chồm lên 2/3 xe tôi (xe gầm thấp, ở trạng thái không).
Theo biên bản do công an Cẩm Giàng lập, lúc 22 giờ 15 phút, ngày 05/8/2001, thì cái xe tải này di cái xe con của tôi trên mặt đường 55 mét, khi chợt nhận ra cái giải phân cách bằng kim loại phía trước, phân biệt luồng xe ô tô và chỗ dành cho người đi bộ, thì xe tải quặt trái và phanh độc. Xe tôi bay chéo trên không trung 57 mét, qua giải phân cách ở giữa đường, cắm đầu xe xuống ao nông thả muống ở ngoài bên kia đường, cách mép cuối cùng của vệ đường 2,3 mét (tôi ghi tròn số). Chính nhờ cái ao nông thả muống mà chúng tôi thoát chết. Vỏ cái xe con của tôi bị vò nát như cái vỏ trứng, toàn bộ 2/3 xe phía sau, bị cái ba đờ sốc của xe tải kéo giật ra, trống hoác, cái cặp số của tôi để ở cốp xe cũng bẹp rúm… Đầu tôi đập chúi về phía trước và cũng may là đã bị vướng vào đó, nếu không đã bị cái ba đờ sốc kia kéo ngang cổ mà lôi ra. Máu từ miệng và mũi tôi chảy ra đầm đìa… Tôi chết lâm sàng bốn tiếng đồng hồ liền, hoàn toàn không biết gì. Mới hay cái chết cũng nhẹ nhõm và dễ chịu thôi.
Sau khi chụp “cắt lớp” ở bệnh viện Việt Đức Hà Nội, xác định là sọ không bị tổn thương, chỉ rạn xương gò má trái, tôi về cơ quan và làm việc ngay, để giải quyết những 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét