NHỮNG CÁI YẾU CỦA QUAN CÔNG:
THÁI QUỐC MƯU
* Mưu lược kém cõi:
- Sách
Thục ký chép rằng: Một lần Lưu Bị cùng đi săn với Tào Tháo, Quan Vũ lén khuyên
Lưu Bị nên nhân lúc mọi người hỗn loạn mà giết Tào Tháo, nhưng Lưu Bị không
nghe vì tình thế không cho phép manh động. Điều nầy cho thấy cái nhìn chiến
lược của Quan công còn thua xa Lưu Bị.
- Tháng
9 năm 198, Tào Tháo và Lưu Bị hợp sức mang quân đến đánh Từ châu để trừ Lã Bố.
Quan Vũ theo dự trận này. Quân Tào vây thành đến tháng 10 năm đó, Lã Bố khốn
cùng phải chạy lên lầu Bạch Môn. Trong khi đó, Quan công đã để lộ…
* Bản chất thấp hèn, chấp nhận làm điều
hạ tiện:
- Sách Thục ký chép rằng: “Trong bước đường cùng, Lã Bố đã mang vợ
mình đến chỗ (dâng cho) Quan Vũ để lấy lòng ông, hy vọng ông nói giúp với Tào
Tháo. Quan Vũ hỏi Tào Tháo rằng (ông ta, tức Quan công) có nhận người đàn bà
này được không, Tào Tháo nói rằng được! Nhưng sau đó Quan Vũ hỏi thêm mấy lần
nữa khiến Tào Tháo cảm thấy hứng thú BÈN SAI ông (Quan công) mang vợ Lã Bố tới.
Khi Quan Vũ mang vợ Lã Bố đến cho Tào Tháo, Tào ưng ý và giữ lại chỗ mình.” (có nghĩa là không cho Quan công đem về làm
vợ hay làm hầu thiếp)
Đoạn
văn trên đây cho thấy (như trong câu chuyện) hành vi của Quan công kém cỏi dưới
mức bình thường, nếu Quan công là kẻ chính nhân quân tử, chắc chắn ông ta sẽ:
- Không
nhận vợ người (vợ Lã Bố) làm của hối lộ cho mình (Quan công).
- Không
hạ mình làm chuyện “dắt gái” dâng cho người khác (Tào Tháo).
- Việc
Quan công hỏi Tào Tháo năm lần, bảy lần chẳng khác nào khuyến khích Tào Tháo
hãy dung nạp vợ của người khác đã dâng cho mình (Quan công), để rồi đem vợ của
người ta (vợ Lữ Bố) đi dâng cho chủ mới (Tào Tháo) với ý đồ mưu cầu lợi lộc cá
nhân! Hèn!
Thử
hỏi, hành vi của Quan công có xứng đáng là hành động của người có đầy đủ tiết,
liệt, trung, hiếu không? Chắc chắn lá không!
* Phản chúa, phản bạn, vong thề:
- Đầu
năm 200, Tào Tháo chia quân đi chuẩn bị đánh Từ châu. Lưu Bị biết mình thế yếu
bèn sai người đi cầu cứu Viên Thiệu nhưng Thiệu chần chừ không ra quân. Tào
Tháo gấp rút tiến đánh Từ châu. Vài ngàn quân của Lưu Bị không chống nổi, bị
thua tan tác. Lưu Bị bỏ chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu, Trương Phi trốn về
Nhữ Nam, gia quyến Lưu Bị đều bị bắt; Quan Vũ không có đường chạy, buộc phải
đầu hàng Tào Tháo, theo về Hứa Xương.
Làm
tướng như Quan công, thua trận, bỏ chủ (là Lưu Bị) mà người chủ đó đã từng uống
máu ăn thề sinh tử có nhau, nhưng đến khi cùng đường, lại hàng giặc, vong thề,
bội ước, tham sống, sợ chết chẳng khác gì kẻ thất phu hạ tiện… Trong bước khốn
cùng Quan công đã thể hiện bản chất thấp hèn của kẻ tham sanh quý tử, bất chấp
khí tiết anh hùng, sự trung thành của kẻ bề tôi. Ngoài ra đã bội ước vong thề
với bằng hữu…
* Háo thắng, bỏ đại nghĩa, ham hố, tranh
giành địa vị:
- Khi
Mã Siêu (về sau là một trong ngũ hổ tướng
của Lưu Bị) mới quy hàng Thục Hán, Quan công đang trấn nhậm Kinh Châu, hay
tin, liền vội viết thư cho Chư Cát Lượng (Khổng Minh), sai người ngày đêm cấp
tốc về trao cho Khổng Minh, đòi về tranh tài cao thấp với Mã Siêu để phân thắng
bại. Vốn là kẻ đa mưu túc trí, Khổng Minh biết ngày ý đồ của Quan công, bèn
viết thư phúc đáp trong đó phải vỗ về Quan công và ca ngợi: “Mã Siêu tuy có giỏi, nhưng làm sao qua được
ông là kẻ “tài nghệ tuyệt luân”. Quan
công hả dạ, mặt mày hớn hở, liền vừa vuốt râu vừa cười thỏa mãn, thốt lên: “Khổng Minh thật hiểu ý ta!”
“Khổng Minh thật hiểu ý ta”, đó là lời Quan công khen người (khen Khổng Minh),
nhưng Quan công nào biết, lời “khen” ấy có khác nào ông ta tự mắng vào mặt y!
(mặt Quan công).
* Và là kẻ lộng ngôn:
Năm
215, khi Quan công đang phòng thủ để ngăn trở Tào Ngụy cướp thành. Tào Tháo
nghĩ nên kết hợp với Tôn Quyền, nên sai người hẹn với Tôn Quyền đồng tấn công
Kinh Châu để hóa giải hận thù giữa hai nước Ngụy (Tào Tháo) với Ngô (Tôn
Quyền).
Trong
khi ấy, Lưu Bị nhận thấy binh lực Thục Hán yếu kém, bèn nghĩ cách nhượng bộ Tôn
Quyền, nên đề nghị trao cho Đông Ngô ba quận Quế Dương, Linh Lăng và Trường Sa.
Ngược lại, phía Tôn Quyền (Đông Ngô) giao Nam Quận lại cho Thục Hán. Do đó, Tôn
Quyền với Thục Hán chánh thức giảng hòa và cả hai bên đều đồng ý phân lại ranh
giới của Kinh Châu. Phía Đông Ngô, tướng Trình Phổ giao quận Giang Lăng cho
Quan công. Xong, Trình Phổ đến Giang Hạ nhận chức Thái Thú.
Nhân
sự trao đổi ấy, Tôn Quyến muốn bắt tay chặt chẽ với Lưu Bị, đồng thời muốn có
giao hảo tốt với Quan công để kéo dài tình hòa ước. Và, nhất lả để liên minh
chống nước Ngụy (Tào Tháo).
Trước
đó 6 năm (tức năm 209), Lưu Bị cưới em gái của Tôn Quyền là Tôn Thượng Hương về
làm phu nhân, nhưng cả Tôn Quyền cùng Lưu Bị đều xem cuộc hôn nhân đó nhằm phục
vụ lợi ích đất nước, vì vậy, cuộc hôn
nhân đỗ vỡ. Năm 213, Tôn phu nhân trở về Đông Ngô.
Trước
khi quyết định bỏ Thục hợp cùng Tào. Tôn Quyền phái sứ giả đến cầu hôn con gái
Quan công cho con trai mình, để xem thử ý của Quan công như thế nào. Không ngờ họ
Quan vốn kẻ võ biền, ngu dốt không biết và không đặt quyền lợi Thục Hán lên
trên. Quan công chẳng những không chấp nhận mà còn mạt sát Tôn Quyền trước mặt
sứ giả nhà Ngô: “Hổ nữ sao có thể gả cho
khuyển tử”. Chính sự lộng ngôn nầy về sau đã đưa Quan công vào cõi chết.
“Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”. Quan công tự cho ông ta là giống nòi hổ, còn dòng
giống của Tôn Quyền chỉ là loài chó. Nhưng, thực tế Ai hổ, Ai chó đây?
Trong
khi Quan công chỉ là anh chàng ngày ngày gánh tào hủ mềm (còn gọi là đậu phụ)
ăn với nước đường đi bán để mưu sinh, lại còn đẩy xe thuê chở hàng hóa cho mọi
người để kiếm thêm tiền thuê. Thì Tôn Quyền cùng Tôn Sách (孫策) 175 – 200, là con của Tôn Kiên một viên tướng thời
Hán mạt.
Tôn
Kiên, (孫堅) 155-191, tên tự là Văn
Đài (文臺), làm Thái Thú trường Sa,
hạ tướng của Viên Thuật. Khi dẫn quân đi đánh Ích Châu, Lưu Biểu sai bộ hạ là
Hoàng Tổ bắn chết ở Hiện Sơn (ngoại
thành, thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc ngày nay), ông là người đặt nền móng xây
dựng nước Đông Ngô thời Tam Quốc. Khi ấy Tôn Sách 16 tuổi còn Tôn Quyền mới lên
10.
Sau
khi Tôn Kiên chết, Tôn Sách, (孫策) 175 – 200 đem thi hài phụ thân ông về Khúc A (曲阿), ngày nay thuộc Giang Tô) để chôn cất trước khi tiến
về Đan Dương (丹楊,
ngày nay là Tuyên Thành, An Huy, tại đó cậu của ông là Ngô Cảnh (吳景) đang làm thái thú.
Khi
ở với người Cậu, Tôn Sách lập ra một đội quân nhỏ vài trăm người. Lực lượng nhỏ
này là quá yếu ớt để ông có thể thiết lập quyền lực riêng của chính mình. Ông
trốn người cậu về đầu Viên Thuật.
Trong
khi dưới trướng của Viên Thuật, Tôn Sách
bị Viên Thuật gạt nhiếu lần (phần chữ nghiêng dưới đây trích nguyên văn từ Tự
Điển Bách Khoa Toàn Thư) Trích:“Viên
Thuật rất có ấn tượng về Tôn Sách và thường than vãn rằng ông không có người
con trai nào được như Tôn Sách. Ông này cũng trao lại các đơn vị quân đội trước
đây thuộc quyền Tôn Kiên cho Tôn Sách.
Ban đầu, Viên Thuật hứa sẽ cho Tôn Sách
làm thái thú Cửu Giang nếu ông đánh được quận này. Tuy nhiên khi Tôn Sách hạ
thành, Viên Thuật lại giao chức Thái thú cho Trần Kỷ (陳紀).
Tôn
Sách vốn là một người uy vũ vẹn toàn, được người đương thời phong là, “Tiểu Bá
Vương”, để sánh vai cùng Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Nhờ đó, việc chiêu tập quân
binh nhanh chóng, sớm trở thành đội quân hùng mạnh, đánh đâu thắng đó, bèn
chiếm cứ vùng Giang Đông và trở thành một viên tướng kỳ tài, là một lãnh chúa
trong thời cuối nhà Đông Hán.
Một
lần đi săn ở Đân Đô, đuổi theo một con hươu đến khu rừng già, gặp ba người mang
cung tên thương giáo chận đàng. Một trong 3 người đó bắn trúng vào mặt Tôn
Sách. Do vết thương nặng. Tôn Sách đến Cối Kê điều trị và chết ở đó.
Trước
khi chết, vì con còn nhỏ, Tôn Sách quyết định giao quyền lực lại cho em là Tôn
Quyền (孫權).
Tôn
Quyền, tự Trọng Mưu (仲謀),
sinh ngày 5 tháng 7 năm 182 (đến 21 tháng 5 năm 252 sau Tây lịch), tại Phú
Xuân, Ngô Quận. Lên nối nghiệp, Tôn Quyền từ bỏ vai trò Lãnh Chúa của cha, anh.
Ông tổ chức hành chánh, đặt quan cai trị, thiết lập triều đình tự xưng là Ngô
Đại Đế (吴大帝).
Hậu duệ của Tôn Quyền gọi ông bằng Ngô Thái Tổ (吴太祖). Ở Đông Ngô, Tôn Quyền trở thành thủy tổ của thể chế
quân chủ đầu tiên ở nước nầy.
Qua
gia phả của Tôn Quyền, cha từng làm Thái Thú, anh từng làm lãnh chúa, đánh đâu
thắng đó, bản thân Tôn Quyền ngang hàng với Lưu Bị, vậy mà khi cầu hôn cho con,
Quan công dám lộng ngôn miệt thị: “Hổ nữ
sao có thể gả cho khuyển tử”. Vậy thì, anh chàng gánh tào phụ đi bán dạo,
trở thành tên tội phạm, trên đường bôn ba đào tẩu, dịp may được kết bạn và làm
tôi thần cho Lưu Bị. Hắn vừa bất tài vừa không có kiến thức, lại tự cao, tự
đại, kiêu căng, ngạo mạn… thì chúng ta nên xếp anh ta thuộc loại gì đây?
Theo
“Ngô thư – Lục Tốn truyện": “Khi Mi Phương và Phó Sĩ Nhân cùng Quan công
trấn giữ Kinh Châu. Hai người nầy luôn bị Quan công khinh thường. Một lần xuất
chinh, Mi Phương với Phó Sĩ Nhân sơ suất trong quân nhu, Quan công đe dọa khi
trở về sẽ trị tội. Hai tướng ngày đêm lo sợ, nhân dịp đó Tôn Quyền chiêu dụ,
hai tướng Mi Phương, Phó Sĩ Nhân liền quy hàng Ngô. Giúp Tôn Quyền chiếm Kinh
Châu không mất một giọt máu.”
Điều
mà La Quán Trung cố tạo ra hình ảnh một Quan công “Thập Toàn, Thập Mỹ” chỉ là
một hình ảnh không tưởng. Nhưng nó giúp cho nhân gian dựng nên một thần tượng
và thánh hóa Quan công trở thành Võ Thánh Quan Vân Trường – Một danh dự cho một
kẻ mà ngày nay chúng ta không tìm ra một điều để có thể trọng vọng hắn ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét