Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Ảnh Lê Hoàng

CÁC TRIỀU ĐẠI CAI TRỊ TRUNG QUỐC


NGÔN NGỮ VIỆT NAM CÓ VAY MUỢN TỪ TIẾNG TRUNG HOA (HÁN) HAY KHÔNG ?
HÁN TỰ LÀ GÌ ? MANDARIN LÀ GÌ ?

AI LÀ NGƯỜI ĐÃ SÁNG TÁC RA CHỮ HÁN ? CHỮ HÁN ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG
TRƯỚC TRIỀU ĐẠI HÁN ? HOẶC TRIỀU ĐẠI HÁN CAO TỔ NĂM 206 TRƯỚC TL

San Francisco, ngày 25 tháng 7 năm 2009
Liemnguyen007@gmail.com
Bài Của NGUYỄN THANH LIÊM


LỜI MỞ ĐẦU

Kính thưa qúi đọc giả:

Sau khi chúng tôi hoàn tất thiên tài liệu văn học có tầm vóc thế giới sử tựa đề: "Các Triều Đại Cai Trị Trung Quốc", "Ngôn Ngữ Việt Nam Có Vay Mượn Từ Tiếng Trung Hoa Hán Hay Không"? Chúng tôi trân trọng kính chuyển đến qúy đọc giả duyệt xem tập tài liệu đã dày công nghiên cứu gồm 32 trang. Lần này thiên tài liệu được bổ túc 5 bản ngôn ngữ đối chiếu ở cuối trang  29, 30, 31, 32: --mục đích làm sáng tỏ một vấn đề ngữ học lịch sử xuyên qua 5 bản phân tích ngôn ngữ có tiếng Việt Nam, Tiếng Anh, Tiếng Cantonese (Quảng Đông), Tiếng Trung Hoa Hán Mandarin quốc ngữ duy nhất của Trung Quốc.

SƠ LƯỢC CỐT CHUYỆN: "CÁC TRIỀU ĐẠI CAI TRỊ TRUNG QUỐC". Tam Quốc (Three Kingdoms) là một kiệt tác văn chương  bất hủ được liệt vào danh tác đệ nhất thư của nền văn học sử Trung Quốc. Tam Quốc đã nói lên được tinh thần bất sự nhị quân của các danh Tướng như: Khổng Minh, Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long đã một lòng trung kiên với Minh Chủ của mình là Lưu Bị.

Tác giả Gió Ngàn Phương diễn lại cái chết anh dũng của các danh Tướng như: Quan Công, Quan Ping (con của Quan Công) trên chiến trường đẫm máu Fancheng, Trương Phi bị hành thích; rồi kế tiếp cái chết của Thừa Tướng Khổng Minh trên chiến trường Wuzhang Plains: --đánh dấu một giai đoạn lịch sử đau thương của Triều Đại Shu Hán (Lưu Bị) suy tàn sau những cái chết của các danh Tướng!

Hoàng Đế Wu Zhou tức Wũ Hậu Võ Tắc Thiên là Nữ Hoàng đầu tiên của Trung Quốc; là người đàn bà tài, sắc vẹn toàn, thông minh, có óc sáng tạo nhưng rất độc ác!

Sự thật lịch sử về cuộc binh biến đẫm máu đã xảy ra vào tháng 10 năm 755 Tây Lịch dưới Triều Đại Tong (Tang Dynasty) mà sử Việt Nam chuyển ngữ là Nhà Đường. Tác giả Gió Ngàn Phương sẽ đưa ra những lập luận nhận xét đúng đắn về Hoàng Hậu Dương Qúi Phi (Yang Guifei) có thông dâm với An Lộc Sơn (An Lushan) không?

Genghis Khan, Temujin tức Thành Cát Tư Hản thuộc bộ lạc bé nhỏ nhưng nhờ mưu lược tổng hợp các bộ tộc chia rẽ trở thành một bộ tộc; --một quân đội Mông Cổ hùng mạnh xâm lăng các nước như: Iran, Iraq, Egypt, Afghanistan, Bắc Ấn Độ, Caucasus, Georgia, Volga Butgaria, Russia (Nga); chinh phục Eastern Europe, Ukrain, Poland, Hungary... Quân Mông Cổ gieo rắc sự hãi hùng khắp Đông Âu, trọn vùng Trung Đông đều bị quân Mông Cổ giầy xéo. Genghis Khan (Thành Cát Tư Hản) đã nói: Ngày mai khi  vừng dương ló dạng ở chân trời, vó ngựa ta sẽ đến đó, ta sẽ chinh phục mặt trời! Chỗ nào có vó ngựa ta qua, thì cỏ không mọc lại!

Kublai Khan tức Hốt Tất Liệt là cháu nội của Thành Cát Tư Hản đã đánh bại Triều Đại Nam Song (Southern Song Dynasty) mà sử Việt Nam chuyển ngữ là Nhà Tống. Quân Mông Cổ thống nhất Trung Nguyên Trung Quốc và thành lập Triều Đại Yuan, Nhà Nguyên.

NGÔN NGỮ VIỆT NAM CÓ VAY MƯỢN TỪ TIẾNG TRUNG HOA HÁN HAY KHÔNG?

Nước Việt Nam  tích lũy một nền văn hóa lâu bền, tồn trữ một kho tàng văn chương vô giá. Có thể nói sự ra đời của những tác phẩm viết bằng chữ Nôm như: Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, Đoạn Trường Tân Thanh v.v... đã khẳng định một cách vững chắc rằng: --những tuyệt tác văn chương qua Thi Ca nổi tiếng này đã tô điểm cho nền văn chương Việt Nam trên lĩnh vực văn học dân tộc. Thật vậy, văn hóa Việt Nam trải qua trong qúa  trình lịch sử 1000 năm Bắc thuộc; tiếp đến là sự xáo trộn xã hội va chạm lịch sử giữa Việt Nam và đế quốc Pháp vào thế kĩ thứ 19: --Việt Nam là môi trường gặp gỡ của các sắc dân và văn hóa khác biệt.

Chữ quốc ngữ Việt Nam có mẹo luật rõ ràng về chính tả, nhờ những nhà chuyên môn rất thính tai đã ghi nhận được các âm tố cá biệt với nhiều nét ngữ âm đặc sắc, tế nhị, phong phú. Do đó tiếng Việt tương đối nhất quán hơn cả tiếng Anh, tiếng Pháp. Mỗi đơn vị âm thanh trong tiếng Việt đều được ghi bằng một con chữ cái nhất định lấy từ bảng mẫu tự La Tinh, có khi thêm  một dấu để chỉ nguyên âm, hoặc mẫu âm như trong: ă, â, ê, ô, ơ, ư hoặc chỉ thanh điệu như trong ạ, ả,  á, à  cũng như phụ âm đệm trong những vần: oan, ngoan, ngoãn, uôn, uổng, uân, uẩn, khuân, khuẫn, oe, khoe, khỏe, uy, úy, thúy, thùy,  v.v...

Xuyên qua đề tài: "Ngôn Ngữ Việt Nam Có Vay Mượn Từ Tiếng Trung Hoa Hán Hay Không"? Tác giả Gió Ngàn Phương đưa ra những khác biệt về cấu trúc và âm tiết của câu nói giữa 2 ngôn nhữ Việt Nam và Trung Hoa Hán Mandarin; --giải thích tường tận và làm sáng tỏ một vấn đề ngữ học lịch sử liên  quan đến tiếng nói và chữ viết của người Việt. Là người Việt Nam thật sự yêu quê hương,  tiếng nói, tất cả chúng ta sung sướng và hãnh diện rằng: --trong qúa trình phát triễn lịch sử văn hóa Việt Nam và các nước nhược tiểu khác trên thế giới dần dần biến đổi. Tuy nhiên tinh thần dân tộc Việt nam bất khuất mà ngôn ngữ Việt Nam đã chứng tỏ một sức trường tồn mãnh liệt. Văn chương Việt Nam chẳng những với ý đẹp văn hay  mà ngôn ngữ Việt Nam  lại có tính chất phong phú, sâu sắc,  dồi dào âm điệu hơn tiếng Trung Hoa Hán Mandarin: --Quốc Ngữ duy nhất của Trung Quốc!

Tất cả những diễn tiến nêu trên sẽ được tác giả Gió Ngàn Phương trình bày trong thiên tài liệu văn học có tầm vóc giá trị thế giới sử: "Các Triều Đại Cai Trị Trung Quốc", "Ngôn Ngữ Việt Nam Có Vay mượn Từ Tiếng Trung Hoa Hán Hay Không"?  Chúng tôi hy vọng tập tài liệu này sẽ giúp cho con em của chúng ta trưởng thành trên nước Mỹ; nếu các cháu còn nghĩ đến quê hương đất nước của ông cha: --tra cứu sử sách trên internet về những Triều Đại Cai Trị Trung Quốc dính líu với lịch sử Việt Nam như: Tang Dynasty (Mandarin Táng Cháo); (Cantonese Táng Chiều) mà lịch sử Việt Nam chuyển ngữ là: "Nhà Đường". Cũng như Song Dynasty (Mandarin Sung Cháo), (Cantonese Sung Chiều), mà lịch sử Việt Nam chuyển ngữ là "Nhà Tống".  Đây là một phương cách giúp các em hiểu biết thêm về tên của các Triều Đại Trung Quốc chuyển ngữ theo Việt Nam!

Trân trọng kính mời qúy đọc giả thưởng thức thiên tài liệu đã được hoàn chỉnh nêu trên.

TRIỀU ĐẠI HÁN (Han Cháo) 206 TTL-220TL:

Nhà Tây Hán,  Nhà Đông Hán. Triều Đại Hán thành hình từ 206 Trước Tây Lịch, sụp đổ 220 TL. Nhà Hán cai trị Trung Quốc kéo dài 426 năm.

TAM QUỐC (220TL-280TL):

Liu Bei (Lưu Bị), Sun Quan, sử Việt Nam chuyển ngữ là (Tôn Quyền) chống lại Thừa Tướng Cao Cao, sử Việt Nam chuyển ngữ là (Tào Tháo). Từ 220 Tây Lịch đến 280 Tây Lịch,  Trung Quốc bị chia cắt thành 3 nước kéo dài 60 năm.

Cuối đời Nhà Hán Hoàng Đế Hán Xian trẻ tuổi, không điều khiển được Triều chính, Thừa Tướng Cao Cao (Tào Tháo) chuyên quyền, lấn áp Hán Xian. Liu Bei (Lưu Bị) là dòng dõi Hoàng gia con của Hoàng tử Liu Sheng, là cháu nội của Hoàng Đế Hán Jing Triều Đại Tây Hán. Vì cuộc chiến tương tàn tranh giành quyền lực cũng như chiến tranh tương tàn cướp đoạt ngôi báu trong dòng tộc Hán; từ đó gia thế Liu Bei (Lưu Bị) xuống cấp một cách thê thảm. Gia nhập quân đội với cấp bậc khiêm nhường, về sau  Liu Bei (Lưu Bị) đã trở thành Viên Tướng giàu kinh nghiệm chiến trường vào sanh ra tử và phục vụ dưới quyền Lãnh Tướng Gongsun Zan (bạn học thời niên thiếu).

Liu Bei (Lưu Bị) là vai chú Hoàng Đế Hán Xian. Vì bất bình Cao Cao (Tào Tháo), từ đó Liu Bei (Lưu Bị) rời miền Bắc Trung Nguyên đến miền Nam chiêu mộ hào kiệt, và phối hợp với Lãnh Chúa Sun Quan (Tôn Quyền) chống lại Triều Đình. Bộ Tham Mưu của Liu Bei (Lưu Bị) có: Zhu Ge Liang (Gia Cát Lượng) hoặc tên là Kongminh (Khổng Minh) Quân sư, Tướng tài là: Guan Yu (Quan Công), Zhang Fei (Trương Phi), Zhao Zi Long (Triệu Tử Long). Cũng nên biết:  Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long nguyên là anh em kết nghĩa đồng sinh đồng tử với Liu Bei (Lưu Bị). Sun Quan (Tôn Quyền) có Tướng tài: Zhou Yu (Châu Do), Lu Xu, Gan Xin, Chen Pu, Hoàng Cai…

Năm 209TL, Thừa Tướng Cao Cao (Tào Tháo) thống lãnh 300.000 quân, 2000  thuyền chiến từ Trường An  đến miền Nam Trung Nguyên giáp chiến với quân đội của Liu Bei (Lưu Bị) và Sun Quan (Tôn Quyền). Trận Xích Bích (Red Cliff) hải chiến diễn ra ngoạn mục…

Thừa Tướng Cao Cao (Tào Tháo) trong mưu đồ muốn áp lực và đe dọa đối phương đầu hàng, do đó ông tuyên bố thống lãnh 800 ngàn quân. Trên thực tế,  chiến trường Xích Bích Chi Bi Quân đội của Cao Cao (Tào Tháo) gồm có 240 ngàn đến 300 ngàn quân gồm Hải Quân kể cả Bộ Binh và quân Kỵ Mã. Trong khi Lưu Bị và Tôn Quyền cả hai lực lượng quân lực phối họp lại chỉ có 50 ngàn quân. Tuy nhiên hai Lãnh Chúa cùng các Tướng đã anh dũng chi huy lực lượng  và điều binh thần tốc xé nát quân đội Cao Cao (Tào Tháo) trong trận ác chiến Xich Bích: "máu lửa ngập tràn sông Yangtze". Hải quân của Cao Cao (Tào Tháo) thiệt hại nặng nề, thuyền chiến phải  lui về Wulin phương Bắc sông Yangtze.

Trận chiến Chi Bi đánh dấu sự quang vinh của hai Lãnh Chúa là nhờ quân sư Khổng Minh biết được thiên thời, địa lợi và từ đó Khổng Minh tiên đoán được thời gian cơn gió  thổi về phía thuyền chiến hải quân của Cao Cao (Tào Tháo). Quân đội Lưu Bị và hải quân của Tôn Quyền đã sử dụng dầu cá chế biến thành nhiên liệu: "hải chiến thiêu hủy kho lương cùng ngàn thuyền chiến của Cao Cao (Tào Tháo). Mặt khác quân đội Tào Tháo từ miền Bắc không hợp phong thổ miền Nam Trung Nguyên, do đó quân đội của Tào Tháo đã tử bệnh vì lây nhiễm dịch hạch.

TRIỀU ĐẠI WEI NHÀ NGỤY: Năm 220TL, Thừa Tướng Cao Cao (Tào Tháo) tử bệnh vì tai biến mạch máu não, thọ 65 tuổi. Cao Pi  là trưởng nam của Cao Cao xưng Vương và thành lập Triều Đại Wei, sử Việt Nam chuyển ngữ là Nhà Ngụy,  Đô đóng tại Luoyang miền Bắc Trung Nguyên.

TRIỀU ĐẠI SHU NHÀ THỤC:

Năm 221TL,  Liu Bei (Lưu Bị)  xưng Vương tức Hoàng Đế Shu Zhaolie  chiếm miền Tây Nam thành lập Triều Đại Shu, sử Việt Nam chuyển ngữ là Nhà Thục, Đô đóng tại Chengdu. Liu Bei viên tịch năm 223TL, làm Vua được 2 năm, thọ 62 tuổi. Thái Tử Liu Shan  tức Hoàng Đế Shu Hou Zhu nối tiếp ngôi Vua năm 223TL- 263TL.

TRIỀU ĐẠI WU NHÀ NGÔ:

Năm 229TL, Sun Quan (Tôn Quyền) xưng Vương và thành lập Triều Đại Wu, sử Việt Nam chuyển ngữ là Nhà Ngô, Đô đóng  tại Jiankang tại miền Đông Nam.

TRIỀU ĐẠI WEI NHÀ NGỤY:

Năm 239TL, Hoàng Đế Wei Mingdi (tức Cao Rui con của Cao Pi) viên tịch. Sima Yi (gốc gác Manchurian Jurchen) là Thừa Tướng Triều Đại Wei 220TL-265TL nắm giữ quyền hành Triều Đình Wei (Ngụy). Ngày 6-1-249TL, Tướng Cao Shuang như là Tư Lệnh quân đội Triều Đình Wei cùng em là Tướng Cao Xi Chỉ Huy Trưởng Ngự Lâm Quân hộ giá Hoàng Đế Wei Cao Fang lúc đó 18 tuổi thăm viếng mộ bia  Hoàng Đế Cao Rui.  Sau cuộc hành trình thăm viếng Lăng trở về Thủ Đô Luoyang vào ngày 10-1-249TL.  Hoàng Đế Wei Cao Fang, 2 Tướng Cao Shuang,  Cao Xi không biết rằng: --trong lúc Hoàng Đế Wei vắng mặt tại Hoàng Cung; Thừa Tướng Sima Yi (gốc Manchurian Jurchen) cùng con trai vạch ra một kế hoạch đảo chánh trong mưu đồ bủa giăng lưới bắt hết thành phần thân cận của Hoàng gia Cao. Rồi áp đặt trình tấu Hoàng Thái Hậu rằng: Cao Shuang, Cao Xi lợi dụng binh quyền như một Tư Lệnh quân đội Triều Đình Wei mưu đồ tạo phản. Sima Yi mượn tay Thái Hậu tước hết binh quyền, ấn tín,  khép tội Cao Shuang, Cao Xi phản nghịch; --rồi chém đầu cả hai Tướng Cao. Tướng Gao Rou bộ hạ thân tín của Thừa Tướng Sima Yi được bổ nhiệm thay thế Cao Shuang, Wang Guan thay thế Cao Xi. Kế hoạch thay thế chức vụ quan trọng trong  quân đội bổ nhiệm các Tướng thân tín của Sima Yi  đã được bố trí thực hiện trước và sau khi hoàn tất cuộc đảo chánh.

Sau khi Sima Yi mất ngày 7-9-251TL, trưởng nam là Sima Zhao tiếp tục nắm giữ quyền hành Triều Chính lập kế hoạch thay Chúa đổi Ngôi Hoàng Đế Wei (Ngụy). Năm 263TL ra lệnh 2 Tướng điều động quân chiếm Thủ Đô Chengdu của Triều Đình Shu. Hoàng Đế Liu Shan (con Lưu Bị) đầu hàng năm 263TL. Triều Đại Shu Nhà Thục sụp đổ.

Năm 265TL, Sima Zhao mất, trưởng nam là Sima Yan lên ngôi Hoàng Đế Jin đánh dấu khúc quanh của một giai đoạn lich sử xóa bỏ Triều Đại Wei (Ngụy); và chuyển tiếp lịch sử của Triều Đại Jin Nhà Kim thành hình từ 265TL-420TL.

CÁI CHẾT CỦA HAI DANH TƯỚNG:

GUAN YU, sử Việt Nam chuyển ngữ là (Quan Công), ZANG FEI, sử Việt Nam chuyển ngữ là (Trương Phi). Trở lại chiến trường Xích Bích Chi Bi 209TL về mặt trận liên kết giữa Liu Bei (Lưu Bị) và Sun Quan (Tôn Quyền). Sau chiến thắng Xích Bích, tình hữu nghị giữa hai Lãnh Chúa đã đổ vỡ không đoàn kết  vững bền. --Lý do là vì 2 Lãnh Chúa tranh giành về  quyền lợi lãnh thổ và quyền lực ngôi báu. Năm 219TL, Guan Yu (Quan Công), Quan Ping là con (Quan Công) bị quân đội Sun Quan (Tôn Quyền) vây bắt tại chiến trường đẫm máu Fancheng. Sun Quan (Tôn Quyền) khuyến dụ Guan Yu (Quan Công) qui hàng và phục vụ dưới trướng Tôn Quyền. Guan Yu (Quan Công) khẳn khái với Sun Quan (Tôn Quyền) rằng: “ta thà chết, không bao giờ phản nghịch bào huynh ta!”. Sun Quan (Tôn Quyền) tuốt gươm chém đầu Guan Yu (Quan Công); rồi gửi thủ cấp của Quan Yu (Quan Công) về Trường An như món qùa biếu tặng Cao Cao (Tào Tháo).

Năm 221TL, thi hành chiếu chỉ Hoàng Đế Shu Liu Bei (Lưu Bị): Zhu Ge Liang (Khổng Minh), Zang Fei (Trương Phi)  chuẩn bị một kế hoạch tấn công vào Thủ Đô Jiangkang Triều Đình Wu của Sun Quan (Tôn Quyền); trả thù cho cái chết của Guan yu (Quan Công). Kế hoạch sắp thi hành trong ngày tới, chợt vào đêm tối trời trong lúc Zhang Fei (Trương Phi)  đang ngon giấc: 2 cận quan của Zang Fei (Trương Phi) là Fan Jiang, Zang Da lẽn vào nơi ngơi nghĩ ám sát Zhang Fei (Trương Phi) rồi mang thủ cấp qui hàng Sun Quan (Tôn Quyền). Vì mưu đồ hòa binh giữa hai nước Wu và Shu:  Sun Quan (Tôn Quyền) ra lệnh áp giải hai tên phản nghịch là Fan Jiang và Zang Da đã ám sát Zhang Fei (Trương Phi) cho Liu Bei (Lưu Bị). Zhang Bao (Trương Bao) con của Zhang Fei (Trương Phi) tự tay chém đầu hai tên nghịch tặc trả thù cho cha!

TAM QUỐC THÀNH HÌNH TỪ 220TL KÉO DÀI VÀ SỤP ĐỔ 280TL:

Triều Đại Shu tức Nhà Thục của Hoàng Đế Shu Liu Bei (Lưu Bị) thành hình năm 221TL. Liu Bei băng hà năm 223TL, Guan Yu (Quan Công) tử trận năm 219TL, Zhang Fei (Trương Phi) bị hành thích năm 221TL. Zhao Zi Long (Triệu Tử Long) mất 229TL: --là Vị Tướng đã đoạt ấu Chúa trong vòng tử địa để cứu mạng vợ của Liu Bei (Lưu Bị) và Liu Shan (con Lưu Bị) trong trận chiến Longban đã diễn ra năm 208TL với Cao Cao (Tào Tháo). Rồi kế tiếp cái chết của Khổng Minh trên chiến trường Wuzhang, Shaanxi mùa Thu năm 234TL. Cuộc ác chiến khơi diễn vào tháng 4 năm 234TL giữa Shu và Wei. Thừa Tướng Shu Khổng Minh Tư Lệnh mặt trận chỉ huy 100 ngàn quân đối đầu ác chiến với Thừa Tướng Wei (Ngụy) Sima Yi. Thừa Tướng Wei Sima Yi Tư Lệnh chiến trường chỉ huy 200 ngàn quân: 2 lực lượng đang quần thảo với nhau như long, hổ, báu…Chợt đến tháng 8 năm 234TL, Khổng Minh lâm trọng bệnh tử vong 53 tuổi trên chiến trường Wuzhang trong lúc cuộc chiến đang diễn ra bất phân thắng bại! Sau khi Vị Tư Lệnh chiến trường Khổng Minh tử vong, quân đội Shu bí mật rút  quân khỏi vòng chiến. Chiến trường Wuzhang Plains đánh dấu một giai đoạn lịch sử đau thương của Triều Đại Shu sắp suy tàn sau cái chết của những anh hùng dựng nước và giữ nước của Triều Đại Shu Hán sụp đổ năm 263TL.

Hoàng Đế cuối cùng của Triều Đại Wu, Nhà Ngô tức Hoàng Đế Sun Hao con của Sun Quan (Tôn Quyền) đầu hàng quân đội Jin năm 280TL. Tam Quốc chấm dứt năm 280 Tây Lịch.

TRIỀU ĐẠI JIN ( sử Việt Nam chuyển ngữ là): NHÀ TẤN 265TL-420TL: Triều Đại Jin (tức bộ lạc Manchurian Jurchen) phía Bắc nước Tàu, thành hình từ 265 Tây Lịch đến 420 Tây Lịch (Đông Jin &Tây Jin); chia cắt Trung Nguyên thành 16 nước gồm 16 Vị Vua, từ 304 Tây Lịch đến 439 Tây Lịch.

NAM TRIỀU & BẮC TRIỀU 420TL-589TL: Nam & Bắc Triều từ 420 Tây Lịch đến 589 Tây Lịch.

TRIỀU ĐẠI SUI NHÀ TÙY 581TL-618TL: Triều Đại Sui  thành hình từ 581 TL đến 618TL

TANG DYNASTY: (MANDARIN TÁNG CHÁO & CANTONESE TANG CHIỀU)
TỪ 618-907

TRIỀU ĐẠI TONG, TANG DYNASTY (TÁNG CHÁO), sử Việt Nam chuyển ngữ là: NHÀ ĐƯỜNG 618TL-907TL:

Triều Đại Tong từ 618 Tây Lịch, kéo dài đến 907 Tây Lịch. Sau khi Triều Đại Tong sụp đổ 907TL, lại một lần nữa Trung Quốc bị chia cắt  thành 5 Triều Đại gồm 10 Vị Vua từ 907TL đến 960TL. Triều Đại Liao&Khitan Nhà Liêu là một trong 5 Triều Đại cường thịnh thứ hai sau Triều Đại Jin (Nhà Kim). Triều Đại Liao&Khitan thành hình từ 907TL sụp đổ năm 1125TL.


SONG DYNASTY: (MANDARIN SUNG CHÁO & CANTONESE SUNG CHIỀU)
TỪ 960-1279.

NORTHERN SONG: 960-1127; SOUTHERN SONG: 1127-1279    
                                                         
SONG DYNASTY: TRIỀU ĐẠI SONG (SUNG CHÁO) Sử Việt Nam chuyển ngữ là: NHÀ TỐNG 960TL-1279TL:  Triều Đại Song thống nhất Trung Nguyên Trung Quốc từ 960TL kéo dài đến 1279TL. Triều Đại Song Bắc Triều sụp đổ năm 1127 Tây Lịch. Triều Đại Song Nam Triều sụp đổ năm 1279 Tây Lịch. Triều Đại Bắc & Nam Song kéo dài 319 năm.

TRIỀU ĐẠI YUAN NHÀ NGUYÊN (1271TL-1368TL):  Mông Cổ đánh bại Song Nam Triều, thành lập Triều Đại Yuan, tức Nhà Nguyên cai trị Trung Quốc từ 1271TL --kéo dài 97 Năm; sụp đổ năm 1368TL.

TRIỀU ĐẠI MINH NHÀ MINH (1368TL-1644TL): Triều Đại Minh thống nhất Trung Nguyên, khôi phục giang sơn Trung Quốc từ năm 1368 Tây Lịch, kéo dài 276 năm, sụp đổ  năm 1644 TL.

TRIỀU ĐẠI THANH (CHANH CHÁO) NHÀ THANH (1644TL-1911TL):  Triều Đại Thanh tức Manchurian Jurchen Jin. Triều Đại Jin sụp đổ năm 1234 Tây Lịch. Jin tập trung lại binh mã, phối trí lực lượng đánh bại Nhà Minh năm 1644 Tây Lịch. Nhà Thanh cai trị Trung Nguyên Trung Quốc kéo dài 267 năm, sụp đổ năm 1911TL.
                                         
Theo tài liệu các Triệu Đại cai trị Trung Nguyên dẩn chiếu, Triều Đại HÁN sụp đổ vào năm 220 Tây Lịch. Từ 220 Tây Lịch đến  280 Tây Lịch,  nước Tàu nội chiến, phân chia Trung Quốc thành ba nước kéo dài 60 năm. Từ 265TL đến 439TL, miền Bắc Trung Nguyên chia ra Đông Jin, Tây Jin. Trung Nguyên  Trung Quốc gồm 16 Vua. Jin (Nhà Kim) tức bộ lạc Manchurian Jurchen, vị thế nước này giáp với phía Bắc Trung Quốc,  phía trên song song cận với Song Bắc Triều, tiếp giáp Koguryo tức nước Đại Hàn ngày nay.

TỪ 420TL ĐẾN 589TL, phía Nam Trung Nguyên có: NAM TRIỀU, phía Bắc có BẮC TRIỀU.

TRIỀU ĐẠI SÙI  NHÀ TÙY TỪ 581 Tây Lịch ĐẾN 618 Tây Lịch.

TANG DYNASTY: TRIỀU ĐẠI TONG (TÁNG CHÁO), sử Việt Nam chuyển ngữ là: NHÀ ĐƯỜNG TỪ 618TL ĐẾN 907TL.

Hoàng Đế Tong Gaozong (Li Zhi) mất 683TL; Hoàng Đế Tong Ruizong tức Thái Tử Li Đán nối ngôi nhưng quyền hành trong tay Thái Hậu Wu Zetian (tức Võ Tắc Thiên). Thái Hậu Wu Zetian lập ra Triều Đại Zhou Nhà Vũ Chu; rồi Thái Hậu trở thành Hoàng Đế Wu Zhou từ ngày 16-10- 690TL. Triều Đại Wu Zhou kéo dài đến ngày 3-3-705TL, Wu Hậu bị áp lực  thoái vị. Sau đó viên tịch tháng 12 năm 705TL, thọ 80 tuổi.

Hoàng Đế Tong Zhong Zong (Li Xian) lên ngôi khôi phục Triều Đại Tong 705TL. Chợt đến ngày 3 - 7 năm 710TL, Hoàng Hậu Wei (vợ Hoàng Đế Zhong Zong), --toa rập với con gái là Công Chúa Anle (Li Guo’er) thuốc độc Hoàng Đế Tong Zhong Zong. Để thao túng Triều chính Thái Hậu Wei  cho con trai nhỏ nhất là Li Chongmao lên ngôi Hoàng Đế Shang; rồi phong tước Công Chúa Li Guo’er như là Thái Tử. Thái Hậu Wei có tham vọng thành lập Triều Đại cai trị Trung Quốc như Hoàng Đế Wu Zhou (Nhà Vũ Chu) đã thực hiện.

Đêm 21-7-710TL, Công Chúa Taiping (Thai Bình) là em gái của Hoàng Đế Zhong Zong cùng cháu trai là Li Longji điều động 2 cánh quân đột kích vào hoàng cung làm cuộc chính biến khôi phục quân quyền. Sau khi đã chế ngự được Ngự Lâm Quân và chủ tình hình trong nội điện: một cận Tướng của Taiping nhanh như chớp mắt chỉ một đường gươm thủ cấp của Thái Hậu Wei lìa khỏi cổ. Li Longji tự tay giết chết Thái Tử tức Công Chúa Li Guo’er và Wu Yanxiu chồng của Công Chúa. Thanh toán xong tập đoàn Thái Hậu Wei: --Hoàng Đế Tong Ruizong trở lại ngôi Vua năm 710TL. 2 năm sau truyền ngôi cho Thái Tử Li Longji tức Hoàng Đế Tong Xuan Zong cuối năm 712TL. (Hoàng Đế Tong Xuan Zong, sử sách Việt Nam chuyển ngữ là  Hoàng Đế Đường Minh Hoàng).

Kế tiếp là cuộc chiến tranh tương tàn tranh giành ngôi báu diễn ra trong dòng tộc họ Li. Li Longji biết được phe nhóm của Công Chúa Taiping đang chuẩn bị một cuộc binh biến lật đổ và đoạt Ngôi. Hoàng Đế Tong Xuan Zong hành động trước, ra tay trước, bất thần một cuộc động binh bắt hết phe nhóm Công Chúa Taiping. Hoàng Đế Tong Xuan Zong  bắt buộc Công Chúa Taiping và thành viên trong dòng tộc phe nhóm chọn cái: “chết” năm 713TL.

 --Rồi biến cố binh biến đẫm máu xảy ra dưới Triều Đại Tong (tức Nhà Đường) vào  tháng 10 năm 755TL sẽ được lược thuật sau.

Vài nét về Wu Zetian (Võ Tắc Thiên) tức Wu Hậu: tiến Cung lúc 13 tuổi, là thứ phi hầu thiếp của Hoàng Đế Tong Taizong tức Li Shimin năm 599TL. Sau khi  Hoàng Đế Tong Taizong viên tịch năm 649TL: Hoàng Đế Tong Gao Zong tức Thái Tử Li Zhi lên ngôi Vua  và chấp nhận Wu Zetian lúc đó 27 tuổi như là vợ mình, rồi phong tước Wu Zetian như là Hoàng Hậu. Một vài tài liệu sử sách đã ghi: Thái Tử Li Zhi tức Hoàng Đế Tong Gao Zong đã thông dâm với Wu Zetian thời gian Hoàng Đế Tong Tai Zong còn sống!

Hoàng Đế Wu Zhou tức Wu Hậu  là nữ Hoàng đầu tiên của Trung Quốc; là người đàn bà tài sắc vẹn toàn, thông minh, có óc sáng tạo. Là Hoàng Đế thành lập Triều Đại Wu Zhou. Khi hành sử, Wu Hậu đã tỏ ra Vị Hoàng Đế xuất sắc đa hiệu có biệt tài điều khiển Triều Chính về kinh tế, văn học, chính trị, quân sự…Wu Hậu cũng là Vị Hoàng Đế  độc ác thủ tiêu thành phần đối nghịch như Hoàng Hậu Wang, Thứ phi Xiaoshu, cả hai nguyên là tình địch, vợ của Hoàng Đế Tong Gao Zong. Wu Hậu ra lệnh thuộc hạ:  trói tay, trói chân cả 2 Hoàng Hậu&Thứ phi bỏ vào thùng rượu cho “chết chìm”. Đối với thành phần đối lập chính trị, thời đó Wu Hậu đã biết thế nào tổ chức hệ thống giống như công an mật thám, chìm, nổi theo dỏi thành phần chính trị chống đối  bắt giữ và quyết liệt thủ tiêu! Hoàng Đế Tong Gao Zong phong tước Hoàng Hậu Wu Zetian năm 655TL. Wu Hậu chung sống với Hoàng Đế Tong Gao Zong có 4 mặt con: Thái Tử Li Hồng, Hoàng Đế Zhong Zong  tức Li Xian, Hoàng Đế  Rui Zong tức Li Đán, Công Chúa Taiping tức Thái Bình. Khi hành sử, Wu Hậu  còn độc ác ngay cả con ruột mình. Bà đã thuốc độc Thái Tử Li Hồng năm 652TL vì Li Hồng nghịch ý Wu Hậu. Wu Hậu còn là nghi vấn cái chết Công Chúa sơ sinh. Wu Hậu giết con ruột mình rồi vu khống tố cáo  Hoàng Hậu Wang mưu sát. Mục đích Wu Hậu gieo tiếng oán,  từ đó  Hoàng Đế Tong Gao Zong loại trừ Hoàng Hậu Wang.

Zhu Wen là Tướng, là thành viên của Hoàng Chao thuộc Triều Đình Tong. Hoàng Chao lãnh đạo nhóm phản loạn lật đổ Triều Đình Tong năm 874TL-884TL. Zhu Wen hồi chánh được Triều Đình Tong trọng vọng phong chức Đại Thần năm 904TL-907TL. Là Đại Thần rồi trở thành loạn thần  đã  thuốc độc Hoàng Đế Tong Aldi (Li Zhu), 13 tuổi, là Vị Vua cuối cùng của Triều Đai Tong. Zhu Wen đoạt ngôi, lên ngôi Hoàng Đế năm 907TL, lập Triều Đại Liang xé nát Trung Quốc thành 5 Triều Đại, 10 Vua. Zhu Wen làm Vua được 5 năm; con trai là Zhu Yougui ám sát cha đoạt ngôi năm 912TL. Năm 913TL, Zhu Youzhen là  trưởng nam của Zhu Wen  hành thích em lấy lại ngôi Vua. Triều Đại Liang suy vong sụp đổ năm 923TL. Một trang sử đẫm máu Triều Đại Tong tức Nhà Đường từ  618TL kéo dài 289 năm, sụp đổ năm 907TL đã được lật qua!

Trở lại lịch sử Trung Nguyên, từ 907TL  đến 960TL, Trung Nguyên bị chia cắt thành 5 Triều Đại gồm 10 Vua. Triều Đại Liao & Khitan Nhà Liêu thành hình từ 907TL đến 1125TL là một trong những Triều Đại cường thịnh thứ hai sau Triều Đại Jin Nhà Kim. Triều Đại Liao & Khitan Nhà Liêu trước kia  chỉ là bộ lạc, rồi tiểu quốc, một thời là chư hầu của Trung Nguyên.  Sau khi Triều Đại Tong (Tang Dynasty) tức Nhà Đường sụp đổ 907TL, quân đội Liao & Khitan, và quân đội Jin cả 2 là trong 5 Triều Đại bành trướng và chiếm đất kiểm soát miền Bắc Trung Nguyên, Trung Quốc.

Năm 1125TL, Triều đình Jurchen (Jin) kết hợp với Song Bắc Triều Northern Song & Southern Song (Sử Việt Nam chuyển ngữ là Nhà Tống) tiêu diệt Triều Đại Liao & Khitan Nhà Liêu. Theo thỏa ước giữa Jin và Bắc Song, nếu chiến thắng Liao, Jin sẽ lấy lãnh thổ lớn Bắc Liao. Bắc Song sẽ lấy  lãnh thổ Nam Liao. Nhưng Quân đội Jin điều động quân thần tốc thanh toán mục tiêu: --chiếm Shanjing Thủ Đô của Triều Đình Liao & Khitan.  Jin không tôn trọng thỏa ước ký kết lấy cả hai Nam, Bắc Liao. Từ những mâu thuẫn đó tình hữu nghị song phương giữa Triều Đại Bắc Song và Triều Đại Jin đổ vỡ. Tháng 9-1126TL, Hoàng Đế Jin Taizong Triều Đình Jin điều động 150.000 quân bất thần tấn công Luoyang và Zheng Zhou và chỉ trong vòng một tháng quân đội Bắc Song đầu hàng.  Giữa tháng 12 quân đội Jin tấn công Kaifeng là Thủ Đô của Triều Đình Bắc Song. Thủ Đô Kaifeng thất thủ vào ngày 9-1-1127TL, quân đội Jin bắt sống 2 cha con Hoàng Đế Song Huizong và Qinzong làm áp lực Triều Đình Nam Song. Triều Đại Bắc Song sụp đổ năm 1127TL. Triều Đại Nam Song thành hình từ 1127TL-1279TL sẽ được lược thuật sau.

Sau khi Triều Đại Liao & Khitan Nhà Liêu sụp đổ năm 1125TL, tàn quân Liao & Khitan được Mông Cổ kết nạp như một quân đội Mông Cổ. Genghis Khan (Temujin Thành Cát Tư Hản) tiếp tục mưu lược tổng hợp các bộ tộc chia rẽ trở thành một bộ tộc, một quân đội Mông Cổ. Năm 1162TL Genghis Khan  bành trướng sức mạnh quân sự xâm lăng  Kara Khitan Khanate, Caucasus, Khwarezmid, Tây xia… Năm 1211TL Thành Cát Tư Hản xâm lăng và xé xé nát quân đội Jin. Một phần quân đội Jin được Mông Cổ mua chuộc và kết nạp thành một quân đội gồm 200 ngàn quân. Khoảng 100 ngàn quân kỵ mã dưới quyền chỉ huy của Thành Cát Tư Hản. Genghis Khan đã hoàn thành sứ mạng Vị lãnh đạo thống nhất một bộ tộc; một quân đội hùng mạnh Mông Cổ xâm lược các nước như: Iran, Iraq, Egypt, Afghanistan, Bắc Ấn Độ, Caucasus, Georgia, Volga Bulgaria, Russia, chinh phục Easterrn Europe, Ukrain, Poland, Hungary… Một phần Trung nguyên: Genghis Khan tấn công Tây Xia, Tangut Nhà Tây Hạ vào cuối năm 1226TL, tháng 3-1227TL Tangut sụp đổ. Quân Mông cổ giết Hoàng Đế và tàn sát cả Hoàng Gia Tangut. Triều Đại Tangut cai trị từ 1038TL đến 1227TL, kéo dài 189 năm. Quân Mông Cổ gieo rắc sự hãi hùng khắp Đông Âu, trọn vùng  Trung Đông đều bị quân Mông Cổ giầy xéo, và họ xem quân Mông Cổ như là: “dịch hạch”. Người Mông Cổ tánh hung hăng, thích chiến đấu, quen cưỡi ngựa không cương sử dụng cung tên xa rất giỏi, phi ngựa hai tay sử dụng song kiếm cận chiến với kẻ thù; kỵ binh rất thiện chiến! Thành Cát Tư Hản đã nói: ngày mai khi vừng dương ló dạng ở chân trời, vó ngựa ta sẽ đến đó, ta sẽ chinh phục mặt trời! Chỗ nào có vó ngựa ta qua, thì cỏ không mọc lại!

Thành Cát Tư Hản mất ngày 25-8-1227TL. Nối nghiệp cha, năm 1229TL, con trai thứ ba của Genghis Khan tức Borjigin Ogedel, lợi dụng Nam Song có mầm móng hận thù Triều Đình Jin, vì Jin xâm lăng Bắc Song như đã lược thuật. Vì mưu đồ xâm lược Triều Đại Jin, một đế quốc vĩ đại tại Bắc Trung Quốc, do đó Mông Cổ giao lưu trao đổi hàng hóa, buôn bán. Mục đích tạo cơ hội qua lại gặp gỡ các quan Triều đình Nam Song; mặt khác Mông cổ điều nghiên tình hình quân sự, địa hình địa thế Nam Song để mai hậu thực hiện mưu đồ xâm lược. Rồi từ đó Mông cổ liên kết Triều Đình Nam Song tiêu diệt Triều Đại Jin. Triều Đại Jin (Manchurian Jurchen) thành hình từ 265TL, kéo dài 969 năm; sụp đổ năm 1234TL. Cũng nên nhắc lại, sau khi  Song Bắc Triều sụp đổ năm 1127TL: --Jin như một Đế Quốc cai trị nữa giang sơn Trung Quốc thuộc Bắc Trung Nguyên. Có một quân lực hùng mạnh trên 1 triệu quân; có ít nhất 200 ngàn quân kỵ mã.

Năm 1271TL Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) là cháu nội của Thành Cát Tư Hản được diễn tả như một lãnh đạo thông minh, mưu lược, giàu kinh nghiệm chiến trường. Sau khi  hoàn thành kế hoạch nhất cử lưỡng tiện: một mũi tên giết được 2 con chim Ưng. Kublai Khan duyệt lại tình hình quân sự,  ưu khuyết điểm của quân đội Song Nam Triều ngõ hầu thực hiện  kế hoạch hành quân thần tóc tiêu diệt Triều Đại Nam Song.

Triều Đại Nam Song Đô đóng tại Lin’an bây giờ là Hang Zhou.  Mông Cổ bắt đầu bành trướng sức mạnh quân sự từ miền Bắc Trung Nguyên và chống lại Nam Song. Năm 1279TL, Triều Đình Nam Song sụp đổ, Kublai Khan lên ngôi Hoàng Đế Trung Nguyên khai nguyên tuyên quang lập quốc và mở đầu Triều Đại Yuan Nhà Nguyên thống nhất Trung Quốc. Triều Đại Yuan (1279TL-1368TL), Đô đóng tại Dadu (Beijing).

Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, từ 220TL sau khi Triều Đại Hán sụp đổ, chúng tôi đã lần luợt diễn tiến lại những biến cố lịch sử  thăng trầm của Trung Nguyên. Trường hợp đã xảy ra như Triều Đại Bei Wei là Chư hầu của Trung Nguyên. Thừa lúc nuớc Tàu suy, họ đứng lên tranh giành quyền lực và chiếm đất xưng Vương. Triều Đại Bei Wei thành hình từ 386TL đến 535TL, nguồn gốc họ là Bộ lạc Tabgatch (Tuoba) nói tiếng Thổ Nhỉ Kỳ (Turkish); chiếm  đất  Đông Bắc Trung Nguyên, bành trướng phần đất Shaanxi, Manchuria (Northeast China) và Thành phố Gansu ở phía Tây. Thành lập Triều Đại BEI WEI, đóng đô tại Pingchen.

Theo tài liệu văn học của chúng ta trước năm 1975 đã ghi rõ: Thơ Đường luật là thể thơ đặt ra thời điểm Nhà Đường năm 618 Tây Lịch đến 907 Tây Lịch. Thơ Đường Luật: có 2 loại thi ca trong thể thơ Đường luật: Tứ Tuyệt và Bát Cú. Tứ Tuyệt: mỗi câu có 7 chữ, mỗi bài có 4 câu. Bát Cú: mỗi câu có 7 chữ, mỗi bài có 8 câu. Bát cú phân ra 2 loại: Ngũ ngôn Bát Cú, mỗi câu 5 chữ. Loại mỗi câu 7 chữ gọi là Thất Ngôn Bát Cú . Thất Ngôn Bát Cú: 1/ Cách gieo vần. 2/ Nguyên tắc đối. 3/ Luật bằng trắc.

Để lượng giá về nền văn học Trung quốc xuyên qua tuyệt tác văn chương bất hủ mà các sĩ phu Trung Quốc đã vẽ lên một thiên tình sử, lãng mạn, truyền kỳ: Hoàng Đế Tong Xuan Zong mà lịch sử Việt Nam chuyển ngữ là “Hoàng Đế Đường Minh Hoàng đã đoạt vợ con trai mình là Dương Quí Phi”. Dương Phi là một giai nhân tuyệt sắc,  lỗi lạc về thi ca Đường. Vì say mê Dương Phi, Đường Minh Hoàng lệnh Thái giám Cao Công Công mời nhà thơ Lý Bạch vào thâm Cung làm thơ: “xuớng họa”. Lý Bạch biết được thâm ý, đoạn yêu cầu Đường Minh Hoàng triệu Dương Phi mài mực cho Lý Bạch làm thơ. Chúng tôi tóm lại lời phê về cuộc tình bôn dâm Đường Minh Hoàng & Dương Quí Phi như sau:
       
Đại Đường tiên bảo thập ngũ niên, Tây Nguyên năm 756TL, Dương Quí Phi đã ở tại Mã ngôi trạm, đã kết thúc cuộc sống truyền kỳ nhưng đã để lại cho dư luận muôn đời về sau: Đại Đường khai nguyên tuyên quang lập Quốc đã mở mang một thế kỷ thanh bình thịnh vượng chưa từng có. Nhưng giàu mà không có lễ giáo, đua đòi theo một cuộc sống phồn hoa, không gìn giữ được tác phong đạo đức, thuần phong mỹ tục. An Lộc Sơn một lãnh Chúa Hung Nô đuợc phép ra vào Hoàng Cung, vì Đường Minh Hoàng nhận An Lộc Sơn như con nuôi với dụng ý mua chuộc…Truớc sắc đep nghiên nuớc, nghiên thành của Dương Phi: An Lộc Sơn đã thầm yêu trộm,  từ đó An Lộc Sơn mưu đồ dấy binh tạo phản. Đường Minh Hoàng & Dương Phi cùng quần thần và binh sĩ rời Kinh Đô Trường An đến Ba Thục Tứ Xuyên lánh nạn; mặt khác rèn luyện lại binh mã chờ ngày khôi phục  giang sơn. Các Tướng và binh sĩ tập trung nơi Đường Minh Hoàng ngự giá đồng thanh hô to: giết Dương Phi! Giết Dương Phi! Vì giang sơn gấm vóc Nhà Đường, Đường Minh Hoàng vạn bất đắc dĩ lệnh Cao Lực Sĩ thắt cổ Dương Phi và chôn tại Mã Ngôi Trạm năm 756TL. Sau cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn, thời cực thịnh của Đại Đuờng không trở lại như xưa nữa. Đề tài này chẳng những đã nói lên đuợc một cuộc tình của một trang tuyệt sắc giai nhân và khuyên bảo chúng ta không nên ham mê tửu sắc.

Khai thác chuyện tình truyền kỳ Đường Minh Hoàng&Dương Quí Phi, đây chỉ  là thiên tiểu thuyết truyền kỳ; đề tài dã sử có tính cách giáo dục mà các sĩ phu Trung Quốc đương thời đã viết lên trang sử không quang vinh của nuớc Tàu. Là tiếng chuông cảnh giác các Hoàng Đế Trung Nguyên kế tiếp không nên ham mê tửu sắc. Mặt khác nhắc nhở rằng: giang sơn gấm vóc mà Tiên Đế đã dày công dựng nuớc đã xây dựng bằng xương, bằng máu. Nay các Vị Hoàng Đế vì một phút hoan dâm nhất thời ngai vàng sụp đổ,  Tổ Quốc suy vong!!!

SỰ THẬT LỊCH SỬ VỀ CUỘC BINH BIẾN ĐẪM MÁU ĐÃ XẢY RA VÀO THÁNG 10 NĂM 755 TÂY LỊCH DƯỚI TRIỀU ĐẠI TONG - TANG DYNASTY SỬ VIỆT  NAM CHUYỂN NGỮ LÀ: NHÀ ĐƯỜNG:

Như đã trình bày Triều Đại Bei Wei thành hình từ năm 386TL, sụp đổ năm 535TL. Hoàng Đế Tong Xuan Zong (Li LongJi), Triều Đại Tong (712TL-756TL) nhận An Lushan (An Lộc Sơn) như con nuôi với dụng ý mua chuộc, vì An Lushan  gốc người Sogdian&Tuoba nói tiếng Thổ Nhỉ Kỳ (Turkish); có thể  là  con cháu tàn quân của Triều Đại Bei Wei. Hoàng Đế Tong Xuan Zong phong An Lushan quân hàm Tướng năm 740 Tây Lịch,  rồi An Lushan được nhà Vua tín cẩn phong tước Tổng Đốc Trung Nguyên  chỉ huy 200 ngàn quân, trách nhiệm lãnh thổ thuộc 3 Tỉnh biên thùy phía Bắc: PingLu, Fanyang, Hedong;  --chống lại lực lượng Khitan bành trướng về phía Bắc Trung Nguyên.

Bấy giờ, Hoàng Hậu vợ của Hoàng Đế Tong Xuan Zong mất sớm. Yang yuhuan  là  mỹ nhân thông minh, có tài làm thơ, xướng họa, múa hát, nhan sắc  quyến rũ nét đẹp lại giống Hoàng Hậu Wu. Do đó Hoàng Đế Tong Xuân Zong  muốn chiếm đoạt Yang Yuhuan làm vợ. Mỹ nhân này nguyên là vợ của Hoàng Tử thứ 18, là con dâu của Xuan Zong. Yang Yuhuan là giai nhân sắc nước hương trời lại xuất thân từ gia đình quan cách, trâm anh, dòng dõi Vương quan thuộc Triều Đại Sui (Nhà Tùy). Yang Yuhuan được chú là Yang Xuanjiao nuôi dưỡng, vì thân phụ nàng mất. Năm 733TL, Yang Yuhuan vừa 16 tuổi được chú là Viên quan Triều đình tiến Cung và Yang Yuhuan trở thành Công Chúa vợ của Hoàng Tử Li Mao. Trước quyết định chiếm đoạt táo bạo của Hoàng Đế Tong Xuan Zong, thoạt đầu Yang Yuhuan chối từ vì nàng đã chung sống với Hoàng Tử Li Mao được 8 năm. Về sau Yang Guozhong là anh cả thuyết phục nàng, mặt khác vì muốn trả ơn chú Yang Xuanjiao đã có công nuôi dưỡng. Từ đó Yang Yuhuan thuận tình làm vợ Xuan Zong. Năm 741TL, lúc đó nàng 22 tuổi, Xuan Zong 56 tuổi. Yang Yuhuan được Hoàng đế Xuan Zong sủng ái phong tước Hoàng Hậu Yang Guifei (Dương Qúi Phi). Chú Yang Xuanjiao và em trai của Yang Yuhuan đươc phong chức quan to Triều đình Tong, 3 chị gái được phong tước quí tộc. Lại thêm 2 Công Chúa làm dâu dòng họ Yang. Vì say mê Yang Guifei: --Hoàng Đế Tong Xuan Zong bổ nhiệm Yang Guozhong (tức Dương Quốc Trung) là anh cả Yang Guifei (Dương Quí Phi) như là Thừa Tướng Triều đình Tong. Sử sách Trung Quốc diễn tả  Yang  Guozhong như là một Thừa Tướng gian tham, nhủng lạm thời bấy giờ. Dòng họ Yang Yuhuan bỗng chốc trở thành quang vinh, giàu sang phú qúy.

Sự đố kỵ, ganh ghét  giữa An Lushan (An Lộc Sơn) và Yang Guozhong (Dương Quốc Trung) tức anh của Dương Qúi Phi) là  mầm móng bắt nguồn từ đó gây nên sự mâu thuẩn và chia rẽ bất hòa ngày càng bộc phát trầm trọng. Trong chức vụ Thừa Tướng, Yang Guozhong có lần bí mật ra lệnh thuộc hạ ám sát An Lushan và Shi Siming bạn thân và cũng là thuộc Tướng của An Lushan  nhưng mưu sát bất thành.

Năm 755TL, An Lushan (dấy binh tạo phản) chỉ huy 180 ngàn quân từ biên thùy phía Bắc Trung Nguyên điều động quân vượt sông vàng (Yellow River). Chỉ trong vài tháng, An Lushan  đã chiến thắng trên khắp chiến trường rồi tiến quân về phía Đông Thành phố Luoyang, đến phía Tây Kinh Đô. Và chỉ trong vòng 1 tháng An Lushan đã lấy được Kinh Đô Trường An, xưng Hoàng Đế Đại Yên. Triều Đại Yên (Yan) đã thành hình từ đó. Năm 757TL, An Lushan 54 tuổi được diễn tả như một nạn nhân đau khổ vì bệnh tiểu đường: đuôi mắt, thân mình béo mập, bụng bự lở loét, hôi thúi. Vào đêm 29-1-757TL, con trai út là An Qingxu toa rập cùng Yan Zhuang canh chừng bên ngoài: --lệnh thuộc Tướng là Li zhu’er lẽn vào cung ám sát An Lushan, đoạt ngôi.

Năm 759TL, Shi Siming bạn thân và là cận Tướng của An Lushan như đã tường thuật trên,  hành thích An Qingxu soán ngôi. Năm 761TL, Shi Chaoyi là con trưởng (Shi Siming) ám sát cha đoạt ngôi Hoàng Đế. 2 năm sau một cận tướng của An Lushan là Li Huaixan hành thích và cắt đầu Shi Chaoyi gởi về Trường An như món qùa đánh  dấu môt giai đoạn lịch sử thăng trầm biến đổi của môt Triều đại Tong tức Nhà Đường suy sụp nay đã khôi phục được quân quyền và giang sơn. Cũng như một món qùa kỷ niệm ngày đăng quang của Hoàng Đế Tong Daizong lên ngôi Vua ngày 18-5-762TL.

Trở lại biến cố binh biến đẫm máu năm 755TL, sau khi An Lushan chiếm Kinh Đô Trường An, Hoàng Đế Tong Xuan Zong, Hoàng Hậu Yang Guifei, Thừa Tướng Yang Guozhong cùng các Tướng và binh sĩ rời Kinh Đô Trường An đến Ba Thục phía Tây Trung Nguyên lánh nạn. Trên đường rút quân về Ba Thục (Shuchuan Sheng) vì thiếu thốn lương thực và  phẫn nộ gia đình  Thừa Tướng Yang Guozhong, Yang Guifei: --Từ đó các Tướng và binh sĩ  phẫn uất, nổi loạn chém đầu Thừa Tướng Yang Guozhong. Đoạn tập trung nơi Hoàng Đế Táng Xuan Zong ngự  gía đồng thanh hô to: Giết Yang Guifei! Giết Yang Guifei! Vì giang sơn gấm vóc Triều Đình Tong: Hoàng Đế Tong Xuan Zong vạn bất đắc dĩ lệnh Ngự Lâm Quân treo cổ Yang Guifei và chôn tại Mã Ngôi Trạm (Ma wei) năm 756TL, lúc đó Yang Guifei 37 tuổi.

Ngày 13 năm 756TL, Hoàng Đế Tong Xuan Zong thoái Vị, Thái Tử Li Heng kế Vị tức Hoàng Đế Tong Suzong  cùng Thái Tử Li Chu điều động quân vượt sông Yangtze, tiến về Kinh Đô tái chiếm Trường An. Ngày 16-1-758TL, Xuân Zong (đã thoái Vị) trở về Kinh Đô Trường An, trước khi rời Ba Thục  (Shu tức Chengdu, Ba tức Tỉnh Chongquing) người đã ngõ lời với Đại Thần Li Kui đem hài cốt Yang Guifei về Trường An Quốc Táng. Li Kui phản đối vì lo sợ các Tướng và binh sĩ sẽ phẫn nộ… Cuối cùng Xuân Zong bí mật dặn dò Gao Lishi tức Cao Lực Sĩ đem hài cốt Yang Guifei về Trương An mai táng. Sau đó vì  xúc động, đau buồn về cái chết Yang Guifei, Xuan Zong thương tiếc tương tư và tử bệnh vào ngày 3 tháng 5 năm 762TL. Thái Tử Li Heng tức Hoàng Đế Tong Suzong  lên ngôi ngày 13-8-756TL tử bệnh ngày 16-5-762TL. Thái Tử Li Chu (con Li Heng) tức Hoàng Đế Tong Daizong nối ngôi ngày 18-5-762TL. Cuộc nổi loạn của An Lushan chỉ  kéo dài dưới 7 năm. Triều Đại Yen thành hình từ ngày 16-12-756TL, sụp đổ ngày 17-2-763TL. Một trang sử đẫm máu đã được lật qua!

YANG GUIFEI (Dương Quí Phi) CÓ THÔNG DÂM VỚI AN LUSHAN (An Lộc Sơn) KHÔNG?

Hoàng Đế Tong Xuan Zong là Vị Vua có cả ngàn cung phi mỹ nữ: “trinh trắng”, sắc nước hương trời. Nếu Yang Guifei là người đàn bà lăng loàn trắc nết, phản bội, --là Hoàng Hậu Trung Nguyên, là  mẫu nghi thiên hạ lại thông dâm với  An Lushan một tên phản loạn Triều Đình Tong; --lại là thổ phỉ có tiền án trộm cừu. Một tên loạn thần tặc tử  lợi dụng lòng tín cẩn của Hoàng Đế Tong Xuan Zong ban. An Lushan đã sử dụng binh quyền, ấn tín của Triều Đình Tống dấy binh tạo phản, lật đổ Triều Đình. Câu hỏi đặt ra? Sau cái chết của Yang Guifei lúc đó đã 37 tuổi, Hoàng Đế Tống Xuan Zong lại tương tư, bi lụy và nuối tiếc những tháng ngày chung chăn gối với Yang Guifei không? Trước khi rời Ba Thục trở về Kinh Đô Trường An, Hoàng Đế Tống Xuan Zong vì kính phục Hoàng Hậu Yang Guifei, từ đó đã than vãn trăn trối với Đại Thần Li Kui cố gắng: “đem hài cốt Hoàng Hậu Yang Guifei về Kinh Đô Trường An Quốc Táng”!

Cũng nên nhắc lại trong đêm 21-7-710TL như đã lược thuật trên: Công Chúa Taiping (con của Wu Hậu) cùng cháu trai là Li Longji tức Hoàng Đế Tong Xuan Zong (con của Li Đán tức Hoàng Đế Tong Ruizong); làm cuộc chính biến, chém đầu Thái Hậu Wei, khôi phục quân quyền Triều Đại Tong. Hoàng Đế Tong Xuan Zong tự tay giết chết chị bà con chú bác là: Thái Tử tức Công Chúa Li Guo’er (con của Li Xian tức Hoàng Đế Tong Zhong Zong) và Wu Yanxiu chồng của Công Chúa. Sau đó vì tranh dành ngôi báu trong dòng tộc Li, Hoàng Đế Tong Xuan Zong buộc cô ruột là Công Chúa Taiping và các thành viên phe nhóm trong dòng tộc Li chọn cái chết năm 713TL! Li Đán là cha của Xuan Zong thuyết phục xin tha tội chết cho em là Taiping, nhưng Xuan Zong không chấp thuận. Hoàng Đế Tong Xuan Zong là một Vị Vua lãng mạn, đa tình, tuy nhiên khi hành sử (sử dụng quyền hành) Hoàng Đế Tong Xuan Zong đặt quyền lợi tối hậu lên trên tất cả. Từ đó nhà Vua lạnh lùng dứt khoát, cứng rắn gạt bỏ mọi khía cạnh liên hệ  tình cảm. Một vài tài liệu sử học Trung Quốc tiết lộ về nghi vấn lịch sử: --Thái Tử Li Longji tức Hoàng Đế Tong Xuan Zong đã  một thời liên hệ tình dục với cô ruột là Công Chúa Taiping đã trải qua  hai đời chồng!  Hoàng Đế Tong Xuan Zong nối tiếp ngôi Vua cuối năm 712TL, rồi biến cố binh biến đẫm máu đã xảy ra vào tháng 10 năm 755TL. Hoàng đế Tong Xuan Zong làm Vua được 44 năm,  thoái vị   ngày 13 năm 756TL.

Chuyện tình truyền kỳ Đường Minh Hoàng&Dương Quí Phi: các sĩ phu Trung Quốc còn vẽ lên một cuộc tình tay ba Dương quý Phi thông dâm với An Lộc Sơn. Theo một vài tài liệu văn học sử Trung Quốc trung thực lập luận rằng không có bằng cớ xát thực buộc tội Yang Yuhuan thông dâm. Hơn nữa một trang tuyệt sắc giai nhân, lỗi lạc về cầm kỳ thi họa không thể liên hệ tình dục với tên thổ phỉ bụng bự, trộm cừu, võ biền thô lỗ ở vùng biên thùy phía Bắc Trung Nguyên. Mặt khác việc xuất nhập Cung cấm đối với một lãnh Tướng biên cương xuyên qua biết bao nhiêu tai, mắt, tay chân bộ hạ thân tín trình tấu  Hoàng Đế  Tống Xuân Zong lại càng khó khăn hơn!  Lý do cuộc binh biến đẫm máu đã xảy ra vào tháng 10 năm 755TL dưới Triều Đại Tống: -Là vì An Lushan ganh tị, hiềm khích Thừa Tướng Yang Guozhong (anh của Yang Guifei). --Thừa Tướng Yang Guozhong đã có lần bí mật ra lệnh thuộc hạ ám sát hụt An Lushan cũng như nhiều lần An Lushan từ biên thùy Bắc Trung Nguyên vượt qua đoạn đường dài khó khăn  đến Kinh đô Trường An mục đích yết kiến Hoàng Đế Tong Xuan Zong, nhưng Thừa Tướng Yang Guozhong ra lệnh Ngự Lâm Quân ngăn cản. Từ những lý do nêu trên vì lòng tự tôn mặc cảm của một viên Tướng biên cương, từ đó An Lushan mưu đồ dấy binh tạo phản. Mặt khác vì mưu đồ chính trị An Lushan muốn khôi phục giang sơn Triều Đại Bei Wei đã sụp đổ năm 535TL. Do đó, sau khi  chiếm được Trường An, An Lushan xưng Hoàng Đế Đại Yên. Triều Đại Yên (Yan) đã thành hình từ đó. Tóm lại, các sĩ phu Trung Quốc đã dựa trên biến cố lịch sử về cuộc binh biến đẫm máu đã xảy ra dưới Triều Đại Tống vào tháng 10 năm 755TL. --Mục đích khuyến cáo các Vị Hoàng Đế Trung Nguyên kế tiếp không nên ham mê tửu sắc: “ Ngai Vàng sụp đổ -Tổ Quốc suy vong”.  Từ đó, các sĩ phu Trung Quốc đã dàn dựng và vẽ lên một trang sử không quang vinh của nước Tàu lồng khung  trong bối cảnh lịch sử xảy ra xuyên qua Nhà Đường.

NORTHERN SONG DYNASTY TRIỀU ĐẠI BẮC SONG (SUNG CHÁO) 960TL ĐẾN  1127TL: TRIỀU ĐẠI BẮC SONG (SUNG CHÁO), sử Việt Nam chuyển ngữ là NHÀ TỐNG 960 TL ĐẾN 1127TL:

Song Thái Tổ tên là Zhao Kuangyin là viên Tướng Chỉ huy Kỵ binh của Triều Đại Zhou là một trong 5 Triều Đại 10 Vua từ 954TL sụp đổ 960TL. Sau khi Hoàng Đế Zhou Shizong mất, Hoàng Đế Song Taizu tức Zhao Kuangyin xưng Vương. Người đã  có công tạm thống nhất Trung Nguyên mở đầu  thế kỷ Triều Đại Song cai trị Trung Quốc, Đô đóng tại  Biangjing (Keifeng bây giờ). Hoàng Đế Song Taizu là Vị Vua văn võ song toàn, xuất thân từ phái thiếu lâm tự, có 4 con nhỏ. Lên ngôi Hoàng Đế khai nguyên tuyên quang lập Quốc Triều Đại Song, sử Việt Nam chuyển ngữ là: NHÀ TỐNG từ 960TL đến 976TL, trị vì 16 năm, tử bệnh 49 tuổi. Con của Hoàng Đế Song Taizu còn nhỏ, do đó em của Hoàng Đế Song Taizu là Zhao Guangyl kế Vị lên ngôi lấy hiệu là Hoàng Đế Song Taizong từ năm 976TL-997TL. Hoàng Đế Song Taizong về sau truyền ngôi cho con cháu gồm 16 đời, không trả lại ngôi báu cho con cháu của Hoàng Đế Song Taizu. Một vài tài liệu sử học Trung Quốc tiết lộ trong lúc Hoàng Đế Song Taizu lâm trọng bệnh: --Zhao Guangyl tức em của Hoàng Đế Song Taizu đã thuốc độc anh đoạt ngôi!

Các Hoàng đế Song nối tiếp cai tri Trung Nguyên từ năm 997TL đến 1127TL củng cố nền đế chế Triều Đại Bắc Song   thành công về mặt xây dựng Trung Quốc phát triễn kinh tế sản xuất: lúa gạo, hàng vải, bông vải, sản phẩm thêu bằng tay, tơ lụa; --trao đổi buôn bán sang đến Trung Đông. --Đặc biệt về khoa học sáng chế: --địa bàn, phát minh sớm nhất thuốc làm “pháo” sau nầy là thuốc súng “gunpowder”; sự lưu hành giấy bạc thuật ấn loát sớm nhất do Triều Đình Song in ra. Nguồn thực phẩm thừa thải nuôi sống trên 500 triệu dân Triều Đại Song và dân số tăng trưởng nhanh chóng 700 triệu Triều Đại Minh. Chính sách cai trị Triều Đại Song tuyển chọn nhân tài khoa bảng theo sở học từ chương: cầm kỳ thi họa, trọng dụng  quan văn làm thơ “xướng họa”. Những họa sĩ tài danh cũng được nhà Vua trọng dụng.

Triều Đại Song tập trung quyền hành trong tay Hoàng Đế dưới trướng là các Đại thần  quan văn; --từ đó gieo rắc bất công trong hàng ngũ quan võ: --Triều Đình không quan tâm về binh cơ, không rèn luyện binh mã, không phát triễn quân đội. Triều Đình Bắc Song  trên là Hoàng Đế ngự trị; dưới là tập quyền quan văn “ngâm thơ vịnh phú”, không đề cao cảnh giác; --họ quên rằng kẻ thù xâm lược: Triều Đình Jin NHÀ KIM tiếp giáp bên cạnh đang hăm he chực chờ xua quân cướp đoạt giang sơn. Cũng nên nhắc lại như đã lược thuật trên: giữa tháng 12-1126TL; quân đội Jin tấn công Kaifeng Thủ Đô của Triều Đình Bắc Song. Trong vòng chưa đầy 1 tháng, Thủ Đô Kaifeng thất thủ ngày 9-1-1127TL:--quân đội Jin bắt sống 2 cha con Hoàng Đế Song  Huizong và Qinzong.

SOUTHERN SONG DYNASTY: TRIỀU ĐẠI NAM SONG (SUNG CHÁO) 1127TL ĐẾN 1279TL:

Sau khi Triều Đại Bắc Song sụp đổ năm 1127TL: --Hoàng tử con Hoàng Đế cuối cùng của Bắc Song là:  Zhao Gou cùng tàn quân mở đường máu thoát về Lin’an (Hangzhou). Hoàng Đế Song  Gaozong tức  (Zhao Gou) thành lập Triều Đình Nam Song, đô đóng tại Lin’an. Triều Đại Nam Song cai trị Trung Nguyên từ 1127TL kéo dài và sụp đổ  năm 1279TL. Hoàng Đế cuối cùng là Song Weiwang tức (Zhao Bing), 8 tuổi được Đại Thần Lu Xiu ôm Hoàng Đế nhảy xuống biển tự sát sau khi quân Mông Cổ xâm lược Triều Đại Nam Song. Triều Đại Bắc, Nam Song cai trị Trung Quốc từ 960TL, kéo dài 319 năm, sụp đổ 1279TL.  Một trang sử Trung Quốc; một bài học lich sử của Triều Đại Song đã được lật qua”. Quân Mông Cổ đoạt giang sơn Triều Đại Song - Lập Nhà Nguyên cai trị Trung Quốc 97 năm từ 1271TL sụp đổ 1368TL.

Trước năm 1975, nền văn học miền Nam luôn luôn đề cập và ca tụng Triều Đại Đường. Chúng ta được giảng dạy và nhồi sọ trong bậc Trung Học và nhất là Đại Học Văn Khoa Saigon: --Nhà Đường có một nền văn chương thi phú xuất chúng. Chúng ta phải thấm nhuần thơ văn Đường luật và văn chương Hán Học, vì chữ Hán đã làm giàu cho tiếng Việt. Chúng ta đang sử dụng ngôn ngữ Việt Nam hơn phân nữa tổng số từ tiếng Hán. Tiếng Hán Việt đã làm tăng giá trị của ngôn ngữ Việt Nam. Tiếng Việt Nam đã vay mượn từ tiếng Trung Hoa Hán 60%, 70%, đến 100%???

Sinh thời, Nhà Ngữ Học Cựu Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Saigon đã viết: “Hệ thống văn học mà ta mượn của họ Hán Học có nhiều điểm bất nhất và bất tiện, ta có cần mượn luôn cả cái bất nhất đó vào văn học của ta hay không? Vì danh dự Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam, đã đến lúc chúng ta phải làm sáng tỏ một vấn đề ngữ học lịch sử liên quan tới tiếng nói và chữ viết của của người Việt: “Tiếng Việt còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”!!!

TIẾNG VIỆT NAM CÓ VAY MƯỢN TỪ TIẾNG TRUNG HOA HÁN HAY KHÔNG?
         VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM NGUYÊN TÁC BẰNG CHỮ NÔM:

Đứng trước quyển sách hay, ta nghe được tiếng ca hát âm thầm lặng lẽ và duyên dáng tự nghìn đời, sách để đó đã lâu rồi nhưng không tỏ vẽ bực tức. 100 năm sau có người dở đến sẽ vang lên giọng thơ của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc, của Bà Đoàn Thị Điểm trong Chinh Phụ Ngâm, của Cụ Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh, hoặc làm sống lại khí phách hào hùng ngang dọc của Nguyễn Công Trứ:

                                                     Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
                                                     Nợ tang bồng vay trả trả vay
                                                     Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây
                                                     Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể!

Hoặc sống lại khí tiết ngông cuồng bất khuất của Cao Bá Quát:

                                                    Mủ cánh chuồn đội trên mái tóc
                                                    Nghiên mình đứng chực cửa hầu môn
                                                    Quản bao kẻ mang cái giàm danh
                                                    Áo giới lăng trùm dưới cơ phu
                                                    Mỏi gối qùy mòn sân trướng phủ!


Một Nhà Nghiên Cứu Ngữ Học khác lập luận rằng: “ Người Việt Nam không thể giỏi tiếng Việt nếu không biết chữ Hán, khi mà trong tiếng Việt có đến 70% từ gốc Hán??? Câu hỏi đặt ra, giữa hai ngôn ngữ Việt Nam và Trung Hoa Hán tức tiếng  Mandarin hoặc (Quan thoại, Phổ thông) có giọng đọc và cách cấu tạo câu cú hoàn toàn khác nhau, nhưng khi đọc một đoạn văn hay, hoặc câu thơ với ý đẹp văn hay thì họ bảo rằng: “Tác giả đã sử dụng từ Hán học”.

Để sáng tỏ vấn đề chúng tôi lần lượt đưa ra những ví dụ khác biệt trong cấu trúc của câu nói và âm tiết của hai ngôn ngữ: VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA. Ví dụ dưới thời Pháp thuộc, Thủ Tướng Nguyễn Văn T. thăm viếng Hà Nội, các sĩ phu tặng Vị Thủ Tướng bức hoành phi viết bằng chữ Hán tức tiếng  Mandarin: Cách phát âm tiếng Việt là:

                                                     ĐẠI ĐIỂM QUẦN THẦN

Cách phát âm tiếng Trung Hoa Hán tức Mandarin hoặc Quan Thoại, Phổ Thông là:

                                               TA CHUNG CHÉN TÁ CHÁNH
                                                大        中          向       大       臣

Ta Chung Chén nghĩa tiếng Việt là: “điểm lớn”; Tá Chánh nghĩa tiếng Việt: “Quần Thần”.

NHẬN XÉT VÀ SO SÁNH:

Đại  Điểm Quần Thần (tiếng Việt Nam) và Ta Chung Chén Tá Chánh tiếng Hán Mandarin đồng nghĩa là khen một Vị quan to đứng đầu Triều thần.

Thủ Tướng Nguyễn Văn T. mừng rỡ nhận bức hoành phi và treo trước Dinh Thủ Tướng; --chỉ cái ác: “Đại” có nghĩa là: “To”; điểm có nghĩa là: “Chấm”; nếu nói lái sẽ là: “Chấm To” là: “Chó T.” --Quần Thần có nghĩa: “ bầy tôi” là: “bồi Tây”: làm bồi cho Pháp. Nắm được cấu trúc của một âm tiết  thì hiểu ngay lối nói lái: “độc nhất vô nhị” trong ngôn ngữ Việt Nam giao hoán phụ âm đầu với vận ví dụ: “con cầy” thì đổi thành: “cây còn” do hai chữ viết: “mộc tồn”; --mộc là cây, tồn là còn; --mà Vị giáo sư ngôn ngữ học nhầm gọi: “mộc tồn” là chữ: “Hán”. Cũng món thịt chó bất hủ còn được gọi là: “cờ Tây”  để khỏi phải nói: “con cầy tơ”.

Như vậy tiếng Việt Nam gọi con chó là: “mộc tồn”; tiếng Trung hoa Hán (Mandarin) gọi con chó là: “Gow”; tiếng Quảng Đông (Cantonese) gọi con chó là: “cẩu”. Vị giáo sư nghiên cứu ngữ học luận tiếp: --Trước kia các nhà thơ dân tộc của ta thường mượn nhiều điển cố và hình tượng của thơ văn Trung Quốc, nhưng từ đời Nguyễn Trải (1380-1442) trở đi thì các Cụ không mượn thẳng tiếng Hán Việt; --ngoại trừ những yếu tố như: phong, bông hoa, tuyết, nguyệt, chim muông thay cho:  “cầm thú”, các Cụ giỏi tuyệt! Thật là một sự nhầm lẫn đáng trách! –Những từ: phong, bông hoa, tuyết, nguyệt, chim muông, cầm thú; hoặc câu:  “Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách” (nước nhà còn hay mất, người dân thường cũng có trách nhiệm;  huống chi bậc sĩ phu khoa cử có một chức quan). Sự cấu trúc và âm tiết của những từ và câu trên là hoàn toàn tiếng Việt Nam 100%. Xin đọc giả nhìn bản phân tách ngôn ngữ đối chiếu dưới đây để nhận định chữ: “country” nghĩa tiếng Việt là: Quốc Gia, Tổ Quốc, Nước Nhà, Non Sông, Quê Hương, Xứ Sở. Chữ country nghĩa tiếng Trung hoa Hán Mandarin chỉ có một từ: “Gủa Jie”; tiếng Quảng Đông (Cantonese) cũng chỉ có một từ: “Gọt Ga”. Even the least educated citizens should be responsible for nghĩa tiếng Việt: “Thất phu hữu trách” (người ít học cũng có trách nhiệm).

NHẬN XÉT VÀ SO SÁNH:

               Tiếng Việt Nam:             “Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách”

               Tiếng Hán Mandarin:             “Gua Jie Qing Wang Pí Fú Yao Je”
                                                                        国  家   兴   亡    匹 夫  有  责

               Tiếng Quảng Đông Cantonese: “Gọt Ga Qing Wang Pí Fú Yao Zhe”

Tiếng Việt Nam: Phong, Gió.  Cantonese: Tài Fon.  Mandarin: Tá phấn   大风

Tiếng Việt Nam: Bông hoa.  Cantonese: Pha. Mandarin: Huà    花

Tiếng Việt Nam: Tuyết.  Cantonese: Xú. Mandarin: Xue   雪

Tiếng Việt Nam: Nguyệt, Trăng.  Cantonese: Diệt Lòn. Mandarin: Yuè liàng 月亮

Tiếng Việt Nam: Chim Muông.  Cantonese: Dò Chải. Mandarin: Nhạo  鸟


Đến đời Vua Tự Đức: Vương, quan Triều đình, văn nhân, thi sĩ vẫn tiếp tục sáng tác viết văn, làm thơ  Đường luật tiếng Việt Nam 100% nhưng viết bằng chữ  Mandarin hoặc chuyển ngữ sang chữ Nôm. Trường hợp như tác phẩm: Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn được Bà Đoàn Thị Điểm chuyển ngữ một cách tuyệt luân sang chữ Nôm. Chinh Phụ Ngâm Khúc của Bà Đoàn Thi Điểm đã làm lu mờ cả danh tiếng của nguyên tác tiếng Việt cổ văn; viết bằng chữ Mandarin. Chinh Phụ Ngâm của Bà  Đoàn Thị  Điểm là một kiệt  tác văn chương mà chủ đề là lời than vãn của nguời thiếu phụ có chồng đi chinh chiến lâu ngày chưa về:

                                                             Dẩu chàng theo lớp mây đưa,
                                                     Thiếp nhìn rặng núi ngẫn ngơ nổi nhà.
                                                 
                                                      Bóng cờ tiếng trống xa xa,
                                                      Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng

Câu hỏi đặt ra không biết các quân vương, viên quan Triều đình;  kẻ sĩ thời đó đã vô tình hoặc cố ý… ca ngợi  sáng tác của họ là văn chương Hán học hoặc thi văn Hán Việt như là một thứ thuốc phiện thấm vào máu, ăn sâu vào não cân, không cai được. Một hôm Vua Tự Đức triệu tập quần thần, các văn nhân, thi sĩ trong nước: “xướng họa”. Mở đầu, Vua Tự Đức tâm sự với các văn quan, văn nhân và thi sĩ rằng: đêm qua Trẫm nồng nàn trong giấc điệp bỗng chiêm bao đọc đuợc hai câu thơ nhưng không biết xuất xứ; các khanh cứ bình thân cho Trẫm ý kiến, quả nhân không buộc tội khi quân:

                                                      Ngoài đồng tiếng oanh hót khề khà,
                                                      Trong vuờn hoa đào nở lấm tấm!

Cao Bá Quát đứng lên đáp lại nhà Vua:

                                                       Khù khờ thiên tứ đa nhân thức,
                                                       Khệnh khạng tương lai vấn tú tài!

Xuyên  qua hai câu thơ của Cao Chu Thần, Vua Tự Đức giận lắm, nhưng vì đã hứa truớc quần thần, chẳng những không bắt tội khi quân;  Nhà Vua còn khen Cao Ba Quát như sau:

                                                       Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán,
                                                       Thi đáo Tùng, Tuy, bất thịnh Đuờng!

              (Tùng, Tuy là Tùng Thiện Vương; Tuy Lý Vương  trong Hoàng gia Nguyễn)                                    
                                                                               
Xuyên qua hai câu thơ trên, Vua Tự Đức đã vỡ lẽ: “ Vì Nhà Đường không thực sự  cực thịnh”. Cũng nên nhắc lại thời điểm Vua Tự Đức khen Cao Bá Quát trước văn quan, vụ án ở Mỹ Lương chưa xảy ra.

Đến đây chúng tôi luận một ít về nhà thơ lỗi lạc Cao Bá Quát. Dù sao thuở sinh tiền tiên sinh đã một thời có công tô điểm cho nền thi ca nước nhà. Và thử tỉm hiểu nguyên nhân nào? Yếu tố nào là động lực thúc đẩy Cao Bá Quát đứng lên làm cuộc cách mạng năm 1854TL lật  đổ Triều đình Nguyễn? Để biện hộ cho dòng họ Cao trong vụ án ở Mỹ Lương trong bản án: “tru di tam tộc” năm 1855TL, xử chém 3 đời. Chúng tôi  đưa ra những lập luận sau đây:                            
                                           
Cao Bá Quát là một nhà thơ có tài nhưng bản tánh kiêu ngạo, có lần ông đã tuyên bố: trong thiên hạ có 4 bồ chữ: ông giữ hai bồ, anh ông Cao Bá Nhạ giữ một bồ, còn một bồ phân phát cho kẻ học. Nhưng xuyên qua bài thơ sau đây của Cao Chu Thần: --chúng ta nhận xét ông đã hoàn toàn thức tỉnh truớc trào lưu  văn minh đổi mới của xứ nguời và so sánh sở học nước mình. Tâm trạng trắc ẩn của Cao Chu Thần đã thể hiện xuyên qua bài thơ như sau:
                   
                                                  Tân Gia từ vượt con tàu                
                                                  Mới hay vũ trụ một màu bao la,
                                                  Giật mình khi ở xó nhà,
                                                  Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi
                                                  Không đi khắp bốn phương trời
                                                  Vùi đầu áng sách uổng đời làm trai,
                                                         
Bốn bồ chữ trước đây ông đã quang vinh tuyên bố, nay chỉ là trò chơi, tâm trạng đau thương khắc khoải đó: Cao Chu Thần đã thiểu não thốt lên hai câu thơ như sau:

                                                    Nhai văn nhá chữ buồn ta,
                                                    Con giun còn biết đâu là cao sâu!                                                          

Truớc khi lên đoạn đầu đài, Cao Ba Quát vẫn khí phách hiên ngang, tự xem mình như bậc Đế Vương sa cơ thất thế:

                                                     Một chiếc cùm lim chân có Đế,
                                                     Ba vòng xích sắt bước thời Vương!
                                                (chữ Đế đối với chữ Vương= Đế Vương)

                                                                                       
Khi lên đoạn đầu đài chờ hành quyết: Cao Bá Quát xem cái chết tựa lông hồng, đã anh dũng hiên ngang thét to hai câu thơ sau đây:
                                   
                                                       Ba hồi trống dục đù cha kiếp,
                                                       Một nhát gươm đưa đù mẹ Thời!                                      
                                                              (Thời tên Vua Tự Đức)
                                                                                   
Cái chết của Cao Bá Quát là một hồi chuông cảnh giác của một nhà thơ, một kẻ sĩ thức thời trước vận nước sắp suy vong. Một nhà cách mạng ưu thời, mẩn thế: muốn quay lại thế cờ, làm lại cuộc đời.

                                                               Để ta đeo vòng thư kiếm,
                                                           Quyết xoay bạch ốc lại lâu đài,
                                      Gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú!

Thơ khẩu khí là một thể thơ: “mặt đối mặt xuất khẩu thành thơ”. Cao Chu Thần là một thiên tài nổi tiếng trong thể thơ khẩu khí. Đời Tự Đức, quan Đốc Học họ Chu triệu tập các văn nhân, thi sĩ xướng họa. Cao Bá Quát chê quan Đốc học văn: “dỏm”. Chu Đốc học tức giận lệnh gia nhân trói Quát và ra câu đố; nếu Quát không đáp được sẽ đánh đòn 30 trượng. Đoạn, quan đốc học vấn Cao Bá Quát rằng:

                                                               Nhỉ tiểu sinh hà xứ  đắc lai,
                                                          Cảm thuyết Trình Chu sự nghiệp!

(nghĩa: gã học trò nhỏ từ đâu đến đây:  luận về thuyết Trình, hỏi về sự nghiệp văn chương của quan đốc học. Cao Bá Quát đáp:

                                                         Ngã quân tử kiến cơ nhi tác,
                                                         Dục vi Nghiêu, Thuấn muôn dân!

Nghĩa: Ta là bậc anh hùng quân tử thừa cơ mà dấy,  muốn cho dân trở thành Vua; dân đời Nghiêu, dân đời Thuấn!

Tiếng Việt Nam: Tiểu sinh nghĩa là:  học sinh; học trò.
Tiếng Mandarin= gọi học sinh, học trò tiếng Việt Nam là:  “Xỏe sang”. Tiếng Cantonese (Quảng Đông): gọi: Xỏe sang là = huạt sang:  学生

Tiếng Việt Nam:  Sự nghiệp.
Tiếng Mandarin gọi: Sự nghiệp tiếng Việt Nam là: “Chéng jìu”. Cantonese (Quảng Đông) nghĩa Chéng jìu là: “Jing chào”:  成就 (chéng jìu)
Tiếng Việt Nam:  Quân tử.
Tiếng Mandarin gọi: Quân tử tiếng Việt Nam là: “Ta zang fu”. Cantonese (Quảng Đông) nghĩa: “Ta zang fu” là: Tạ zang fụ: 大丈夫
Tiếng Việt Nam: Kiến cơ nghĩa là: thừa cơ.    
Tiếng Mandarin gọi: Kiến cơ tiếng Việt Nam là: “Jĩ hui”. Cantonese (Quảng Đông) nghĩa “Jĩ hui” là: Gay vòi: 机会 (Jĩ hui)
Tiếng Việt Nam: Nhi tác nghĩa là: ( lật đổ; cướp chính quyền; đảo chánh).    
Tiếng Mandarin gọi: Nhi tác tiếng Việt Nam là: “Zhàn lĩng”. Cantonese (Quảng Đông) nghĩa “Zhàn lĩng” là: “Jin liang”: 占领 (zhàn lĩng)
Tiếng Việt Nam:  Anh  hùng= Tiếng Mandarin là: “Diến Chuẩn”. Cantonese là: Diến hòn:  英雄                                                
                                               
Xuyên qua thơ khẩu khí đối đáp giữa Cao Bá Quát và quan Đốc học họ Chu: “cả hai thi nhân đã sử dụng tiếng Cổ Văn Việt Nam 100%”.  –Là thơ khẩu khí mặt đối mặt  xuất khẩu thành thơ, --là ngọn roi quật thẳng vào mặt quần thần; mặt khác cảnh giác Triều đình Huế phải tức khắc cải cách văn học cho hợp với hoàn cảnh tân tiến như các nước láng giềng: Nhựt Bản, Tân Gia Ba.v.v…khuyến cáo Triều đình Huế không nên đua theo lề lối xưa: ngâm thơ, vịnh phú…“phụng chỉ cầu hiền”, --đào tạo nhân tài khoa bảng theo sở học: “từ chương” thơ phú vô ích.

Năm 1859TL, Đô Đốc Regault de Renouilly chỉ huy 2000 quân Pháp liên kết với quân Tây Ban Nha; sử dụng 8 tàu chiến, điều động quân đội liên kết đến Saigon tấn công Kỳ Hòa. Saigon thất thủ vào ngày 17 tháng 2 năm 1859TL. Tháng 10 năm 1859TL,  Napoleon III chỉ thị Đô Đốc Page đến Saigon thay thế Đô Đốc Regault de Renouilly.  Tháng 2 năm 1861TL, Đô Đốc Charner đem thêm 3000 quân Pháp đến Saigon thay thế Đô Đốc Page. Tháng 7 năm 1861TL, Đô Đốc Charner tuyên bố quân đội Pháp đã chủ quyền Saigon. Đầu năm 1862TL, quân đội Pháp đã hoàn toàn kiểm soát 3 Tỉnh giáp ranh Saigon: Định Tường, Gia Định, Biên Hòa. Truớc năm 1859TL, dân số Saigon&Chợlớn  vào khoảng 200 ngàn người. Sau khi Saigon thất thủ dân số Saigon&Chợlớn giảm xuống chỉ còn 25 ngàn người (Trích tài liệu sử học của Pháp).

Kỳ hòa sụp đổ,  Tổng Đốc Nam Kỳ Nguyễn Tri Phương  bị thương nặng  rút tàn quân  về cố thủ
thủ  Biên Hòa, và mật tấu Triều Đinh Huế. Triều  Đình  Huế  tiếp  tục  chiến  đấu  trong vô vọng.
Tháng  6 năm 1862, vì  binh  lực kém thua, Vua Tự Đức ký  hòa ước  nhận chủ  quyền Pháp tại
Saigon  và nhượng 3 Tỉnh miền Đông Nam Kỳ tức:  Định Tường, Gia Định,  Biên Hòa, thêm vào
hải  cảng  Touranne  mở rộng  cho  tàu  bè  Pháp  thông thương. Sức  mạnh quân sự đi đôi với sự
bành trướng thuộc địa của đế quốc Pháp áp chế Triều Đình Huế: năm1867TL Vua Tự Đức phải
ký  hòa ước nhượng thêm 3 Tỉnh miền Tây Nam Kỳ tức: Vĩnh Long, Châu  Đốc, Hà Tiên và  chịu
đặt Trung, Bắc Kỳ dưới quyền bảo hộ  của  Pháp năm 1884. Thời  điểm  này quân đội Pháp  được
đặt   dưới  quyền  chỉ  huy  Đố Đốc De la Grandiere.

CHỮ MANDARIN “CÁO CHUNG” CHẤM DỨT:


Truớc kia nước Việt Nam trong thời Bắc thuộc Trung Nguyên cũng như sau đó nhiều thế kỉ đã sử dụng chữ Mandarin làm một thứ văn tự quan phương đuợc dùng trong lĩnh vực: --hành chánh, tôn giáo, giáo dục, thi cử và cả trong đơn từ khế uớc bằng khoán giữa tư nhân với nhau. Câu hỏi đặt ra: Tại sao nước ta  vẫn sử dụng văn tự Mandarin như một thứ chữ chính thức tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam? Mãi đến năm 1885TL, Triều Đình Huế ký hòa uớc  Patenôtre với Pháp; chữ Mandarin xem như: “cáo chung” chấm dứt.   Trong hoàn cảnh lịch sử đó  Triều Đinh Huế đã  cố gắng thuyết phục và đề nghị với chính quyền Pháp:  cho phép phía Việt Nam  đuợc sử dụng chữ: “Nôm” trong lãnh vực hành chánh liên hệ với Pháp.   Chính quyền Pháp cực lực khước từ, và văn tự mới là chữ Pháp phải tức khắc đuợc thay thế chữ Mandarin. Chữ Pháp phải đuợc sử dụng và giáo dục cho cả ba bậc: Tiểu, Trung và Đại Học Việt Nam.                                                          

CẤU TẠO CHỮ NÔM:
                           
Vào khoảng thế kỉ thứ 11, các sĩ phu của ta tuy vẫn tiếp tục sáng tác văn chương,  thơ văn  tiếng Việt Nam (tiếng Cổ Văn Việt Nam) viết bằng chữ Mandarin, nhưng lại muốn có một thứ chữ riêng để ghi ngôn ngữ dân tộc. Các sĩ phu văn nhân gia công sáng chế ra thứ văn tự riêng của nguời Việt: gọi là chữ Nôm. Chữ Nôm tuy có mượn những chữ Mandarin  mà tạo nên thứ chữ vuông mới mẻ, độc đáo. Chữ Nôm là kết qủa của một công trình tập thể do nhiều học giả đóng góp với tinh thần quốc gia dân tộc, với óc sáng tạo độc đáo; --có khi còn tinh tế hơn  hệ thống chữ: “choang” của nguời sắc tộc ở Quảng Tây, hay hệ thống chữ: “tây hạ“ bên Trung Quốc.

Chữ Nôm đã đuợc ổn định vào thế kỉ thứ 13, 14 xuyên qua 254 bài thơ Nôm của cụ Ức Trai Nguyễn Trải trong Quốc Âm Thi Tập (tức quyển thứ 7 trong toàn bộ văn thư đồ sộ mà cụ  Nguyễn Trải đã để lại cho hậu thế). Điều đáng lưu ý, mặc dù chữ Nôm đã được hoàn chỉnh chậm lắm là ở thế kỉ thứ 14, nhưng chữ Nôm đã không đuợc truyền bá rộng rãi, chỉ được sử dụng bán chính thức và chữ Nôm chưa bao giờ được công nhận là Quốc Ngữ của Việt Nam. Chữ  Mandarin vẫn là chữ chính thức trong mọi văn bản hành chánh, giáo dục, sử học trải qua các Triều Đại Bắc thuộc. Chữ Mandarin chỉ chấm dứt khi gót giầy xâm luợc của đế quốc Pháp đã hoàn toàn đặt guồng máy thống trị trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

CẤU TẠO CHỮ QUỐC NGỮ:

Vào đầu thế kỉ thứ 17, nhiều Giáo sĩ Âu Châu (Bồ Đao Nha, Tây Ban Nha, Ý và Pháp) đến Việt Nam truyền giáo. Các Vị cố đạo nghiên cứu tiếng Việt và tìm cách biến dạng chữ Nôm ra mẫu tự vần: a,b, c. Sự ra đời của chữ quốc ngữ Việt Nam  đã bắt đầu từ đó. Tự điển Việt Bồ La của Alexandre  de Rhodes 1651, tự điển Việt La Tinh của Pigneau de Béhaine 1772TL. Như vậy  chữ Nôm đã được hoàn chỉnh vào thế kỉ 13, 14;  chữ Quốc Ngữ  (Alphabet) từ mẫu vần a,b,c đã thành hình vào giữa thế kỉ thứ 17.

Trong qúa trình phát triễn lịch sử, văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa của các nước nhược tiểu khác trên thế giới dần dần biến đổi. Tuy nhiên tinh thần dân tộc Việt Nam  bất khuất mà ngôn ngữ Việt đã chứng tỏ một sức trường tồn mãnh liệt. Văn chương Việt Nam chẳng những với ý đẹp văn hay mà ngôn ngữ Việt Nam lại có tính chất phong phú, sâu sắc dồi dào âm điệu hơn tiếng Mandarin. Ví dụ: tiếng Việt Nam khen tặng một nguời  đẹp:  Em là một giai nhân tuyệt sắc!  Em đẹp như một đóa hoa hồng! Em đẹp như tiên nga! Em đẹp như hằng nga! Tố Như Tiên Sinh đã diễn tả sắc đẹp Thúy Kiều và Thúy Vân trong Đoạn Trường Tân Thanh:

                                                      Đầu lòng hai Ả Tố Nga,
                                                      Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân,
                                                      Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
                                                      Mỗi người mỗi vẽ, mười phân vẹn muời,
                                         
                                                       Làng thu thủy, nét xuân sơn,
                                                       Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh!

Trong Cung Oán Ngâm Khúc Ôn Nhu Hầu Nguyễn Gia Thiều đã vẽ lên sắc đẹp của nàng cung nử như:
                                                       Áng đào kiển đơm bông nảo chúng,
                                                       Khóe thu ba gợn sống khuynh thành,
                                                       Bóng gương thấp thoáng duới mành,
                                                       Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa!


Tiếng Mandarin khen một người đẹp: Ni hào fén lén! Nghĩa tiếng Việt Nam: Em rất đẹp. Tiếng Mandarin không diễn tả  hết ý nghĩ của mình như tiếng Việt trong lời nói cũng như trong chữ viết. Bởi vì Trung Quốc có trên 5000 thứ tiếng nói khác nhau hiểu qua một thứ tiếng; một thứ chữ Mandarin. Một ví dụ khác cho thấy tiếng Việt Nam diễn đạt ý nghĩa câu nói  văn chương lưu loát, vừa  sâu sắc, dồi dào âm điệu như:
Ngày tạo Thiên lập địa,  Ngày khai Thiên lập địa hoặc: Trước Công Nguyên.  Tiếng  Mandarin chỉ diễn đạt một câu: “Cúng Zén Xến”, Tiếng Cantonese (Quảng Đông) chỉ một câu: “Cúng Zìn Xình”  公元前 –Nghĩa truớc ngàn ngàn năm!

Cũng như những từ mới  trong thời đại của chúng ta như: Tiếng Việt Nam:  Trực Thăng, Máy Bay Lên Thẳng. Tiếng Mandarin: Zhí shẽng jĩ; tiếng Cantonese (Quảng Đông): Chực Chinh Chi: 直升机 (zhí shẽng jĩ). Tiếng Việt Nam : Lính Thủy Đánh Bộ hoặc Thủy Quân Lục Chiến. Tiếng Mandarin: Hai jũn. Tiếng Cantonese (Quảng Đông): Hoai khuan: 海军 (Hai jũn). Tiếng Việt Nam còn diễn đạt nhiều từ như: Hoàng Đế, Hoàng Thượng, Thánh Thượng, Quân Vương, Vua, Vương. Chữ Mandarin chỉ có một từ: Wáng Dí: 皇帝. Tiếng Cantonese (Quảng Đông) chỉ có một từ:  Wong Tai. Tiếng Việt Nam còn nhiều từ như: Tổ Quốc, Quốc Gia, Nước Nhà, Quê Hương, Đất Nước, Xứ Sở. Tiếng Mandarin chỉ có một từ: Gủa Jie: 国家. Tiếng Cantonese (Quảng Đông) cũng chỉ có một từ: Gọt Ga.              

Trở lại Lịch sử Trung Nguyên: Triều Đại HÁN sụp đổ năm 220 Tây Lịch; nuớc Tàu lâm vào hoàn cảnh nồi da xáo thịt. Một cuộc chiến tranh tương tàn đánh vùi khắp nơi, chiến tranh trong lỏng người, chiến tranh ngoài xã hội, chiến tranh ngai vàng, chiến tranh chức vị kéo dài suốt bốn thế kỷ. Các Lãnh Chúa, các Chư Hầu mà truớc đây các Triều Đại Trung Nguyên gọi họ là: “Rợ”. Nay nuớc Tàu trong hoàn cảnh tranh tối, tranh sáng…Các Chư Hầu, Lãnh Chúa đứng lên tranh dành quyền lợi, chiếm đất xưng Vương cai trị dân tộc Trung Nguyên trên phần đất của họ.

HÁN TỰ LÀ GÌ?  MANDARIN LÀ GÌ?

Truớc đây chúng tôi đã đưa ra đề tài nhận xét về ngôn ngữ Việt Nam dựa trên hoàn cảnh lịch sử mục đích làm sáng tỏ một vấn đề ngữ học liên quan đến tiếng nói và chữ viết của người Việt. Đề tài tựa là: TIẾNG VIỆT NAM CÓ VAY MƯỢN TỪ TIẾNG TRUNG HOA (HÁN) HAY KHÔNG ?  Đề tài đã đuợc viết và hoàn tất vào ngày 01 tháng 10 năm 2004.

Tài liệu này chúng tôi đưa ra những nhận xét: so sánh, đối chiếu, và bổ túc  những dữ kiện lịch sử liên quan đến thời điểm, nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Từ đó chúng ta  tìm hiểu xem ngôn ngữ Việt Nam đã có từ bao giờ?  Chữ Hán xâm nhâp vào nền văn hóa Việt Nam vào thời điểm nào? Triều Đại nào?  Truờng hợp Chữ Hán xâm nhập vào nước ta  nhưng chỉ  đơn thuần bằng chữ viết, –không phải xâm nhập tiếng nói vì chúng ta đã có sẳn tiếng nói đã tích lũy trải qua 2750 năm văn hiến. Ai là nguời đã sáng tác ra chữ Hán? Chữ Hán đã đuợc sử dụng truớc Triều Đại Hán ?  hoặc Triều Đại Hán Cao Tổ năm 206 trước Tây Lịch?

Để giải đáp những câu hỏi nêu trên, chúng ta ngược lại dòng lịch sử.  Nước Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Những bậc “Tiền nhân” đã phá thạch khai sơn, theo dòng lịch sử tiến  hóa gầy dựng giang sơn gấm vóc Việt Nam.

LẬP QUỐC: Lạc Long Quân kết duyên  bà Âu Cơ, sanh nhiều con. Con trưởng  hiệu là Hùng Vương Thi Tổ cai trị nuớc Văn Lang, Đô đống ở Phong Châu (Huyện Bạch Hạc, Tỉnh Vĩnh Yên ngày nay). Triều Đại Hùng Vương, nuớc Văn Lang chia làm 15 bộ, gồm Bắc Việt (trừ một phần Thượng du) Bắc Trung Việt đến Tỉnh Thừa Thiên ngày nay. Đến đời Hùng Vương thứ 18, Thục Phán đánh bại Vua Hùng Vương, chiếm nuớc Văn Lang, sáp nhập thượng du Bắc Việt; --đặt quốc hiệu là: “Âu Lạc”, xưng hiệu là An Dương Vương. Đóng đô ở Phong Khê (Huyện Đông Anh, Tỉnh Phúc Yên ngày nay).  Âu Lạc gồm toàn phần Bắc Việt,  Bắc Trung Việt đến hết Tỉnh Quãng Trị.

Như vậy, lãnh thổ An Dương Vương, lãnh thổ Văn Lang của Hồng Bàng Thi Tổ sáp nhập lại, đã trải qua 2750 năm văn hiến. Có một dân tộc tính in sâu, một tinh thần độc lập về tiếng nói, đó là tinh thần Lạc Việt. Điển hình tổ tiên ta  cũng như các bậc Tiên Đế  cách đây 2750 năm đã biết đặt tên: Hồng Bàng Thi Tổ, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hùng Vương Thi Tổ truyền ngôi kéo dài đến đời Hùng Vương thứ 18. Rồi Vua Thục Phán An Dương Vương (Âu Lạc) đã đặt tên con với ý đẹp, văn hay: Công Chúa Mị Châu.

Tất cả những dử kiện vừa trình bày chúng ta khẳng định một cách vững chắc rằng: tổ tiên của chúng  ta đã biết sử dụng mỹ từ, đặt tên với ý đẹp văn hay  tô  điểm cho nền văn hóa Việt Nam trên lĩnh vực văn học dân tộc. Tóm lại, lịch sử Việt Nam từ đời Lạc Long Quân đến đời An Dương Vương đã tích lũy trải qua 2750 năm văn hiến.

Một lần nửa, câu hỏi đặt ra: nền văn học chữ Hán tức chữ viết (không phải tiếng nói)  đã xâm nhập vào nền văn học của dân tộc Việt Nam kể từ lúc nào?

Bấy giờ, Hoàng Đế Qin Shi Huang, Triều Đại Qin (Qin Dynasty) mà sử Việt Nam chuyển ngữ là Tần Thủy Hoàng (Triều Đại Nhà Tần) thống trị Trung Nguyên gồm thâu Lục Quốc (7 Nước thành một Nước). Truớc Triều Đại Tần Thỉ Hoàng, Trung Nguyên Trung Quốc từ Hàm Dương Kinh Đô của Nhà Tần trải rộng ra phia bắc, phía Đông, phía Tây nước Tàu gồm có: 1100 nước,  rồi gồm thâu lại 800 nước, 100 nước, rồi 14  nước, --7 nước đến còn một nước.  Kế tiếp Nhà Tần gồm thâu Bách Việt phía Nam của nuớc Tàu. Lãnh thổ Hồ Quảng tức Hồ Nam phần đất này là: Quảng Đông, Quảng Tây…

Năm 214 trước Tây Lịch, Vua An Dương Vương thần phục Nhà TẦN, dâng Âu Lạc. Nhà Tần chia đất mới làm 3 Quận: -Nam Hải (Quảng Đông), --Quế Lam (Quảng Tây), -Tuợng Quận tức (Âu Lạc đất của An Dương Vương).

Như vậy truớc khi sáp nhập vào Trung Nguyên (Trung Quốc) năm 214 truớc Tây Lịch; nuớc Việt Nam đã tích lũy trải qua 2750  năm văn hiến  đã có một tiếng nói riêng biệt cho nguời Lạc Việt. Hiện nay dân tộc Việt Nam sử dụng một ngôn ngữ Việt Nam hoàn toàn độc lập: Bắc, Trung, Nam một tiếng nói giống nhau.

Trở lại Lịch sử Nhả Tần, trong 9 năm từ 230 truớc Tây Lịch đến 221 trước Tây Lịch, Tần Thỉ Hoàng đã hoàn thành sứ mạng lịch sử thống nhất Trung Nguyên (Trung Quốc)  từ 7 nước đến còn một nước. 7 nước gồm có: Nuớc TẦN, Nước TRIỆU, Nước HÀN, Nước YẾN, Nước SỞ (CHU), Nước NGỤY, Nước TỀ.

Trở ngại,  khó khăn lớn nhất là ngôn ngữ, văn tự các nuớc gồm 2000 thứ tiếng nói; rồi 3000 thứ tiếng nói khác nhau sau khi gồm thâu thêm đất mới Bách Việt. Tình trạng khác biệt tiếng nói, văn tự đã gây khó khăn trở ngại trong việc cai trị, phát triễn kinh tế và văn hóa. Tần Thỉ Hoàng chủ trương  cải  cách chữ viết, thay đổi cách dạy học cũ, qui định chữ: “Tiểu Triện” làm tiêu chuẩn cho văn tự Trung Quốc; sau đó lại xuất hiện kiểu chữ, “Lệ Thư” và hai kiểu chữ này kết hợp lại  thành chữ: “Guãnhua”, "Gua Yu" tức Mandarin (tiếng Quan Thoại hoặc Phổ Thông).

Vạn lý trường thành và chữ “Guãnhua” Mandarin là công trình lịch sử, văn hóa gắn liền với tên tuổi và công lao của Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng.  Sự cải cách chữ: Mandarin đã bị sự chống đối rất mãnh liệt của sĩ phu đương thời nhất là tại Hàm Dương (Kinh Đô của Tần). Tần Thỉ Hoàng áp dụng biện pháp cứng rắn như: đốt sách, chôn sống sĩ phu không thi hành chánh sách đổi mới.

Chữ Mandarin của Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng được  khai sinh vào năm 216 truớc Tây Lịch là ngôn ngữ độc đáo đã được các Triều Đại kế tiếp như: Hán – Tam Quốc – Jin – Nam Triều, Bắc Triều – Sui – Tong – 5 Triều Đại: 10 Vua – Khitan&Liao – Nam Song, Bắc Song – Nguyên – Minh - Thanh sử dụng chữ viết: “ Mandarin”  diễn đạt tư tưởng đến đối tượng để cai trị Trung Nguyên. Hiện nay Trung Quốc có trên 5000 thứ tiếng nói khác nhau hiểu qua một thứ tiếng, một thứ chữ, đó là chữ Mandarin Quốc ngữ duy nhất tiêu biểu cho nền văn học của Trung Quốc.

Dưới thời Bắc thuộc: tiếng Việt (Việt Ngữ) – tiếng Nhật Bản (Nhật Ngữ) – tiếng Cao li (Hàn Ngữ) chỉ là những ngôn ngữ đồng văn với Hoa Ngữ: --Vì cả bốn: Trung Nguyên (Trung Quốc) – Việt Nam – Nhật Bản - Đại Hàn đều sử dụng chữ Gua Yu,  Mandarin  của Trung Quốc. Thật ra bốn ngôn ngữ đó không có quan hệ thân tộc tức họ hàng  gì với nhau cả!

HÁN TỰ LÀ GÌ? MANDARIN LÀ GÌ?

Nền văn hóa Trung Quốc là sự kết tinh văn học lâu dài trải qua các Triều Đại cai trị Trung Nguyên. Nguời đã khai nguyên, tuyên quang lập Quốc Triều Đại Hán là Lưu Bang tức Hán Cao Tổ. Lưu Bang đánh bại Tần Hồ Hợi tức Tần Nhị Thế con thứ của Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng vào năm 207 trước Tây Lịch. Triều Đại Hán đã thành hình từ đó. Câu hỏi đặt ra: Chữ  Mandarin của Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng được khai sinh vào năm 216 trước Tây Lịch,  là ngôn ngữ độc đáo đã được các Triều Đai kế tiếp như: Hán –Tam Quốc – Jin (Nhà Kim) – Sui (Nhà Tùy)– Tong – Khitan&Liao (Nhà Liêu) – Nam Song, Bắc Song –Yuan (Nguyên) – Minh – Thanh – Hiện Đại – Trung Quốc; sử dụng chữ viết "Gua Yu” Mandarin diễn đạt tư tưởng đến đối tuợng để cai trị Trung Quốc. Nhưng tại sao văn học Sử Việt Nam của chúng ta gọi chữ Mandarin Quốc Ngữ duy nhất của Trung Quốc là chữ Hán Việt ???

THỜI ĐIỂM CHỮ MANDARIN TỨC QUAN THOẠI, HOẶC PHỔ THÔNG XÂM NHẬP VÀO NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM:


Chinh sách cai trị của Trung Nguyên đồng hóa dân Nam theo khuôn cách Trung Hoa đã có từ đời Hán Bình Dương đầu thế kỷ thứ nhất Tây Lịch. Chính sách áp dụng cai trị dân Nam như: bắt dân Giao Chỉ phải theo phong tục tập quán của người Tàu: sử dụng chữ Gua Yu Mandarin (chữ viết, không phải tiếng nói) như một thứ văn tự chính thức tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam. Chính sách đô hộ của Tây Hán lúc đầu còn lỏng lẻo đối với dân bị trị. Huyện, Châu còn giữ nguyên chính thể, phong tục, tập quán nguời Nam. Những Tù Truởng, Lạc Hầu, Lạc Tướng được quyền cai trị Huyện, Châu của mình.

Đến đời Hán Bình Vương đẩu thế kỷ thứ nhất Tây lịch, Quan Thái Thú Giao Chỉ Tích Quang thi hành chính sách đồng hóa nuớc Nam theo khuôn khổ nuớc Tàu. Các Lạc Hầu, Lạc Tướng thấy mất lần quyền hành tư cách của mình, --từ đó sinh lòng công phẫn.

Đến năm Giáp ngọ (34 Tây Lịch), năm Kiến Võ thứ 10 đời Hán Quang Võ. Tô Định được cử  như một Thái Thú Quận Giao Chỉ nuớc Nam. Tô Định thi hành chính sách tham tàn bạo ngược. Nhiều Tù trưởng, Lạc tướng, Lạc hầu muu đồ lật đổ. Thi Sách Lạc tướng Châu Diên đưa thư cảnh giác Tô Định. Thái thú Tô Định đem giết ngay Thi Sách để thị oai cùng các Lạc hầu, Lạc tướng (năm Canh Tý, 40 Tây Lịch).

Bà Trưng Trắc,  trưởng nử Lạc tuớng Mê Linh (Phúc Yên) phẩn nộ vì cái chết của chồng Bà là Thi Sách. Vì thù nhà, nợ nước,  Bà cùng với em là Bà Trưng Nhị kết hợp với các Vị Tù trưởng đối lập với Tô Định, đứng lên phất cờ khởi nghĩa chống lại Thái Thú Tô Định, đánh đuổi quân Tàu  bức  xiềng nô lệ giải phóng cho quê hương.

                                                             Ngàn Tây nổi áng phong trần,
                                                             Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên,
                                                             Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
                                                             Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên Biên Thành

Quân Nam dưới quyền chỉ huy của hai Bà vượt tuyến xuất phát từ Châu Diên xuống Thị Trấn Long Biên. Đạo quân dũng mãnh dưới ngọn cờ khởi nghĩa của hai Vị Nử Vương: công phá  Liên Lâu Thành nơi phủ trị của Thái Thú Tô Định. Tô Định không chống nổi, trốn về Nam Hải Quận. Quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố theo Nhị Trưng Vương tự cường:

                                                             Buớc chân  Phụ đạo  kề Lang Tướng,
                                                             Thành quách hiên ngang khắc phục hàng

Năm Canh Tý 40 Tây Lịch, Bà Trưng Trắc xưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.  Hai Bà Trưng đã lấy lại quyền tự trị nước Nam sau 150 năm nội thuộc nuớc Tàu. Mùa Đông, năm Tân Sửu 41 Tây Lịch,  Hoàng Đế Hán Quang Võ cử Mã Viện làm Phục Ba Tướng quân,  Luu Long làm Phó tướng  cùng Đoàn Chi đem đại quân sang tái chiếm Giao Chỉ. Mã Viện một danh Tướng Nhà Hán, ngoài 70 nhưng quốc thước cùng hai Tướng điều động 2 vạn quân tiến  chiếm Tiên Du Sơn và Lãng Bạc. Mã Viện đặt Bộ Tham Mưu và bố phòng ở hai vị trí hiểm trở, nơi trước đây Triệu Đà đã đánh bại An Dương Vương Vua Âu Lạc.

Cuối mùa hạ Nhâm Dần (42 Tây Lịch), Mả Viện lệnh Phó tướng Lưu Long điều động quân đến Mê Linh khiêu chiến  với thâm mưu trá bại. Quân của hai Bà chiến đấu rất dũng mãnh. Lưu Long giả vờ thua và rút lui về Lãng Bạc. Hai Bà thừa thắng xông lên, dốc toàn binh lực tiến đánh Tiên Du Sơn: nơi đây là Tổng Hành Dinh của Mã Viện vùng rừng núi hiểm trở. Tương kế, tựu kế, quân lực của hai Bà đã hoàn toàn rơi vào ổ mai phục. Quân Mã Viện bố trí, ẩn núp trên những địa thế cao sử dụng nỏ tên xạ kích. Quân của hai Bà  chịu đựng những trận mưa tên khủng khiếp: --tổn thất nặng nề, hai Bà gom tàn quân mở đường máu rút về cố thủ Mê Linh.

Sau khi thắng lớn ở Tiên Du Sơn, đoàn quân viễn chinh của Mã Viện điều động quân đến Mê Linh: -- Chia làm 3 cánh di động chĩa mũi dùi,  bao vây vị trí  đóng quân của hai Bà. Rồi những trận mưa tên ào ạt tiếp diễn chụp xuống  căn cứ vị trí đóng quân của hai Bà. Những mũi tên phóng lửa đốt cháy công sự phòng thủ, những trận mưa đá  (chuyển vận chế biến bằng cung tên).  Công sự phòng thủ đổ vỡ, mở đường cho những đợt tấn công, xung phong ác liệt trong tiếng hát reo hò của quân xâm luợc vang dậy cả một gốc trời. Mê Linh thất thủ, lại một lần nữa  hai Bà thoát khỏi vòng vây địch và ẩn náu ở Cẩm Khê. Địch quân truy lùng, thế cô hai Bà gieo mình xuống giòng sông Hát để kết liễu cuộc sống oai hùng, lưu danh muôn thuở.  Thân bồ liễu,  nghiệp bá Vương trọn vùi sâu duới giòng sông  Hát:

                                                        Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo,
                                                        Chị em thất thế cùng liều với sông !
                                                         
                                                        Trưng Vương vắng mặt còn ai?
                                                        Đi, về, thay đổi mặt nguời Hán quan!

Bà Trưng Trắc làm Vua được ba năm kể từ năm: Canh Tý 40 Tây Lịch đến năm Qúy Mảo 43 Tây Lịch. Việt Nam sử luợc Trần Trọng Kim ghi: hai bà tự tử ở Hát Giang nhằm ngày mồng 6 tháng 2 năm Qúi Mảo (43TL). Bà Trưng Trắc lúc đó 30 tuổi, lật đổ cường quyền giành độc lập. Để tưởng niệm công nghiệp hai Bà, các bậc tiên Vương đã lập Đền thờ hai Bà ở Hát Môn, huyện Phú Thọ Tỉnh Sơn Tây.  Nhiều thi nhân ca tụng khí tiết hai Bà, trước cổng đền có câu liễn đối chữ cổ văn tiếng Việt Nam 100% viết bằng chữ Mandarin:

                                                          Đồng trụ chiết hoàn, Giao lĩnh trỉ,
                                                       Cẩm Khê doanh hác, Hát Giang tràng.

Nghĩa cây cột đồng gãy mất, núi Giao Chỉ còn cao; Ngọn Cẩm Khê vẫn đầy, giòng sông Hát vẫn chảy. Câu liễn này đối lại câu của Mã Phục Ba viết bằng chữ Mandarin. Sĩ Phu của ta dịch nghĩa bẳng chữ Cổ Văn tiếng Việt Nam 100% như sau: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”.

Mê Linh sụp đổ không phải một sớm một chiều, hai Bà Trưng đã cang cường chiến đấu oanh liệt cùng với binh sĩ  bố phòng đã đương đầu với địch quân trùng điệp lại vừa đa mưu túc trí!  Hai Bà Trưng là  một tấm gương  Anh linh Gái nước Việt,  là  những bậc anh thư liệt nữ đã một thời bảo vệ non sông gấm vóc Việt Nam: “Vị Quốc Vong Thân”.
                                                                                                                                                                                         

Mê Linh thất thủ, sứ mạng đã không thành, nhưng những bậc anh hùng liệt nữ như hai Bà Trưng có thể nguớc mặt mà không hổ thẹn với Tổ Quốc dân tộc; --Cũng như cuối đầu mà không sợ tổn thương vong linh của các bậc tiền nhân oai hùng nước Việt trong mưu đồ dựng nước và giữ nước. Vì danh dự Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam, đã đến lúc chúng ta phải làm sáng tỏ một vấn đề Ngữ học lịch sử liên quan tới tiếng nói và chữ viết của nguời Việt. Chúng tôi hy vọng những bạn trẻ hải ngoại lưu ý đến việc bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam:

                               “Tiếng Việt còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”!


ĐẾ QUỐC TRUNG QUỐC

        ENGLISH                                    MANDARIN                    VIETNAMESE                                                                                                                                                                                                                                                                    
HAN DYNASTY Han Cháo                    漢朝                    NHÀ HÁN 206TCN-220CN
      206BC-220AD
THREE KINGDOMS                               三國                                  TAM QUỐC
WEI, SHU, WU                                  魏, 蜀, 吳                        NGỤY, THỤC, NGÔ
220-280
JIN DYNASTY 265 420                           晉朝                             NHÀ TẤN 265-420
WESTERN JIN                                         西晉                                    TÂY TẤN                                                                                                                              
EASTERN JIN                                          東晉                                  ĐÔNG TẤN

16 Kingdoms 304-439                              十六國                                16 Vua 304-439
SOUTHERN&NORTHERN       南北朝              NAM&BẮC TRIỀU 420-589
DYNASTIES 420-589
                                                                               
SUI DYNASTY 581-618                           隋朝                                NHÀ TÙY 581-618                                                                                                                                                                                                                      

TANG DYNASTY (Táng Cháo)              唐朝                           NHÀ ĐƯỜNG 618-907
618-907 (Táng Chiều) Cantonese
(Second Zhou 690-705)                                                               NHÀ VŨ CHU 690-705
5 Dynasties&10 Kingdoms 907-960      五代十國               5 Triều Đại 10 Vua 907-960  

LIAO DYNASTY 907-1125                     遼朝                                NHÀ LIÊU 907-1125                  

SONG DYNASTY (Sung Cháo)              宋朝                            NHÀ TỐNG 960-1279
Northern&Southern SONG 960-1279    北宋, 南宋                         Bắc&Nam TỐNG

W.Xia DYNASTY                                     西夏                                     NHÀ TÂY HẠ

JIN DYNASTY                                         金朝                                        NHÀ KIM

YUAN DYNASTY 1271-1368                  元朝                      NHÀ NGUYÊN 1271-1368

MINH DYNASTY 1368-1644                  明朝                            NHÀ MINH 1368-1644

QING (CHANH) DYNASTY                   清朝                        NHÀ THANH 1644-1911 (Chanh Cháo) 1644-1911

BẢN PHÂN TÁCH NGÔN NGỮ VIỆT NAM& TRUNG HOA HÁN ĐỐI CHIẾU:

VIETNAMESE:                             ĐẠI ĐIỂM QUẦN THẦN


MANDARIN:                          TA CHUNG CHÉN TÁ CHÁNH
                                                     大        中          向      大      臣

CANTONESE:                         TẠ CHUNG CÁN TẠI CHÀNH


VIETNAMESE:            QUỐC GIA HƯNG VONG, THẤT PHU HỮU TRÁCH
 (Even the least educated citizens should be responsible for the ups and downs of their country).


MANDARIN:                  GỦA JIE QING WANG PÍ FU YAO JE
                                            国      家    兴        亡      匹  夫    有    责

CANTONESE:                GOT GA QING WANG PÍ FU YAO ZHE


To, Lớn, Đại -  Big –Cantonese: Tạ –Mandarin: Ta:  大
Điểm  - Point –Cantonese: Chung Cán –Mandarin: Chung Chén 忠 臣
Quần Thần–Officer(Staff)–Cantonese:Tại Chành–Mandarin:Ta Chánh 大 臣
Quốc Gia, Tổ Quốc – Country –Cantonese: Got Ga- Mandarin: Gủa Jie 国 家
Phong, Gió – Wind – Cantonese: Tài Fon –Mandarin: Tá Phấn 大 风
Bông Hoa   - Flower – Cantonese: Pha –Mandarin: Huà 花
Tuyết         – Snow – Cantonese: Xú –Mandarin: Xue  雪
Nguyệt, Trăng – Moon – Cantonese: Diệt lòn –Mandarin: Yuè liàng月 亮
Chim muông  - Bird – Cantonese: Dò chải – Mandarin: Nhạo 鸟
Hoàng Đế - Emperor – Cantonese: Wong Tai – Mandarin: Wáng Di 皇 帝
Chó (Mộc Tồn) – Dog – Cantonese: Cẩu –Mandarin: Gow 狗
Tiểu Sinh  - Student – Cantonese: Hoạt sang – Mandarin: Xỏe Sang 学 生
Sự Nghiệp  – Task, work, undertaking, Career, Job –
Sự Nghiệp – Cantonese: Jing Chào—Mandarin: Chéng jìu 成 就
Quân tử - Superior Man – Cantonese: Tai Zang Fu-
Quân tử -- Mandarin: Tà Zang Fu   大 丈 夫                                                                                                                                                                                                    
Anh Hùng –Hero – Cantonese: Diến Hòn – Mandarin: Diến Chuẩn 英 雄
Kiến Cơ (Thừa Cơ)- To take advantage of the opportunity-
Kiến Cơ (Thừa Cơ) – Cantonese: Gay Vòi – Mandarin: Jĩ hui: 机 会
Nhi Tác, Lật Đổ, Cướp Chính Quyền, Đảo Chánh – Coup d’etat
Đảo Chánh – Cantonese: Jin Liang – Mandarin: Zhàn Ling: 占 领
The early day of the world: Cantonese: Cúng Zin Xình-
Ngày Khai Thiên Lập Địa – Mandarin: Cúng Zen Xến 公 元 前
Ngày Tạo Thiên Lập Địa hoặc Trước Công Nguyên

     SỰ CẤU TRÚC CÂU NÓI VÀ ÂM TIẾT GIỮA 2  NGÔN NGỮ
VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA HÁN MANDARIN HOÀN TOÀN KHÁC BIỆT


Ngôn ngữ - Language -  Cantonese: Uy dèn – Mandarin:(语言 yǔ yán)
Quân đội – Army – Cantonese: Quánh toi – Mandarin:  (军队 jūn duì)
Chiến trường- Battle Field – Cantonese: Jin thoàng- Mandarin: (战场 zhàn cháng)
Tam Quốc – Three Kingdoms – Cantonese: Xám Cọt Dĩ Dì –
Tự hào – To be Proud – Cantonese: Cương ngụ -Mandarin:(骄傲 jiāo ào)
Tam Quốc Chí  -  Mandarin: (三国演义 sān guó yǎn yì)
Bài thơ – Poem – Cantonese: Xi – Mandarin:(诗 shī)
Thành công –To Succeed: Cantonese: Trình cung – Mandarin:(成功 chéng gōng)
Tâm hồn – Soul –Cantonese: Lình quành – Mandarin: Lĩnh huấn:(灵魂 linh hún)
Dân số - Polulation – Cantonese: Dành hảo – Mandarin: (人口 rēn kǒu)
Thượng đế - God, Heaven: Cantonese: Tian thoàng – Mandarin:(天堂 tiān táng)
Địa ngục, Âm ti – Hell – Cantonese: Tề dục – Mandarin:  (地狱 dì yù)
Dân tộc, Nhân, Người – People – Cantonese: Ren – Mandarin:(人民 rén mín)
Thế giới – World – Cantonese: Say cai – Mandarin: (世界 shì jiè)
Qủa đất -  Earth -  Cantonese: Dành cang – Mandarin:(人间 rén jiān)-
Vũ trụ - Universe –Cantonese: Ye chào –Mandarin:  (宇宙 yu zhou)
Thế kỷ - Century –Cantonese: Sài ghẻ - Mandarin:(世纪 shì jì )
Trường thọ - Longevity –Cantonese: Thoàng sầu –Mandarin:长寿 cháng shòu
Chiến sĩ trận vong – Memorial Day –Cantonese: Mòn bánh chi
Chiến sĩ trận vong- Mandarin: (亡兵节 wáng bīng jié)
Lễ độc lập – Independence Day –Cantonese: Cọt hinh-
Lễ độc lập – Mandarin: (国庆节  guó qìng jié)
Lễ lao động – Labor Day – Cantonese: Lô đon chì –
Lễ lao động  - Mandarin: (劳动节 láo dòng jié)
Nhân quyền – Human right-Cantonese: Dành khuyền –Mandarin:(人权 rén quán)
Hỏa, Lửa – Fire – Cantonese: Fọ - Mandarin: Khọa: (火 huo)
Bộ Tổng Tham Mưu –Joint General Staff – Cantonese&Mandarin= Same:
 (共同的总参谋部 gong tóng de zǒng cān móu bù)
Tổng Tham Mưu Trưởng – Chief of Joint General Staff –Cantonese&Mandarin=
Same:  共同的总参谋部的负责人  gòng tóng de zǒng cān móu bù de fù zé rén
Bộ Trưởng Ngoại Giao – Secretary of state – Cantonese: Gua mo hin
Bộ Trưởng Ngoại Giao  -  Mandarin: (国务卿 guó wù qīng)
Bộ Trưởng Quốc Phòng – Secretary of defence – Cantonese&Mandarin=
Same:   (国务部长 guó wù bù zhǎng)
Quốc thiều –National Anthem – Cantonese: Gua gà –Mandarin:(国歌 guó gē)
Cảm ơn – Thank – Cantonese: Ze Ze –Mandarin: (谢谢 xiè xiè)
Hiện tại – Present – Cantonese: Zhin choi –Mandarin: (现在 xiàn zài)
Qúa khứ - Pass – Cantonese: Cỏ hội – Mandarin:  (过去 guò qù)
Tương lai – Future – Cantonese: Choán loai – Mandarin: (将来 jiāng lái)


SỰ CẤU TRÚC CÂU NÓI VÀ ÂM TIẾT GIỮA  2 NGÔN NGỮ VIỆT NAM & TRUNG HOA HÁN MANDARIN HOÀN TOÀN KHÁC BIỆT


Sự nghiệp –Task, Work, Undertaking, Career, Job –Cantonese: Jing chào:
Sự nghiệp – Mandarin: Chéng diều: (成就 chéng jìu )
Kiến cơ (thừa cơ) To take advantage of the opportunity-Cantonese: Gay vòi
Kiến cơ (thừa cơ)  -  Mandarin: Gi Whui: (机会 jī huì)
Nhi tác=Lật đổ, Đảo chánh – Coup d’etat  - Cantonese: Jin liang
Cướp chính quyền – Coup d’etat – Mandarin: Zang lin:( 占领 zhàn lǐng )
Ngự lâm quân – Imperial guard – Cantonese: Chon quanh
Ngự lâm quân – Mandarin: ( 将军 jiāng jūn )
Thú vật –Animal – Cantonese: Dẻ sao – Mandarin:( 野兽 yě shòu )
Trách nhiệm – Responsibility–Cantonese: Phú rắc dầm
Trách nhiệm –Mandarin:(负责任 fù zé rèn)
Vạn lý trường thành – Great wall – Cantonese: Mạ lị thoàng chình
Vạn lý trường thành – Mandarin:( 万里长城  wàn lǐ cháng chéng)
Sông, Giang – River – Cantonese: Hò – Mandarin: ( 河 hé )
Cung chúc tân xuân – Happy new year – Cantonese: Xen nin fại lo:
Chúc mừng năm mới–Happy new year–Mandarin:( 新年快乐 xīn nián kuài lè )
Chúc mừng thịnh vượng – Good luck – Cantonese: Cống hỉ fát xồ:
Chúc mừng thịnh vượng – Good luck – Mandarin:( 恭喜发财 gōng xǐ fā cái )
Thủy quân lục chiến – Marine – Cantonese: Hoai khuan
Lính thủy đánh bộ  - Marine – Mandarin: Hai gin: ( 海军 hǎi jūn )
Trực thăng – Hilicopter – Cantonese: Chực chinh chi:
Máy bay lên thẳng – Hilicopter – Mandarin:( 直升机 zhí shēng jī )

Mandarin (Chữ Hán); Cantonese ( tiếng Quảng đông); Tiếng Việt (Cổ Văn)

Từ I đến 10 dưới đây:

Mandarin:   Í:  (一  yī )    O:   (二  èr )    San: (三  sān )  Sư:  ( 四  sì)
Wu: (五 wǔ)   Liu: ( 六  liù ) Chí:  (七  qī )    Pa: (八  bā )   Chiu: ( 九  jiǔ )   Shứa: ( 十 shí )

Mandarin tức (Hán)  Quan thoại, hoặc Phổ thông mà người Việt thường gọi là: Chữ Hán

Cantonese (Quảng đông)  Dách,  Dì,   Xám,    Xây,   Ựng,   Lục,    Tsách,   Pạt,   Cẩu,  Xập.  

Tiếng Việt  (Cổ văn):   Nhất,  Nhị,  Tam,    Tứ,    Ngũ,   Lục,  Thất,    Bát,  Cửu,     Thập.


Tác Gỉa
GIÓ NGÀN PHƯƠNG
N.T.L, ngày 25 tháng 7 năm 2009

CÁC TRIỀU ĐẠI CAI TRỊ TRUNG QUỐC

NGÔN NGỮ VIỆT NAM CÓ VAY MUỢN TỪ TIẾNG TRUNG HOA (HÁN) HAY KHÔNG ?
HÁN TỰ LÀ GÌ ? MANDARIN LÀ GÌ ?

AI LÀ NGƯỜI ĐÃ SÁNG TÁC RA CHỮ HÁN ? CHỮ HÁN ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG
TRƯỚC TRIỀU ĐẠI HÁN ? HOẶC TRIỀU ĐẠI HÁN CAO TỔ NĂM 206 TRƯỚC TL

San Francisco, ngày 25 tháng 7 năm 2009
Liemnguyen007@gmail.com
Bài Của NGUYỄN THANH LIÊM

LỜI MỞ ĐẦU

Kính thưa qúi đọc giả:

Sau khi chúng tôi hoàn tất thiên tài liệu văn học có tầm vóc thế giới sử tựa đề: "Các Triều Đại Cai Trị Trung Quốc", "Ngôn Ngữ Việt Nam Có Vay Mượn Từ Tiếng Trung Hoa Hán Hay Không"? Chúng tôi trân trọng kính chuyển đến qúy đọc giả duyệt xem tập tài liệu đã dày công nghiên cứu gồm 32 trang. Lần này thiên tài liệu được bổ túc 5 bản ngôn ngữ đối chiếu ở cuối trang  29, 30, 31, 32: --mục đích làm sáng tỏ một vấn đề ngữ học lịch sử xuyên qua 5 bản phân tích ngôn ngữ có tiếng Việt Nam, Tiếng Anh, Tiếng Cantonese (Quảng Đông), Tiếng Trung Hoa Hán Mandarin quốc ngữ duy nhất của Trung Quốc.

SƠ LƯỢC CỐT CHUYỆN: "CÁC TRIỀU ĐẠI CAI TRỊ TRUNG QUỐC". Tam Quốc (Three Kingdoms) là một kiệt tác văn chương  bất hủ được liệt vào danh tác đệ nhất thư của nền văn học sử Trung Quốc. Tam Quốc đã nói lên được tinh thần bất sự nhị quân của các danh Tướng như: Khổng Minh, Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long đã một lòng trung kiên với Minh Chủ của mình là Lưu Bị.

Tác giả Gió Ngàn Phương diễn lại cái chết anh dũng của các danh Tướng như: Quan Công, Quan Ping (con của Quan Công) trên chiến trường đẫm máu Fancheng, Trương Phi bị hành thích; rồi kế tiếp cái chết của Thừa Tướng Khổng Minh trên chiến trường Wuzhang Plains: --đánh dấu một giai đoạn lịch sử đau thương của Triều Đại Shu Hán (Lưu Bị) suy tàn sau những cái chết của các danh Tướng!

Hoàng Đế Wu Zhou tức Wũ Hậu Võ Tắc Thiên là Nữ Hoàng đầu tiên của Trung Quốc; là người đàn bà tài, sắc vẹn toàn, thông minh, có óc sáng tạo nhưng rất độc ác!

Sự thật lịch sử về cuộc binh biến đẫm máu đã xảy ra vào tháng 10 năm 755 Tây Lịch dưới Triều Đại Tong (Tang Dynasty) mà sử Việt Nam chuyển ngữ là Nhà Đường. Tác giả Gió Ngàn Phương sẽ đưa ra những lập luận nhận xét đúng đắn về Hoàng Hậu Dương Qúi Phi (Yang Guifei) có thông dâm với An Lộc Sơn (An Lushan) không?

Genghis Khan, Temujin tức Thành Cát Tư Hản thuộc bộ lạc bé nhỏ nhưng nhờ mưu lược tổng hợp các bộ tộc chia rẽ trở thành một bộ tộc; --một quân đội Mông Cổ hùng mạnh xâm lăng các nước như: Iran, Iraq, Egypt, Afghanistan, Bắc Ấn Độ, Caucasus, Georgia, Volga Butgaria, Russia (Nga); chinh phục Eastern Europe, Ukrain, Poland, Hungary... Quân Mông Cổ gieo rắc sự hãi hùng khắp Đông Âu, trọn vùng Trung Đông đều bị quân Mông Cổ giầy xéo. Genghis Khan (Thành Cát Tư Hản) đã nói: Ngày mai khi  vừng dương ló dạng ở chân trời, vó ngựa ta sẽ đến đó, ta sẽ chinh phục mặt trời! Chỗ nào có vó ngựa ta qua, thì cỏ không mọc lại!

Kublai Khan tức Hốt Tất Liệt là cháu nội của Thành Cát Tư Hản đã đánh bại Triều Đại Nam Song (Southern Song Dynasty) mà sử Việt Nam chuyển ngữ là Nhà Tống. Quân Mông Cổ thống nhất Trung Nguyên Trung Quốc và thành lập Triều Đại Yuan, Nhà Nguyên.

NGÔN NGỮ VIỆT NAM CÓ VAY MƯỢN TỪ TIẾNG TRUNG HOA HÁN HAY KHÔNG?

Nước Việt Nam  tích lũy một nền văn hóa lâu bền, tồn trữ một kho tàng văn chương vô giá. Có thể nói sự ra đời của những tác phẩm viết bằng chữ Nôm như: Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, Đoạn Trường Tân Thanh v.v... đã khẳng định một cách vững chắc rằng: --những tuyệt tác văn chương qua Thi Ca nổi tiếng này đã tô điểm cho nền văn chương Việt Nam trên lĩnh vực văn học dân tộc. Thật vậy, văn hóa Việt Nam trải qua trong qúa  trình lịch sử 1000 năm Bắc thuộc; tiếp đến là sự xáo trộn xã hội va chạm lịch sử giữa Việt Nam và đế quốc Pháp vào thế kĩ thứ 19: --Việt Nam là môi trường gặp gỡ của các sắc dân và văn hóa khác biệt.

Chữ quốc ngữ Việt Nam có mẹo luật rõ ràng về chính tả, nhờ những nhà chuyên môn rất thính tai đã ghi nhận được các âm tố cá biệt với nhiều nét ngữ âm đặc sắc, tế nhị, phong phú. Do đó tiếng Việt tương đối nhất quán hơn cả tiếng Anh, tiếng Pháp. Mỗi đơn vị âm thanh trong tiếng Việt đều được ghi bằng một con chữ cái nhất định lấy từ bảng mẫu tự La Tinh, có khi thêm  một dấu để chỉ nguyên âm, hoặc mẫu âm như trong: ă, â, ê, ô, ơ, ư hoặc chỉ thanh điệu như trong ạ, ả,  á, à  cũng như phụ âm đệm trong những vần: oan, ngoan, ngoãn, uôn, uổng, uân, uẩn, khuân, khuẫn, oe, khoe, khỏe, uy, úy, thúy, thùy,  v.v...

Xuyên qua đề tài: "Ngôn Ngữ Việt Nam Có Vay Mượn Từ Tiếng Trung Hoa Hán Hay Không"? Tác giả Gió Ngàn Phương đưa ra những khác biệt về cấu trúc và âm tiết của câu nói giữa 2 ngôn nhữ Việt Nam và Trung Hoa Hán Mandarin; --giải thích tường tận và làm sáng tỏ một vấn đề ngữ học lịch sử liên  quan đến tiếng nói và chữ viết của người Việt. Là người Việt Nam thật sự yêu quê hương,  tiếng nói, tất cả chúng ta sung sướng và hãnh diện rằng: --trong qúa trình phát triễn lịch sử văn hóa Việt Nam và các nước nhược tiểu khác trên thế giới dần dần biến đổi. Tuy nhiên tinh thần dân tộc Việt nam bất khuất mà ngôn ngữ Việt Nam đã chứng tỏ một sức trường tồn mãnh liệt. Văn chương Việt Nam chẳng những với ý đẹp văn hay  mà ngôn ngữ Việt Nam  lại có tính chất phong phú, sâu sắc,  dồi dào âm điệu hơn tiếng Trung Hoa Hán Mandarin: --Quốc Ngữ duy nhất của Trung Quốc!

Tất cả những diễn tiến nêu trên sẽ được tác giả Gió Ngàn Phương trình bày trong thiên tài liệu văn học có tầm vóc giá trị thế giới sử: "Các Triều Đại Cai Trị Trung Quốc", "Ngôn Ngữ Việt Nam Có Vay mượn Từ Tiếng Trung Hoa Hán Hay Không"?  Chúng tôi hy vọng tập tài liệu này sẽ giúp cho con em của chúng ta trưởng thành trên nước Mỹ; nếu các cháu còn nghĩ đến quê hương đất nước của ông cha: --tra cứu sử sách trên internet về những Triều Đại Cai Trị Trung Quốc dính líu với lịch sử Việt Nam như: Tang Dynasty (Mandarin Táng Cháo); (Cantonese Táng Chiều) mà lịch sử Việt Nam chuyển ngữ là: "Nhà Đường". Cũng như Song Dynasty (Mandarin Sung Cháo), (Cantonese Sung Chiều), mà lịch sử Việt Nam chuyển ngữ là "Nhà Tống".  Đây là một phương cách giúp các em hiểu biết thêm về tên của các Triều Đại Trung Quốc chuyển ngữ theo Việt Nam!

Trân trọng kính mời qúy đọc giả thưởng thức thiên tài liệu đã được hoàn chỉnh nêu trên.

TRIỀU ĐẠI HÁN (Han Cháo) 206 TTL-220TL:

Nhà Tây Hán,  Nhà Đông Hán. Triều Đại Hán thành hình từ 206 Trước Tây Lịch, sụp đổ 220 TL. Nhà Hán cai trị Trung Quốc kéo dài 426 năm.

TAM QUỐC (220TL-280TL):

Liu Bei (Lưu Bị), Sun Quan, sử Việt Nam chuyển ngữ là (Tôn Quyền) chống lại Thừa Tướng Cao Cao, sử Việt Nam chuyển ngữ là (Tào Tháo). Từ 220 Tây Lịch đến 280 Tây Lịch,  Trung Quốc bị chia cắt thành 3 nước kéo dài 60 năm.

Cuối đời Nhà Hán Hoàng Đế Hán Xian trẻ tuổi, không điều khiển được Triều chính, Thừa Tướng Cao Cao (Tào Tháo) chuyên quyền, lấn áp Hán Xian. Liu Bei (Lưu Bị) là dòng dõi Hoàng gia con của Hoàng tử Liu Sheng, là cháu nội của Hoàng Đế Hán Jing Triều Đại Tây Hán. Vì cuộc chiến tương tàn tranh giành quyền lực cũng như chiến tranh tương tàn cướp đoạt ngôi báu trong dòng tộc Hán; từ đó gia thế Liu Bei (Lưu Bị) xuống cấp một cách thê thảm. Gia nhập quân đội với cấp bậc khiêm nhường, về sau  Liu Bei (Lưu Bị) đã trở thành Viên Tướng giàu kinh nghiệm chiến trường vào sanh ra tử và phục vụ dưới quyền Lãnh Tướng Gongsun Zan (bạn học thời niên thiếu).

Liu Bei (Lưu Bị) là vai chú Hoàng Đế Hán Xian. Vì bất bình Cao Cao (Tào Tháo), từ đó Liu Bei (Lưu Bị) rời miền Bắc Trung Nguyên đến miền Nam chiêu mộ hào kiệt, và phối hợp với Lãnh Chúa Sun Quan (Tôn Quyền) chống lại Triều Đình. Bộ Tham Mưu của Liu Bei (Lưu Bị) có: Zhu Ge Liang (Gia Cát Lượng) hoặc tên là Kongminh (Khổng Minh) Quân sư, Tướng tài là: Guan Yu (Quan Công), Zhang Fei (Trương Phi), Zhao Zi Long (Triệu Tử Long). Cũng nên biết:  Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long nguyên là anh em kết nghĩa đồng sinh đồng tử với Liu Bei (Lưu Bị). Sun Quan (Tôn Quyền) có Tướng tài: Zhou Yu (Châu Do), Lu Xu, Gan Xin, Chen Pu, Hoàng Cai…

Năm 209TL, Thừa Tướng Cao Cao (Tào Tháo) thống lãnh 300.000 quân, 2000  thuyền chiến từ Trường An  đến miền Nam Trung Nguyên giáp chiến với quân đội của Liu Bei (Lưu Bị) và Sun Quan (Tôn Quyền). Trận Xích Bích (Red Cliff) hải chiến diễn ra ngoạn mục…

Thừa Tướng Cao Cao (Tào Tháo) trong mưu đồ muốn áp lực và đe dọa đối phương đầu hàng, do đó ông tuyên bố thống lãnh 800 ngàn quân. Trên thực tế,  chiến trường Xích Bích Chi Bi Quân đội của Cao Cao (Tào Tháo) gồm có 240 ngàn đến 300 ngàn quân gồm Hải Quân kể cả Bộ Binh và quân Kỵ Mã. Trong khi Lưu Bị và Tôn Quyền cả hai lực lượng quân lực phối họp lại chỉ có 50 ngàn quân. Tuy nhiên hai Lãnh Chúa cùng các Tướng đã anh dũng chi huy lực lượng  và điều binh thần tốc xé nát quân đội Cao Cao (Tào Tháo) trong trận ác chiến Xich Bích: "máu lửa ngập tràn sông Yangtze". Hải quân của Cao Cao (Tào Tháo) thiệt hại nặng nề, thuyền chiến phải  lui về Wulin phương Bắc sông Yangtze.

Trận chiến Chi Bi đánh dấu sự quang vinh của hai Lãnh Chúa là nhờ quân sư Khổng Minh biết được thiên thời, địa lợi và từ đó Khổng Minh tiên đoán được thời gian cơn gió  thổi về phía thuyền chiến hải quân của Cao Cao (Tào Tháo). Quân đội Lưu Bị và hải quân của Tôn Quyền đã sử dụng dầu cá chế biến thành nhiên liệu: "hải chiến thiêu hủy kho lương cùng ngàn thuyền chiến của Cao Cao (Tào Tháo). Mặt khác quân đội Tào Tháo từ miền Bắc không hợp phong thổ miền Nam Trung Nguyên, do đó quân đội của Tào Tháo đã tử bệnh vì lây nhiễm dịch hạch.

TRIỀU ĐẠI WEI NHÀ NGỤY: Năm 220TL, Thừa Tướng Cao Cao (Tào Tháo) tử bệnh vì tai biến mạch máu não, thọ 65 tuổi. Cao Pi  là trưởng nam của Cao Cao xưng Vương và thành lập Triều Đại Wei, sử Việt Nam chuyển ngữ là Nhà Ngụy,  Đô đóng tại Luoyang miền Bắc Trung Nguyên.

TRIỀU ĐẠI SHU NHÀ THỤC:

Năm 221TL,  Liu Bei (Lưu Bị)  xưng Vương tức Hoàng Đế Shu Zhaolie  chiếm miền Tây Nam thành lập Triều Đại Shu, sử Việt Nam chuyển ngữ là Nhà Thục, Đô đóng tại Chengdu. Liu Bei viên tịch năm 223TL, làm Vua được 2 năm, thọ 62 tuổi. Thái Tử Liu Shan  tức Hoàng Đế Shu Hou Zhu nối tiếp ngôi Vua năm 223TL- 263TL.

TRIỀU ĐẠI WU NHÀ NGÔ:

Năm 229TL, Sun Quan (Tôn Quyền) xưng Vương và thành lập Triều Đại Wu, sử Việt Nam chuyển ngữ là Nhà Ngô, Đô đóng  tại Jiankang tại miền Đông Nam.

TRIỀU ĐẠI WEI NHÀ NGỤY:

Năm 239TL, Hoàng Đế Wei Mingdi (tức Cao Rui con của Cao Pi) viên tịch. Sima Yi (gốc gác Manchurian Jurchen) là Thừa Tướng Triều Đại Wei 220TL-265TL nắm giữ quyền hành Triều Đình Wei (Ngụy). Ngày 6-1-249TL, Tướng Cao Shuang như là Tư Lệnh quân đội Triều Đình Wei cùng em là Tướng Cao Xi Chỉ Huy Trưởng Ngự Lâm Quân hộ giá Hoàng Đế Wei Cao Fang lúc đó 18 tuổi thăm viếng mộ bia  Hoàng Đế Cao Rui.  Sau cuộc hành trình thăm viếng Lăng trở về Thủ Đô Luoyang vào ngày 10-1-249TL.  Hoàng Đế Wei Cao Fang, 2 Tướng Cao Shuang,  Cao Xi không biết rằng: --trong lúc Hoàng Đế Wei vắng mặt tại Hoàng Cung; Thừa Tướng Sima Yi (gốc Manchurian Jurchen) cùng con trai vạch ra một kế hoạch đảo chánh trong mưu đồ bủa giăng lưới bắt hết thành phần thân cận của Hoàng gia Cao. Rồi áp đặt trình tấu Hoàng Thái Hậu rằng: Cao Shuang, Cao Xi lợi dụng binh quyền như một Tư Lệnh quân đội Triều Đình Wei mưu đồ tạo phản. Sima Yi mượn tay Thái Hậu tước hết binh quyền, ấn tín,  khép tội Cao Shuang, Cao Xi phản nghịch; --rồi chém đầu cả hai Tướng Cao. Tướng Gao Rou bộ hạ thân tín của Thừa Tướng Sima Yi được bổ nhiệm thay thế Cao Shuang, Wang Guan thay thế Cao Xi. Kế hoạch thay thế chức vụ quan trọng trong  quân đội bổ nhiệm các Tướng thân tín của Sima Yi  đã được bố trí thực hiện trước và sau khi hoàn tất cuộc đảo chánh.

Sau khi Sima Yi mất ngày 7-9-251TL, trưởng nam là Sima Zhao tiếp tục nắm giữ quyền hành Triều Chính lập kế hoạch thay Chúa đổi Ngôi Hoàng Đế Wei (Ngụy). Năm 263TL ra lệnh 2 Tướng điều động quân chiếm Thủ Đô Chengdu của Triều Đình Shu. Hoàng Đế Liu Shan (con Lưu Bị) đầu hàng năm 263TL. Triều Đại Shu Nhà Thục sụp đổ.

Năm 265TL, Sima Zhao mất, trưởng nam là Sima Yan lên ngôi Hoàng Đế Jin đánh dấu khúc quanh của một giai đoạn lich sử xóa bỏ Triều Đại Wei (Ngụy); và chuyển tiếp lịch sử của Triều Đại Jin Nhà Kim thành hình từ 265TL-420TL.

CÁI CHẾT CỦA HAI DANH TƯỚNG:

GUAN YU, sử Việt Nam chuyển ngữ là (Quan Công), ZANG FEI, sử Việt Nam chuyển ngữ là (Trương Phi). Trở lại chiến trường Xích Bích Chi Bi 209TL về mặt trận liên kết giữa Liu Bei (Lưu Bị) và Sun Quan (Tôn Quyền). Sau chiến thắng Xích Bích, tình hữu nghị giữa hai Lãnh Chúa đã đổ vỡ không đoàn kết  vững bền. --Lý do là vì 2 Lãnh Chúa tranh giành về  quyền lợi lãnh thổ và quyền lực ngôi báu. Năm 219TL, Guan Yu (Quan Công), Quan Ping là con (Quan Công) bị quân đội Sun Quan (Tôn Quyền) vây bắt tại chiến trường đẫm máu Fancheng. Sun Quan (Tôn Quyền) khuyến dụ Guan Yu (Quan Công) qui hàng và phục vụ dưới trướng Tôn Quyền. Guan Yu (Quan Công) khẳn khái với Sun Quan (Tôn Quyền) rằng: “ta thà chết, không bao giờ phản nghịch bào huynh ta!”. Sun Quan (Tôn Quyền) tuốt gươm chém đầu Guan Yu (Quan Công); rồi gửi thủ cấp của Quan Yu (Quan Công) về Trường An như món qùa biếu tặng Cao Cao (Tào Tháo).

Năm 221TL, thi hành chiếu chỉ Hoàng Đế Shu Liu Bei (Lưu Bị): Zhu Ge Liang (Khổng Minh), Zang Fei (Trương Phi)  chuẩn bị một kế hoạch tấn công vào Thủ Đô Jiangkang Triều Đình Wu của Sun Quan (Tôn Quyền); trả thù cho cái chết của Guan yu (Quan Công). Kế hoạch sắp thi hành trong ngày tới, chợt vào đêm tối trời trong lúc Zhang Fei (Trương Phi)  đang ngon giấc: 2 cận quan của Zang Fei (Trương Phi) là Fan Jiang, Zang Da lẽn vào nơi ngơi nghĩ ám sát Zhang Fei (Trương Phi) rồi mang thủ cấp qui hàng Sun Quan (Tôn Quyền). Vì mưu đồ hòa binh giữa hai nước Wu và Shu:  Sun Quan (Tôn Quyền) ra lệnh áp giải hai tên phản nghịch là Fan Jiang và Zang Da đã ám sát Zhang Fei (Trương Phi) cho Liu Bei (Lưu Bị). Zhang Bao (Trương Bao) con của Zhang Fei (Trương Phi) tự tay chém đầu hai tên nghịch tặc trả thù cho cha!

TAM QUỐC THÀNH HÌNH TỪ 220TL KÉO DÀI VÀ SỤP ĐỔ 280TL:

Triều Đại Shu tức Nhà Thục của Hoàng Đế Shu Liu Bei (Lưu Bị) thành hình năm 221TL. Liu Bei băng hà năm 223TL, Guan Yu (Quan Công) tử trận năm 219TL, Zhang Fei (Trương Phi) bị hành thích năm 221TL. Zhao Zi Long (Triệu Tử Long) mất 229TL: --là Vị Tướng đã đoạt ấu Chúa trong vòng tử địa để cứu mạng vợ của Liu Bei (Lưu Bị) và Liu Shan (con Lưu Bị) trong trận chiến Longban đã diễn ra năm 208TL với Cao Cao (Tào Tháo). Rồi kế tiếp cái chết của Khổng Minh trên chiến trường Wuzhang, Shaanxi mùa Thu năm 234TL. Cuộc ác chiến khơi diễn vào tháng 4 năm 234TL giữa Shu và Wei. Thừa Tướng Shu Khổng Minh Tư Lệnh mặt trận chỉ huy 100 ngàn quân đối đầu ác chiến với Thừa Tướng Wei (Ngụy) Sima Yi. Thừa Tướng Wei Sima Yi Tư Lệnh chiến trường chỉ huy 200 ngàn quân: 2 lực lượng đang quần thảo với nhau như long, hổ, báu…Chợt đến tháng 8 năm 234TL, Khổng Minh lâm trọng bệnh tử vong 53 tuổi trên chiến trường Wuzhang trong lúc cuộc chiến đang diễn ra bất phân thắng bại! Sau khi Vị Tư Lệnh chiến trường Khổng Minh tử vong, quân đội Shu bí mật rút  quân khỏi vòng chiến. Chiến trường Wuzhang Plains đánh dấu một giai đoạn lịch sử đau thương của Triều Đại Shu sắp suy tàn sau cái chết của những anh hùng dựng nước và giữ nước của Triều Đại Shu Hán sụp đổ năm 263TL.

Hoàng Đế cuối cùng của Triều Đại Wu, Nhà Ngô tức Hoàng Đế Sun Hao con của Sun Quan (Tôn Quyền) đầu hàng quân đội Jin năm 280TL. Tam Quốc chấm dứt năm 280 Tây Lịch.

TRIỀU ĐẠI JIN ( sử Việt Nam chuyển ngữ là): NHÀ TẤN 265TL-420TL: Triều Đại Jin (tức bộ lạc Manchurian Jurchen) phía Bắc nước Tàu, thành hình từ 265 Tây Lịch đến 420 Tây Lịch (Đông Jin &Tây Jin); chia cắt Trung Nguyên thành 16 nước gồm 16 Vị Vua, từ 304 Tây Lịch đến 439 Tây Lịch.

NAM TRIỀU & BẮC TRIỀU 420TL-589TL: Nam & Bắc Triều từ 420 Tây Lịch đến 589 Tây Lịch.

TRIỀU ĐẠI SUI NHÀ TÙY 581TL-618TL: Triều Đại Sui  thành hình từ 581 TL đến 618TL

TANG DYNASTY: (MANDARIN TÁNG CHÁO & CANTONESE TANG CHIỀU)
TỪ 618-907

TRIỀU ĐẠI TONG, TANG DYNASTY (TÁNG CHÁO), sử Việt Nam chuyển ngữ là: NHÀ ĐƯỜNG 618TL-907TL:

Triều Đại Tong từ 618 Tây Lịch, kéo dài đến 907 Tây Lịch. Sau khi Triều Đại Tong sụp đổ 907TL, lại một lần nữa Trung Quốc bị chia cắt  thành 5 Triều Đại gồm 10 Vị Vua từ 907TL đến 960TL. Triều Đại Liao&Khitan Nhà Liêu là một trong 5 Triều Đại cường thịnh thứ hai sau Triều Đại Jin (Nhà Kim). Triều Đại Liao&Khitan thành hình từ 907TL sụp đổ năm 1125TL.


SONG DYNASTY: (MANDARIN SUNG CHÁO & CANTONESE SUNG CHIỀU)
TỪ 960-1279.

NORTHERN SONG: 960-1127; SOUTHERN SONG: 1127-1279    
                                                         
SONG DYNASTY: TRIỀU ĐẠI SONG (SUNG CHÁO) Sử Việt Nam chuyển ngữ là: NHÀ TỐNG 960TL-1279TL:  Triều Đại Song thống nhất Trung Nguyên Trung Quốc từ 960TL kéo dài đến 1279TL. Triều Đại Song Bắc Triều sụp đổ năm 1127 Tây Lịch. Triều Đại Song Nam Triều sụp đổ năm 1279 Tây Lịch. Triều Đại Bắc & Nam Song kéo dài 319 năm.

TRIỀU ĐẠI YUAN NHÀ NGUYÊN (1271TL-1368TL):  Mông Cổ đánh bại Song Nam Triều, thành lập Triều Đại Yuan, tức Nhà Nguyên cai trị Trung Quốc từ 1271TL --kéo dài 97 Năm; sụp đổ năm 1368TL.

TRIỀU ĐẠI MINH NHÀ MINH (1368TL-1644TL): Triều Đại Minh thống nhất Trung Nguyên, khôi phục giang sơn Trung Quốc từ năm 1368 Tây Lịch, kéo dài 276 năm, sụp đổ  năm 1644 TL.

TRIỀU ĐẠI THANH (CHANH CHÁO) NHÀ THANH (1644TL-1911TL):  Triều Đại Thanh tức Manchurian Jurchen Jin. Triều Đại Jin sụp đổ năm 1234 Tây Lịch. Jin tập trung lại binh mã, phối trí lực lượng đánh bại Nhà Minh năm 1644 Tây Lịch. Nhà Thanh cai trị Trung Nguyên Trung Quốc kéo dài 267 năm, sụp đổ năm 1911TL.
                                         
Theo tài liệu các Triệu Đại cai trị Trung Nguyên dẩn chiếu, Triều Đại HÁN sụp đổ vào năm 220 Tây Lịch. Từ 220 Tây Lịch đến  280 Tây Lịch,  nước Tàu nội chiến, phân chia Trung Quốc thành ba nước kéo dài 60 năm. Từ 265TL đến 439TL, miền Bắc Trung Nguyên chia ra Đông Jin, Tây Jin. Trung Nguyên  Trung Quốc gồm 16 Vua. Jin (Nhà Kim) tức bộ lạc Manchurian Jurchen, vị thế nước này giáp với phía Bắc Trung Quốc,  phía trên song song cận với Song Bắc Triều, tiếp giáp Koguryo tức nước Đại Hàn ngày nay.

TỪ 420TL ĐẾN 589TL, phía Nam Trung Nguyên có: NAM TRIỀU, phía Bắc có BẮC TRIỀU.

TRIỀU ĐẠI SÙI  NHÀ TÙY TỪ 581 Tây Lịch ĐẾN 618 Tây Lịch.

TANG DYNASTY: TRIỀU ĐẠI TONG (TÁNG CHÁO), sử Việt Nam chuyển ngữ là: NHÀ ĐƯỜNG TỪ 618TL ĐẾN 907TL.

Hoàng Đế Tong Gaozong (Li Zhi) mất 683TL; Hoàng Đế Tong Ruizong tức Thái Tử Li Đán nối ngôi nhưng quyền hành trong tay Thái Hậu Wu Zetian (tức Võ Tắc Thiên). Thái Hậu Wu Zetian lập ra Triều Đại Zhou Nhà Vũ Chu; rồi Thái Hậu trở thành Hoàng Đế Wu Zhou từ ngày 16-10- 690TL. Triều Đại Wu Zhou kéo dài đến ngày 3-3-705TL, Wu Hậu bị áp lực  thoái vị. Sau đó viên tịch tháng 12 năm 705TL, thọ 80 tuổi.

Hoàng Đế Tong Zhong Zong (Li Xian) lên ngôi khôi phục Triều Đại Tong 705TL. Chợt đến ngày 3 - 7 năm 710TL, Hoàng Hậu Wei (vợ Hoàng Đế Zhong Zong), --toa rập với con gái là Công Chúa Anle (Li Guo’er) thuốc độc Hoàng Đế Tong Zhong Zong. Để thao túng Triều chính Thái Hậu Wei  cho con trai nhỏ nhất là Li Chongmao lên ngôi Hoàng Đế Shang; rồi phong tước Công Chúa Li Guo’er như là Thái Tử. Thái Hậu Wei có tham vọng thành lập Triều Đại cai trị Trung Quốc như Hoàng Đế Wu Zhou (Nhà Vũ Chu) đã thực hiện.

Đêm 21-7-710TL, Công Chúa Taiping (Thai Bình) là em gái của Hoàng Đế Zhong Zong cùng cháu trai là Li Longji điều động 2 cánh quân đột kích vào hoàng cung làm cuộc chính biến khôi phục quân quyền. Sau khi đã chế ngự được Ngự Lâm Quân và chủ tình hình trong nội điện: một cận Tướng của Taiping nhanh như chớp mắt chỉ một đường gươm thủ cấp của Thái Hậu Wei lìa khỏi cổ. Li Longji tự tay giết chết Thái Tử tức Công Chúa Li Guo’er và Wu Yanxiu chồng của Công Chúa. Thanh toán xong tập đoàn Thái Hậu Wei: --Hoàng Đế Tong Ruizong trở lại ngôi Vua năm 710TL. 2 năm sau truyền ngôi cho Thái Tử Li Longji tức Hoàng Đế Tong Xuan Zong cuối năm 712TL. (Hoàng Đế Tong Xuan Zong, sử sách Việt Nam chuyển ngữ là  Hoàng Đế Đường Minh Hoàng).

Kế tiếp là cuộc chiến tranh tương tàn tranh giành ngôi báu diễn ra trong dòng tộc họ Li. Li Longji biết được phe nhóm của Công Chúa Taiping đang chuẩn bị một cuộc binh biến lật đổ và đoạt Ngôi. Hoàng Đế Tong Xuan Zong hành động trước, ra tay trước, bất thần một cuộc động binh bắt hết phe nhóm Công Chúa Taiping. Hoàng Đế Tong Xuan Zong  bắt buộc Công Chúa Taiping và thành viên trong dòng tộc phe nhóm chọn cái: “chết” năm 713TL.

 --Rồi biến cố binh biến đẫm máu xảy ra dưới Triều Đại Tong (tức Nhà Đường) vào  tháng 10 năm 755TL sẽ được lược thuật sau.

Vài nét về Wu Zetian (Võ Tắc Thiên) tức Wu Hậu: tiến Cung lúc 13 tuổi, là thứ phi hầu thiếp của Hoàng Đế Tong Taizong tức Li Shimin năm 599TL. Sau khi  Hoàng Đế Tong Taizong viên tịch năm 649TL: Hoàng Đế Tong Gao Zong tức Thái Tử Li Zhi lên ngôi Vua  và chấp nhận Wu Zetian lúc đó 27 tuổi như là vợ mình, rồi phong tước Wu Zetian như là Hoàng Hậu. Một vài tài liệu sử sách đã ghi: Thái Tử Li Zhi tức Hoàng Đế Tong Gao Zong đã thông dâm với Wu Zetian thời gian Hoàng Đế Tong Tai Zong còn sống!

Hoàng Đế Wu Zhou tức Wu Hậu  là nữ Hoàng đầu tiên của Trung Quốc; là người đàn bà tài sắc vẹn toàn, thông minh, có óc sáng tạo. Là Hoàng Đế thành lập Triều Đại Wu Zhou. Khi hành sử, Wu Hậu đã tỏ ra Vị Hoàng Đế xuất sắc đa hiệu có biệt tài điều khiển Triều Chính về kinh tế, văn học, chính trị, quân sự…Wu Hậu cũng là Vị Hoàng Đế  độc ác thủ tiêu thành phần đối nghịch như Hoàng Hậu Wang, Thứ phi Xiaoshu, cả hai nguyên là tình địch, vợ của Hoàng Đế Tong Gao Zong. Wu Hậu ra lệnh thuộc hạ:  trói tay, trói chân cả 2 Hoàng Hậu&Thứ phi bỏ vào thùng rượu cho “chết chìm”. Đối với thành phần đối lập chính trị, thời đó Wu Hậu đã biết thế nào tổ chức hệ thống giống như công an mật thám, chìm, nổi theo dỏi thành phần chính trị chống đối  bắt giữ và quyết liệt thủ tiêu! Hoàng Đế Tong Gao Zong phong tước Hoàng Hậu Wu Zetian năm 655TL. Wu Hậu chung sống với Hoàng Đế Tong Gao Zong có 4 mặt con: Thái Tử Li Hồng, Hoàng Đế Zhong Zong  tức Li Xian, Hoàng Đế  Rui Zong tức Li Đán, Công Chúa Taiping tức Thái Bình. Khi hành sử, Wu Hậu  còn độc ác ngay cả con ruột mình. Bà đã thuốc độc Thái Tử Li Hồng năm 652TL vì Li Hồng nghịch ý Wu Hậu. Wu Hậu còn là nghi vấn cái chết Công Chúa sơ sinh. Wu Hậu giết con ruột mình rồi vu khống tố cáo  Hoàng Hậu Wang mưu sát. Mục đích Wu Hậu gieo tiếng oán,  từ đó  Hoàng Đế Tong Gao Zong loại trừ Hoàng Hậu Wang.

Zhu Wen là Tướng, là thành viên của Hoàng Chao thuộc Triều Đình Tong. Hoàng Chao lãnh đạo nhóm phản loạn lật đổ Triều Đình Tong năm 874TL-884TL. Zhu Wen hồi chánh được Triều Đình Tong trọng vọng phong chức Đại Thần năm 904TL-907TL. Là Đại Thần rồi trở thành loạn thần  đã  thuốc độc Hoàng Đế Tong Aldi (Li Zhu), 13 tuổi, là Vị Vua cuối cùng của Triều Đai Tong. Zhu Wen đoạt ngôi, lên ngôi Hoàng Đế năm 907TL, lập Triều Đại Liang xé nát Trung Quốc thành 5 Triều Đại, 10 Vua. Zhu Wen làm Vua được 5 năm; con trai là Zhu Yougui ám sát cha đoạt ngôi năm 912TL. Năm 913TL, Zhu Youzhen là  trưởng nam của Zhu Wen  hành thích em lấy lại ngôi Vua. Triều Đại Liang suy vong sụp đổ năm 923TL. Một trang sử đẫm máu Triều Đại Tong tức Nhà Đường từ  618TL kéo dài 289 năm, sụp đổ năm 907TL đã được lật qua!

Trở lại lịch sử Trung Nguyên, từ 907TL  đến 960TL, Trung Nguyên bị chia cắt thành 5 Triều Đại gồm 10 Vua. Triều Đại Liao & Khitan Nhà Liêu thành hình từ 907TL đến 1125TL là một trong những Triều Đại cường thịnh thứ hai sau Triều Đại Jin Nhà Kim. Triều Đại Liao & Khitan Nhà Liêu trước kia  chỉ là bộ lạc, rồi tiểu quốc, một thời là chư hầu của Trung Nguyên.  Sau khi Triều Đại Tong (Tang Dynasty) tức Nhà Đường sụp đổ 907TL, quân đội Liao & Khitan, và quân đội Jin cả 2 là trong 5 Triều Đại bành trướng và chiếm đất kiểm soát miền Bắc Trung Nguyên, Trung Quốc.

Năm 1125TL, Triều đình Jurchen (Jin) kết hợp với Song Bắc Triều Northern Song & Southern Song (Sử Việt Nam chuyển ngữ là Nhà Tống) tiêu diệt Triều Đại Liao & Khitan Nhà Liêu. Theo thỏa ước giữa Jin và Bắc Song, nếu chiến thắng Liao, Jin sẽ lấy lãnh thổ lớn Bắc Liao. Bắc Song sẽ lấy  lãnh thổ Nam Liao. Nhưng Quân đội Jin điều động quân thần tốc thanh toán mục tiêu: --chiếm Shanjing Thủ Đô của Triều Đình Liao & Khitan.  Jin không tôn trọng thỏa ước ký kết lấy cả hai Nam, Bắc Liao. Từ những mâu thuẫn đó tình hữu nghị song phương giữa Triều Đại Bắc Song và Triều Đại Jin đổ vỡ. Tháng 9-1126TL, Hoàng Đế Jin Taizong Triều Đình Jin điều động 150.000 quân bất thần tấn công Luoyang và Zheng Zhou và chỉ trong vòng một tháng quân đội Bắc Song đầu hàng.  Giữa tháng 12 quân đội Jin tấn công Kaifeng là Thủ Đô của Triều Đình Bắc Song. Thủ Đô Kaifeng thất thủ vào ngày 9-1-1127TL, quân đội Jin bắt sống 2 cha con Hoàng Đế Song Huizong và Qinzong làm áp lực Triều Đình Nam Song. Triều Đại Bắc Song sụp đổ năm 1127TL. Triều Đại Nam Song thành hình từ 1127TL-1279TL sẽ được lược thuật sau.

Sau khi Triều Đại Liao & Khitan Nhà Liêu sụp đổ năm 1125TL, tàn quân Liao & Khitan được Mông Cổ kết nạp như một quân đội Mông Cổ. Genghis Khan (Temujin Thành Cát Tư Hản) tiếp tục mưu lược tổng hợp các bộ tộc chia rẽ trở thành một bộ tộc, một quân đội Mông Cổ. Năm 1162TL Genghis Khan  bành trướng sức mạnh quân sự xâm lăng  Kara Khitan Khanate, Caucasus, Khwarezmid, Tây xia… Năm 1211TL Thành Cát Tư Hản xâm lăng và xé xé nát quân đội Jin. Một phần quân đội Jin được Mông Cổ mua chuộc và kết nạp thành một quân đội gồm 200 ngàn quân. Khoảng 100 ngàn quân kỵ mã dưới quyền chỉ huy của Thành Cát Tư Hản. Genghis Khan đã hoàn thành sứ mạng Vị lãnh đạo thống nhất một bộ tộc; một quân đội hùng mạnh Mông Cổ xâm lược các nước như: Iran, Iraq, Egypt, Afghanistan, Bắc Ấn Độ, Caucasus, Georgia, Volga Bulgaria, Russia, chinh phục Easterrn Europe, Ukrain, Poland, Hungary… Một phần Trung nguyên: Genghis Khan tấn công Tây Xia, Tangut Nhà Tây Hạ vào cuối năm 1226TL, tháng 3-1227TL Tangut sụp đổ. Quân Mông cổ giết Hoàng Đế và tàn sát cả Hoàng Gia Tangut. Triều Đại Tangut cai trị từ 1038TL đến 1227TL, kéo dài 189 năm. Quân Mông Cổ gieo rắc sự hãi hùng khắp Đông Âu, trọn vùng  Trung Đông đều bị quân Mông Cổ giầy xéo, và họ xem quân Mông Cổ như là: “dịch hạch”. Người Mông Cổ tánh hung hăng, thích chiến đấu, quen cưỡi ngựa không cương sử dụng cung tên xa rất giỏi, phi ngựa hai tay sử dụng song kiếm cận chiến với kẻ thù; kỵ binh rất thiện chiến! Thành Cát Tư Hản đã nói: ngày mai khi vừng dương ló dạng ở chân trời, vó ngựa ta sẽ đến đó, ta sẽ chinh phục mặt trời! Chỗ nào có vó ngựa ta qua, thì cỏ không mọc lại!

Thành Cát Tư Hản mất ngày 25-8-1227TL. Nối nghiệp cha, năm 1229TL, con trai thứ ba của Genghis Khan tức Borjigin Ogedel, lợi dụng Nam Song có mầm móng hận thù Triều Đình Jin, vì Jin xâm lăng Bắc Song như đã lược thuật. Vì mưu đồ xâm lược Triều Đại Jin, một đế quốc vĩ đại tại Bắc Trung Quốc, do đó Mông Cổ giao lưu trao đổi hàng hóa, buôn bán. Mục đích tạo cơ hội qua lại gặp gỡ các quan Triều đình Nam Song; mặt khác Mông cổ điều nghiên tình hình quân sự, địa hình địa thế Nam Song để mai hậu thực hiện mưu đồ xâm lược. Rồi từ đó Mông cổ liên kết Triều Đình Nam Song tiêu diệt Triều Đại Jin. Triều Đại Jin (Manchurian Jurchen) thành hình từ 265TL, kéo dài 969 năm; sụp đổ năm 1234TL. Cũng nên nhắc lại, sau khi  Song Bắc Triều sụp đổ năm 1127TL: --Jin như một Đế Quốc cai trị nữa giang sơn Trung Quốc thuộc Bắc Trung Nguyên. Có một quân lực hùng mạnh trên 1 triệu quân; có ít nhất 200 ngàn quân kỵ mã.

Năm 1271TL Kublai Khan (Hốt Tất Liệt) là cháu nội của Thành Cát Tư Hản được diễn tả như một lãnh đạo thông minh, mưu lược, giàu kinh nghiệm chiến trường. Sau khi  hoàn thành kế hoạch nhất cử lưỡng tiện: một mũi tên giết được 2 con chim Ưng. Kublai Khan duyệt lại tình hình quân sự,  ưu khuyết điểm của quân đội Song Nam Triều ngõ hầu thực hiện  kế hoạch hành quân thần tóc tiêu diệt Triều Đại Nam Song.

Triều Đại Nam Song Đô đóng tại Lin’an bây giờ là Hang Zhou.  Mông Cổ bắt đầu bành trướng sức mạnh quân sự từ miền Bắc Trung Nguyên và chống lại Nam Song. Năm 1279TL, Triều Đình Nam Song sụp đổ, Kublai Khan lên ngôi Hoàng Đế Trung Nguyên khai nguyên tuyên quang lập quốc và mở đầu Triều Đại Yuan Nhà Nguyên thống nhất Trung Quốc. Triều Đại Yuan (1279TL-1368TL), Đô đóng tại Dadu (Beijing).

Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, từ 220TL sau khi Triều Đại Hán sụp đổ, chúng tôi đã lần luợt diễn tiến lại những biến cố lịch sử  thăng trầm của Trung Nguyên. Trường hợp đã xảy ra như Triều Đại Bei Wei là Chư hầu của Trung Nguyên. Thừa lúc nuớc Tàu suy, họ đứng lên tranh giành quyền lực và chiếm đất xưng Vương. Triều Đại Bei Wei thành hình từ 386TL đến 535TL, nguồn gốc họ là Bộ lạc Tabgatch (Tuoba) nói tiếng Thổ Nhỉ Kỳ (Turkish); chiếm  đất  Đông Bắc Trung Nguyên, bành trướng phần đất Shaanxi, Manchuria (Northeast China) và Thành phố Gansu ở phía Tây. Thành lập Triều Đại BEI WEI, đóng đô tại Pingchen.

Theo tài liệu văn học của chúng ta trước năm 1975 đã ghi rõ: Thơ Đường luật là thể thơ đặt ra thời điểm Nhà Đường năm 618 Tây Lịch đến 907 Tây Lịch. Thơ Đường Luật: có 2 loại thi ca trong thể thơ Đường luật: Tứ Tuyệt và Bát Cú. Tứ Tuyệt: mỗi câu có 7 chữ, mỗi bài có 4 câu. Bát Cú: mỗi câu có 7 chữ, mỗi bài có 8 câu. Bát cú phân ra 2 loại: Ngũ ngôn Bát Cú, mỗi câu 5 chữ. Loại mỗi câu 7 chữ gọi là Thất Ngôn Bát Cú . Thất Ngôn Bát Cú: 1/ Cách gieo vần. 2/ Nguyên tắc đối. 3/ Luật bằng trắc.

Để lượng giá về nền văn học Trung quốc xuyên qua tuyệt tác văn chương bất hủ mà các sĩ phu Trung Quốc đã vẽ lên một thiên tình sử, lãng mạn, truyền kỳ: Hoàng Đế Tong Xuan Zong mà lịch sử Việt Nam chuyển ngữ là “Hoàng Đế Đường Minh Hoàng đã đoạt vợ con trai mình là Dương Quí Phi”. Dương Phi là một giai nhân tuyệt sắc,  lỗi lạc về thi ca Đường. Vì say mê Dương Phi, Đường Minh Hoàng lệnh Thái giám Cao Công Công mời nhà thơ Lý Bạch vào thâm Cung làm thơ: “xuớng họa”. Lý Bạch biết được thâm ý, đoạn yêu cầu Đường Minh Hoàng triệu Dương Phi mài mực cho Lý Bạch làm thơ. Chúng tôi tóm lại lời phê về cuộc tình bôn dâm Đường Minh Hoàng & Dương Quí Phi như sau:
       
Đại Đường tiên bảo thập ngũ niên, Tây Nguyên năm 756TL, Dương Quí Phi đã ở tại Mã ngôi trạm, đã kết thúc cuộc sống truyền kỳ nhưng đã để lại cho dư luận muôn đời về sau: Đại Đường khai nguyên tuyên quang lập Quốc đã mở mang một thế kỷ thanh bình thịnh vượng chưa từng có. Nhưng giàu mà không có lễ giáo, đua đòi theo một cuộc sống phồn hoa, không gìn giữ được tác phong đạo đức, thuần phong mỹ tục. An Lộc Sơn một lãnh Chúa Hung Nô đuợc phép ra vào Hoàng Cung, vì Đường Minh Hoàng nhận An Lộc Sơn như con nuôi với dụng ý mua chuộc…Truớc sắc đep nghiên nuớc, nghiên thành của Dương Phi: An Lộc Sơn đã thầm yêu trộm,  từ đó An Lộc Sơn mưu đồ dấy binh tạo phản. Đường Minh Hoàng & Dương Phi cùng quần thần và binh sĩ rời Kinh Đô Trường An đến Ba Thục Tứ Xuyên lánh nạn; mặt khác rèn luyện lại binh mã chờ ngày khôi phục  giang sơn. Các Tướng và binh sĩ tập trung nơi Đường Minh Hoàng ngự giá đồng thanh hô to: giết Dương Phi! Giết Dương Phi! Vì giang sơn gấm vóc Nhà Đường, Đường Minh Hoàng vạn bất đắc dĩ lệnh Cao Lực Sĩ thắt cổ Dương Phi và chôn tại Mã Ngôi Trạm năm 756TL. Sau cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn, thời cực thịnh của Đại Đuờng không trở lại như xưa nữa. Đề tài này chẳng những đã nói lên đuợc một cuộc tình của một trang tuyệt sắc giai nhân và khuyên bảo chúng ta không nên ham mê tửu sắc.

Khai thác chuyện tình truyền kỳ Đường Minh Hoàng&Dương Quí Phi, đây chỉ  là thiên tiểu thuyết truyền kỳ; đề tài dã sử có tính cách giáo dục mà các sĩ phu Trung Quốc đương thời đã viết lên trang sử không quang vinh của nuớc Tàu. Là tiếng chuông cảnh giác các Hoàng Đế Trung Nguyên kế tiếp không nên ham mê tửu sắc. Mặt khác nhắc nhở rằng: giang sơn gấm vóc mà Tiên Đế đã dày công dựng nuớc đã xây dựng bằng xương, bằng máu. Nay các Vị Hoàng Đế vì một phút hoan dâm nhất thời ngai vàng sụp đổ,  Tổ Quốc suy vong!!!

SỰ THẬT LỊCH SỬ VỀ CUỘC BINH BIẾN ĐẪM MÁU ĐÃ XẢY RA VÀO THÁNG 10 NĂM 755 TÂY LỊCH DƯỚI TRIỀU ĐẠI TONG - TANG DYNASTY SỬ VIỆT  NAM CHUYỂN NGỮ LÀ: NHÀ ĐƯỜNG:

Như đã trình bày Triều Đại Bei Wei thành hình từ năm 386TL, sụp đổ năm 535TL. Hoàng Đế Tong Xuan Zong (Li LongJi), Triều Đại Tong (712TL-756TL) nhận An Lushan (An Lộc Sơn) như con nuôi với dụng ý mua chuộc, vì An Lushan  gốc người Sogdian&Tuoba nói tiếng Thổ Nhỉ Kỳ (Turkish); có thể  là  con cháu tàn quân của Triều Đại Bei Wei. Hoàng Đế Tong Xuan Zong phong An Lushan quân hàm Tướng năm 740 Tây Lịch,  rồi An Lushan được nhà Vua tín cẩn phong tước Tổng Đốc Trung Nguyên  chỉ huy 200 ngàn quân, trách nhiệm lãnh thổ thuộc 3 Tỉnh biên thùy phía Bắc: PingLu, Fanyang, Hedong;  --chống lại lực lượng Khitan bành trướng về phía Bắc Trung Nguyên.

Bấy giờ, Hoàng Hậu vợ của Hoàng Đế Tong Xuan Zong mất sớm. Yang yuhuan  là  mỹ nhân thông minh, có tài làm thơ, xướng họa, múa hát, nhan sắc  quyến rũ nét đẹp lại giống Hoàng Hậu Wu. Do đó Hoàng Đế Tong Xuân Zong  muốn chiếm đoạt Yang Yuhuan làm vợ. Mỹ nhân này nguyên là vợ của Hoàng Tử thứ 18, là con dâu của Xuan Zong. Yang Yuhuan là giai nhân sắc nước hương trời lại xuất thân từ gia đình quan cách, trâm anh, dòng dõi Vương quan thuộc Triều Đại Sui (Nhà Tùy). Yang Yuhuan được chú là Yang Xuanjiao nuôi dưỡng, vì thân phụ nàng mất. Năm 733TL, Yang Yuhuan vừa 16 tuổi được chú là Viên quan Triều đình tiến Cung và Yang Yuhuan trở thành Công Chúa vợ của Hoàng Tử Li Mao. Trước quyết định chiếm đoạt táo bạo của Hoàng Đế Tong Xuan Zong, thoạt đầu Yang Yuhuan chối từ vì nàng đã chung sống với Hoàng Tử Li Mao được 8 năm. Về sau Yang Guozhong là anh cả thuyết phục nàng, mặt khác vì muốn trả ơn chú Yang Xuanjiao đã có công nuôi dưỡng. Từ đó Yang Yuhuan thuận tình làm vợ Xuan Zong. Năm 741TL, lúc đó nàng 22 tuổi, Xuan Zong 56 tuổi. Yang Yuhuan được Hoàng đế Xuan Zong sủng ái phong tước Hoàng Hậu Yang Guifei (Dương Qúi Phi). Chú Yang Xuanjiao và em trai của Yang Yuhuan đươc phong chức quan to Triều đình Tong, 3 chị gái được phong tước quí tộc. Lại thêm 2 Công Chúa làm dâu dòng họ Yang. Vì say mê Yang Guifei: --Hoàng Đế Tong Xuan Zong bổ nhiệm Yang Guozhong (tức Dương Quốc Trung) là anh cả Yang Guifei (Dương Quí Phi) như là Thừa Tướng Triều đình Tong. Sử sách Trung Quốc diễn tả  Yang  Guozhong như là một Thừa Tướng gian tham, nhủng lạm thời bấy giờ. Dòng họ Yang Yuhuan bỗng chốc trở thành quang vinh, giàu sang phú qúy.

Sự đố kỵ, ganh ghét  giữa An Lushan (An Lộc Sơn) và Yang Guozhong (Dương Quốc Trung) tức anh của Dương Qúi Phi) là  mầm móng bắt nguồn từ đó gây nên sự mâu thuẩn và chia rẽ bất hòa ngày càng bộc phát trầm trọng. Trong chức vụ Thừa Tướng, Yang Guozhong có lần bí mật ra lệnh thuộc hạ ám sát An Lushan và Shi Siming bạn thân và cũng là thuộc Tướng của An Lushan  nhưng mưu sát bất thành.

Năm 755TL, An Lushan (dấy binh tạo phản) chỉ huy 180 ngàn quân từ biên thùy phía Bắc Trung Nguyên điều động quân vượt sông vàng (Yellow River). Chỉ trong vài tháng, An Lushan  đã chiến thắng trên khắp chiến trường rồi tiến quân về phía Đông Thành phố Luoyang, đến phía Tây Kinh Đô. Và chỉ trong vòng 1 tháng An Lushan đã lấy được Kinh Đô Trường An, xưng Hoàng Đế Đại Yên. Triều Đại Yên (Yan) đã thành hình từ đó. Năm 757TL, An Lushan 54 tuổi được diễn tả như một nạn nhân đau khổ vì bệnh tiểu đường: đuôi mắt, thân mình béo mập, bụng bự lở loét, hôi thúi. Vào đêm 29-1-757TL, con trai út là An Qingxu toa rập cùng Yan Zhuang canh chừng bên ngoài: --lệnh thuộc Tướng là Li zhu’er lẽn vào cung ám sát An Lushan, đoạt ngôi.

Năm 759TL, Shi Siming bạn thân và là cận Tướng của An Lushan như đã tường thuật trên,  hành thích An Qingxu soán ngôi. Năm 761TL, Shi Chaoyi là con trưởng (Shi Siming) ám sát cha đoạt ngôi Hoàng Đế. 2 năm sau một cận tướng của An Lushan là Li Huaixan hành thích và cắt đầu Shi Chaoyi gởi về Trường An như món qùa đánh  dấu môt giai đoạn lịch sử thăng trầm biến đổi của môt Triều đại Tong tức Nhà Đường suy sụp nay đã khôi phục được quân quyền và giang sơn. Cũng như một món qùa kỷ niệm ngày đăng quang của Hoàng Đế Tong Daizong lên ngôi Vua ngày 18-5-762TL.

Trở lại biến cố binh biến đẫm máu năm 755TL, sau khi An Lushan chiếm Kinh Đô Trường An, Hoàng Đế Tong Xuan Zong, Hoàng Hậu Yang Guifei, Thừa Tướng Yang Guozhong cùng các Tướng và binh sĩ rời Kinh Đô Trường An đến Ba Thục phía Tây Trung Nguyên lánh nạn. Trên đường rút quân về Ba Thục (Shuchuan Sheng) vì thiếu thốn lương thực và  phẫn nộ gia đình  Thừa Tướng Yang Guozhong, Yang Guifei: --Từ đó các Tướng và binh sĩ  phẫn uất, nổi loạn chém đầu Thừa Tướng Yang Guozhong. Đoạn tập trung nơi Hoàng Đế Táng Xuan Zong ngự  gía đồng thanh hô to: Giết Yang Guifei! Giết Yang Guifei! Vì giang sơn gấm vóc Triều Đình Tong: Hoàng Đế Tong Xuan Zong vạn bất đắc dĩ lệnh Ngự Lâm Quân treo cổ Yang Guifei và chôn tại Mã Ngôi Trạm (Ma wei) năm 756TL, lúc đó Yang Guifei 37 tuổi.

Ngày 13 năm 756TL, Hoàng Đế Tong Xuan Zong thoái Vị, Thái Tử Li Heng kế Vị tức Hoàng Đế Tong Suzong  cùng Thái Tử Li Chu điều động quân vượt sông Yangtze, tiến về Kinh Đô tái chiếm Trường An. Ngày 16-1-758TL, Xuân Zong (đã thoái Vị) trở về Kinh Đô Trường An, trước khi rời Ba Thục  (Shu tức Chengdu, Ba tức Tỉnh Chongquing) người đã ngõ lời với Đại Thần Li Kui đem hài cốt Yang Guifei về Trường An Quốc Táng. Li Kui phản đối vì lo sợ các Tướng và binh sĩ sẽ phẫn nộ… Cuối cùng Xuân Zong bí mật dặn dò Gao Lishi tức Cao Lực Sĩ đem hài cốt Yang Guifei về Trương An mai táng. Sau đó vì  xúc động, đau buồn về cái chết Yang Guifei, Xuan Zong thương tiếc tương tư và tử bệnh vào ngày 3 tháng 5 năm 762TL. Thái Tử Li Heng tức Hoàng Đế Tong Suzong  lên ngôi ngày 13-8-756TL tử bệnh ngày 16-5-762TL. Thái Tử Li Chu (con Li Heng) tức Hoàng Đế Tong Daizong nối ngôi ngày 18-5-762TL. Cuộc nổi loạn của An Lushan chỉ  kéo dài dưới 7 năm. Triều Đại Yen thành hình từ ngày 16-12-756TL, sụp đổ ngày 17-2-763TL. Một trang sử đẫm máu đã được lật qua!

YANG GUIFEI (Dương Quí Phi) CÓ THÔNG DÂM VỚI AN LUSHAN (An Lộc Sơn) KHÔNG?

Hoàng Đế Tong Xuan Zong là Vị Vua có cả ngàn cung phi mỹ nữ: “trinh trắng”, sắc nước hương trời. Nếu Yang Guifei là người đàn bà lăng loàn trắc nết, phản bội, --là Hoàng Hậu Trung Nguyên, là  mẫu nghi thiên hạ lại thông dâm với  An Lushan một tên phản loạn Triều Đình Tong; --lại là thổ phỉ có tiền án trộm cừu. Một tên loạn thần tặc tử  lợi dụng lòng tín cẩn của Hoàng Đế Tong Xuan Zong ban. An Lushan đã sử dụng binh quyền, ấn tín của Triều Đình Tống dấy binh tạo phản, lật đổ Triều Đình. Câu hỏi đặt ra? Sau cái chết của Yang Guifei lúc đó đã 37 tuổi, Hoàng Đế Tống Xuan Zong lại tương tư, bi lụy và nuối tiếc những tháng ngày chung chăn gối với Yang Guifei không? Trước khi rời Ba Thục trở về Kinh Đô Trường An, Hoàng Đế Tống Xuan Zong vì kính phục Hoàng Hậu Yang Guifei, từ đó đã than vãn trăn trối với Đại Thần Li Kui cố gắng: “đem hài cốt Hoàng Hậu Yang Guifei về Kinh Đô Trường An Quốc Táng”!

Cũng nên nhắc lại trong đêm 21-7-710TL như đã lược thuật trên: Công Chúa Taiping (con của Wu Hậu) cùng cháu trai là Li Longji tức Hoàng Đế Tong Xuan Zong (con của Li Đán tức Hoàng Đế Tong Ruizong); làm cuộc chính biến, chém đầu Thái Hậu Wei, khôi phục quân quyền Triều Đại Tong. Hoàng Đế Tong Xuan Zong tự tay giết chết chị bà con chú bác là: Thái Tử tức Công Chúa Li Guo’er (con của Li Xian tức Hoàng Đế Tong Zhong Zong) và Wu Yanxiu chồng của Công Chúa. Sau đó vì tranh dành ngôi báu trong dòng tộc Li, Hoàng Đế Tong Xuan Zong buộc cô ruột là Công Chúa Taiping và các thành viên phe nhóm trong dòng tộc Li chọn cái chết năm 713TL! Li Đán là cha của Xuan Zong thuyết phục xin tha tội chết cho em là Taiping, nhưng Xuan Zong không chấp thuận. Hoàng Đế Tong Xuan Zong là một Vị Vua lãng mạn, đa tình, tuy nhiên khi hành sử (sử dụng quyền hành) Hoàng Đế Tong Xuan Zong đặt quyền lợi tối hậu lên trên tất cả. Từ đó nhà Vua lạnh lùng dứt khoát, cứng rắn gạt bỏ mọi khía cạnh liên hệ  tình cảm. Một vài tài liệu sử học Trung Quốc tiết lộ về nghi vấn lịch sử: --Thái Tử Li Longji tức Hoàng Đế Tong Xuan Zong đã  một thời liên hệ tình dục với cô ruột là Công Chúa Taiping đã trải qua  hai đời chồng!  Hoàng Đế Tong Xuan Zong nối tiếp ngôi Vua cuối năm 712TL, rồi biến cố binh biến đẫm máu đã xảy ra vào tháng 10 năm 755TL. Hoàng đế Tong Xuan Zong làm Vua được 44 năm,  thoái vị   ngày 13 năm 756TL.

Chuyện tình truyền kỳ Đường Minh Hoàng&Dương Quí Phi: các sĩ phu Trung Quốc còn vẽ lên một cuộc tình tay ba Dương quý Phi thông dâm với An Lộc Sơn. Theo một vài tài liệu văn học sử Trung Quốc trung thực lập luận rằng không có bằng cớ xát thực buộc tội Yang Yuhuan thông dâm. Hơn nữa một trang tuyệt sắc giai nhân, lỗi lạc về cầm kỳ thi họa không thể liên hệ tình dục với tên thổ phỉ bụng bự, trộm cừu, võ biền thô lỗ ở vùng biên thùy phía Bắc Trung Nguyên. Mặt khác việc xuất nhập Cung cấm đối với một lãnh Tướng biên cương xuyên qua biết bao nhiêu tai, mắt, tay chân bộ hạ thân tín trình tấu  Hoàng Đế  Tống Xuân Zong lại càng khó khăn hơn!  Lý do cuộc binh biến đẫm máu đã xảy ra vào tháng 10 năm 755TL dưới Triều Đại Tống: -Là vì An Lushan ganh tị, hiềm khích Thừa Tướng Yang Guozhong (anh của Yang Guifei). --Thừa Tướng Yang Guozhong đã có lần bí mật ra lệnh thuộc hạ ám sát hụt An Lushan cũng như nhiều lần An Lushan từ biên thùy Bắc Trung Nguyên vượt qua đoạn đường dài khó khăn  đến Kinh đô Trường An mục đích yết kiến Hoàng Đế Tong Xuan Zong, nhưng Thừa Tướng Yang Guozhong ra lệnh Ngự Lâm Quân ngăn cản. Từ những lý do nêu trên vì lòng tự tôn mặc cảm của một viên Tướng biên cương, từ đó An Lushan mưu đồ dấy binh tạo phản. Mặt khác vì mưu đồ chính trị An Lushan muốn khôi phục giang sơn Triều Đại Bei Wei đã sụp đổ năm 535TL. Do đó, sau khi  chiếm được Trường An, An Lushan xưng Hoàng Đế Đại Yên. Triều Đại Yên (Yan) đã thành hình từ đó. Tóm lại, các sĩ phu Trung Quốc đã dựa trên biến cố lịch sử về cuộc binh biến đẫm máu đã xảy ra dưới Triều Đại Tống vào tháng 10 năm 755TL. --Mục đích khuyến cáo các Vị Hoàng Đế Trung Nguyên kế tiếp không nên ham mê tửu sắc: “ Ngai Vàng sụp đổ -Tổ Quốc suy vong”.  Từ đó, các sĩ phu Trung Quốc đã dàn dựng và vẽ lên một trang sử không quang vinh của nước Tàu lồng khung  trong bối cảnh lịch sử xảy ra xuyên qua Nhà Đường.

NORTHERN SONG DYNASTY TRIỀU ĐẠI BẮC SONG (SUNG CHÁO) 960TL ĐẾN  1127TL: TRIỀU ĐẠI BẮC SONG (SUNG CHÁO), sử Việt Nam chuyển ngữ là NHÀ TỐNG 960 TL ĐẾN 1127TL:

Song Thái Tổ tên là Zhao Kuangyin là viên Tướng Chỉ huy Kỵ binh của Triều Đại Zhou là một trong 5 Triều Đại 10 Vua từ 954TL sụp đổ 960TL. Sau khi Hoàng Đế Zhou Shizong mất, Hoàng Đế Song Taizu tức Zhao Kuangyin xưng Vương. Người đã  có công tạm thống nhất Trung Nguyên mở đầu  thế kỷ Triều Đại Song cai trị Trung Quốc, Đô đóng tại  Biangjing (Keifeng bây giờ). Hoàng Đế Song Taizu là Vị Vua văn võ song toàn, xuất thân từ phái thiếu lâm tự, có 4 con nhỏ. Lên ngôi Hoàng Đế khai nguyên tuyên quang lập Quốc Triều Đại Song, sử Việt Nam chuyển ngữ là: NHÀ TỐNG từ 960TL đến 976TL, trị vì 16 năm, tử bệnh 49 tuổi. Con của Hoàng Đế Song Taizu còn nhỏ, do đó em của Hoàng Đế Song Taizu là Zhao Guangyl kế Vị lên ngôi lấy hiệu là Hoàng Đế Song Taizong từ năm 976TL-997TL. Hoàng Đế Song Taizong về sau truyền ngôi cho con cháu gồm 16 đời, không trả lại ngôi báu cho con cháu của Hoàng Đế Song Taizu. Một vài tài liệu sử học Trung Quốc tiết lộ trong lúc Hoàng Đế Song Taizu lâm trọng bệnh: --Zhao Guangyl tức em của Hoàng Đế Song Taizu đã thuốc độc anh đoạt ngôi!

Các Hoàng đế Song nối tiếp cai tri Trung Nguyên từ năm 997TL đến 1127TL củng cố nền đế chế Triều Đại Bắc Song   thành công về mặt xây dựng Trung Quốc phát triễn kinh tế sản xuất: lúa gạo, hàng vải, bông vải, sản phẩm thêu bằng tay, tơ lụa; --trao đổi buôn bán sang đến Trung Đông. --Đặc biệt về khoa học sáng chế: --địa bàn, phát minh sớm nhất thuốc làm “pháo” sau nầy là thuốc súng “gunpowder”; sự lưu hành giấy bạc thuật ấn loát sớm nhất do Triều Đình Song in ra. Nguồn thực phẩm thừa thải nuôi sống trên 500 triệu dân Triều Đại Song và dân số tăng trưởng nhanh chóng 700 triệu Triều Đại Minh. Chính sách cai trị Triều Đại Song tuyển chọn nhân tài khoa bảng theo sở học từ chương: cầm kỳ thi họa, trọng dụng  quan văn làm thơ “xướng họa”. Những họa sĩ tài danh cũng được nhà Vua trọng dụng.

Triều Đại Song tập trung quyền hành trong tay Hoàng Đế dưới trướng là các Đại thần  quan văn; --từ đó gieo rắc bất công trong hàng ngũ quan võ: --Triều Đình không quan tâm về binh cơ, không rèn luyện binh mã, không phát triễn quân đội. Triều Đình Bắc Song  trên là Hoàng Đế ngự trị; dưới là tập quyền quan văn “ngâm thơ vịnh phú”, không đề cao cảnh giác; --họ quên rằng kẻ thù xâm lược: Triều Đình Jin NHÀ KIM tiếp giáp bên cạnh đang hăm he chực chờ xua quân cướp đoạt giang sơn. Cũng nên nhắc lại như đã lược thuật trên: giữa tháng 12-1126TL; quân đội Jin tấn công Kaifeng Thủ Đô của Triều Đình Bắc Song. Trong vòng chưa đầy 1 tháng, Thủ Đô Kaifeng thất thủ ngày 9-1-1127TL:--quân đội Jin bắt sống 2 cha con Hoàng Đế Song  Huizong và Qinzong.

SOUTHERN SONG DYNASTY: TRIỀU ĐẠI NAM SONG (SUNG CHÁO) 1127TL ĐẾN 1279TL:

Sau khi Triều Đại Bắc Song sụp đổ năm 1127TL: --Hoàng tử con Hoàng Đế cuối cùng của Bắc Song là:  Zhao Gou cùng tàn quân mở đường máu thoát về Lin’an (Hangzhou). Hoàng Đế Song  Gaozong tức  (Zhao Gou) thành lập Triều Đình Nam Song, đô đóng tại Lin’an. Triều Đại Nam Song cai trị Trung Nguyên từ 1127TL kéo dài và sụp đổ  năm 1279TL. Hoàng Đế cuối cùng là Song Weiwang tức (Zhao Bing), 8 tuổi được Đại Thần Lu Xiu ôm Hoàng Đế nhảy xuống biển tự sát sau khi quân Mông Cổ xâm lược Triều Đại Nam Song. Triều Đại Bắc, Nam Song cai trị Trung Quốc từ 960TL, kéo dài 319 năm, sụp đổ 1279TL.  Một trang sử Trung Quốc; một bài học lich sử của Triều Đại Song đã được lật qua”. Quân Mông Cổ đoạt giang sơn Triều Đại Song - Lập Nhà Nguyên cai trị Trung Quốc 97 năm từ 1271TL sụp đổ 1368TL.

Trước năm 1975, nền văn học miền Nam luôn luôn đề cập và ca tụng Triều Đại Đường. Chúng ta được giảng dạy và nhồi sọ trong bậc Trung Học và nhất là Đại Học Văn Khoa Saigon: --Nhà Đường có một nền văn chương thi phú xuất chúng. Chúng ta phải thấm nhuần thơ văn Đường luật và văn chương Hán Học, vì chữ Hán đã làm giàu cho tiếng Việt. Chúng ta đang sử dụng ngôn ngữ Việt Nam hơn phân nữa tổng số từ tiếng Hán. Tiếng Hán Việt đã làm tăng giá trị của ngôn ngữ Việt Nam. Tiếng Việt Nam đã vay mượn từ tiếng Trung Hoa Hán 60%, 70%, đến 100%???

Sinh thời, Nhà Ngữ Học Cựu Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Saigon đã viết: “Hệ thống văn học mà ta mượn của họ Hán Học có nhiều điểm bất nhất và bất tiện, ta có cần mượn luôn cả cái bất nhất đó vào văn học của ta hay không? Vì danh dự Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam, đã đến lúc chúng ta phải làm sáng tỏ một vấn đề ngữ học lịch sử liên quan tới tiếng nói và chữ viết của của người Việt: “Tiếng Việt còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”!!!

TIẾNG VIỆT NAM CÓ VAY MƯỢN TỪ TIẾNG TRUNG HOA HÁN HAY KHÔNG?
         VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM NGUYÊN TÁC BẰNG CHỮ NÔM:

Đứng trước quyển sách hay, ta nghe được tiếng ca hát âm thầm lặng lẽ và duyên dáng tự nghìn đời, sách để đó đã lâu rồi nhưng không tỏ vẽ bực tức. 100 năm sau có người dở đến sẽ vang lên giọng thơ của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc, của Bà Đoàn Thị Điểm trong Chinh Phụ Ngâm, của Cụ Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh, hoặc làm sống lại khí phách hào hùng ngang dọc của Nguyễn Công Trứ:

                                                     Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
                                                     Nợ tang bồng vay trả trả vay
                                                     Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây
                                                     Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể!

Hoặc sống lại khí tiết ngông cuồng bất khuất của Cao Bá Quát:

                                                    Mủ cánh chuồn đội trên mái tóc
                                                    Nghiên mình đứng chực cửa hầu môn
                                                    Quản bao kẻ mang cái giàm danh
                                                    Áo giới lăng trùm dưới cơ phu
                                                    Mỏi gối qùy mòn sân trướng phủ!


Một Nhà Nghiên Cứu Ngữ Học khác lập luận rằng: “ Người Việt Nam không thể giỏi tiếng Việt nếu không biết chữ Hán, khi mà trong tiếng Việt có đến 70% từ gốc Hán??? Câu hỏi đặt ra, giữa hai ngôn ngữ Việt Nam và Trung Hoa Hán tức tiếng  Mandarin hoặc (Quan thoại, Phổ thông) có giọng đọc và cách cấu tạo câu cú hoàn toàn khác nhau, nhưng khi đọc một đoạn văn hay, hoặc câu thơ với ý đẹp văn hay thì họ bảo rằng: “Tác giả đã sử dụng từ Hán học”.

Để sáng tỏ vấn đề chúng tôi lần lượt đưa ra những ví dụ khác biệt trong cấu trúc của câu nói và âm tiết của hai ngôn ngữ: VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA. Ví dụ dưới thời Pháp thuộc, Thủ Tướng Nguyễn Văn T. thăm viếng Hà Nội, các sĩ phu tặng Vị Thủ Tướng bức hoành phi viết bằng chữ Hán tức tiếng  Mandarin: Cách phát âm tiếng Việt là:

                                                     ĐẠI ĐIỂM QUẦN THẦN

Cách phát âm tiếng Trung Hoa Hán tức Mandarin hoặc Quan Thoại, Phổ Thông là:

                                               TA CHUNG CHÉN TÁ CHÁNH
                                                大        中          向       大       臣

Ta Chung Chén nghĩa tiếng Việt là: “điểm lớn”; Tá Chánh nghĩa tiếng Việt: “Quần Thần”.

NHẬN XÉT VÀ SO SÁNH:

Đại  Điểm Quần Thần (tiếng Việt Nam) và Ta Chung Chén Tá Chánh tiếng Hán Mandarin đồng nghĩa là khen một Vị quan to đứng đầu Triều thần.

Thủ Tướng Nguyễn Văn T. mừng rỡ nhận bức hoành phi và treo trước Dinh Thủ Tướng; --chỉ cái ác: “Đại” có nghĩa là: “To”; điểm có nghĩa là: “Chấm”; nếu nói lái sẽ là: “Chấm To” là: “Chó T.” --Quần Thần có nghĩa: “ bầy tôi” là: “bồi Tây”: làm bồi cho Pháp. Nắm được cấu trúc của một âm tiết  thì hiểu ngay lối nói lái: “độc nhất vô nhị” trong ngôn ngữ Việt Nam giao hoán phụ âm đầu với vận ví dụ: “con cầy” thì đổi thành: “cây còn” do hai chữ viết: “mộc tồn”; --mộc là cây, tồn là còn; --mà Vị giáo sư ngôn ngữ học nhầm gọi: “mộc tồn” là chữ: “Hán”. Cũng món thịt chó bất hủ còn được gọi là: “cờ Tây”  để khỏi phải nói: “con cầy tơ”.

Như vậy tiếng Việt Nam gọi con chó là: “mộc tồn”; tiếng Trung hoa Hán (Mandarin) gọi con chó là: “Gow”; tiếng Quảng Đông (Cantonese) gọi con chó là: “cẩu”. Vị giáo sư nghiên cứu ngữ học luận tiếp: --Trước kia các nhà thơ dân tộc của ta thường mượn nhiều điển cố và hình tượng của thơ văn Trung Quốc, nhưng từ đời Nguyễn Trải (1380-1442) trở đi thì các Cụ không mượn thẳng tiếng Hán Việt; --ngoại trừ những yếu tố như: phong, bông hoa, tuyết, nguyệt, chim muông thay cho:  “cầm thú”, các Cụ giỏi tuyệt! Thật là một sự nhầm lẫn đáng trách! –Những từ: phong, bông hoa, tuyết, nguyệt, chim muông, cầm thú; hoặc câu:  “Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách” (nước nhà còn hay mất, người dân thường cũng có trách nhiệm;  huống chi bậc sĩ phu khoa cử có một chức quan). Sự cấu trúc và âm tiết của những từ và câu trên là hoàn toàn tiếng Việt Nam 100%. Xin đọc giả nhìn bản phân tách ngôn ngữ đối chiếu dưới đây để nhận định chữ: “country” nghĩa tiếng Việt là: Quốc Gia, Tổ Quốc, Nước Nhà, Non Sông, Quê Hương, Xứ Sở. Chữ country nghĩa tiếng Trung hoa Hán Mandarin chỉ có một từ: “Gủa Jie”; tiếng Quảng Đông (Cantonese) cũng chỉ có một từ: “Gọt Ga”. Even the least educated citizens should be responsible for nghĩa tiếng Việt: “Thất phu hữu trách” (người ít học cũng có trách nhiệm).

NHẬN XÉT VÀ SO SÁNH:

               Tiếng Việt Nam:             “Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách”

               Tiếng Hán Mandarin:             “Gua Jie Qing Wang Pí Fú Yao Je”
                                                                        国  家   兴   亡    匹 夫  有  责

               Tiếng Quảng Đông Cantonese: “Gọt Ga Qing Wang Pí Fú Yao Zhe”

Tiếng Việt Nam: Phong, Gió.  Cantonese: Tài Fon.  Mandarin: Tá phấn   大风

Tiếng Việt Nam: Bông hoa.  Cantonese: Pha. Mandarin: Huà    花

Tiếng Việt Nam: Tuyết.  Cantonese: Xú. Mandarin: Xue   雪

Tiếng Việt Nam: Nguyệt, Trăng.  Cantonese: Diệt Lòn. Mandarin: Yuè liàng 月亮

Tiếng Việt Nam: Chim Muông.  Cantonese: Dò Chải. Mandarin: Nhạo  鸟


Đến đời Vua Tự Đức: Vương, quan Triều đình, văn nhân, thi sĩ vẫn tiếp tục sáng tác viết văn, làm thơ  Đường luật tiếng Việt Nam 100% nhưng viết bằng chữ  Mandarin hoặc chuyển ngữ sang chữ Nôm. Trường hợp như tác phẩm: Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn được Bà Đoàn Thị Điểm chuyển ngữ một cách tuyệt luân sang chữ Nôm. Chinh Phụ Ngâm Khúc của Bà Đoàn Thi Điểm đã làm lu mờ cả danh tiếng của nguyên tác tiếng Việt cổ văn; viết bằng chữ Mandarin. Chinh Phụ Ngâm của Bà  Đoàn Thị  Điểm là một kiệt  tác văn chương mà chủ đề là lời than vãn của nguời thiếu phụ có chồng đi chinh chiến lâu ngày chưa về:

                                                             Dẩu chàng theo lớp mây đưa,
                                                     Thiếp nhìn rặng núi ngẫn ngơ nổi nhà.
                                                 
                                                      Bóng cờ tiếng trống xa xa,
                                                      Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng

Câu hỏi đặt ra không biết các quân vương, viên quan Triều đình;  kẻ sĩ thời đó đã vô tình hoặc cố ý… ca ngợi  sáng tác của họ là văn chương Hán học hoặc thi văn Hán Việt như là một thứ thuốc phiện thấm vào máu, ăn sâu vào não cân, không cai được. Một hôm Vua Tự Đức triệu tập quần thần, các văn nhân, thi sĩ trong nước: “xướng họa”. Mở đầu, Vua Tự Đức tâm sự với các văn quan, văn nhân và thi sĩ rằng: đêm qua Trẫm nồng nàn trong giấc điệp bỗng chiêm bao đọc đuợc hai câu thơ nhưng không biết xuất xứ; các khanh cứ bình thân cho Trẫm ý kiến, quả nhân không buộc tội khi quân:

                                                      Ngoài đồng tiếng oanh hót khề khà,
                                                      Trong vuờn hoa đào nở lấm tấm!

Cao Bá Quát đứng lên đáp lại nhà Vua:

                                                       Khù khờ thiên tứ đa nhân thức,
                                                       Khệnh khạng tương lai vấn tú tài!

Xuyên  qua hai câu thơ của Cao Chu Thần, Vua Tự Đức giận lắm, nhưng vì đã hứa truớc quần thần, chẳng những không bắt tội khi quân;  Nhà Vua còn khen Cao Ba Quát như sau:

                                                       Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán,
                                                       Thi đáo Tùng, Tuy, bất thịnh Đuờng!

              (Tùng, Tuy là Tùng Thiện Vương; Tuy Lý Vương  trong Hoàng gia Nguyễn)                                    
                                                                               
Xuyên qua hai câu thơ trên, Vua Tự Đức đã vỡ lẽ: “ Vì Nhà Đường không thực sự  cực thịnh”. Cũng nên nhắc lại thời điểm Vua Tự Đức khen Cao Bá Quát trước văn quan, vụ án ở Mỹ Lương chưa xảy ra.

Đến đây chúng tôi luận một ít về nhà thơ lỗi lạc Cao Bá Quát. Dù sao thuở sinh tiền tiên sinh đã một thời có công tô điểm cho nền thi ca nước nhà. Và thử tỉm hiểu nguyên nhân nào? Yếu tố nào là động lực thúc đẩy Cao Bá Quát đứng lên làm cuộc cách mạng năm 1854TL lật  đổ Triều đình Nguyễn? Để biện hộ cho dòng họ Cao trong vụ án ở Mỹ Lương trong bản án: “tru di tam tộc” năm 1855TL, xử chém 3 đời. Chúng tôi  đưa ra những lập luận sau đây:                            
                                           
Cao Bá Quát là một nhà thơ có tài nhưng bản tánh kiêu ngạo, có lần ông đã tuyên bố: trong thiên hạ có 4 bồ chữ: ông giữ hai bồ, anh ông Cao Bá Nhạ giữ một bồ, còn một bồ phân phát cho kẻ học. Nhưng xuyên qua bài thơ sau đây của Cao Chu Thần: --chúng ta nhận xét ông đã hoàn toàn thức tỉnh truớc trào lưu  văn minh đổi mới của xứ nguời và so sánh sở học nước mình. Tâm trạng trắc ẩn của Cao Chu Thần đã thể hiện xuyên qua bài thơ như sau:
                   
                                                  Tân Gia từ vượt con tàu                
                                                  Mới hay vũ trụ một màu bao la,
                                                  Giật mình khi ở xó nhà,
                                                  Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi
                                                  Không đi khắp bốn phương trời
                                                  Vùi đầu áng sách uổng đời làm trai,
                                                         
Bốn bồ chữ trước đây ông đã quang vinh tuyên bố, nay chỉ là trò chơi, tâm trạng đau thương khắc khoải đó: Cao Chu Thần đã thiểu não thốt lên hai câu thơ như sau:

                                                    Nhai văn nhá chữ buồn ta,
                                                    Con giun còn biết đâu là cao sâu!                                                          

Truớc khi lên đoạn đầu đài, Cao Ba Quát vẫn khí phách hiên ngang, tự xem mình như bậc Đế Vương sa cơ thất thế:

                                                     Một chiếc cùm lim chân có Đế,
                                                     Ba vòng xích sắt bước thời Vương!
                                                (chữ Đế đối với chữ Vương= Đế Vương)

                                                                                       
Khi lên đoạn đầu đài chờ hành quyết: Cao Bá Quát xem cái chết tựa lông hồng, đã anh dũng hiên ngang thét to hai câu thơ sau đây:
                                   
                                                       Ba hồi trống dục đù cha kiếp,
                                                       Một nhát gươm đưa đù mẹ Thời!                                      
                                                              (Thời tên Vua Tự Đức)
                                                                                   
Cái chết của Cao Bá Quát là một hồi chuông cảnh giác của một nhà thơ, một kẻ sĩ thức thời trước vận nước sắp suy vong. Một nhà cách mạng ưu thời, mẩn thế: muốn quay lại thế cờ, làm lại cuộc đời.

                                                               Để ta đeo vòng thư kiếm,
                                                           Quyết xoay bạch ốc lại lâu đài,
                                      Gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú!

Thơ khẩu khí là một thể thơ: “mặt đối mặt xuất khẩu thành thơ”. Cao Chu Thần là một thiên tài nổi tiếng trong thể thơ khẩu khí. Đời Tự Đức, quan Đốc Học họ Chu triệu tập các văn nhân, thi sĩ xướng họa. Cao Bá Quát chê quan Đốc học văn: “dỏm”. Chu Đốc học tức giận lệnh gia nhân trói Quát và ra câu đố; nếu Quát không đáp được sẽ đánh đòn 30 trượng. Đoạn, quan đốc học vấn Cao Bá Quát rằng:

                                                               Nhỉ tiểu sinh hà xứ  đắc lai,
                                                          Cảm thuyết Trình Chu sự nghiệp!

(nghĩa: gã học trò nhỏ từ đâu đến đây:  luận về thuyết Trình, hỏi về sự nghiệp văn chương của quan đốc học. Cao Bá Quát đáp:

                                                         Ngã quân tử kiến cơ nhi tác,
                                                         Dục vi Nghiêu, Thuấn muôn dân!

Nghĩa: Ta là bậc anh hùng quân tử thừa cơ mà dấy,  muốn cho dân trở thành Vua; dân đời Nghiêu, dân đời Thuấn!

Tiếng Việt Nam: Tiểu sinh nghĩa là:  học sinh; học trò.
Tiếng Mandarin= gọi học sinh, học trò tiếng Việt Nam là:  “Xỏe sang”. Tiếng Cantonese (Quảng Đông): gọi: Xỏe sang là = huạt sang:  学生

Tiếng Việt Nam:  Sự nghiệp.
Tiếng Mandarin gọi: Sự nghiệp tiếng Việt Nam là: “Chéng jìu”. Cantonese (Quảng Đông) nghĩa Chéng jìu là: “Jing chào”:  成就 (chéng jìu)
Tiếng Việt Nam:  Quân tử.
Tiếng Mandarin gọi: Quân tử tiếng Việt Nam là: “Ta zang fu”. Cantonese (Quảng Đông) nghĩa: “Ta zang fu” là: Tạ zang fụ: 大丈夫
Tiếng Việt Nam: Kiến cơ nghĩa là: thừa cơ.    
Tiếng Mandarin gọi: Kiến cơ tiếng Việt Nam là: “Jĩ hui”. Cantonese (Quảng Đông) nghĩa “Jĩ hui” là: Gay vòi: 机会 (Jĩ hui)
Tiếng Việt Nam: Nhi tác nghĩa là: ( lật đổ; cướp chính quyền; đảo chánh).    
Tiếng Mandarin gọi: Nhi tác tiếng Việt Nam là: “Zhàn lĩng”. Cantonese (Quảng Đông) nghĩa “Zhàn lĩng” là: “Jin liang”: 占领 (zhàn lĩng)
Tiếng Việt Nam:  Anh  hùng= Tiếng Mandarin là: “Diến Chuẩn”. Cantonese là: Diến hòn:  英雄                                                
                                               
Xuyên qua thơ khẩu khí đối đáp giữa Cao Bá Quát và quan Đốc học họ Chu: “cả hai thi nhân đã sử dụng tiếng Cổ Văn Việt Nam 100%”.  –Là thơ khẩu khí mặt đối mặt  xuất khẩu thành thơ, --là ngọn roi quật thẳng vào mặt quần thần; mặt khác cảnh giác Triều đình Huế phải tức khắc cải cách văn học cho hợp với hoàn cảnh tân tiến như các nước láng giềng: Nhựt Bản, Tân Gia Ba.v.v…khuyến cáo Triều đình Huế không nên đua theo lề lối xưa: ngâm thơ, vịnh phú…“phụng chỉ cầu hiền”, --đào tạo nhân tài khoa bảng theo sở học: “từ chương” thơ phú vô ích.

Năm 1859TL, Đô Đốc Regault de Renouilly chỉ huy 2000 quân Pháp liên kết với quân Tây Ban Nha; sử dụng 8 tàu chiến, điều động quân đội liên kết đến Saigon tấn công Kỳ Hòa. Saigon thất thủ vào ngày 17 tháng 2 năm 1859TL. Tháng 10 năm 1859TL,  Napoleon III chỉ thị Đô Đốc Page đến Saigon thay thế Đô Đốc Regault de Renouilly.  Tháng 2 năm 1861TL, Đô Đốc Charner đem thêm 3000 quân Pháp đến Saigon thay thế Đô Đốc Page. Tháng 7 năm 1861TL, Đô Đốc Charner tuyên bố quân đội Pháp đã chủ quyền Saigon. Đầu năm 1862TL, quân đội Pháp đã hoàn toàn kiểm soát 3 Tỉnh giáp ranh Saigon: Định Tường, Gia Định, Biên Hòa. Truớc năm 1859TL, dân số Saigon&Chợlớn  vào khoảng 200 ngàn người. Sau khi Saigon thất thủ dân số Saigon&Chợlớn giảm xuống chỉ còn 25 ngàn người (Trích tài liệu sử học của Pháp).

Kỳ hòa sụp đổ,  Tổng Đốc Nam Kỳ Nguyễn Tri Phương  bị thương nặng  rút tàn quân  về cố thủ
thủ  Biên Hòa, và mật tấu Triều Đinh Huế. Triều  Đình  Huế  tiếp  tục  chiến  đấu  trong vô vọng.
Tháng  6 năm 1862, vì  binh  lực kém thua, Vua Tự Đức ký  hòa ước  nhận chủ  quyền Pháp tại
Saigon  và nhượng 3 Tỉnh miền Đông Nam Kỳ tức:  Định Tường, Gia Định,  Biên Hòa, thêm vào
hải  cảng  Touranne  mở rộng  cho  tàu  bè  Pháp  thông thương. Sức  mạnh quân sự đi đôi với sự
bành trướng thuộc địa của đế quốc Pháp áp chế Triều Đình Huế: năm1867TL Vua Tự Đức phải
ký  hòa ước nhượng thêm 3 Tỉnh miền Tây Nam Kỳ tức: Vĩnh Long, Châu  Đốc, Hà Tiên và  chịu
đặt Trung, Bắc Kỳ dưới quyền bảo hộ  của  Pháp năm 1884. Thời  điểm  này quân đội Pháp  được
đặt   dưới  quyền  chỉ  huy  Đố Đốc De la Grandiere.

CHỮ MANDARIN “CÁO CHUNG” CHẤM DỨT:


Truớc kia nước Việt Nam trong thời Bắc thuộc Trung Nguyên cũng như sau đó nhiều thế kỉ đã sử dụng chữ Mandarin làm một thứ văn tự quan phương đuợc dùng trong lĩnh vực: --hành chánh, tôn giáo, giáo dục, thi cử và cả trong đơn từ khế uớc bằng khoán giữa tư nhân với nhau. Câu hỏi đặt ra: Tại sao nước ta  vẫn sử dụng văn tự Mandarin như một thứ chữ chính thức tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam? Mãi đến năm 1885TL, Triều Đình Huế ký hòa uớc  Patenôtre với Pháp; chữ Mandarin xem như: “cáo chung” chấm dứt.   Trong hoàn cảnh lịch sử đó  Triều Đinh Huế đã  cố gắng thuyết phục và đề nghị với chính quyền Pháp:  cho phép phía Việt Nam  đuợc sử dụng chữ: “Nôm” trong lãnh vực hành chánh liên hệ với Pháp.   Chính quyền Pháp cực lực khước từ, và văn tự mới là chữ Pháp phải tức khắc đuợc thay thế chữ Mandarin. Chữ Pháp phải đuợc sử dụng và giáo dục cho cả ba bậc: Tiểu, Trung và Đại Học Việt Nam.                                                          

CẤU TẠO CHỮ NÔM:
                           
Vào khoảng thế kỉ thứ 11, các sĩ phu của ta tuy vẫn tiếp tục sáng tác văn chương,  thơ văn  tiếng Việt Nam (tiếng Cổ Văn Việt Nam) viết bằng chữ Mandarin, nhưng lại muốn có một thứ chữ riêng để ghi ngôn ngữ dân tộc. Các sĩ phu văn nhân gia công sáng chế ra thứ văn tự riêng của nguời Việt: gọi là chữ Nôm. Chữ Nôm tuy có mượn những chữ Mandarin  mà tạo nên thứ chữ vuông mới mẻ, độc đáo. Chữ Nôm là kết qủa của một công trình tập thể do nhiều học giả đóng góp với tinh thần quốc gia dân tộc, với óc sáng tạo độc đáo; --có khi còn tinh tế hơn  hệ thống chữ: “choang” của nguời sắc tộc ở Quảng Tây, hay hệ thống chữ: “tây hạ“ bên Trung Quốc.

Chữ Nôm đã đuợc ổn định vào thế kỉ thứ 13, 14 xuyên qua 254 bài thơ Nôm của cụ Ức Trai Nguyễn Trải trong Quốc Âm Thi Tập (tức quyển thứ 7 trong toàn bộ văn thư đồ sộ mà cụ  Nguyễn Trải đã để lại cho hậu thế). Điều đáng lưu ý, mặc dù chữ Nôm đã được hoàn chỉnh chậm lắm là ở thế kỉ thứ 14, nhưng chữ Nôm đã không đuợc truyền bá rộng rãi, chỉ được sử dụng bán chính thức và chữ Nôm chưa bao giờ được công nhận là Quốc Ngữ của Việt Nam. Chữ  Mandarin vẫn là chữ chính thức trong mọi văn bản hành chánh, giáo dục, sử học trải qua các Triều Đại Bắc thuộc. Chữ Mandarin chỉ chấm dứt khi gót giầy xâm luợc của đế quốc Pháp đã hoàn toàn đặt guồng máy thống trị trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

CẤU TẠO CHỮ QUỐC NGỮ:

Vào đầu thế kỉ thứ 17, nhiều Giáo sĩ Âu Châu (Bồ Đao Nha, Tây Ban Nha, Ý và Pháp) đến Việt Nam truyền giáo. Các Vị cố đạo nghiên cứu tiếng Việt và tìm cách biến dạng chữ Nôm ra mẫu tự vần: a,b, c. Sự ra đời của chữ quốc ngữ Việt Nam  đã bắt đầu từ đó. Tự điển Việt Bồ La của Alexandre  de Rhodes 1651, tự điển Việt La Tinh của Pigneau de Béhaine 1772TL. Như vậy  chữ Nôm đã được hoàn chỉnh vào thế kỉ 13, 14;  chữ Quốc Ngữ  (Alphabet) từ mẫu vần a,b,c đã thành hình vào giữa thế kỉ thứ 17.

Trong qúa trình phát triễn lịch sử, văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa của các nước nhược tiểu khác trên thế giới dần dần biến đổi. Tuy nhiên tinh thần dân tộc Việt Nam  bất khuất mà ngôn ngữ Việt đã chứng tỏ một sức trường tồn mãnh liệt. Văn chương Việt Nam chẳng những với ý đẹp văn hay mà ngôn ngữ Việt Nam lại có tính chất phong phú, sâu sắc dồi dào âm điệu hơn tiếng Mandarin. Ví dụ: tiếng Việt Nam khen tặng một nguời  đẹp:  Em là một giai nhân tuyệt sắc!  Em đẹp như một đóa hoa hồng! Em đẹp như tiên nga! Em đẹp như hằng nga! Tố Như Tiên Sinh đã diễn tả sắc đẹp Thúy Kiều và Thúy Vân trong Đoạn Trường Tân Thanh:

                                                      Đầu lòng hai Ả Tố Nga,
                                                      Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân,
                                                      Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
                                                      Mỗi người mỗi vẽ, mười phân vẹn muời,
                                         
                                                       Làng thu thủy, nét xuân sơn,
                                                       Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh!

Trong Cung Oán Ngâm Khúc Ôn Nhu Hầu Nguyễn Gia Thiều đã vẽ lên sắc đẹp của nàng cung nử như:
                                                       Áng đào kiển đơm bông nảo chúng,
                                                       Khóe thu ba gợn sống khuynh thành,
                                                       Bóng gương thấp thoáng duới mành,
                                                       Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa!


Tiếng Mandarin khen một người đẹp: Ni hào fén lén! Nghĩa tiếng Việt Nam: Em rất đẹp. Tiếng Mandarin không diễn tả  hết ý nghĩ của mình như tiếng Việt trong lời nói cũng như trong chữ viết. Bởi vì Trung Quốc có trên 5000 thứ tiếng nói khác nhau hiểu qua một thứ tiếng; một thứ chữ Mandarin. Một ví dụ khác cho thấy tiếng Việt Nam diễn đạt ý nghĩa câu nói  văn chương lưu loát, vừa  sâu sắc, dồi dào âm điệu như:
Ngày tạo Thiên lập địa,  Ngày khai Thiên lập địa hoặc: Trước Công Nguyên.  Tiếng  Mandarin chỉ diễn đạt một câu: “Cúng Zén Xến”, Tiếng Cantonese (Quảng Đông) chỉ một câu: “Cúng Zìn Xình”  公元前 –Nghĩa truớc ngàn ngàn năm!

Cũng như những từ mới  trong thời đại của chúng ta như: Tiếng Việt Nam:  Trực Thăng, Máy Bay Lên Thẳng. Tiếng Mandarin: Zhí shẽng jĩ; tiếng Cantonese (Quảng Đông): Chực Chinh Chi: 直升机 (zhí shẽng jĩ). Tiếng Việt Nam : Lính Thủy Đánh Bộ hoặc Thủy Quân Lục Chiến. Tiếng Mandarin: Hai jũn. Tiếng Cantonese (Quảng Đông): Hoai khuan: 海军 (Hai jũn). Tiếng Việt Nam còn diễn đạt nhiều từ như: Hoàng Đế, Hoàng Thượng, Thánh Thượng, Quân Vương, Vua, Vương. Chữ Mandarin chỉ có một từ: Wáng Dí: 皇帝. Tiếng Cantonese (Quảng Đông) chỉ có một từ:  Wong Tai. Tiếng Việt Nam còn nhiều từ như: Tổ Quốc, Quốc Gia, Nước Nhà, Quê Hương, Đất Nước, Xứ Sở. Tiếng Mandarin chỉ có một từ: Gủa Jie: 国家. Tiếng Cantonese (Quảng Đông) cũng chỉ có một từ: Gọt Ga.              

Trở lại Lịch sử Trung Nguyên: Triều Đại HÁN sụp đổ năm 220 Tây Lịch; nuớc Tàu lâm vào hoàn cảnh nồi da xáo thịt. Một cuộc chiến tranh tương tàn đánh vùi khắp nơi, chiến tranh trong lỏng người, chiến tranh ngoài xã hội, chiến tranh ngai vàng, chiến tranh chức vị kéo dài suốt bốn thế kỷ. Các Lãnh Chúa, các Chư Hầu mà truớc đây các Triều Đại Trung Nguyên gọi họ là: “Rợ”. Nay nuớc Tàu trong hoàn cảnh tranh tối, tranh sáng…Các Chư Hầu, Lãnh Chúa đứng lên tranh dành quyền lợi, chiếm đất xưng Vương cai trị dân tộc Trung Nguyên trên phần đất của họ.

HÁN TỰ LÀ GÌ?  MANDARIN LÀ GÌ?

Truớc đây chúng tôi đã đưa ra đề tài nhận xét về ngôn ngữ Việt Nam dựa trên hoàn cảnh lịch sử mục đích làm sáng tỏ một vấn đề ngữ học liên quan đến tiếng nói và chữ viết của người Việt. Đề tài tựa là: TIẾNG VIỆT NAM CÓ VAY MƯỢN TỪ TIẾNG TRUNG HOA (HÁN) HAY KHÔNG ?  Đề tài đã đuợc viết và hoàn tất vào ngày 01 tháng 10 năm 2004.

Tài liệu này chúng tôi đưa ra những nhận xét: so sánh, đối chiếu, và bổ túc  những dữ kiện lịch sử liên quan đến thời điểm, nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Từ đó chúng ta  tìm hiểu xem ngôn ngữ Việt Nam đã có từ bao giờ?  Chữ Hán xâm nhâp vào nền văn hóa Việt Nam vào thời điểm nào? Triều Đại nào?  Truờng hợp Chữ Hán xâm nhập vào nước ta  nhưng chỉ  đơn thuần bằng chữ viết, –không phải xâm nhập tiếng nói vì chúng ta đã có sẳn tiếng nói đã tích lũy trải qua 2750 năm văn hiến. Ai là nguời đã sáng tác ra chữ Hán? Chữ Hán đã đuợc sử dụng truớc Triều Đại Hán ?  hoặc Triều Đại Hán Cao Tổ năm 206 trước Tây Lịch?

Để giải đáp những câu hỏi nêu trên, chúng ta ngược lại dòng lịch sử.  Nước Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Những bậc “Tiền nhân” đã phá thạch khai sơn, theo dòng lịch sử tiến  hóa gầy dựng giang sơn gấm vóc Việt Nam.

LẬP QUỐC: Lạc Long Quân kết duyên  bà Âu Cơ, sanh nhiều con. Con trưởng  hiệu là Hùng Vương Thi Tổ cai trị nuớc Văn Lang, Đô đống ở Phong Châu (Huyện Bạch Hạc, Tỉnh Vĩnh Yên ngày nay). Triều Đại Hùng Vương, nuớc Văn Lang chia làm 15 bộ, gồm Bắc Việt (trừ một phần Thượng du) Bắc Trung Việt đến Tỉnh Thừa Thiên ngày nay. Đến đời Hùng Vương thứ 18, Thục Phán đánh bại Vua Hùng Vương, chiếm nuớc Văn Lang, sáp nhập thượng du Bắc Việt; --đặt quốc hiệu là: “Âu Lạc”, xưng hiệu là An Dương Vương. Đóng đô ở Phong Khê (Huyện Đông Anh, Tỉnh Phúc Yên ngày nay).  Âu Lạc gồm toàn phần Bắc Việt,  Bắc Trung Việt đến hết Tỉnh Quãng Trị.

Như vậy, lãnh thổ An Dương Vương, lãnh thổ Văn Lang của Hồng Bàng Thi Tổ sáp nhập lại, đã trải qua 2750 năm văn hiến. Có một dân tộc tính in sâu, một tinh thần độc lập về tiếng nói, đó là tinh thần Lạc Việt. Điển hình tổ tiên ta  cũng như các bậc Tiên Đế  cách đây 2750 năm đã biết đặt tên: Hồng Bàng Thi Tổ, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hùng Vương Thi Tổ truyền ngôi kéo dài đến đời Hùng Vương thứ 18. Rồi Vua Thục Phán An Dương Vương (Âu Lạc) đã đặt tên con với ý đẹp, văn hay: Công Chúa Mị Châu.

Tất cả những dử kiện vừa trình bày chúng ta khẳng định một cách vững chắc rằng: tổ tiên của chúng  ta đã biết sử dụng mỹ từ, đặt tên với ý đẹp văn hay  tô  điểm cho nền văn hóa Việt Nam trên lĩnh vực văn học dân tộc. Tóm lại, lịch sử Việt Nam từ đời Lạc Long Quân đến đời An Dương Vương đã tích lũy trải qua 2750 năm văn hiến.

Một lần nửa, câu hỏi đặt ra: nền văn học chữ Hán tức chữ viết (không phải tiếng nói)  đã xâm nhập vào nền văn học của dân tộc Việt Nam kể từ lúc nào?

Bấy giờ, Hoàng Đế Qin Shi Huang, Triều Đại Qin (Qin Dynasty) mà sử Việt Nam chuyển ngữ là Tần Thủy Hoàng (Triều Đại Nhà Tần) thống trị Trung Nguyên gồm thâu Lục Quốc (7 Nước thành một Nước). Truớc Triều Đại Tần Thỉ Hoàng, Trung Nguyên Trung Quốc từ Hàm Dương Kinh Đô của Nhà Tần trải rộng ra phia bắc, phía Đông, phía Tây nước Tàu gồm có: 1100 nước,  rồi gồm thâu lại 800 nước, 100 nước, rồi 14  nước, --7 nước đến còn một nước.  Kế tiếp Nhà Tần gồm thâu Bách Việt phía Nam của nuớc Tàu. Lãnh thổ Hồ Quảng tức Hồ Nam phần đất này là: Quảng Đông, Quảng Tây…

Năm 214 trước Tây Lịch, Vua An Dương Vương thần phục Nhà TẦN, dâng Âu Lạc. Nhà Tần chia đất mới làm 3 Quận: -Nam Hải (Quảng Đông), --Quế Lam (Quảng Tây), -Tuợng Quận tức (Âu Lạc đất của An Dương Vương).

Như vậy truớc khi sáp nhập vào Trung Nguyên (Trung Quốc) năm 214 truớc Tây Lịch; nuớc Việt Nam đã tích lũy trải qua 2750  năm văn hiến  đã có một tiếng nói riêng biệt cho nguời Lạc Việt. Hiện nay dân tộc Việt Nam sử dụng một ngôn ngữ Việt Nam hoàn toàn độc lập: Bắc, Trung, Nam một tiếng nói giống nhau.

Trở lại Lịch sử Nhả Tần, trong 9 năm từ 230 truớc Tây Lịch đến 221 trước Tây Lịch, Tần Thỉ Hoàng đã hoàn thành sứ mạng lịch sử thống nhất Trung Nguyên (Trung Quốc)  từ 7 nước đến còn một nước. 7 nước gồm có: Nuớc TẦN, Nước TRIỆU, Nước HÀN, Nước YẾN, Nước SỞ (CHU), Nước NGỤY, Nước TỀ.

Trở ngại,  khó khăn lớn nhất là ngôn ngữ, văn tự các nuớc gồm 2000 thứ tiếng nói; rồi 3000 thứ tiếng nói khác nhau sau khi gồm thâu thêm đất mới Bách Việt. Tình trạng khác biệt tiếng nói, văn tự đã gây khó khăn trở ngại trong việc cai trị, phát triễn kinh tế và văn hóa. Tần Thỉ Hoàng chủ trương  cải  cách chữ viết, thay đổi cách dạy học cũ, qui định chữ: “Tiểu Triện” làm tiêu chuẩn cho văn tự Trung Quốc; sau đó lại xuất hiện kiểu chữ, “Lệ Thư” và hai kiểu chữ này kết hợp lại  thành chữ: “Guãnhua”, "Gua Yu" tức Mandarin (tiếng Quan Thoại hoặc Phổ Thông).

Vạn lý trường thành và chữ “Guãnhua” Mandarin là công trình lịch sử, văn hóa gắn liền với tên tuổi và công lao của Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng.  Sự cải cách chữ: Mandarin đã bị sự chống đối rất mãnh liệt của sĩ phu đương thời nhất là tại Hàm Dương (Kinh Đô của Tần). Tần Thỉ Hoàng áp dụng biện pháp cứng rắn như: đốt sách, chôn sống sĩ phu không thi hành chánh sách đổi mới.

Chữ Mandarin của Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng được  khai sinh vào năm 216 truớc Tây Lịch là ngôn ngữ độc đáo đã được các Triều Đại kế tiếp như: Hán – Tam Quốc – Jin – Nam Triều, Bắc Triều – Sui – Tong – 5 Triều Đại: 10 Vua – Khitan&Liao – Nam Song, Bắc Song – Nguyên – Minh - Thanh sử dụng chữ viết: “ Mandarin”  diễn đạt tư tưởng đến đối tượng để cai trị Trung Nguyên. Hiện nay Trung Quốc có trên 5000 thứ tiếng nói khác nhau hiểu qua một thứ tiếng, một thứ chữ, đó là chữ Mandarin Quốc ngữ duy nhất tiêu biểu cho nền văn học của Trung Quốc.

Dưới thời Bắc thuộc: tiếng Việt (Việt Ngữ) – tiếng Nhật Bản (Nhật Ngữ) – tiếng Cao li (Hàn Ngữ) chỉ là những ngôn ngữ đồng văn với Hoa Ngữ: --Vì cả bốn: Trung Nguyên (Trung Quốc) – Việt Nam – Nhật Bản - Đại Hàn đều sử dụng chữ Gua Yu,  Mandarin  của Trung Quốc. Thật ra bốn ngôn ngữ đó không có quan hệ thân tộc tức họ hàng  gì với nhau cả!

HÁN TỰ LÀ GÌ? MANDARIN LÀ GÌ?

Nền văn hóa Trung Quốc là sự kết tinh văn học lâu dài trải qua các Triều Đại cai trị Trung Nguyên. Nguời đã khai nguyên, tuyên quang lập Quốc Triều Đại Hán là Lưu Bang tức Hán Cao Tổ. Lưu Bang đánh bại Tần Hồ Hợi tức Tần Nhị Thế con thứ của Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng vào năm 207 trước Tây Lịch. Triều Đại Hán đã thành hình từ đó. Câu hỏi đặt ra: Chữ  Mandarin của Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng được khai sinh vào năm 216 trước Tây Lịch,  là ngôn ngữ độc đáo đã được các Triều Đai kế tiếp như: Hán –Tam Quốc – Jin (Nhà Kim) – Sui (Nhà Tùy)– Tong – Khitan&Liao (Nhà Liêu) – Nam Song, Bắc Song –Yuan (Nguyên) – Minh – Thanh – Hiện Đại – Trung Quốc; sử dụng chữ viết "Gua Yu” Mandarin diễn đạt tư tưởng đến đối tuợng để cai trị Trung Quốc. Nhưng tại sao văn học Sử Việt Nam của chúng ta gọi chữ Mandarin Quốc Ngữ duy nhất của Trung Quốc là chữ Hán Việt ???

THỜI ĐIỂM CHỮ MANDARIN TỨC QUAN THOẠI, HOẶC PHỔ THÔNG XÂM NHẬP VÀO NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM:


Chinh sách cai trị của Trung Nguyên đồng hóa dân Nam theo khuôn cách Trung Hoa đã có từ đời Hán Bình Dương đầu thế kỷ thứ nhất Tây Lịch. Chính sách áp dụng cai trị dân Nam như: bắt dân Giao Chỉ phải theo phong tục tập quán của người Tàu: sử dụng chữ Gua Yu Mandarin (chữ viết, không phải tiếng nói) như một thứ văn tự chính thức tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam. Chính sách đô hộ của Tây Hán lúc đầu còn lỏng lẻo đối với dân bị trị. Huyện, Châu còn giữ nguyên chính thể, phong tục, tập quán nguời Nam. Những Tù Truởng, Lạc Hầu, Lạc Tướng được quyền cai trị Huyện, Châu của mình.

Đến đời Hán Bình Vương đẩu thế kỷ thứ nhất Tây lịch, Quan Thái Thú Giao Chỉ Tích Quang thi hành chính sách đồng hóa nuớc Nam theo khuôn khổ nuớc Tàu. Các Lạc Hầu, Lạc Tướng thấy mất lần quyền hành tư cách của mình, --từ đó sinh lòng công phẫn.

Đến năm Giáp ngọ (34 Tây Lịch), năm Kiến Võ thứ 10 đời Hán Quang Võ. Tô Định được cử  như một Thái Thú Quận Giao Chỉ nuớc Nam. Tô Định thi hành chính sách tham tàn bạo ngược. Nhiều Tù trưởng, Lạc tướng, Lạc hầu muu đồ lật đổ. Thi Sách Lạc tướng Châu Diên đưa thư cảnh giác Tô Định. Thái thú Tô Định đem giết ngay Thi Sách để thị oai cùng các Lạc hầu, Lạc tướng (năm Canh Tý, 40 Tây Lịch).

Bà Trưng Trắc,  trưởng nử Lạc tuớng Mê Linh (Phúc Yên) phẩn nộ vì cái chết của chồng Bà là Thi Sách. Vì thù nhà, nợ nước,  Bà cùng với em là Bà Trưng Nhị kết hợp với các Vị Tù trưởng đối lập với Tô Định, đứng lên phất cờ khởi nghĩa chống lại Thái Thú Tô Định, đánh đuổi quân Tàu  bức  xiềng nô lệ giải phóng cho quê hương.

                                                             Ngàn Tây nổi áng phong trần,
                                                             Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên,
                                                             Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
                                                             Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên Biên Thành

Quân Nam dưới quyền chỉ huy của hai Bà vượt tuyến xuất phát từ Châu Diên xuống Thị Trấn Long Biên. Đạo quân dũng mãnh dưới ngọn cờ khởi nghĩa của hai Vị Nử Vương: công phá  Liên Lâu Thành nơi phủ trị của Thái Thú Tô Định. Tô Định không chống nổi, trốn về Nam Hải Quận. Quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố theo Nhị Trưng Vương tự cường:

                                                             Buớc chân  Phụ đạo  kề Lang Tướng,
                                                             Thành quách hiên ngang khắc phục hàng

Năm Canh Tý 40 Tây Lịch, Bà Trưng Trắc xưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.  Hai Bà Trưng đã lấy lại quyền tự trị nước Nam sau 150 năm nội thuộc nuớc Tàu. Mùa Đông, năm Tân Sửu 41 Tây Lịch,  Hoàng Đế Hán Quang Võ cử Mã Viện làm Phục Ba Tướng quân,  Luu Long làm Phó tướng  cùng Đoàn Chi đem đại quân sang tái chiếm Giao Chỉ. Mã Viện một danh Tướng Nhà Hán, ngoài 70 nhưng quốc thước cùng hai Tướng điều động 2 vạn quân tiến  chiếm Tiên Du Sơn và Lãng Bạc. Mã Viện đặt Bộ Tham Mưu và bố phòng ở hai vị trí hiểm trở, nơi trước đây Triệu Đà đã đánh bại An Dương Vương Vua Âu Lạc.

Cuối mùa hạ Nhâm Dần (42 Tây Lịch), Mả Viện lệnh Phó tướng Lưu Long điều động quân đến Mê Linh khiêu chiến  với thâm mưu trá bại. Quân của hai Bà chiến đấu rất dũng mãnh. Lưu Long giả vờ thua và rút lui về Lãng Bạc. Hai Bà thừa thắng xông lên, dốc toàn binh lực tiến đánh Tiên Du Sơn: nơi đây là Tổng Hành Dinh của Mã Viện vùng rừng núi hiểm trở. Tương kế, tựu kế, quân lực của hai Bà đã hoàn toàn rơi vào ổ mai phục. Quân Mã Viện bố trí, ẩn núp trên những địa thế cao sử dụng nỏ tên xạ kích. Quân của hai Bà  chịu đựng những trận mưa tên khủng khiếp: --tổn thất nặng nề, hai Bà gom tàn quân mở đường máu rút về cố thủ Mê Linh.

Sau khi thắng lớn ở Tiên Du Sơn, đoàn quân viễn chinh của Mã Viện điều động quân đến Mê Linh: -- Chia làm 3 cánh di động chĩa mũi dùi,  bao vây vị trí  đóng quân của hai Bà. Rồi những trận mưa tên ào ạt tiếp diễn chụp xuống  căn cứ vị trí đóng quân của hai Bà. Những mũi tên phóng lửa đốt cháy công sự phòng thủ, những trận mưa đá  (chuyển vận chế biến bằng cung tên).  Công sự phòng thủ đổ vỡ, mở đường cho những đợt tấn công, xung phong ác liệt trong tiếng hát reo hò của quân xâm luợc vang dậy cả một gốc trời. Mê Linh thất thủ, lại một lần nữa  hai Bà thoát khỏi vòng vây địch và ẩn náu ở Cẩm Khê. Địch quân truy lùng, thế cô hai Bà gieo mình xuống giòng sông Hát để kết liễu cuộc sống oai hùng, lưu danh muôn thuở.  Thân bồ liễu,  nghiệp bá Vương trọn vùi sâu duới giòng sông  Hát:

                                                        Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo,
                                                        Chị em thất thế cùng liều với sông !
                                                         
                                                        Trưng Vương vắng mặt còn ai?
                                                        Đi, về, thay đổi mặt nguời Hán quan!

Bà Trưng Trắc làm Vua được ba năm kể từ năm: Canh Tý 40 Tây Lịch đến năm Qúy Mảo 43 Tây Lịch. Việt Nam sử luợc Trần Trọng Kim ghi: hai bà tự tử ở Hát Giang nhằm ngày mồng 6 tháng 2 năm Qúi Mảo (43TL). Bà Trưng Trắc lúc đó 30 tuổi, lật đổ cường quyền giành độc lập. Để tưởng niệm công nghiệp hai Bà, các bậc tiên Vương đã lập Đền thờ hai Bà ở Hát Môn, huyện Phú Thọ Tỉnh Sơn Tây.  Nhiều thi nhân ca tụng khí tiết hai Bà, trước cổng đền có câu liễn đối chữ cổ văn tiếng Việt Nam 100% viết bằng chữ Mandarin:

                                                          Đồng trụ chiết hoàn, Giao lĩnh trỉ,
                                                       Cẩm Khê doanh hác, Hát Giang tràng.

Nghĩa cây cột đồng gãy mất, núi Giao Chỉ còn cao; Ngọn Cẩm Khê vẫn đầy, giòng sông Hát vẫn chảy. Câu liễn này đối lại câu của Mã Phục Ba viết bằng chữ Mandarin. Sĩ Phu của ta dịch nghĩa bẳng chữ Cổ Văn tiếng Việt Nam 100% như sau: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”.

Mê Linh sụp đổ không phải một sớm một chiều, hai Bà Trưng đã cang cường chiến đấu oanh liệt cùng với binh sĩ  bố phòng đã đương đầu với địch quân trùng điệp lại vừa đa mưu túc trí!  Hai Bà Trưng là  một tấm gương  Anh linh Gái nước Việt,  là  những bậc anh thư liệt nữ đã một thời bảo vệ non sông gấm vóc Việt Nam: “Vị Quốc Vong Thân”.
                                                                                                                                                                                         

Mê Linh thất thủ, sứ mạng đã không thành, nhưng những bậc anh hùng liệt nữ như hai Bà Trưng có thể nguớc mặt mà không hổ thẹn với Tổ Quốc dân tộc; --Cũng như cuối đầu mà không sợ tổn thương vong linh của các bậc tiền nhân oai hùng nước Việt trong mưu đồ dựng nước và giữ nước. Vì danh dự Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam, đã đến lúc chúng ta phải làm sáng tỏ một vấn đề Ngữ học lịch sử liên quan tới tiếng nói và chữ viết của nguời Việt. Chúng tôi hy vọng những bạn trẻ hải ngoại lưu ý đến việc bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam:

                               “Tiếng Việt còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”!


ĐẾ QUỐC TRUNG QUỐC

        ENGLISH                                    MANDARIN                    VIETNAMESE                                                                                                                                                                                                                                                                    
HAN DYNASTY Han Cháo                    漢朝                    NHÀ HÁN 206TCN-220CN
      206BC-220AD
THREE KINGDOMS                               三國                                  TAM QUỐC
WEI, SHU, WU                                  魏, 蜀, 吳                        NGỤY, THỤC, NGÔ
220-280
JIN DYNASTY 265 420                           晉朝                             NHÀ TẤN 265-420
WESTERN JIN                                         西晉                                    TÂY TẤN                                                                                                                              
EASTERN JIN                                          東晉                                  ĐÔNG TẤN

16 Kingdoms 304-439                              十六國                                16 Vua 304-439
SOUTHERN&NORTHERN       南北朝              NAM&BẮC TRIỀU 420-589
DYNASTIES 420-589
                                                                               
SUI DYNASTY 581-618                           隋朝                                NHÀ TÙY 581-618                                                                                                                                                                                                                      

TANG DYNASTY (Táng Cháo)              唐朝                           NHÀ ĐƯỜNG 618-907
618-907 (Táng Chiều) Cantonese
(Second Zhou 690-705)                                                               NHÀ VŨ CHU 690-705
5 Dynasties&10 Kingdoms 907-960      五代十國               5 Triều Đại 10 Vua 907-960  

LIAO DYNASTY 907-1125                     遼朝                                NHÀ LIÊU 907-1125                  

SONG DYNASTY (Sung Cháo)              宋朝                            NHÀ TỐNG 960-1279
Northern&Southern SONG 960-1279    北宋, 南宋                         Bắc&Nam TỐNG

W.Xia DYNASTY                                     西夏                                     NHÀ TÂY HẠ

JIN DYNASTY                                         金朝                                        NHÀ KIM

YUAN DYNASTY 1271-1368                  元朝                      NHÀ NGUYÊN 1271-1368

MINH DYNASTY 1368-1644                  明朝                            NHÀ MINH 1368-1644

QING (CHANH) DYNASTY                   清朝                        NHÀ THANH 1644-1911 (Chanh Cháo) 1644-1911

BẢN PHÂN TÁCH NGÔN NGỮ VIỆT NAM& TRUNG HOA HÁN ĐỐI CHIẾU:

VIETNAMESE:                             ĐẠI ĐIỂM QUẦN THẦN


MANDARIN:                          TA CHUNG CHÉN TÁ CHÁNH
                                                     大        中          向      大      臣

CANTONESE:                         TẠ CHUNG CÁN TẠI CHÀNH


VIETNAMESE:            QUỐC GIA HƯNG VONG, THẤT PHU HỮU TRÁCH
 (Even the least educated citizens should be responsible for the ups and downs of their country).


MANDARIN:                  GỦA JIE QING WANG PÍ FU YAO JE
                                            国      家    兴        亡      匹  夫    有    责

CANTONESE:                GOT GA QING WANG PÍ FU YAO ZHE


To, Lớn, Đại -  Big –Cantonese: Tạ –Mandarin: Ta:  大
Điểm  - Point –Cantonese: Chung Cán –Mandarin: Chung Chén 忠 臣
Quần Thần–Officer(Staff)–Cantonese:Tại Chành–Mandarin:Ta Chánh 大 臣
Quốc Gia, Tổ Quốc – Country –Cantonese: Got Ga- Mandarin: Gủa Jie 国 家
Phong, Gió – Wind – Cantonese: Tài Fon –Mandarin: Tá Phấn 大 风
Bông Hoa   - Flower – Cantonese: Pha –Mandarin: Huà 花
Tuyết         – Snow – Cantonese: Xú –Mandarin: Xue  雪
Nguyệt, Trăng – Moon – Cantonese: Diệt lòn –Mandarin: Yuè liàng月 亮
Chim muông  - Bird – Cantonese: Dò chải – Mandarin: Nhạo 鸟
Hoàng Đế - Emperor – Cantonese: Wong Tai – Mandarin: Wáng Di 皇 帝
Chó (Mộc Tồn) – Dog – Cantonese: Cẩu –Mandarin: Gow 狗
Tiểu Sinh  - Student – Cantonese: Hoạt sang – Mandarin: Xỏe Sang 学 生
Sự Nghiệp  – Task, work, undertaking, Career, Job –
Sự Nghiệp – Cantonese: Jing Chào—Mandarin: Chéng jìu 成 就
Quân tử - Superior Man – Cantonese: Tai Zang Fu-
Quân tử -- Mandarin: Tà Zang Fu   大 丈 夫                                                                                                                                                                                                    
Anh Hùng –Hero – Cantonese: Diến Hòn – Mandarin: Diến Chuẩn 英 雄
Kiến Cơ (Thừa Cơ)- To take advantage of the opportunity-
Kiến Cơ (Thừa Cơ) – Cantonese: Gay Vòi – Mandarin: Jĩ hui: 机 会
Nhi Tác, Lật Đổ, Cướp Chính Quyền, Đảo Chánh – Coup d’etat
Đảo Chánh – Cantonese: Jin Liang – Mandarin: Zhàn Ling: 占 领
The early day of the world: Cantonese: Cúng Zin Xình-
Ngày Khai Thiên Lập Địa – Mandarin: Cúng Zen Xến 公 元 前
Ngày Tạo Thiên Lập Địa hoặc Trước Công Nguyên

     SỰ CẤU TRÚC CÂU NÓI VÀ ÂM TIẾT GIỮA 2  NGÔN NGỮ
VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA HÁN MANDARIN HOÀN TOÀN KHÁC BIỆT


Ngôn ngữ - Language -  Cantonese: Uy dèn – Mandarin:(语言 yǔ yán)
Quân đội – Army – Cantonese: Quánh toi – Mandarin:  (军队 jūn duì)
Chiến trường- Battle Field – Cantonese: Jin thoàng- Mandarin: (战场 zhàn cháng)
Tam Quốc – Three Kingdoms – Cantonese: Xám Cọt Dĩ Dì –
Tự hào – To be Proud – Cantonese: Cương ngụ -Mandarin:(骄傲 jiāo ào)
Tam Quốc Chí  -  Mandarin: (三国演义 sān guó yǎn yì)
Bài thơ – Poem – Cantonese: Xi – Mandarin:(诗 shī)
Thành công –To Succeed: Cantonese: Trình cung – Mandarin:(成功 chéng gōng)
Tâm hồn – Soul –Cantonese: Lình quành – Mandarin: Lĩnh huấn:(灵魂 linh hún)
Dân số - Polulation – Cantonese: Dành hảo – Mandarin: (人口 rēn kǒu)
Thượng đế - God, Heaven: Cantonese: Tian thoàng – Mandarin:(天堂 tiān táng)
Địa ngục, Âm ti – Hell – Cantonese: Tề dục – Mandarin:  (地狱 dì yù)
Dân tộc, Nhân, Người – People – Cantonese: Ren – Mandarin:(人民 rén mín)
Thế giới – World – Cantonese: Say cai – Mandarin: (世界 shì jiè)
Qủa đất -  Earth -  Cantonese: Dành cang – Mandarin:(人间 rén jiān)-
Vũ trụ - Universe –Cantonese: Ye chào –Mandarin:  (宇宙 yu zhou)
Thế kỷ - Century –Cantonese: Sài ghẻ - Mandarin:(世纪 shì jì )
Trường thọ - Longevity –Cantonese: Thoàng sầu –Mandarin:长寿 cháng shòu
Chiến sĩ trận vong – Memorial Day –Cantonese: Mòn bánh chi
Chiến sĩ trận vong- Mandarin: (亡兵节 wáng bīng jié)
Lễ độc lập – Independence Day –Cantonese: Cọt hinh-
Lễ độc lập – Mandarin: (国庆节  guó qìng jié)
Lễ lao động – Labor Day – Cantonese: Lô đon chì –
Lễ lao động  - Mandarin: (劳动节 láo dòng jié)
Nhân quyền – Human right-Cantonese: Dành khuyền –Mandarin:(人权 rén quán)
Hỏa, Lửa – Fire – Cantonese: Fọ - Mandarin: Khọa: (火 huo)
Bộ Tổng Tham Mưu –Joint General Staff – Cantonese&Mandarin= Same:
 (共同的总参谋部 gong tóng de zǒng cān móu bù)
Tổng Tham Mưu Trưởng – Chief of Joint General Staff –Cantonese&Mandarin=
Same:  共同的总参谋部的负责人  gòng tóng de zǒng cān móu bù de fù zé rén
Bộ Trưởng Ngoại Giao – Secretary of state – Cantonese: Gua mo hin
Bộ Trưởng Ngoại Giao  -  Mandarin: (国务卿 guó wù qīng)
Bộ Trưởng Quốc Phòng – Secretary of defence – Cantonese&Mandarin=
Same:   (国务部长 guó wù bù zhǎng)
Quốc thiều –National Anthem – Cantonese: Gua gà –Mandarin:(国歌 guó gē)
Cảm ơn – Thank – Cantonese: Ze Ze –Mandarin: (谢谢 xiè xiè)
Hiện tại – Present – Cantonese: Zhin choi –Mandarin: (现在 xiàn zài)
Qúa khứ - Pass – Cantonese: Cỏ hội – Mandarin:  (过去 guò qù)
Tương lai – Future – Cantonese: Choán loai – Mandarin: (将来 jiāng lái)


SỰ CẤU TRÚC CÂU NÓI VÀ ÂM TIẾT GIỮA  2 NGÔN NGỮ VIỆT NAM & TRUNG HOA HÁN MANDARIN HOÀN TOÀN KHÁC BIỆT


Sự nghiệp –Task, Work, Undertaking, Career, Job –Cantonese: Jing chào:
Sự nghiệp – Mandarin: Chéng diều: (成就 chéng jìu )
Kiến cơ (thừa cơ) To take advantage of the opportunity-Cantonese: Gay vòi
Kiến cơ (thừa cơ)  -  Mandarin: Gi Whui: (机会 jī huì)
Nhi tác=Lật đổ, Đảo chánh – Coup d’etat  - Cantonese: Jin liang
Cướp chính quyền – Coup d’etat – Mandarin: Zang lin:( 占领 zhàn lǐng )
Ngự lâm quân – Imperial guard – Cantonese: Chon quanh
Ngự lâm quân – Mandarin: ( 将军 jiāng jūn )
Thú vật –Animal – Cantonese: Dẻ sao – Mandarin:( 野兽 yě shòu )
Trách nhiệm – Responsibility–Cantonese: Phú rắc dầm
Trách nhiệm –Mandarin:(负责任 fù zé rèn)
Vạn lý trường thành – Great wall – Cantonese: Mạ lị thoàng chình
Vạn lý trường thành – Mandarin:( 万里长城  wàn lǐ cháng chéng)
Sông, Giang – River – Cantonese: Hò – Mandarin: ( 河 hé )
Cung chúc tân xuân – Happy new year – Cantonese: Xen nin fại lo:
Chúc mừng năm mới–Happy new year–Mandarin:( 新年快乐 xīn nián kuài lè )
Chúc mừng thịnh vượng – Good luck – Cantonese: Cống hỉ fát xồ:
Chúc mừng thịnh vượng – Good luck – Mandarin:( 恭喜发财 gōng xǐ fā cái )
Thủy quân lục chiến – Marine – Cantonese: Hoai khuan
Lính thủy đánh bộ  - Marine – Mandarin: Hai gin: ( 海军 hǎi jūn )
Trực thăng – Hilicopter – Cantonese: Chực chinh chi:
Máy bay lên thẳng – Hilicopter – Mandarin:( 直升机 zhí shēng jī )

Mandarin (Chữ Hán); Cantonese ( tiếng Quảng đông); Tiếng Việt (Cổ Văn)

Từ I đến 10 dưới đây:

Mandarin:   Í:  (一  yī )    O:   (二  èr )    San: (三  sān )  Sư:  ( 四  sì)
Wu: (五 wǔ)   Liu: ( 六  liù ) Chí:  (七  qī )    Pa: (八  bā )   Chiu: ( 九  jiǔ )   Shứa: ( 十 shí )

Mandarin tức (Hán)  Quan thoại, hoặc Phổ thông mà người Việt thường gọi là: Chữ Hán

Cantonese (Quảng đông)  Dách,  Dì,   Xám,    Xây,   Ựng,   Lục,    Tsách,   Pạt,   Cẩu,  Xập.  

Tiếng Việt  (Cổ văn):   Nhất,  Nhị,  Tam,    Tứ,    Ngũ,   Lục,  Thất,    Bát,  Cửu,     Thập.


Tác Gỉa
GIÓ NGÀN PHƯƠNG
N.T.L, ngày 25 tháng 7 năm 2009


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét