ĐÀO VĂN BÌNH
B.
-Bạch
phiến trở thành ma túy đá
-Bài
giải, đáp số trở thành đáp án. Thật điên khùng
quá mức! Thí dụ: “Đáp án bài toán
lớp 7 thử tài tư duy” (VnExpress). Làm toán mà “tư duy” cái gì? Chì cần nói “giỏi toán”. Câu văn gọn gàng, sáng sủa mà không bắt độc
giả phải
“tư duy” sẽ là: “Thử
tài các bạn. Hãy giải một bài toán Lớp 7.”
Nghe nói VnExpress là tờ báo điện tử được nhà nước/chính phủ cấp bằng
khen.
-Bài
giảng trở thành giáo án. Soạn bài giảng trở thành
“soạn
giáo án”. Nghe thấy mà ghê!
-Ban
nghi lễ trở thành ban lễ tân (ông nào chế
ra chữ này chắc trước đó có học ở bên Tàu thời Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình).
Xin nhớ,”lễ tân” chỉ là tiếp khách. Còn “nghi lễ” là cả một thể thức
có khi vô cùng phức tạp để hoàn tất một buổi lễ lớn hoặc tiếp đón các vị nguyên
thủ quốc gia.
-Bán
cá, bán tôm ở ngoài chợ (mua đi
bán lại) ngày xưa gọi là “làm ăn cá
thể, manh múm”, bây giờ gọi là kinh doanh, giống như làm chủ một
công ty xuất cảng tôm đông lạnh có cả trăm nhân công.
-Bản
tiếng Việt, bản tiếng Anh, bản tiếng Hoa (cùa một tờ báo) trở
thành
phiên bản tiếng Việt, phiên bản tiếng Anh, phiên bản tiếng Hoa. Mở các
Từ Điển English-Chinese Dictionary ra sẽ thấy người Tàu định nghĩa “copy” là phiên
bản. Thậm chí “version” là bản mô phỏng, phỏng theo
cũng trở thành phiên bản. Đúng là “điếc không sợ súng”. Không được đi học,
không hỏi người lớn, không tra từ điển, không
nghiên cứu mà cứ viết, cứ nói. Một đất nước, một cộng đồng như vậy thật
đáng sợ! Dân tộc Nhật tiến lên là họ biết xấu hổ (Khổng Tử gọi là tu ố). Khi biết mình sai, họ rất xấu hổ và có khi
phải tự sát. Một dân tộc mà không biết xấu hổ thì hết thuốc chữa.
-Bàng
hoàng, choáng váng, hết sức ngỡ ngàng trở thành sốc (shock)
-Bánh
xe/vỏ xe trở thành lốp
-Bao
gồm, bao hàm, hàm chứa (một số vấn đề) trở thành nội
hàm. Ông nào dùng hai chữ này chắc là viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học,Văn
Chương và Ngôn Ngữ Việt Nam.
-Bảo
đảm trở thành đảm bảo, bảo hành. Xe cộ, món đồ, máy móc được bảo đảm (warranty) trong
bao lâu trở thành bảo hành. Hành nghĩa là làm, làm gì ở đây mới được chứ?
-Bảo
trì, giữ gìn trở thành bảo quản
-Bắp
thịt trở thành cơ bắp. Biểu diễn/khoe bắp thịt trở
thành biểu diễn cơ bắp. Phô diễn sức
mạnh quân sự cũng gọi là biểu diễn cơ bắp. Đúng là loại ngôn
ngữ đường phố, bát nháo, đứng bến, mánh mung.
-Bắt
ngay trở thành bắt khẩn cấp, bắt nóng. Trong nước
cái gì cũng nóng hay lạnh. Ngôn ngữ truyền thống sẽ lần hồi
diệt chủng. Thưởng ngay trở thành thưởng nóng! Thế mới hay ngu dốt mà
làm văn hóa thì nguy hại ngàn đời!
-Bên trong (của
chiếc xe hơi) biến thành nội thất! Đúng là tiếng Việt kiểu
cung vua phủ chúa.
-Bệnh
viện nhi đồng cắt cụt chi còn bệnh viện nhi trong khi từ
điển trong nước nói rằng chữ “nhi” không bao giờ đứng một mình. Nó
phải đi kèm với một chữ khác. Như vậy Tết Nhi Đồng giờ đây chỉ còn Tết
Nhi! Đúng là chữ nghĩa quái đản, muốn viết gì, nói gì thì nói.
-Bích
chương (dán
lên tường) trở thành Áp-phích
-Biến
cải, thay đổi trở thành cải tạo. Thí dụ: Trung
Quốc cải
tạo bãi đá ngầm thành đảo. Trong nước nên bỏ hai chữa “cải tạo” vì nó gợi
lại hình ảnh cả triệu quân-cán-chính VNCH bị “tù cải tạo”.
-Biển,
tấm bảng trở thành Pa-nô (Panneau)
-Biểu
ngữ trở
thành Băng-rôn (Bande de role)
-Bình
điện trở thành bình ác quy, nạp điện trở thành sạc (charge)
-Bổ
túc, trau dồi (kiến thức) trở thành bồi
dưỡng (giống như ăn uống để lấy lại sức sau cơn bệnh)
-Bộ
đôi, một đôi, một cặp (hai người) trở thành cặp đôi (bốn người)
- Bộ mặt,
dáng vẻ biến thành ngoại hình. “Cô ta có dáng vẻ đẹp” nay
biến thành “ Cô ta có ngoại hình đẹp”. Ai dùng hai chữ “ngoại hình” chắc chắn
không được cắp sách đến trường hoặc du học Trung Quốc cho nên tiêm nhiễm tiếng
Tàu.
-Buổi
trình diễn văn nghệ trở thành show. Ca sĩ hát một lúc
hai, ba phòng trà gọi là “chạy show”. Ngày xưa các chiêu đãi viên ở các phòng trà đang tiếp khách
này, xin lỗi chạy qua tiếp khách kia gọi là “chạy bàn”.
-Buồn
nản, chán đời (depressed) trở thành trầm cảm . Sao dùng chữ
khó khăn quá vậy? Nếu tôi là một tâm lý gia, một bệnh nhân tới nói,
“Thưa bác sĩ, tôi cảm thấy buồn nản, chán đời” thì tôi hiểu ngay. Nhưng
nếu bệnh nhân nói, “Tôi bị trầm cảm” thì tôi
sẽ phải hỏi lại, “Ông/bà nói thêm về tình trạng tâm lý của ông/bà thế nào.” Ngoài
ra, từ điển Việt Nam trước và sau 1975 không hề có hai chữ “trầm cảm”.
-Buồng
lái /phòng lái trở thành cabin. Thậm chí khoang
hành khách trên máy bay cũng gọi là cabin (BBC tiếng Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét