SỰ THẬT LỊCH SỬ
Nguyễn Thanh Liêm
Ngược
lại giòng lịch sử, thời "Bắc Thuộc": sau khi Gia Long thắng Tây Sơn 1802; Ngài sai
Thượng Thư Binh Bộ Lê Quang Định như Chánh Sứ sang Tàu thần phục phong
Vương và đề nghị đổi Quốc hiệu Việt Nam.
Năm 1804TL, Tổng Đốc Trung Nguyên lệnh Quan Án Sát Sứ Tề Bố Sâm Tỉnh Quảng Tây
sang Việt Nam tuyên phong Vua Gia Long và chấp thuận thần phục ban Quốc hiệu Việt
Nam. Lệ Triều cống cứ 3 năm Nhà Nguyễn phải cử Chánh Sứ dâng nạp cống phẩm như:
Vàng= 200 lượng + Bạc= 1000 lượng
Lụa cấp mỗi thứ là 100 cây
Sừng tê giác 2 bộ, Ngà Voi và Quế mỗi
thứ 100 cân.
Những
năm hạn hán mất mùa, Triều đình không dâng nạp đủ cống phẩm, quân Tàu xua quân
sang nước ta chinh phạt. Là kẻ sĩ phu hữu
trách không ai không lấy làm đau buồn, tủi
nhục trước cảnh quốc phá, gia vong. Các bạn có biết rằng: trong qúa trình phát
triễn lịch sử, --các Vương, Quan ngày
xưa đã phải giả "nghệch", giả "nghèo" giữ nước không?
GIẢ NGHỆCH: 1/ Viết chữ
Tàu, ca tụng văn chương Việt Nam như nền Văn học Hán học và thơ văn Đường luật...
GỈA NGHÈO: 2/ Nếu các
bạn có dịp về Việt Nam viếng thăm Kinh Đô Thăng Long, và Cổ Loa Thành;-- các bạn
sẽ hiểu tại sao các Vương, Quan ngày xưa
đã giả nghèo giữ nước. --Không xây Cung Điện đồ sộ như sử sách của chúng ta trước
năm 75 đã một thời phô diễn về Thành Cổ
Loa và Kinh Đô Thăng Long là nguy nga,
tráng lệ. Mãi về sau nhờ sự yễm trợ của Đế
Quốc Pháp, Kinh Đô dời về Trung và Cổ
Thành Huế của Triều Nguyễn mới thành
hình từ đó. Điện Thái Hòa khởi công 21-2-1805 và hoàn thành tháng 10 năm 1805.
Đến năm 1806, mới chính thức làm lễ đăng quang tại Điện Thái Hòa. Thời đó, dân
chúng có câu: "Tây giăng giây thép, họa đồ Việt Nam"!
Ngày
nay nước ta không còn Bắc thuộc; -- không còn thi hành thông lệ Triều cống, không
còn trước cảnh ngoài lễ vật Triều cống; phải luồn cúi qui lụy đút lót vàng bạc
châu báu cho quan Án Sát Sứ Tề Bố Sâm trở về Tàu làm bảng trình tấu tốt để
Vương, Quan nước ta được yên thân. Ngày
nay không vì bất cứ hoàn cảnh hoặc lý do gì mà chúng ta phải tự trói
mình nhận rằng Tổ Tiên chúng ta đã vay
mượn tiếng nói của Trung Quốc. Từ đó cứ khăng khăng khẳng định rằng : “tác phẩm của mình là tác phẩn Hán học” như luận điệu của các quan lại gìa
nua lẫm cẫm thời xưa đã tự áp đặt và viết sách để lại cho chúng ta học: “Không
Đúng”!!!
Xuyên
qua đề tài văn học: Ngôn ngữ Việt Nam có vay mượn từ tiếng Trung Hoa Hán hay
không? Tôi đã lập đi lập lại nhiều lần: tác giả Gió Ngàn Phương đã phân tích, đối chiếu dẩn chứng về cấu
trúc và âm tiết của câu nói giữa hai ngôn ngữ Việt Nam và Trung Hoa
Hán hoàn toàn khác biệt. Như vậy tác giả đề tài chưa phân tách đủ những yếu tố ắc
có và đủ về sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ Việt Nam và Trung Hoa Hán hay sao?
LÀ NGƯỜI VIỆT NAM THẬT SỰ YÊU NƯỚC VÀ YÊU TIẾNG NÓI:
Tất
cả chúng ta phải lấy làm sung sướng và hãnh diện rằng: Trong qúa trình
phát triễn lịch sử, văn hóa Việt Nam và các nước nhược tiểu khác trên thế giới
dần dần biến đổi. Tuy nhiên tinh thần dân tộc Việt Nam bất khuất mà ngôn ngữ Việt
đã chứng tỏ một sức trường
tồn mãnh liệt.
tồn mãnh liệt.
Chúng ta thố lộ tâm tư nào là yêu quê hương đất nước, yêu tiếng nói, nào là chúng ta có sĩ diện; có thể diện tinh thần Quốc Gia dân tộc, nhưng mâu thuẩn thay: các Vị trí thức uyên thâm, hoặc văn nhân, thi sĩ yêu nước lại ưu thời mẩn thế chỉ có tính cách nhất thời: làm thơ phỏng dịch viết tiếng cổ văn Việt Nam 100%; nhưng vì tinh thần nô lệ cố hữu đã tự trói mình và cứ khăng khăng hảnh diện rằng tác phẩm của mình là văn chương Hán học; thơ văn Đường luật. Nếu đem nguyên tác chữ Hán cũng như tác phẩn mình chữ Gua Yu Mandarin trình bày đến giới trí thức Trung Hoa: họ sẽ lắc đầu và không hiểu mình muốn nói gì? ví như đờn khẩy tai trâu; nước đổ đầu vịt. Bởi vì Trung Quốc có trên 5000 thứ tiếng nói khác nhau hiểu qua một thứ chữ
một
thứ tiếng Mandarin.
Có một số văn nhân thi sĩ ca tụng: Triều Đại Đường có một nền văn chương thi phú xuất chúng. Chúng ta phải thấm nhuần thơ văn Đường luật và văn chương Hán Học. Vì chữ Hán đã làm giàu cho tiếng Việt. Chúng ta đang sử dụng ngôn ngữ Việt Nam hơn phân nữa tổng số từ tiếng Hán. Tiếng Hán Việt đã làm tăng gía trị của ngôn ngữ Việt Nam. Tiếng Việt Nam đã vay mượn từ tiếng Trung Hoa Hán 60%, 70% đến 100%??? Lập luận sai lầm này chúng ta đã vô tình gieo rắc tinh thần tự ty mặc cảm; hiểu lầm và đánh mất đi tâm tư tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt Nam; cũng như của một số giới trẻ là con cháu của chúng ta trưởng thành trên đất Mỹ. Trường hợp các cháu còn có chút tình nghĩ đến Việt Nam là quê cha đất tổ của ông cha; rồi các cháu lên Internet: tìm hiểu nguồn gốc dân tộc, từ đó luận về tiêng nói Việt Nam đã vay mượn ngoại nhân; chắc chắn các cháu sẽ thất vọng và chối từ rằng: các cháu không phải là người Việt Nam. --Vì tổ tiên của chúng ta không nên thân, --chỉ có tiếng nói phải vay mượn từ tiếng Hán Trung Quốc!
Nếu chúng ta thật sự yêu Tổ Quốc, ngay từ bây giờ bằng đũ mọi cách bằng đũ mọi giá, chúng ta phải giải thể ngay lập luận sai lầm rằng: Ngôn ngữ Việt Nam của chúng ta đã vay mượn từ tiếng Trung Hoa Hán! Chúng ta phải lột bỏ ngay cái ách Hán học danh hiệu mà các Vua tôi ngày xưa vì hoàn cảnh Bắc thuộc mà áp đặt: “gán ép” như cựu Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Saigon trước năm 1975 đã viết: Hệ thống văn học mà ta đã mượn của họ, Hán học có nhiều điểm bất nhất và bất tiện, ta có cần mượn luôn cả cái bất nhất bất tiện đó vào văn học của ta hay không? Cũng như cựu Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Saigon đã viết: --từ mộc tồn (con chó) là tiếng Hán Việt nếu nói lái sẽ là cây còn là: con cầy!
Là người Việt Nam, ai trong chúng ta cũng có tinh thần Tổ Quốc dân tộc và yêu thương tiếng nói. Đề tài: Ngôn ngữ Việt Nam có vay mượn từ tiếng Trung Hoa Hán hay không? Chúng tôi đưa ra nhận xét về sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ Việt Nam và Trung Hoa, dựa trên những dữ kiện lịch sử về nhưng chiến thắng oai hùng của dân tộc Việt Nam, những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh mạng sống lớp này gục ngã, lớp khác đứng lên hầu bức xiềng nô lệ cho dân tộc và giải phóng cho quê hương. Các Vị Vua tôi Việt Nam thời Bắc thuộc luôn luôn áp dụng phương thức: nhu thắng cương, mềm mỏng với kẻ thù, nhưng khi cần cũng sử dụng sức mạnh quân sự để đối phó. Một lãnh thổ nhỏ bé, một dân số ít ỏi: nước Việt Nam; Đại Hàn và Nhật Bản trong thời Bắc thuộc: cùng một vị thế lãnh thổ nằm tiếp cận một nước Tàu vĩ đại, với dân số đông đảo, với một quân lực trùng điệp. Nếu các Vị Vua tôi của các nước nhược tiểu trong thời Bắc thuộc không khéo léo áp dụng phương thức nhu thắng cương thì không thể nào bảo tồn được giang sơn gấm vóc. Cùng hoàn cảnh lịch sử như nhau: Tiếng Việt (việt ngữ); tiếng Cao Li (Hàn ngữ); tiếng Nhật Bản (Nhật ngữ) chỉ là những ngôn ngữ đồng văn với Hoa ngữ. Vì cả bốn Trung Quốc; Việt Nam; Đại Hàn; Nhật Bản đều sử dụng tiếng Gua Yu Mandarin của Trung Quốc để diễn đạt tư tưởng của mình đến đối tượng. --Thật ra bốn ngôn ngữ đó không có quan hệ thân tộc họ hàng gì với nhau cả. Tiếng Việt Nam chẳng những với ý đẹp văn hay mà ngôn nhữ Việt Nam lại có tính chất phong phú, sâu sắc dồi dào âm điệu hơn cả tiếng Trung Hoa. Ví du: "Đại Điểm Quần Thần" tiếng Việt Nam “Ta Chung Chén Tái Chánh” tiếng Gủa Yu Mandarin; đồng nghĩa là khen một Vị quan to đứng đầu Triều đình. Thủ Tướng N.V.T mừng rỡ nhận bức hoành phi treo trước Dinh Thủ Tướng: chỉ cái ác: "đại" có nghĩa là: "to"; điểm là: "chấm" nếu nói lái sẽ thành: chấm to là chó T.; quần thần có nghĩa là: bày tôi là
"Bồi Tây" làm "Bồi" cho Pháp.
Trước kia nước Việt Nam trong thời Bắc thuộc (Trung Quốc) cũng như sau đó nhiều thế kỉ đã sử dụng chữ Hán (Gua Yu Mandarin) làm thứ văn tự quan phương được dùng trong lĩnh vực: Hành chánh, tôn giáo, giáo dục, thi cử và cả trong đơn từ, khế ước bằng khoán giữa tư nhân với nhau. Câu hỏi đặt ra: Tại sao chúng ta không sử dụng chữ Nôm đã được ổn định vào thế kỉ thứ 13, 14 xuyên qua 254 bài thơ Nôm của Cụ Ức Trai Nguyễn Trải trong quốc âm thi tập. Điều đán lưu ý, mặc dù chữ Nôm đã được hoàn chỉnh chậm lắm là ở thế kỉ thứ 14, nhưng chữ Nôm đã không được truyền bá rộng rãi; chỉ được sử dụng bán chính thức và chữ Nôm chưa bao giờ được công nhận là quốc ngữ của Việt Nam. Đây cũng là một phương thức giả : "Nghệch" của Vua tôi dưới thời Bắc thuộc Trung Nguyên để dựng nước và giữ nước. Chữ Hán (Gua Yu Mandarin) chỉ chấm dứt khi gót giầy xâm lược của đế quốc Pháp đã hoàn toàn đặt nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam. Và văn tự mới là chữ Pháp phải tức khắc được thay thế chữ Hán (Gua Yu Mandarin). Chữ Pháp phải được sử dụng và giáo dục cho cả ba bậc: Tiểu, Trung và Đại Học Việt Nam.
Vì danh dự Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam, đã đến lúc chúng ta cần phải làm sáng tỏ một vấn đề ngữ học lịch sử liên quan đến tiếng nói và chữ viết của người Việt. Chúng tôi hy vọng những bạn trẻ hải ngoại lưu ý đến việc bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam. “Tiếng Việt còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét