Chuyện kể Đại-úy W.D.Marshall
15July01
Vào 1990 Công ty du lịch Hòa-Bình CCB Mỹ gặp Mr.Sinh hướng dẫn đoàn thăm lại chiến trương xưa ở Da Nang và Hội An ..Sinh nguyên là thông dịch viên quân sự đồng hóa của Sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đòn trú tại Quảng Nam trong cuộc chiến tranh trước kia..
Trước khi sắp chia tay đoàn Sinh mang theo một bao cát màu xanh nhạt bên trong đựng một chiếc áo mưa quân đội đã rách nhiều mãnh.Sinh thông báo cho chúng tôi đây là chiếc áo mưa lính của một người bạn thân thiết của anh ta :dại úy thủy quân lục chiến W.D.Marshall.Sinh kể Marshall đã chết trên tay của anh ta vào ngày 11-6-1968.
Lần ấy Sinh cùng Marshall quật hầm của du kích vùng ranh Quảng Nam.Bên ngoài mưa rơi nhẹ ,một du kích ném ra ngoài miệng hầm một quả lựu đạn chày(nội hóa).Lát sau Marshall ngã xuống. Cứu tôi,Sinh. Sinh bò lại mò tìm vết thương bên trong chiếc áo mưa nhưng không thấy vệt máu.Lần hồi Sinh lật thân thể Marshall lại và thấy phía dưới đủng quần một vệt máu ở đó.Thì ra một mãnh lựu đạn đã xuyên phá dái của Marshall. Marshall trợn dốc ngược mắt rồi chêt trên tay Sinh.
Phải rồi người bạn thân thiết đã chết trên tay mà không hề trăn trối một lời.
Sinh hỏi xin viên y sĩ chiếc áo mưa của Đai úy Marshall để kỷ niệm cho đến 33 năm sau Sinh mang đến nhờ tôi mang về trao trả di vật của Marshall và nói trong nước măt. Ông ấy đã chết trên tay tôi và không ngày nào mà Sinh không nhớ về chuyện này .
Sau bao nhiêu lần về Hoa Kỳ tìm kiếm cuối cùng TOP vào cuối tháng 9 cũng tìm được con trai đầu của gia đình đai Úy Marshall.Anh ấy bảo khi được 4 tuổi thì cha tử trận và đây cũng là ép-phê nhất trong đời.Trong một lá thư anh ấy viết:Tôi rất vui mừng thấy lại chiếc áo mưa kỷ vật của cha tôi cho dù tôi có rất ít kỷ niệm và ghi nhớ về cha của tôi . Điêu này giúp tôi có ý niệm lúc chết cha tôi không lẻ loi đơn độc.
Đây là một trong hàng vạn kỷ niệm buồn.Chúng tôi gởi đến gia đình đại Úy Marshall lời chia xẻ đau xót cũng như tới tất cả gia đình ở đất Mỹ có con em tử trận tại Việt Nam.với những hoài niêm buồn đau.
Thư của con trai Đai Úy Marshall
TOP Vietnam và Mr Sinh thân mến
Tôi đã nhận chiếc poncho của cha tôi và cám ơn đã tổ chức đưa chiếc poncho về tận gia đình của tôi.
Với Mr Sinh tôi cũng chân thành và mang sâu trong tôi lòng thán phục về sự gìn giữ qua bao năm tháng chiến tranh bom đạn và cho đén bây giờ đã thành di vật thiêng liêng cho của một gia đình.Tôi cũng đáng ngạc nhiên không biết sao ông ấy có thể giữ chiếc poncho lâu dài như thế...có lẻ bên trong ông ấy có một tình cảm sâu đậm và suy nghĩ về cha tôi và tôi cũng không bao giờ nghĩ ông ấy đã hành động như thế.
Thực sự tôi không có câu hỏi nào với Mr Sinh khi ông ấy đã xem cha tôi khi còn sống là một người bạn thân .Tôi nghĩ việc làm của Mr Sinh đã là lời đáp cho câu hỏi :Cha tôi là người thế nào..Điều này cho dù sau hơn 30 năm ấp ủ tình cảm cũng như di vật chứng tỏ giá trị của tình người..Chúng tôi hy vọng một ngày nào đó Mr Sinh sẽ đén thăm gia đình chúng tôi và kể lại giây phút trước khi mất của cha tôi .
Poncho vẫn là tấm poncho.Cho dù không có gì tồn tại cả nhưng nó đã để lại trong mỗi người một hoài niệm và tôi trân trọng lòng kiên nhẫn lâu dài và chứng tỏ con người của Mr Sinh như thế nào trong suy nghĩ của lòng tôi.Điều này đã mang lại nước mắt trong tôi .
Nếu ông có cơ hội nói chuyện với Mr Sinh vui lòng nói với ông ấy cái poncho không đáng là bao nhưng sự thể hiệh tình bạn giữa ông ấy và cha tôi là tuyệt vời và còn lưu lại mãi đến tận bây giờ.
Sincerely Yours/Rod Marshall
12 Mar 2010
Thư của Ruby và Doug
Gởi Steve
Chúng tôi đang ở Nhatrang
Tuần rồi thăm Da Nang, gặp Sinh và khi biết đươc chúng tôi đến từ Hoa Kỳ Sinh rất thích thú. Sinh là một tourguide ngoài luồng của TCDLVN cho nên chúng tôi biết rất nhiều chuyện lịch sử chiến tranh VN.Bên cạnh những kinh nghiệm mặt trận và những chuyện buồn hồi làm thông dịch quân sự cho TQLCHK.Trong một lần hành quân VC đã bắn sẽ và Đại úy Marshall đã đap Sinh nằm xuống và viên đạn đã xợt ngang đầu Sinh để lại vết sẹo cạn.Sinh chỉ vết seo cho chúng tôi.Marshall đã một lần cứu mạng Sinh thế mà sau này ...Một lần quật hầm Marshall dính mãnh của lựu đạn Sinh đỡ trên tay Sinh và Marshall kêu cứu.Sinh giúp tao!Mở to mắt và chết trên tay Sinh.
Sinh chảy nước mắt khóc thương một người bạn tháng trước vừa cứu Sinh mà bây giờ Sinh không thể làm gì được.
Lúc kể câu chuyện này mắt Sinh đầy lệ làm cho chúng tôi xúc động nhiều.Lần đó Sinh hỏi viên y sĩ xin chiếc poncho của Marshall như gìn giữ một kỷ vật của người đã một lần cứu mạng minh..Sinh luôn mang theo bên mình mỗi lần di chuyển và từ đó hằng đêm Sinh nằm mơ thấy khuôn mặt của Marshall nhìn mình và kêu Sinh cứu tao!
33 năm sau trong một lần gặp đoàn du khách cựu chiến binh Mỹ Sinh đã liên hệ rồi gởi chiếc poncho về cho gia đình Marshall.Điều này mang đến cho Sinh sự thanh thản bình yên không còn những cơn ác mộng mơ thấy Marshall về nhưng Sinh vẫn nhớ Marshall hoài.Sinh mơ một ngày nào đó được gặp gia đình Marshall và kể lại ngày thâng cuối đời của chồng và cha của họ vì khi mất Marshall có hai con :1 trai ,1 gái.
Ở sân bay Da Nang Sinh cho chúng tôi xem tấm hình chụp hồi còn làm thông dịch viên cho TQLCHK,tôi nghĩ hình chụp hồi 1968 và Sinh cũng cho xem những bức ảnh chụp bức tường đá cẩm thạch bia tưởng niệm tử sĩ Hoa Kỳ trong chiến tranh Vietnam đặt ở Washington DC.
(Ruby và Doug)
Tiểu sử: Willard Dale Marshall sinh 10-9-1937 tại California.Tốt nghiệp khóa sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ năm 1961. Phục vụ trong chiến tranh VN là Toán trưởng toán 19 thẩm vấn phiên dịch (19thITT/1stMarDiv).
Theo tin tình báo và thẩm vấn trong một lần hành quân tìm địch Đại úy Marshall bị ném lựu đạn bởi du kích địa phương và hy sinh tại tỉnh Quảng Nam, Nam VN ngày 11-6-1968. Được truy tặng anh dũng bội tinh ngôi sao đồng cho một hành động anh hùng.
Đại úy Marshall đã là toán trưởng hành dinh của ITT thuộc trung đoàn 27 TQLC trong cuộc hành quân Allen Brook. Trung đoàn 27 tường trình: khai quật hầm bí mật tại AT997637. Ném lựu đạn xuống hầm và bị lựu đạn dưới hầm ném lên,4 VC chạy thoát, 1 bị giết, 1 tù binh, 1 tình nghi và 1 TQLC chết, 1 bị thương...
W.D.Marshall
Đó là một người đàn ông cao và không mập như bao người Mỹ khác. Hàm râu kiểu Roussevelt màu đồng sáng mà mỗi khi rãnh rỗi ông ta luôn dùng hai ngón tay vê cong tròn lên hai khóe mép của mình .
Lần đầu tôi gặp dại úy Marshall vào tháng 3-1968 tại toán 19 thẩm vấn phiên dịch của trung đoàn 27 TQLCHK.Ông ta là boss của tôi và chúng tôi chào nhau lần đầu bằng nụ cười đầy râu mép đó.
Sau cuộc hành quân Allen Brook (sau Mậu thân) trung đoàn 27 về nước phần nhiều quân nhân chuyển qua trung đoàn 1 và chúng tôi thuộc 3rd ITT. Kỷ niệm không bao giờ quên trong tôi là một lần ở mặt trận GÒ NỔI Island một lính NVA đã bắn sẽ vào đoàn quân và bằng sức lực của mình ông ta đã đạp tôi ngã xuông đất:viên đạn bay xướt qua chiếc mũ vải làm chảy ít máu. Tôi thoát chết và biết ơn ông ta từ đó. Việc cứu mạng ngoài mặt trận biết khi nào đền đáp. Tôi mới hai mươi tuổi chưa quen trận mạc và có lẻ suốt đời không bao giờ quên được.
Có những lần không đi hành quân ông ta lái xe jeep đưa tôi về thăm mẹ tôi. Mỗi lần gặp ông ngọng nghịu chào và rất muốn nói tiếng Việt. Tôi còn nhớ không ngày nào mà ông không nhận thư của vợ gởi từ cali-nhật ký thư đó mà,ông bảo-và ông cũng không quên thức đêm viết thư trả lời để sớm mai kịp gởi về nhà. Có vài lần ông khoe với tôi hình vợ con,một trai một gái,tuồng chử của vợ ông cứng và đẹp.Sau những lần toán chụp chung tôi thấy ông thương bỏ vào bì gởi về cho vợ con trong đó có hình ngáo ộp của tôi nữa (tôi nghĩ bên đó giờ này chắc còn giữ mà tôi thì thất lạc vì chiến tranh, thật tiếc!)
Tháng 6-1968 chiến trường sau tết Mậu Thân ác liệt hơn, mặt trận Quảng đà dữ dội hơn. Chúng tôi ra trận thường xuyên, mặt đối mặt với bên kia như cơm bữa.Tuy chúng tôi thuộc biên chế bộ chỉ huy trung đoàn nhưng vì nhiệm vụ nên bao giờ cũng di đầu đoàn quân.Trong một lần tôi nhớ sáng đó trời đổ mưa lớn,tháng 7 ta mưa dầm lẩn với dông tố. Chúng tôi đội mưa rúc hầm sau khi nắm tin qua thẩm vấn tù binh.Người ta cột sợi dây vào cẳng chân một hạ sĩ để người ấy rúc xuống hầm bí mật. Trên tay cầm chiếc đèn pin và tay kia khẩu colt 45.Ông ta làm dấu thánh.Tôi nhớ hai mắt ông ta quá tối và buồn. Một loạt đạn nổ phá lên và liền sau đó là tiếng thét. Chúng tôi vội kéo ông ta lên khỏi hầm.Toàn người đầy máu và thân hình gảy gập.Ông ta đã chết. Tôi và đại úy Marshall đứng bên miệng hầm kêu gọi mấy ổng đầu hàng. Mớ tâm lý chiến tôi học ở trường không đũ sức thuyết phục họ được.
Bổng một trái lựu đạn chày nội hóa vứt lên khỏi miệng hầm,tiếng nổ nhỏ gọn sát bên chân đại úy Marshall trong tiếng mưa rơi ào ạt.Tôi nhảy ra xa tránh miệng hầm và lạ thay đại úy Marshall vẫn nằm tại chổ. Mắt ông ấy nhìn tôi không chớp. Đoán có điều gì không ổn tôi nhảy ào qua ôm lấy ông ấy. Cứu tao với Sinh. Tôi hỏi liên hồi. Điều gì xảy ra. Tại sao thế này. Vẫn im lặng. Tôi lần tay vào bên trong chiếc poncho rờ tìm máu>Lạ lùng thay không có nơi nào bị thương.Khuôn mặt của dại úy Marshall bây giờ đã dại hẵn đi nhòe nhoẹt dưới mưa.Trong những giọt mưa dưới mông đại úy hòa một chút máu màu hồng nhạt.Tôi tiếp tục tìm từ đó và một chút rách toạc rất nhỏ bên dưới đủng quần:mãnh nhỏ của tạc đạn đã ghim vào phía dưới dái của ông ấy.Tôi gọi lớn đại úy,đại úy.Những người chung quanh xúm lại.Tôi xốc người ông ấy dậy trong hai tay quá bé nhỏ của tôi.Một lần nửa ông ấy mở rộng hai mắt hết cở nhìn tôi rồi thở hắt lần cuối cùng.Tôi cúi xuống lấy tay vuốt hai mắt của đại úy.Đại úy Marshall đi mà không nói được một lời
Trận địa vẫn tiếp tục ùng oàng chung quanh.Người ta chất đầy xi-pho quanh miệng hầm và ném chúng xuống hầm.Tiếng nổ. Những miếng thịt người. Máu và nước mưa.
Tôi theo hậu cần về bằng chiếc trực thăng tải thương .Ở NSA tôi hỏi xin viên y sĩ chiếc poncho và họ đồng ý để tôi nhận làm kỷ niệm-một kỷ niệm quá buồn. Chiếc poncho đã theo tôi muôn vạn nẻo đường suốt 33 năm trời.Những đêm ở trại cải tạo, khu kinh tế mới, những ngày khốn khó chợ trời cho đến khi mở cửa thì tôi mới có dịp gởi lại cho gia đình của đại úy Marshall. Điều tôi hàng đêm suy nghĩ mãi trong nước mắt,hận thù đã xóa bỏ cớ sao đại úy một lần cứu mạng mình mà mình không thể cứu ông ấy được. Số phận và định mệnh,chiến tranh thực sự quá tàn ác, có người đã quên nhưng tôi thì tôi làm sao mà quên được. Đêm đêm tôi còn mường tượng khuôn mặt của ông ấy nhìn tôi.Đôi khi tôi thấy ông ấy lại cười với tôi rất đổi hiền từ bao dung.Có thể nước Mỹ đã quên hết rôi như họ đã bỏ quên tôi người đã một đời phục vụ tận tụy họ ngày đêm.Làm sao họ hiễu được nổi đau , nổi oan khuất của cái chết từ sự sống còn của lớp người còn lại. Đồ vong ân cho cả đại úy và cho tôi !
Hôm nay đọc những dòng chữ nói về đại úy Marshall trên tấm bia đá cẩm thạch, dải băng ghi ơn in lại tên của đại úy tôi lặng người xúc động nước mắt chạy quanh. Trời ơi mới đó mà đã một đời người . Ai?ai nở cắt đi một người đã từng cứu mạng sống cho tôi. Tôi ước chi có một tấm hình để đặt lên bàn để ngày ngày nhìn thấy ông ấy như đang sống lại cùng tôi. Tôi ước chi được gặp vợ con đại úy để nói lời tạ và tri ân.Họ có một người ruột thịt là ân nhân của tôi rồi dẫn họ đến thôn Bích Nam để chỉ cho họ nơi mà chồng cha của họ năm xuống. Tôi ước chi đứng bên mộ của đại úy để thắp một nén nhang tưởng niệm người đã 44 năm xa khuất.Tôi ước chi được đứng bên tường đá cẩm thạch lần tìm từng net chử ghi tên của đại úy:Willard Dale Marshall trong chừng 58.000 cái tên đã chết cho nước Mỹ vì chiến tranh VN mà đã được cái gì?Tôi ước chi linh hồn của dại úy lên thiên đàng chứ không phải địa ngục trần gian-thời đại chúng ta đang sống.Kiếp trước địa ngục miền nam Vn và cả HK đã ném con em vào đó.Ra đi ai cũng mang đày đũ tấm lòng nhưng khi trở về thì trống rổng.
Người ta bảo W.D.Marshall đã hy sinh tính mạng vì độc lập tự do của nước Mỹ. Mĩa mai thay lớp quân nhân Mỹ đã trở về trên 58.0000 xác người đồng hương của họ với một ánh hào quang giả tạo. 44 năm đoạn đường đủ dài để ngồi nhìn lại. Cách nhau cả nửa vòng trái đất. 2 người lính một chết và một sống sót bị bỏ quên ô nhục và đang bươn chải mưu sinh nghèo khổ. Chiến tranh đã để lại nhiều nổi buồn, mất mát và thua thiệt.
Rồi cũng sẽ qua đi rồi cũng như đại úy trở về với cát bụi, trải rộng tấm lòng biết ơn đại úy, dỉ nhiên ra mặt trận cái chết là chuyện bình thường sau bảo dông còn lại một trái tim bầm máu .Thôi đại úy Marshall hình hài xưa đã ngũ quên nhắc lại làm gì nổi đau được mất.Hồi niệm trong tôi trong người vì ai và cho ai.
Sau này khi gặp lại những đồng đội cũ tôi thường kể lại câu chuyện của đại úy và tôi. Sau ngày gởi chiếc poncho về Mỹ tâm hồn tôi bổng bình lăng lạ thường những hoài niệm cũ đã chôn chặt cho tôi và cả cho người..
Sự bình yên này một phần do sự dung tha của một đất nước phần nào đổi mới cho lớp người bị bỏ rơi bội bạc của chính phủ Mỹ. Tôi cầu mong sao từ nay không còn gặp lại đại úy trong giấc ngũ vốn đã khó khăn. Cầu nguyện linh hồn đại úy về bình an dưới tay Chúa.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét