DÒO VĂN BÌNH
A.
-Ăn
uống trở
thành ẩm thực. Thói quen/cách ăn uống trở
thành
văn hóa ẩm thực, giống như mấy ông Ba Tàu ở Chợ Lớn nói chuyện với nhau
năm xưa. Các “món ăn miền Bắc” trở thành “Ẩm thực miền Bắc”. Người
ta thích là thích các “món ăn” miền Bắc chứ miền Bắc có đồ
uống (ẩm) gì ra hồn đâu mà thích? Rồi nào là, “Du khách nước ngoài tham gia tour
trải nghiệm ẩm thực tại Hội An” (Báo Sài Gòn Giải Phóng). Thực ra câu
chuyện chỉ là, “Du khách ngoại quốc vừa du lịch vừa thưởng thức các món ăn ở Hội An” nhưng lại viết dưới dạng
cầu kỳ vì ít học. Xin nhớ cho ăn uống không phải là văn hóa vì
loài
thú cũng ăn uống. Con hổ sau khi ăn thịt con nai xong bèn ra bờ suối uống
nước. Nhưng nếu biết nấu nướng cho đàng hoàng, lịch sự, biết mời chào nhau thì
nó là một nét của văn hóa. Hiện nay ở hải ngoại cũng lây bệnh “tiếng
Việt đổi đời” bằng cách dùng danh từ “ẩm thực chay”. Khi nói “ẩm thực
chay” có nghĩa là đồ ăn chay và đồ uống chay. Nhưng đồ uống nào mà
chả chay? Chẳng có thứ đồ uống nào như nước ngọt, chè, nước mía, nước dừa v.v…
lại bỏ thêm thịt, cá, tôm, cua vào đó. Dùng danh từ “ẩm thực chay” tức là hoàn
toàn ngu dốt tiếng Việt nên chế bậy.
-Ăn
mặc dâm ô, ăn mặc hở hang, ăn mặc bẩn mắt trở thành ăn mặc
phản cảm. Một hình ảnh gây bất bình, xúc phạm, khó chịu cho người ta cũng gọi là
phản cảm. Chỗ nào cũng thấy phản cảm và không còn một tính từ
nào khác. Ăn mặc phản cảm là ăn mặc thế nào? Chẳng hạn một cô gái đến chùa “ăn
mặc phản cảm” thì cô gái đó ăn mặc ra sao? Hoặc váy ngắn quá, hoặc áo hở vú, hở
lưng, hoặc mặc quần đùi (short) hoặc
mặc đồ mỏng dính (bây giờ gọi là xuyên thấu)
thì phải nói ra cho người ta biết chứ. Tiếng Việt trong nước càng ngày càng trở
nên nghèo nàn và kho tàng ngôn ngữ truyền thống sẽ chỉ còn một nửa hay bị
hủy diệt bởi những chữ như: hoành tráng, phản cảm, giải mã, kinh điển, ấn
tượng, sốc, kịch tính, kịch bản, cơ bản, thi công, xử lý, nóng (hot), khắc phục, tiếp cận … Những danh từ
đơn giản, thuần Việt do tổ tiên sáng tạo cả ngàn năm nay từ từ biến mất để thay
thế bằng tiếng Tàu nhức đầu, lạ hoắc… và quá nhiều tiếng lóng, tiếng Tây, tiếng
Anh “ba rọi” chen vào.
B.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét