LỊCH SỬ XƯA, NAY VỀ
CÔNG & TỘI CỦA QIN SHI HUANG
TỨC HOÀNG ĐẾ TẦN THỈ
HOÀNG
Bài Của Nguyễn
Thanh Liêm
Gió Ngàn
Phương
San
Francisco, ngày 4-4-2012
Nhiều sử gia Trung Quốc xem Qin Shi
Huang tức Tần Thỉ Hoàng là một bạo Chúa, bạo ngược tàn ác, khát máu. Nhưng các
nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc hiện đại cho rằng: Tần Thỉ Hoàng là một nhà cải
cách đầu tiên lớn nhất của Trung Quốc thời phong kiến. Họ đánh giá cao về cuộc
cách mạng văn hóa với chính sách cải cách lịch sử thống nhất ngôn ngữ Trung Quốc
gồm 5000 thứ tiếng nói khác nhau hiểu qua một thứ tiếng nói, một thứ chữ
Mandarin (Quan Thoại hoặc Phổ Thông) mà nền văn học miền Nam trước năm 1975 giảng
dạy rằng: Mandarin là chữ Hán - Việt! Thới Bắc thuộc, 5000 thứ tiếng nói khác
nhau trong đó có tiếng Việt Nam, tiếng Đại Đàn, tiếng Nhật. Mặt khác, họ ca tụng
vai trò Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng có công lớn nhất Trung Nguyên, Trung Quốc!
Vạn Lý Trường Thành và cuộc cách mạng
văn hóa với chính sách cải cách lịch sử thống nhất ngôn ngữ và chữ viết
Mandarin, Quốc Ngữ duy nhất của Trung Quốc gắn liền với tên tuổi và công lao của
Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng!
Dưới thời Bắc thuộc, tiếng Việt (Việt ngữ),
tiếng Nhật Bản (Nhật ngữ), tiếng Cao li (Hàn Ngữ) chỉ là những ngôn ngữ đồng
văn với Hoa ngữ! Vì cả 4, Trung Nguyên, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Đại hàn
đều sử dụng chữ Mandarin của Trung Quốc. Thật ra, 4 ngôn ngữ đó, không có quan
hệ thân tộc, tức họ hàng gì với nhau cả!
SỬ THẾ GIỚI GHI: QIN SHI HUANG, TRIỀU ĐẠI QIN (Qin
Dynasty)
SỬ VIỆT NAM CHUYỂN NGỮ LÀ: TẦN THỦY HOÀNG, TRIỀU ĐẠI NHÀ
TẦN.
Tần Thỉ Hoàng, sinh năm 259 trước Công Nguyên,
tại Hàm Đan, Kinh Đô nước Triệu, tên Chính, họ Triệu, gọi là Triệu Chánh. Danh
nghĩa là con của Tứ Sở Trang Tương Vương nước Tần, nhưng thực tế là con của đại thương nhân Lã Bất Vi và Triệu
Cơ. Tần Thỉ Hoàng còn được gọi là Tần
Doanh Chính.
Tần Chiêu Vương là Vua nước Tần (sử thế
giới ghi Qin Dynasty), lập con trai thứ là An Quốc Quân (Doanh Trụ) làm Thái Tử.
Công Tử Tứ Sở là con trai của Thái Tử An
Quốc Quân với một người vợ thứ, Hạ Cơ. Hạ Cơ không được Thái Tử An Quốc Quân sủng
ái, do đó Công Tử Tứ Sở đi làm con tin ở nước Triệu. Chiến tranh xảy ra giữa nước
Tần và Triệu, Triệu Vương không giết Tứ
Sở nhưng giao Tứ Sở cho quan Huyện Úy
canh chừng và xem như nô lệ.
Tài liệu sử sách Trung Quốc trung thực tiết
lộ: Lã Bất Vi là đại thương nhân giàu có nước Triệu, nhưng bị các quan lại Triều
Đình nước Triệu khinh thường, Lã Bất Vi có tiền nhưng không có quyền. Lã Bất Vi
căm thù, nhưng không dám hở môi, chỉ ngấm ngầm tìm mưu kế trả thù. Lã Bất Vi muốn
đầu tư vào Tứ Sở là con tin của Tần ở nước Triệu. Do đó, Lã Bất Vi tìm cách
giao lưu dùng vàng bạc, châu báu mua chuộc
quan Huyện Úy với mưu mô thâm kế rằng:
xin quan Huyện Úy chấp thuận cho Tứ Sở đến ở nhà Lã Bất Vi làm tôi tớ, gia nô.
Sau khi Quan Huyện Úy chấp thuận đề nghị
của Lã Bất Vi: Bất Vi bèn cho Triệu Cơ là
hầu thiếp của mình đã mang thai với Lã Bất Vi làm vợ Tứ Sở. Từ một Công Tử con
của Thái Tử nước Tần, vì hoàn cảnh chiến tranh xảy ra giữa Tần và Triệu, Tứ Sở
trở thành nô lệ nước Triệu. Nay nhờ Lã Bất Vi can thiệp và che chở: Tứ Sở trở
thành vương gia có người hầu, kẻ hạ, có vợ đẹp Triệu Cơ. Tứ Sở rất vui mừng và mang ơn Lã Bất
Vi!
Thời điểm đã đến, Lã Bất Vi mưu đồ tổ chức
một cuộc vượt biên giới. Mục đích đưa Tứ
Sở và Triệu Cơ thoát khỏi nước Triệu.
Trên đường vượt tẩu bị quân Triệu đuổi rượt chỉ có Tứ Sở và Lã Bất Vi thoát khỏi
lãnh ải của nước Triệu để trở về Tần. Riêng
Triệu Cơ mang thai, vì quá sợ, nàng lâm bồn trên đường vượt biên giới. Triệu Cơ
và hài nhi (Triệu Chánh) kẹt lại nước
Triệu.
Năm 250 trước Công Nguyên, Tần Chiêu
Vương viên tịch, Thái Tử An Quốc Quân tức cha của Tứ Sở lên ngôi Vua lấy hiệu
là Tần Hiến Văn Vương. Nhà Vua rất vui mừng
gặp lại Tứ Sở sau bao năm cha, con phân cách. Mặt khác, nhà Vua cảm thương Tứ Sở trải qua bao năm gian khổ nằm
gai nếm mật ở nước Triệu. Từ những cảm
nhận đó, Tần Hiến Văn Vương lập Tứ Sở làm Thái Tử.
Tương kế tựu kế, Lã Bất Vi mưu đồ xúi biểu
Tứ Sở thuốc độc cha để đoạt ngôi Vua.
Sau khi Tần Hiến Văn Vương mất, Tứ Sở lên ngôi Vua lấy hiệu là Tần Tương Vương,
phong Lã Bất Vi làm Thừa Tướng. Ngay sau
khi lên ngôi, Tần Tương Vương ra lệnh Lã
Bất Vi đem đại quân vay khổn nước Triệu và
buộc Triệu Vương giao nạp Triệu Cơ và Triệu Chánh là con tin tại nước
Triệu!
Vì tình hữu nghị giữa 2 nước, mặt khác muốn tránh cảnh đao binh:
Triệu Vương ra lệnh tổ chức ngay cuộc chuyển giao Triệu Cơ và Triệu Chánh về nước
Tần. Sau khi Triệu Cơ và Triệu Chánh thoát khỏi biên giới nước Triệu, Tần Vương
ra lệnh quân Tần lui binh. Tần Tương
Vương lập Triệu Cơ làm Hoàng Hậu và Triệu
Chánh tức Tần Thỉ Hoàng lúc đó 12 tuổi làm Thái Tử.
Năm 247 trước Công Nguyên, Tần Tương
Vương mới làm Vua trị vì nước Tần được 3 năm,
Lã Bất Vi âm mưu với Triệu Cơ thuốc độc Tần
Tương Vương. Sau khi nhà Vua mất, Tần
Doanh Chánh tức Tần Thỉ Hoàng lên ngôi Vua 13 tuổi. Tần Doanh Chánh Vương lên
ngôi phong Triệu Cơ làm Thái Hậu, Thừa Tướng Lã Bất Vi, Tướng Quốc gọi là Trọng
Phụ như người cha thứ 2 của mình. Vì Vua
còn nhỏ tuổi, quyền hành bấy giờ tập
trung trong tay Lã Bất Vi và từ đây Thái Hậu và Thừa Tướng mặc tình thông
dâm!!! Để tránh tai mắt Triều Thần, Lã Bất Vi luôn luôn lấn áp Tần Doanh Chánh!
Năm 237 trước Công Nguyên, lúc đó Vua Tần
22 tuổi; Tần Thỉ Hoàng ra lệnh Lý Tư, Mông Điềm làm cuộc động binh khôi phục
quân quyền, tước hết quyền hành Thừa Tướng Lã Bất Vi và buộc họ Lã tự sát. Từ
đó, Tần Thỉ Hoàng mới bắt đầu điều hành việc Triều chính, phong Lý Tư làm Thừa
Tướng, Mông Điềm làm Đại Tướng.
Sau khi hoàn toàn tiêu diệt 6 nước: Hàn
(230TCN) - Ngụy (225TCN) - Sở (CHU) (223TCN) - Yên, Triệu (222TCN) và Tề (221TCN).
Năm 221 trước Công Nguyên lúc đó Tần Vương 38 tuổi, Tần Thỉ Hoàng thống nhất Trung
Quốc, tự xưng là “Thỉ Hoàng Đế”.
TRỞ LẠI NĂM 222 TRƯỚC CÔNG NGUYÊN:
Thái Tử Đan là Thái Tử của nước Yên,
nguyên trước kia là bạn cũ Triệu Chánh
(tức Tần Thỉ Hoàng) khi cả 2 là con tin ở
nước Triệu. Sau khi Thái Tử Đan thoát khỏi Triệu trở về Yên Bang, Thái Tử
Đan kết nạp và trọng dụng Phàn Ô Kỳ Lão
Tướng; Vị Tướng này nguyên trước kia là Tướng nhà Tần. Tần Thỉ Hoàng muốn loại
trừ Phàn Ô Kỳ, lý do viên Tướng này biết rõ xuất xứ Tần Thỉ Hoàng là không phải con của Tứ Sở Tần Tương Vương
mà là con của Lã Bất Vi.
Thái Tử Đan biết tham vọng của Tần Thỉ
Hoàng sẽ gồm thâu 6 nước. Do đó Thái Tử Đan bí mật tổ chức ám sát Tần Thỉ Hoàng
trong niềm mong ước bảo vệ nước Yên của Thái Tử thoát khỏi nanh vuốt nước Tần! Tráng sĩ Kinh Kha là
người được Thái Tử Đan chọn lựa đặt niềm
tin thi hành kế hoạch thích khách! Đáp lại
tấm lòng hào hiệp, ưu ái của Thái Tử Đan, Kinh Kha tình nguyện sang Tần với nhiệm
vụ hành thích. Trong chiều hướng đó, Phàn Ô Kỳ hy sinh mạng sống tự cắt đầu làm lễ
vật ra mắt Vua Tần. Kinh Kha như sứ giả nước Yên sang Tần dâng lễ vật ra mắt
Vua Tần: Đó là chiếc đầu của Phàn Ô Kỳ Lão Tướng và bức địa đồ Đốc Cương của nước
Yên. Lễ vật này là 2 lễ vật Tần Thỉ
Hoàng mong ước; tạo cơ hội cho Kinh Kha
được phép vào Nội Điện yết kiến Tần Thỉ Hoàng để dâng lễ vật! Sứ giả nước Yên gồm có: Kinh Kha và Tần
Vũ Dương trong sứ mạng ám sát Tần Thỉ Hoàng.
DIỄN TIẾN CUỘC THÍCH KHÁCH
TRONG NỘI ĐIỆN HOÀNG ĐẾ TẦN THỈ HOÀNG: Sứ giả Kinh Kha trong tư thế quì xuống: Muôn tâu Hoàng Thượng, Thần là Kinh Kha Sứ giả
nước Yên, chúc Thánh Thượng...
Tần Thỉ Hoàng đáp: Chư Hầu Thống Trị. Yên Bang Thái Tử đã lẻn về
cố quốc, Trẫm muốn đem quân sang Yên chinh phạt!
Kinh Kha: Tiết có thần xin dâng lên 2 lễ vật ra mắt để cầu
hòa. Lễ vật thứ nhất là thủ cấp của Phàn Ô Kỳ lão Tướng!
Kinh Kha được phép đến gần Tần Thỉ Hoàng
để dâng lên chiếc đầu Phàn Ô Kỳ Lão Tướng là lễ vật thứ nhất. Tần Thỉ Hoàng liếc
nhìn thủ cấp Phàn Ô Kỳ rất đắc ý.
Tần Thỉ Hoàng: Lão tặc đã
hết hung hăng như thưở trước, Trẫm đã treo giá ngàn vàng nay thủ cấp đã về tay
ta! Còn lễ vật thứ 2!
Kinh Kha lấy bức địa đồ từ tay Tần Vũ
Dương, đoạn, quì xuống và dâng lên Tần Thỉ Hoàng lễ vật thứ 2:
Kinh Kha: Muôn tâu Hoàng Thượng, đây là lễ vật thứ 2, bức
địa đồ Thành Đốc Cương nước Yên.
Tần Thỉ Hoàng: Bảng đồ thành Đốc Cương à, đưa ngay!
Kinh Kha: Thần xin tuân chỉ!
Thời điểm này sắp đến giờ Kinh Kha hành
thích, Tần Vũ Dương biến sắc, sợ hãi run rẩy...
Kinh Kha lo lắng cơ mưu bại lộ, nhanh nhẹn
qùi xuống và trình tấu Tần Thỉ Hoàng rằng:
Muôn tâu Hoàng Thượng, Tần Vũ Dương sợ
hãi, run rẩy vì khiếp sợ oai danh Bệ Hạ, xin Thánh Thượng thứ tha!
Tần Thỉ Hoàng ngồi trên ngai vàng liếc nhìn
bức địa đồ Đốc Cương của nước Yên để
trên bàn trước mặt nhà Vua. Kinh Kha từ từ mở bức địa đồ Đốc Cương để giải
thích những vị trí cơ cấu phòng thủ quân sự của nước Yên... Đoạn, nhanh như chớp
mắt, Kinh Kha lao mình đến phía Tần và nắm được tay áo của Tần Thỉ Hoàng, tay mặt
cầm "Thanh Chủy Thủ" tẫm thuốc
độc cực mạnh cuốn dấu trong bức địa đồ Đốc Cương; Kinh Kha xử dụng Thanh Chủy Thủ đâm thẳng vào
Tần Thỉ Hoàng, chỉ cần một vết thương xước nhẹ sẽ kết liễu sinh mạng Tần Vương.
Nhưng, sinh mạng của Hoàng Đế Tần không dễ kết thúc... Tần Thỉ Hoàng đứng phắt dậy,
phản ứng cấp thời, vung mạnh tay áo rách toạc, mặt khác tung ra ngọn đá song
phi... Kinh Kha buông tay áo của Tần lùi về phía sau để tránh ngọn đá; nhờ đó Tần Thỉ Hoàng thoát khỏi tay Kinh Kha.
Kinh Kha rượt đuổi theo Tần và phóng Thanh Chủy Thủ trong niềm tin kết liễu Vua
Tần, nhưng Thanh Chủy Thủ phóng trật cấm
vào cột nội Điện. Tần Thỉ Hoàng loay hoay không rút gươm được vì "Áo Long Bào" rộng và vướng; "Gươm Dài" vướng võ kiếm! Triệu Cao
đứng gần đó, hối hả nhắc Tần Thỉ Hoàng rằng:
Tâu Hoàng Thượng, đẩy võ kiếm về phía
sau, tuốt gươm kết liễu tên thích khách!
Lúc này, Tần Thỉ Hoàng mới hoàn hồn, tuốt
gươm chém Kinh Kha đứt chân, đứt tay... Mình mẩy Kinh Kha máu me đẫm ướt và quị
xuống! Tần Thỉ Hoàng hăng máu, xử dụng
gươm đâm thẳng vào ngực Kinh Kha. Thời điểm này, Ngự Lâm Quân mới được phép tiến
lên phanh thây Kinh Kha và Tần Vũ Dương! Theo lệnh của Tần Thỉ Hoàng: tất cả
quân hầu và Ngự Lâm Quân không được phép mang vũ khí gươm giáo vào Nội Điện!
Sau cuộc thích khách, Tần Thỉ Hoàng tức
giận, lệnh Đại Tướng Vương Tiễn và Mông Điềm đem đại quân tiêu diệt nước Yên, kế
đến là Triệu. Tần Thỉ Hoàng chỉ thị và ra lệnh cho các Tướng bắt sống Thái Tử Đan đem về Tần trị tội, đó
là năm 222 trước Công Nguyên.
Năm 221 trước Công Nguyên, Đại Tướng
Vương Tiễn và Mông Điềm chỉ huy đại quân tiêu diệt nước Tề. Hoàng Đế Tần Thỉ
Hoàng gồm thâu Lục Quốc, khai Nguyên
Tuyên Quang Lập Quốc và thống nhất Trung
Nguyên Trung Quốc.
GIAI ĐOẠN CUỐI CỦA MỘT HOÀNG ĐẾ:
Tần Thỉ Hoàng có 20 người con, con lớn
nhất là Phù Tô. Phù Tô nghịch ý và nhiều
lần ngăn can cha. Do đó Tần Thỉ Hoàng ghét, đày lên miền Bắc để giám sát Đại Tướng Mông
Điềm chỉ huy và xây dựng Trường Thành ở Thượng Quận.
Cũng nên nhắc lại, sau vụ Kinh Kha ám
sát Hoàng Đế Tần bất thành, Triệu Cao có
công nhắc nhỡ Tần tuốt gươm bị vướng võ. Từ đó, Triệu Cao được Tần Thỉ Hoàng
ban thưởng vàng bạc, trọng dụng và cắt đặt lên địa vị dạy học Hồ Hợi. Hồ Hợi là con thứ 18 trong 20 người con được Tần
Thỉ Hoàng thương yêu, nên thường được cho đi theo nhà Vua. Những người con khác
không ai được theo Tần Thỉ Hoàng. Đến năm 49 tuổi, năm 210 trước Công Nguyên,
khi nhà Vua đi kinh lý về phía Tây đến bến Bình Nguyên thì Tần Thỉ Hoàng lâm bệnh
thổ huyết. Khi bệnh qúa nặng, Tần Thỉ Hoàng viết thư có dấu ấn của Hoàng Đế gửi Công Tử Phù Tô, nói rằng: Con về Hàm Dương gấp
dự đám tang và chôn cất ta ở đây. Tần Thỉ Hoàng qua đời ở Bình Đài, thuộc đất
Sa Khâu, nhằm ngày Bính Dần, tháng 7 năm 210 trước Công Nguyên. Tháng 9 thì
chôn tại Ly Sơn. Năm 210 trước Công Nguyên, Công Tử Hồ Hợi khi ấy 22 tuổi nối
ngôi lấy hiệu là Hoàng Đế Tần Nhị Thế.
Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng làm Vua kéo dài
27 năm kể từ khi ông thật sự nắm quyền
điều khiển Triều Chính năm 237 trước Công Nguyên và ông thọ 49 tuổi. Tần Thỉ
Hoàng trở thành Vị Hoàng Đế đầu tiên của Vương Triều phong kiến thống nhất đầu
tiên trong lịch sử Trung Quốc. Một vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu sử học Trung
Quốc thường đặt ra là: Tần Thỉ Hoàng có công hay có tội? Nhà sử học Tư Mã Thiên
(145 trước Công Nguyên - 90 trước Công Nguyên) đời Hán là người đầu tiên đánh
giá "Công và Tội" của Tần Thỉ
Hoàng, ông viết: Tần Thỉ Hoàng lấy nhiều điều bạo ngược để gồm thâu lục Quốc và
cai trị thiên hạ, nhưng thời thế có nhiều thay đổi, công lao của Tần Thỉ Hoàng rất
lớn.
Tư Mã Thiên vạch trần nhiều tội ác tàn bạo
và khát máu của Tần Thỉ Hoàng như xa hoa, lãng phí; xây cất nhiều đền đài, lăng tẩm, cung thất, bắt
70 ngàn người xây dựng Cung A Phòng, đem màng trướng, trống chiên cùng gái đẹp
đưa vào Cung phục dịch thú tính. Hoàng Đế
đến đâu nếu có kẻ nào tiết lộ nhà Vua ở đó thì bị tội chết!
Một tội ác tày trời của Tần Thỉ Hoàng mà
Tư Mã Thiên cực lực lên án, đó là hành động đốt sách, chôn nho sĩ, chôn sống
460 trí thức nhà Nho tại Hàm Dương, nghe
theo lời Thừa Tướng Lý Tư, Tần Thỉ Hoàng ra lệnh đốt hết sách sử, trừ sách sử của
nhà Tần. Ai cất dấu Kinh Thư, Kinh Thi, sach vỡ thì đem nạp các quan Úy, quan ở
địa phương để thiêu hủy đi; ai dám bàn về Kinh Thư, Kinh Thi thì xử chém giữa
chợ, lấy đời xưa mà chê đời nay thì xử chém cả họ.
NHẬN ĐỊNH VÀ BÌNH LUẬN VỀ CÁI TỘI
& CÔNG CỦA TẦN THỈ HOÀNG XUYÊN QUA LỜI NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ SỬ HỌC
TƯ MÃ THIÊN:
CÁI TỘI:
Gió Ngàn Phương tác giả đề tài bài viết
Đánh Giá Khách Quan Công & Tội Của Tần Thỉ Hoàng Như Sau: Tần Thỉ Hoàng là
Vị Hoàng Đế xa hoa, lãng phí xây cất nhiều đền đài, cung điện... Xây Cung A
Phòng tuyển chọn 3000 Cung Nữ trinh trắng thường xuyên phục dịch thú hoan dâm. Tần Thỉ
Hoàng tàn ác có thể giết hàng ngàn người một lúc như chôn sống sĩ phu và đốt sách;
sách sử của các nước trước kia là chư hầu
như: Hàn, Ngụy, Sở (tức Chu, Zhao Dynasty), Yên, Triệu, Tề để thực thi một
chính sách; một Quốc Sách gồm thâu lục quốc trong chiều hướng thống nhất Trung
Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.
CÁI CÔNG: LÝ DO ĐỐT SÁCH VÀ CHÔN SỐNG SĨ PHU
Trước đời Tần Thỉ Hoàng, từ Hàm Dương trải
rộng phía Đông, phía Tây, phía Bắc Trung Nguyên gồm có 1100 nước, 800 nước, 100
nước, 14 nước, 7 nước đến còn 1 nước. Trong 9 năm từ 230 trước Công Nguyên đến
221 trước Công Nguyên, Tần Thỉ Hoàng đã hoàn thành sứ mạng lịch sử thống nhất
Trung Nguyên Trung Quốc từ 7 nước đến còn một nước. 7 nước như: nước Tần, nước Hàn, nước Ngụy, nước Sở, nước Yên, nước Triệu, nước Tề.
Trở ngại lớn khó khăn nhất là ngôn ngữ, văn tự các nước gồm 2000 thứ tiếng
nói; rồi 3000 thứ tiếng nói khác nhau sau khi gồm thâu thêm phần đất mới Bách
Việt. Tình trạng khác biệt tiếng nói, văn tự đã gây khó khăn trở ngại trong việc
cai trị, phát triễn kinh tế và văn hóa.
Tần Thỉ Hoàng chủ trương cải cách chữ viết, thay đổi cách dạy học cũ,
qui định chữ "Tiểu Triện" làm tiêu chuẩn cho văn tự Trung Quốc, sau
đó lại xuất hiện kiểu chữ "Lệ Thư" và 2 kiểu chữ này kết hợp lại
thành chữ "Gủa Yụ" tức Mandarin (tiếng Quang Thoại hoặc Phổ Thông). Vạn Lý Trường Thành và chữ
"Gủa Yu" Mandarin là công trình lịch sử, văn hóa gắn liền với tên tuổi
và công lao của Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng.
Sự cải cách và xử dụng chữ Gủa Yu" Mandarin để thay thế chữ khác
đã va chạm tư tưởng các trí thức nguyên trước kia là các nước chư hầu và bị sự chống đối rất mãnh liệt của các sĩ phu
đương thời nhất là tại Hàm Dương Kinh Đô của Tần. Tần Thỉ Hoàng áp dụng biện
pháp cứng rắn như: đốt sách, chôn sống 460 trí thức nhà Nho không chịu thi hành
chính sách đổi mới. Chữ Gủa Yu tức Mandarin của Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng được khai sinh vào
năm 216 trước Công Nguyên là chữ viết và là ngôn ngữ Mandarin độc đáo đã được các Triều đại kế tiếp như:
Hán, Jin (Nhà Kim), Nam Triều, Bắc Triều, Sui, Tong tức Đường (Tang Chạo), 5
Triều Đại - 10 Vua, Khitan&Lao, Nam Song, Bắc Song, Nguyên (Mông Cổ), Minh,
Thanh, Hiện Đại - Trung Quốc diễn đạt tư tưởng đến đối tượng để cai trị Trung
Nguyên Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc có trên 5000 thứ tiếng nói khác nhau hiểu
qua một thứ tiếng, một thứ chữ: đó là chữ
Mandarin Quốc Ngữ duy nhất tiêu
biểu cho nền văn học của Trung Quốc!
Thời kỳ trước khi Tần Thỉ Hoàng thống nhất
Trung Quốc, đơn vị ruộng đất, kích thước đường sá cũng như luật lệ, áo mũ của
các nước chư hầu khác nhau. Tần Thủy Hoàng là Vị Hoàng Đế có tinh thần tiến bộ đổi
mới; ông chủ trương thay đổi đồng nhất tất cả, xây đắp sửa sang và mở rộng
đường sá sao cho phù hợp thống nhất cở xe, khởi công xây cầu, đắp mương, mở rộng giao thông khắp cả nước. Ông xóa bỏ hệ thống tiền tệ
và đo lường cũ lỗi thời, xây dựng một kiểu cách tiền tệ và đo lường mới phù hợp
với đời sống thích nghi đối với nền kinh tế thực thi thời bấy giờ.
Nhiều sử gia Trung Quốc xem Tần Thỉ
Hoàng là một bạo Chúa, bạo ngược, tàn ác khát máu. Nhưng các nhà nghiên cứu lịch
sử của Trung Quốc hiện đại cho rằng Thương Ương và Tần Thỉ Hoàng là 2 nhà cải
cách đầu tiên, lớn nhất của Trung Quốc thời phong kiến. Họ đánh giá cao về cuộc cách mạng văn hóa với chính sách cải
cách lịch sử và ca tụng vai trò của Tần Thỉ Hoàng có công lớn thống nhất Trung
Nguyên Trung Quốc. Dưới triều đại phong kiến, Hoàng Đế có quyền lực cao nhất,
các Tổng Đốc, các quan Úy địa phương đều phân chia các quan chức nắm giữ các việc
lớn như: binh lính, hình phạt, tiền bạc và lúa gạo. Các Tổng Đốc, quan chức địa
phương có nhiệm vụ thâu góp tiền bạc, lúa gạo, vàng bạc, châu báu nộp về Triều
Đình Trung Ương. Tần Thỉ Hoàng tổ chức một thể chế tập quyền của chủ quyền
chuyên chế. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng và sử học hiện
đại Tần Thỉ Hoàng là người có công lớn. Đó là một nhà chính trị lỗi lạc của
giai cấp địa chủ mới đang lên; ông tôn trọng pháp gia, chống lại tư tưởng Khổng
Tử, coi trọng những cái hiện tại cải cách, xem nhẹ những cái cổ xưa, kiên trì cải
cách, ông cực lực bài trừ sự thụt lùi, chậm tiến, trì trệ, lạc hậu, bảo thủ...
Thời đại Tần Thỉ Hoàng là cuối chiến quốc,
từ năm 237 trước Công Nguyên cho đến năm 221 trước Công Nguyên, việc cải cách xã
hội phát triễn mạnh. Trong bối cảnh đó, Tần Thì Hoàng trong vai trò lịch sử ông
kiên quyết trấn áp các thế lực đang muốn phục hồi chế độ nô lệ. Ông trọng dụng
những người theo học thuyết Pháp gia, lãnh đạo cuộc đấu tranh tiến bộ nhằm thống
nhất Trung Quốc từ 7 nước đến còn một nước!
SAU KHI TẦN THỈ HOÀNG VIÊN TỊCH, SỐ PHẬN BI ĐÁT CÁC VIÊN
TƯỚNG CỦA TẦN THỈ HOÀNG:
Trong 7 năm lên ngôi từ 247 trước Công
Nguyên đến 240 trước Công Nguyên, ngoài trọng phụ là Thừa Tướng Lã Bất Vi, Tần
Thỉ Hoàng còn có quan văn Lý Tư, quan võ Mông Điềm. Mông Điềm là cháu nội của Đại
Tướng Mông Ngao tử trận trên chiến trường đánh nhau với quân
Triệu từ đời Tần Chiêu Vương.
Mông Điềm võ nghệ siêu quần, sức mạnh vô
địch, tính tình hung bạo. Sau khi Tần Thỉ Hoàng lên ngôi Hoàng Đế và thật sự nắm
giữ quyền hành, điều khiển Triều Chính, năm 237 trước Công Nguyên nhà Vua phong
cho Lý Tư làm Thừa Tướng, Mông Điềm quân hàm Đại Tướng chỉ huy quân đội nhà Tần.
Quân sĩ nhà Tần khiếp sợ Mông Điềm vì
tính hung bạo, sức mạnh và võ nghệ siêu quần được coi như đức tính cần thiết của
viên Tướng cầm quân, uống máu, ăn thịt sống, thiêu hủy thành trì, chôn sống
quân thù là chuyện bình thường!
Trong cuộc chiến tranh tiêu diệt và gồm
thâu 6 nước: Hàn, Ngụy, Sở, Yên, Triệu, Tề, Tần Thỉ Hoàng rất tin tưởng Mông Điềm.
Mông Điềm tỏ ra là viên dũng Tướng đầy mưu lược, dụng binh thần
tốc, kế hoạch hành quân, phân chia nhiệm
vụ rõ ràng, trường hợp xử trí... Năm 214
trước Công Nguyên, Tần Thỉ Hoàng chỉ thị
Mông Điềm như Tư Lệnh chiến trường chỉ huy các đạo binh phía Bắc sông Hoàng Hà. Mông Điềm điều
động 30 ngàn quân vượt sông Hoàng Hà tiêu diệt Hung Nô, lấy Cao Khuyết, Đào
Sơn, Bắc Giải; xây dựng Trường Thành đánh đuổi người Nhung. Sau đó Mông Điềm thống
lãnh 80 ngàn dân phu xây dựng Trường Thành ở phía Bắc gồm các thành phần như
sau: quan không thanh liêm bị đày, những
nho sĩ không thi hành chính sách đổi mới và bọn Hung Nô, đầu đen... Vùng đất Mông Điềm chiếm đóng, dân vận, bình định thuộc Lan Châu, Cam Túc, Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Bắc...
Tần Thỉ Hoàng cho thi hành luận thuyết của Thừa Tướng Lý Tư dùng luật hình
pháp khắc nghiệt để cai trị nước, bài trừ Nho gia tiêu cực có tư tưởng yếm thế
Nho giáo. Tần Thỉ Hoàng đốt sách Bách gia chu tử, chôn sống 460 trí thức Nho sĩ
tiêu cực ở chợ Hàm Dương, đày nhiều Nho
sĩ ngâm thơ vịnh phú, ăn không, nằm rồi đi xây Trường Thành. Thái Tử Phù Tô là
trưởng nam của Tần Thỉ Hoàng dâng sớ lên Tần can ngăn: Nay thiên hạ mới bình định,
bọn Hung Nô, đầu đen phương xa vẫn chưa
theo ta. Nay Hoàng Thượng dùng pháp luật cứng rắn, nặng nề để trị họ; thì
thần sợ thiên hạ không yên và tiếp tục chống lại, thần xin Hoàng Thượng cứu xét
và nghĩ lại điều đó và khoan dung cho họ.
Lời can ngăn đó chẳng những đã không hiệu quả còn khiến cho Tần Thỉ Hoàng nổi
giận, đày Phù Tô qua bên kia bờ Bắc sông Hoàng Hà để giám sát Mông Điềm trong công việc xây Trường Thành. Và cũng chính lời
can ấy của Thái Tử Phù Tô đã khiến cho
Thừa Tướng Lý Tư không vui và có ác cảm với Thái Tử, dẫn đến việc Lý Tư âm mưu với
Triệu Cao phế bỏ ngôi Thái Tử. Mặt khác, Lý Tư, Triệu Cao phò công tử Hồ Hợi lên ngôi Hoàng Đế sau này.
Năm 210 trước Công Nguyên, Tần Thỉ Hoàng
ngọa bệnh thổ huyết ngay trên đường kinh lý. Tần Thỉ Hoàng viết thư gọi Phù Tô
về Hàm Dương với ý định truyền ngôi cho Phù Tô, nhưng Tần Thỉ Hoàng chết trên
đường về Kinh Đô Hàm Dương. Lý Tư cùng
Triệu Cao âm mưu viết giả chúc thư phò Công tử Hồ Hợi lên ngôi Hoàng Đế.
Âm mưu đó, Hồ Hợi, Lý Tư, Triệu Cao cả 3 chỉ sợ Phù Tô, Mông Điềm. Vì vậy mới
lên ngôi xong, Triệu Cao xúi Hồ Hợi làm
chiếu chỉ giả nói là Tần Thỉ Hoàng đưa ra Thượng Quận, khiển trách Phù Tô và Mông Điềm. Chiếu Chỉ kể tội Phù Tô từ ngày
giám sát công việc xây trường thành đã
không tiến quân được về phía trước, gây nhiều tổn thất, tốn kém và không lập được
công lao gì. Phù Tô còn bị khép vào tội phỉ báng Tần Thỉ Hoàng. Nhà Vua cấp cho
Phù Tô thanh kiếm để tự xử. Chiếu chỉ còn vạch tội Mông Điềm không biết sửa chửa
những sai lầm của Phù Tô, biết mưu toan của Phù Tô nhưng không trình tấu với
Triều đình. Chiếu chỉ buộc Mông Điềm tự chọn cái chết và giao binh quyền lại
cho Phó Tướng Vương Ly.
Nhận chiếu chỉ, Phù Tô khóc và tự sát ngay
mặc dù Mông Điềm trăm lời ngăn cản. Riêng Mông Điềm ông vẫn không chịu tự sát vì tin tưởng vào lòng
trung thành và những gì ông đã làm cho Tần Thỉ Hoàng. Bức tử được Phù Tô, Tần
Nhị Thế giết luôn Đại Tướng Mông Nghị, 12 công tử bị giết phanh thay ở chợ Hàm
Dương, và 10 Công Chúa bị xé xác ở Đất Đỗ. Nhị Thế ra lệnh cho Triệu Cao bắt hết
3 họ của Mông Điềm. Đại thần Tần Tử Anh (là vai em của Tần Thỉ Hoàng) dâng lời
can: Họ Mông vốn dòng dỏi Đại Thần nay
Hoàng Thượng mới trị nước mà trừ bỏ Đại
thần e lòng dân ly tán. Tần Nhị Thế không nghe, ra lệnh chém hết 3 họ nhà Mông Điềm. Nhận được tin đau thương đó thuộc hạ của Mông Điềm xúi ông
làm phản, đem binh đánh vào Hàm Dương. Nhưng Mông Điềm than: Họ nhà ta có công
3 đời, ta chỉ huy 30 ngàn quân đủ sức tạo phản. Nhưng thôi ta đành chịu chết để
khỏi mất tiếng trung liệt. Mông Điềm tự sát trước năm 207 trước Công Nguyên. Tần
Nhị Thế, Lý Tư, Triệu cao nghe Mông Điềm chịu chết, cả 3 mừng! Tần Nhị Thế ra lệnh
bắt hết con cháu Mông Điềm ở Thượng Quận đày qua đất Thục.
Cuộc đời Mông Điềm sớm tàn vì sự thanh
trừng khắc nghiệt của tập đoàn thống trị do Tần Nhị Thế cầm đầu. Lịch sử Trung
Quốc vẫn xem Đại Tướng Mông Điềm là một
danh Tướng đời Tần, tên tuổi đứng ngang hàng với Mông Ngao, Vương Tiễn, Chương
Hàm. Mà không riêng vì nhà Tần bạo ngược mới thanh trừng các Tướng Lãnh khai quốc,
công thần. Ngay đến nhà Hán, một Triều Đại được ca ngợi là nhân đức, các Tướng
lãnh vào sanh ra tử với Hán Cao Tổ Lưu Bang vẫn bị thanh trừng khốc liệt. Hàn
Tín, Anh Bồ, Bành Việt, có người nào được sống để hưởng vinh hoa phú quí của
nhà Hán?
NHẬN XÉT VÀ BÌNH LUẬN: Thừa Tướng Lý Tư là bậc trí thức uyên thâm, trải nghiệm, tài giỏi; là một nhà văn học cao kiến, có tầm nhãn giới
sâu rộng. Ông đã giúp Tần Thỉ Hoàng thống nhất đo lường, thống nhất "Văn Tự",
xử dụng "Chữ Viết" và ngôn ngữ "Gua Yu" Mandarin diễn đạt
tư tưởng đến đối tượng để cai trị Trung Nguyên Trung Quốc. Ông cũng là một nhà
chính trị lỗi lạc có công rất lớn giúp nhà Tần khai nguyên tuyên quan lập quốc mở mang thế kỷ quang vinh về quân sự, chính trị
và văn học chưa từng có trong lịch sử
Trung Quốc. Nhưng sau cái chết bức tử Phù Tô, Mông Điềm, đưa nhà Tần suy vong,
mạt vận! Trời xui, đất khiến thay đổi ông
không còn là Vị Thừa Tướng thấy xa, hiểu
rộng. Mặt khác, biến ông thành kẻ tầm thường đồng lõa với Triệu Cao một tên hoạn quan, loạn thần tặc tử
gieo rắc biết bao tội ác tày Trời!
Vào những ngày cuối cùng cuộc đời, Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng lăn lộn, tranh đấu với thần chết trong căn bệnh thổ huyết. Mặc dù đau
yếu, nhưng tinh thần ông rất minh mẫn, sáng suốt để quyết định
"Đúng". Mặc dù trước kia ông
ghét Phù Tô đã can ngăn và hành động trái ý ông. Nhưng trước giờ nhắm mắt, ông
sáng suốt nhận định viết chúc thư để lại đưa Phù Tô nối tiếp ngôi Vua.
Nhận định về Thừa Tướng Lý Tư: ông không
bệnh hoạn và còn khỏe mạnh hơn Tần Thỉ Hoàng, nhưng những ngày còn lại của cuộc
đời, ông mù quán và mất hết lương tri,
không còn sáng suốt của Vị Thừa Tướng trải nghiệm, cao kiến. Ông hành động sai lầm toa rập với gian thần Triệu
Cao đi ngược lại quyết định tối hậu của Tần Thỉ Hoàng. Ông và Triệu Cao lập
chúc thư giả phò Công Tử Hồ Hợi lên ngôi Hoàng Đế. Sau đó, gian thần Triệu Cao
hảm hại, ông bị xử chém và đầu của ông bêu trước cổng thành nhà Tần; cả dòng họ
Lý cùng chung số phận như ông bị xử chém 3 đời!
CHÚNG TA HÃY NHẬN XÉT 3 NHÂN VẬT LỊCH
SỬ:
Hoàng Đế Tần Thỉ Hoàng - Thái Tử Phù Tô
- Hoàng Đế Tần Nhị Thế
Tần Thỉ Hoàng bạo ngược hung tàn tập
trung 80 ngàn dân phu xây dựng Trường Thành để
ngăn chận Hung Nô ở phương Bắc, bảo vệ biên cương; chôn sống Nho Sĩ có mục đích thực hiện một chính sách cai trị đổi
mới; thực thi một Quốc Sách trong chiều hướng thống nhất Trung Nguyên Trung Quốc!
Thái Tử Phù Tô là con trưởng của Hoàng Đế
Tần Thỉ Hoàng, ông là Thái tử có tấm lòng
quảng đại từ tâm, đức độ, hiền
lành, giàu lòng nhân ái, thương người, cảm nhận và ban bố tình thương. Ông dâng sớ
can ngăn cha (Tần Thỉ Hoàng) ra lệnh đốt
sách và chôn sống 460 Nho sĩ không chịu
thi hành chính sách cải cách thống nhất
chữ viết và thống nhất ngôn ngữ. Trường hợp Thừa Tướng Lý Tư thi hành
chúc thư của Tần Thỉ Hoàng phò Phù Tô lên ngôi Hoàng Đế chắc chắn nước Tần
không lâm vào cảnh suy vong mạt vận, giết hại tôi trung, nồi da xáo thịt, hậu
quả đưa đến sụp đổ nhà Tần!
Công Tử Hồ Hợi tức Hoàng Đế Tần Nhị Thế
là một ông Vua bạo ngược, hung tàn, khát máu giết hại trung thần và ra lệnh thảm
sát anh em trong dòng tộc là để thỏa mãn thú tính; củng cố quyền lực cá nhân! Sau
khi lên ngôi, Tần Nhị Thế tỏ ra là một ông Vua ngu dốt, bất tài, đắm chìm trong tửu sắc, bạo
ngược, gieo rắc biết bao tan thương, tội
ác, oán cừu sau cái chết của các viên Tướng
tài, tôi trung như: Mông Điềm, Mông Nghị, chém hết 3 họ nhà Mông Điềm; Nhị Thế
ra lệnh sát hại 12 Công Tử bị giết phơi
thay ở chợ Hàm Dương; 10 Công Chúa bị xé xác ở Đất Đỗ, gây hoang mang chia rẽ Triều Thần. Nhất là trong hàng ngũ binh lực nhà Tần, gian thần Triệu Cao lộng quyền hảm hại những
Vị Tướng tài có công lớn đối với nhà Tần. Đây là cơ hội tốt cho Hạng Võ, Lưu
Bang và chư hầu 6 nước trước đây đã bị Tần
Thỉ Hoàng tiêu diệt. Nay, một sớm một chiều, họ tập trung lại binh mã nổi lên
phát động phong trào chống lại nhà Tần như dầu sôi lửa bỗng ngày càng mãnh liệt!
Triệu Cao là một gian thần hung ác, thâm độc, vì muốn thay thế
Lý Tư trong chức vụ Thừa Tướng, Triệu Cao trình tấu Tần Nhị Thế rằng: Lý Tư mưu
đồ tạo phản, hậu qủa đưa đến cái chết cho Thừa Tướng Ly Tư dưới lưỡi dao oan
nghiệt của đao phủ thủ bêu đầu ông tại cổng thành và cả dòng tộc Lý Tư bị xử
chém 3 đời! Lý Tư bị xử chém năm 208 trước Công Nguyên lúc đó 60 tuổi!
Trong chức vụ Thừa Tướng thay thế Lý Sư,
Triệu Cao áp bức Đại Tướng Chương Hàm một
danh tướng vào sanh ra tử có công lớn với nhà Tần. Hậu qủa dẫn đến đường cùng, Chương
Hàm đem binh lực nhà Tần qui hàng Sở Bá
Vương Hạng Võ chống lại nhà Tần! Triệu Cao còn mưu đồ tạo phản, cướp đoạt ngôi
Vua; sai Diễm Nhạc ép Tần Nhị Thế tự sát. Nhưng trước phản ứng của các Tướng chỉ
huy quân đội nhà Tần: Triệu Cao sợ các Tướng phẫn nộ, lập Tần Tử Anh là em của Tần Thỉ Hoàng lên
ngôi Hoàng Đế sau cái chết của Tần Nhị Thế. Sự nghiệp của ông Vua tàn ác, bạo
ngược Tần Nhị Thế chỉ kéo dài 3 năm. Nhị Thế lên ngôi 210 trước Công Nguyên đến
giữa tháng 8 năm 207 trước Công Nguyên, bị Triệu Cao bức tử, thọ 24 tuổi!
Tần Tử Anh lên ngôi Hoàng Đế cuối tháng
8 năm 207 trước Công Nguên, làm Vua chỉ được 46 ngày. Sau khi nối tiếp ngôi Vua,
Tần Tử Anh kết nạp các trung thần và lập mưu khai trừ gian thần Triệu Cao ở Trai Cung! Tần Tử Anh tự tay đâm chết Triệu Cao
trong kế hoạch lừa tên gian thần vào bẫy
rập!!! Xuyên qua tập đoàn thống trị do Tần Hồ Hợi và Triệu Cao lãnh đạo đã đem
đến hậu quả làm suy yếu quân đội nhà Tần.
Đây là cơ hội ngàn năm một thuở cho các
chư hầu: Tướng Xiang Yu tức Hạng Vũ, thuộc Triều Đại Nhà Chu, mà sử Việt Nam
chuyển ngữ là Sở Bá Vương Hạng Vũ; Liu Bang (Lưu Bang) có lý do nêu cao chính nghĩa, thâu phục nhân
tâm, nâng cao tinh thần binh sĩ chiến đấu
chống lại nhà Tần. Hạng Vũ điều động
binh lực chiếm Kinh Đô Hàm Dương, giết Hoàng Đế Tần Tử Anh, đốt phá Cung A
Phòng. Đây là khúc quanh lịch sử, biến cố chính trị đen tối nhất của Triều Đại Tần Nhị Thế (Hồ Hợi), Triệu
Cao làm sụp đổ nhà Tần! Sau đó Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Xiang Yu tức Sở Bá
Vương khai nguyên tuyên quang lập Quốc Triều Đại Hán năm 206 trước Công Nguyên!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét